Yn 5: 19-57 : Diễn từ.
- 19-30 : Duy nhất hành động giữa Cha
và Con (trong dự hoàn toàn tùy thuộc của Con đối với Cha).
-
31-47 : Về chứng chỉ.
Câu 5: 19-30: Do từ lời nói trong câu 17.
Đụng chạm đến 2 vấn đề quan trọng trong Do Thái:
- Hoạt động của
Thiên Chúa.
- Đạo Độc
thần.
1/. Hoạt động của Thiên Chúa :
Gây nên bởi St 2: 3.
Tranh luận của các rabbi dã khởi sự cũng vào thời kỳ
phúc âm Yoan : Họ cũng chủ trương rằng kỳ thực Thiên Chúa tiếp tục công việc
của Ngài và họ tìm cách biện hộ cho việc hình như Thiên Chúa không theo lề
luật.
Đáng để ý giải thích của Philô : Ông có nhiều giải thích khác nhau, vì triết lý Hy lạp cũng
như Kinh Thánh hướng về 2 điều : Immobile
movens ( của Aristote) hay sự an nghỉ của Thiên Chúa trong sách Sáng Thế -
Hoạt động không ngừng của Thiên Chúa (quan niệm Thiên Chúa hằng sống trong Cựu
Ước). Sau cùng, Philô phân các việc
của Thiên Chúa :
- Thiên Chúa
thôi tạo dựng những vật trần gian.
- Nhưng Thiên
Chúa luôn tiếp tục những việc cao siêu hơn.
Các rabbi sau cũng phân tách tương tự các công việc
như vậy và nói Thiên Chúa luôn hoạt động không nơi công việc trên kẻ dữ người
lành : Công việc quản trị vũ trụ luân lý.
Philô đặt hai công việc của hai quyền năng : Quyền
năng tạo thành, potesta creativa, tức là sự tốt lành – Quyền năng vương đế, potesta
regalis, tức uy quyền tối thượng, quản cai vạn vật. Ít là về potesta
creative, Philô nói là không
hề nghỉ hoạt động. Trong chương nầy, Yoan cũng theo một kiểu bàn luận tương tự
:
Chúa Yêsu bắt đầu bằng sự kiện đã – hay đang – bàn
luận đương thời “câu 17 thuộc về vấn đề nghỉ ngơi hay hoạt động của Thiên Chúa
- Cách riêng trong lịch sử Israel. Thời tận thế, Thiên Chúa trao quyền phán xét
cho Con
Người. Đối với Yoan, phán xét chỉ là mặt trái của việc làm cho sống.
Bởi đó, diễn từ tập trung nơi hai công việc : Vivificare /Judicare.
Trong việc chữa người bất toại, Chúa Yêsu cho thấy quyền vivificare của Ngài. Như
vậy, Ngài toàn quyền trong Sống-Chết. Ngài là Con Người : Ngài có thể
thi hành việc Thiên Chúa, tức là phán xét.
Đứng trước những kẻ cáo tội Ngài, Ngài tỏ mình cho họ
biết Ngài là thẩm phán Cánh Chung, tức Con Người : Cũng một quyền năng, phép
tắc với Cha. Các việc của Ngài phát tự Cha, các lời của Ngài cũng thế. Tiếng họ
đang nghe sẽ là tiếng tuyên án cuối cùng. Hơn nữa, tiếng đó hiện tuyên ra những
lời có uy thế như lời phán xét Cánh Chung.
2/. Đạo Độc Thần.
Những tuyên ngôn của Chúa Yêsu về chính mình tất nhiên
làm cho thành tín Độc thần Do Thái chau mày :
- Thế giới
chung quanh hoàn toàn mpr rộng cho tôn giáo đa thần.
- Do Thái
truyền giáo hình như có người táo bạo đi khá xa trong việc nhẫn nhượng.
- Đạo Do Thái
chính cống phản ứng kịch liệt với mọi tư tưởng có bóng dáng với tư tưởng nhị
nguyên (Shetey reshu^yôth : Hai nguyên ủy).
Chủ trương của Kitô giáo về Chúa Yêsu tất nhiên làm
người Do Thái đặt vấn đề : Tôn giáo mới đây có phản với đạo Độc thần hay không.
Nếu Chúa Yêsu thi hành được những việc riêng của Thiên Chúa : Làm
cho sống – Phán xét, thì có nghĩa Yêsu là một Thiên Chúa thứ hai không.
Tiếng Con Thiên Chúa ở trong hoàn cảnh tôn giáo hỗn hợp như thế giới Hy Lạp
cũng gây hoang mang.
Trước thái độ của Chúa Yêsu, Do Thái được trình bày
như hiểu Chúa Yêsu quả quyết Thiên Chúa là Pater suus (proprius)/
Cha của riêng mình, khác hẳn
với kiểu mà một người đạo đức nói được. Hơn nữa, quả quyết câu 17 làm họ kết
luận Aequalem
se faciens Deo / Cho mình ngang hàng Thiên Chúa
: vì lấn khu vực độc quyền của Thiên Chúa. Đối vơi Do Thái, như thế là cho mình
là đối thủ chống lại Thiên Chúa độc nhất. Chỉ một nhân vật khác đã dám có cao
vọng như thế, là Lucifer ( Is 14: 14). Lạc đạo nhị nguyên xuất hiện.
Trong những lời biện hộ 19-30 : Mục đích loại hẳn nghi
ngờ Chúa Yêsu là Thiên Chúa Thứ Hai,
một nguyên ủy chống đối Thiên Chúa độc nhất. Cách thức : Nhấn vào điều kiện độc
nhất cho công việc của Con khi thi hành các việc riêng của Thiên Chúa – Duy
nhất tuyệt đối với Cha trong hoạt động – Sự duy nhất dưới hình thức tuyệt đối
vâng phục thánh ý Cha. Sự duy nhất đó, mỗi việc Con làm thì cũng lại là một
việc của Cha. Như thế, các việc làm cho
sống, phán xét (Chúa Yêsu tỏ ra bằng các dấu: Sêmeĩa) cũng hoàn toàn là
việc của Thiên Chúa. Trong các việc đó, ý Thiên Chúa được hoàn toàn thành
tựu.Đồng nhất hoạt động nơi Con là một sự vâng phục tuyệt đối. Còn nơi Cha,
lòng yêu mến tuyệt đỉnh đối với Con.
Chung chung, Yoan không dứt khoát nhận hay phủ nhận
mệnh đề aequalem se faciens Deo : Một đằng thì không đúng (theo Hy Lạp
thì quá nhẹ, vì tiếng đó có thể dùng cho những homo divinus) – Còn theo
Do Thái thì đó là tư cách đối thủ Thiên Chúa, một Thiên Chúa thứ hai, một
nguyên ủy mới. Một đằng, không thể chối tính cách bằng Thiên Chúa cho một nhân
vật thi hành những quyền năng tối thượng riêng cho Thiên Chúa. Hình như Yoan
hiểu ngầm ISOS TO THEO / Có lẽ thần
(không nhằm về tiếng). Sau nầy, Yoan sẽ dần dần vạch rõ thêm về thần
tính Chúa Yêsu 10: 30 38 17: 19-21.
Câu 17-18 : Đặt vấn đề (không chỉ cho trình thuật
hiện tại, nhưng chung cho các đoạn theo sau) bởi nhấn đến erga (opera).
Khác với signa (sêmeĩa), opera chỉ nhận ra nơi
phép lạ Chúa Yêsu một khi người ta có đức tin. Chung ra, tiếng nầy chỉ đặt nơi
miệng Chúa Yêsu (trừ hai nơi mà thôi).
Kiểu nói ám chỉ đến công việc Thiên Chúa trong Cựu Ước
(Tạo thành, quản trị vũ trụ, nhưng nhất là các kỳ công Thiên Chúa làm cho Dân
Ngài), công việc đó của Thiên Chúa bây giờ tiếp tục trong phép lạ của Chúa Yêsu
: Chúa Yêsu long trọng quả quyết (câu 7), bênh chữa trước tiên việc làm phép lạ
ngày Hưu lễ. Câu 19-21 còn nhấn thêm nữa.
Nghĩa gì ? Không phải Chúa Yêsu họa lại công việc của Thiên Chúa
mà thôi, nhưng trong công việc của Ngài, Ngài thực hiện chính những công việc
của Cha, theo một nghĩa tuyệt đối : Hoạt
động đồng nhất. Trong đức tin, khi người ta thấy một phép lạ nào của Chúa
Yêsu, thì kỳ thực, người ta thấy chính hoạt động của Cha diễn bày ra trước mặt
mình. Hoạt động đó là vivificare / judicare. Nhìn thấy
hoạt động của Cha, tức là thấy Cha đang làm việc, là chiêm ngắm Cha trong hữu
thể của Ngài. Cha hiện diện trong Con một cách siêu việt lạ lùng : Chính Ngài
thi thố hoạt động riêng của Ngài ngang qua các opera của Con. Ở đây, ta
có quan điểm riêng, hoàn toàn đầy đủ hơn hết của Yoan về các phép lạ của Chúa
Yêsu : Các phép lạ của Con, các việc
của Ngài, kỳ thực là hoạt động của Cha. Thấy các phép lạ đó, một trật ta cũng
thấy được cả Con và cả Cha nữa – Cha mà Con là Đấng mặc khải, tỏ bày ra cho
nhân loại. Các việc Thiên Chúa đã làm trong Cựu Ước đã nên những việc cứu rỗi,
thi thố ra bởi Chúa Kitô – một trật vẫn còn là việc của Thiên Chúa. (Coi Col có
gì tương tự, đem về Chúa Kitô việc tạo thành, việc cứu rỗi).
Nhưng xét theo suy niệm Do Thái về việc Thiên Chúa,
đối chiếu với St 2: 3, ta thấy câu 17 còn nói rõ hơn thế : Họ phân biệt Thiên
Chúa nghỉ việc tạo thành, nhưng không hề nghỉ việc quản trị vũ trụ. Ngài điều
khiển bởi hoạt động thẩm phán của Ngài. Chúa Yêsu, theo tư cách Con Người,
thông chia công việc đó và vượt hẳn luật Hưu lễ (mọi luật Môsê). Phép lạ Ngài
làm, một thứ ban sự sống bằng Lời của Ngài, cho thấy quyền thẩm phán Cánh Chung
của Ngài, nghĩa là có quyền trên sự sống và sự chết. Các việc của Chúa Yêsu : dấu thời Cánh Chung.
Câu 19 : Hai vế : Tiêu cực và tích cực.
Hoạt động của Con : Mặc khải của Cha. Chúa Yêsu không
hề hoạt động tự lập. Mọi điều Ngài làm dọi lại chính việc của Cha.
Hoạt động đây phải hiểu sự
nghiệp trần gian của Chúa Yêsu, chứ không đem về hoạt động hằng có của Ngôi Hai
Thiên Chúa. Về tiêu cực,
tránh sự hiểu lầm như thể có thể phân tách nhân vật và sứ mạng nơi Đấng Cha sai
đến.
Non potest Filius a se facere quinquam / Con không thể
làm điều gì tự mình cf. 4:34 5:30
9:4 17:4 6:38
10:18 12:49 14:31 15:10, hay hành động theo quyền hạn Cha ban
(5: 27 17: 2) Cha-Con chung mọi điều có
(17:10). Ngài nói điều đã nghe, đã thấy (3: 34
17:8), đến đỗi ai thấy Con là thấy Cha (14:9). Ngài chỉ là một với Cha
(8:6 29
10:30 16:32 17:1). Cha ở trong Ngài và Ngài ở trong Cha
(10:38 14:10t 17:23), Cha ở trong Ngài đã làm các việc Ngài
làm (14:10). Hết thảy các kiểu nói đó chung qui cũng một điều như et
Deus erat Verbum/Và Ngôi Lời là Thiên Chúa
: Điều Chúa Yêsu nói và làm là Lời và Việc của Cha. Đây là chỗ thấy rõ sứ mệnh
của Chúa Yêsu khác hẳn sứ mệnh của các tiên tri.
Câu 20 : Một câu gieo nhiều khó khăn cho các giáo
phụ khi chiến đấu với bè rối Ariô.
( Con : như môn đệ phải học với Cha)
Yoan : Hoạt động của Chúa Yêsu không chỉ giống hoạt
động Thiên Chúa mà là chiếu dọi lại hoàn bị ý định cứu rỗi của Thiên Chúa. Tất
cả sứ mệnh căn cứ trên lòng Mến của Cha đối với Con và tự Con dẫy đến nhân
loại. Cách nói có nhiều kiểu nhưng một ý : Chúa Yêsu là mặc khải độc nhất,
trong đó người ta chạm trán với chính Thiên Chúa nói và làm.
Et majora his demonstrabit/ và tỏ những điều lớn lao
hơn nữa. “ His” chứng tỏ Yoan toát yếu tất cả
các phép lạ đời Chúa Yêsu. Các điều lớn hơn đó – tức là điều các phép lạ kia
mới chỉ là hình bóng – là đặc quyền Thiên Chúa ban sự sống cho kẻ chết.
Câu 21 : Điều phải chú ý là Sicut…sic/ như…cũng vậy
Cho kẻ chết sống lại là đặc quyền của Thiên Chúa (
2Vua 5: 7). Yoan có 3 điều :
-
Sống lại ngày sau hết bởi Chúa Yêsu (câu 28t)
-
Chúa Yêsu cho người ta sống lại thiêng liêng khỏi tội (câu 25)
-
Chúa Yêsu cho Lazarô sống lại (hình bóng cho các điều trên).
Câu 22 : Việc
ban sự sống liền gợi đến mặt trái là phán xét.
Câu 23 : Cha và Con đồng nhất trong công việc và
quyền năng, nên không thể nào tôn kính Cha mà lại khinh thường Con được.
Câu 24 : Amen amen dico vobis.
Một điều long trọng toát yếu cho cả khúc nầy : Sống
lại và phán xét được diễn thêm. Có phân biệt điều hiện tại đã được thực hiện
với điều còn dành lại trong tương lai.
Qui verbum meum audit, et credit ei qui misit me / Kẻ nghe lời ta và tin vào Đấng đã sai ta. :
Định nghĩa tín hữu. Hai điều đó là hai mặt của cũng một thái
độ.
Về Tin, Yoan cho căn căn nơi Thấy (không phải bằng mắt
xác thịt), đòi phải Nghe – Giữ lời Chúa Yêsu (2:22 4:50
5:24 7:40 8:43
51t 55 14:23t
15:20 17:6. Nên so với Nhất lãm
Mt 7:24-27 Lc 6:47-49). Nghe lời Chúa
Yêsu là có sự sống đời đời, vì Lời Ngài là Lời hằng sống (6:68) là spiritus
et vita ( 6:63).
Audire /Nghe
Dùng theo nghĩa tiếng Hipri trong Cựu Ước (shama):
Nghe và làm. Tức vâng theo. Lời Chúa Yêsu : Có lệnh truyền, nhưng còn
hơn thế nữa, như một cái gì sống động, phán xét, ban sự sống, tẩy rữa (15:3).
Đây không nói tin vào Chúa Yêsu, nhưng chổ khác nói
đến (14:1). Đây nhấn luôn đến hoạt động duy nhất giữa Con và Cha, Con hoàn toàn
tùy thuộc vào Cha ( sự tùy thuộc đây không nói đến như một sự khiêm nhượng,
nhưng như hướng về các kẻ nghe – Một lý do câu thúc họ phải quyết định vì họ
không đứng trước một nhân vật lỗi lạc mà đứng trước yêu sách của Thiên Chúa..
Bởi đó, tin là tin vào Đấng đã sai Con, nhưng nhờ Con đã mặc khải.
In judicium non venit/
Khỏi đến tòa phán xét :
Phán xét (nhưng hướng về lên án), gồm có phán xét sau
hết. Cùng việc phán xét, phân tách đã khởi sự trong sứ vụ Chúa Yêsu. Tư tưởng
có gì tương tự với justification/ sự biện hộ của
Phaolô. ( Tin thì là đến tòa án nhưng để được tuyên bố trắng án).
Set transit amorte ad vitam /
Ngang qua sự chết mà vào sự sống
(13: 1 1Yn 3:14)
Kẻ tin đã ngang
qua thế gian dưới quyền sự chết mà vào Nước : Khu vực hằng sống, tức là phần
thưởng đời sau đã được chịu lấy trước rồi. Bởi đó mà hoàn toàn được bảo đảm.
Câu 25 : Nói lại nội dung câu 24.
Quia venit hora et nunc est/
Giờ sẽ đến và ngay bây giờ.
Phải so với câu 28. Nhiều tác giả cắt nghĩa cái chết
về phần hồn trong câu 25, câu 28 mới nói đến người chết về phần xác. Nhưng hình
như ý định của Yoan luôn để ý đến phán xét cuối cùng : Giờ đã đến, ấy là vì
tiếng sẽ tuyên án sau nầy, thì cũng là tiếng họ đang hiện nghe, và lời Ngài đã
hàm tính phán xét.
Câu 26 : Nhắc lại chủ đề liên kết chặt chẽ giữa
công việc của Cha và của Con. Nhưng sự sống – Phong phú dẫy tràn làm cho sống –
nơi Con tùy thuộc vào sự sống có nơi Cha.
Dedit / được có (Aorist Hy Lạp) :
Một sự kiện lịch sử ( Bởi đó không trực tiếp nói đến
Con xuất phát bởi Cha từ đời đời, mà là
việc ban cho Con làm người quyền vivificare).
Câu 27 : Trở lại yếu tố Cánh Chung liên hệ với
vivificare : Phán xét.
Khi phán xét, nhân loại hoặc là được sống, hoặc là mất
sự sống – Đằng khác, phán xét đây thuộc về lên án, tức là chối không ban sự
sống ( Phán xét như thế nên mặt trái của việc ban sự sống).
Quia filius hominis est/
Vì Ngài là Con Người.
Vấn đề tranh luận : Hy lạp không có quán từ, vậy Filius
hominis phải hiểu làm sao ? Nhấn vào nhân loại hay vẫn còn là tước
Mêsia? Dẫu không có quán từ, đây cũng phải hiểu là tước Mêsia. Tước để chỉ:
-
Chức vụ: Chức vụ thẩm phán Cánh Chung Con Người thi hành nhân danh Thiên Chúa.
- Tư cách siêu việt : Do lai siêu việt
của nhân vật có tư cách đó.
Nên để ý đến những điều hàm súc khi Yoan dùng đến tước
Con Người : Tước đó có liên lạc với cuối đời Chúa Yêsu. Cả phúc âm luôn hướng
về mặc khải cuối cùng đó (1: 51 đã hướng ý tưởng ngang qua sự nghiệp mà nhắm
đến vinh quang thăng thiên rồi). Theo nguyên tắc, Chúa Yêsu đã là Con Người
trong đời Ngài, kỳ thực, Ngài chỉ thi hành chức vụ đó từ khi chết. Lúc đó, vụ
án Do Thái vô tín ngưỡng kia đã chấm dứt. Công vụ Chúa Yêsu – thời nhẫn nhục
của Thiên Chúa đối với Israel – hướng đến Giờ ( Chết-Khải hoàn). Giờ hay ngày
đó là cơ hội gặp gỡ cuối cùng cho người Do Thái. Đó là “Tận cùng” đối với họ,
nhưng cũng là dọn Tận cùng cho tín hữu : Chúa Yêsu nhân danh Thiên Chúa đem đến
ơn cứu rỗi. Cơ hội cuối cùng. Israel mà từ khước, ắt là lên án cho chính mình.
Tước Con Người như thế ám chỉ Israel đang trong vòng vụ kiện.
Câu 28: Nolite mirari hoc /
Về điều nầy. Có thể hiểu :
- Về
điều vừa nói trên (câu 25): Lý do đừng ngạc nhiên là vì Con Người có vai trò
trong cuộc sống lại và phán xét tận thế.
- Đem
về sau : Chớ lấy làm ngạc nhiên về sự nầy. Con Người sẽ có vai trò trong cuộc
sống lại và phán xét tận thế.
Câu 29: Qui bona (mala) fecerunt / Kẻ lành trong sự phục sinh… kẻ dữ trong…
Tiêu chuẩn phán xét trong Yoan thường là thái độ người
ta đối với Chúa Yêsu. Đây nói đến tiêu chuẩn đại đồng hơn. Về điều nầy - Để ý – Yoan cũng như Phaolô vẫn
giữ nguyên quan niệm phán xét dựa trên việc làm. Tuy nhiên, nên lưu ý mạch lạc
của Yoan : Tín hữu không chết và cũng không đến tòa phán xét, việc luận tội họ
cuối cùng cũng dựa trên những nguyên tắc đã áp dụng trong việc phán xét đã xãy
ra khi người ta đối diện với Chúa Yêsu (3: 17-21).
Câu 30 :
30a trở lại câu 19. 30b nhắc lai câu 21-27. 30c ra thêm lý do. Nhưng lý do đó
sẽ là đề tài diễn giải trong các đoạn 7 – 8.
Tất cả mãnh lực của công việc Chúa Yêsu là nơi điều
nầy : Đó không phải việc của một mình Ngài mà là công việc của Thiên Chúa. Cả
sứ vụ Ngài hoàn thành trong sự vâng phục trọn hảo.
Câu 5: 31-47 : CHỨNG CHỈ -
CHỨNG CỦA CHA.
Đã bàn đến :
- 1:
19-49 : Loạt các chứng nhân.
- 3:
25-36 : Nhắc lại chứng chỉ của Yoan TG.
- 3:
31-34 : Đã nói đến chứng chỉ bởi chính mình Chúa Yêsu – Bởi trời xuống, chính
Thiên Chúa sai đến và nói lời của Thiên Chúa, đoan chứng được về các điều Ngài
đã thấy dẫ nghe – Nhận lấy chứng đó tức là tôn trọng lời Thiên Chúa như lời
chân thật. Đề tài đó được diễn rộng trong đoạn nầy : Vấn đề chính là những chủ
trương của Chúa Yêsu về chính mình. Ngài có trưng chứng của Yoan TG, nhưng đó
chỉ là một argumentum ad hominem cho những ai biết đến công việc cùng lời
giảng dạy của Yoan TG. Chứng chỉ cuối cùng – thực thụ, mọi chứng khác chỉ là
thừa quyền – Chứng nhân đó chính là “ Người Khác”: Chính Thiên Chúa. Câu 32 đã
nói đến chứng đó (vì thế 33-35 chỉ nhắc lại trong vòng ngoặc). Chứng của Thiên
Chúa đến cùng người ta bằng 2 cách :
1/. Trong các việc vivificare và judicare
của Thiên Chúa : Đích thực đó là opera Dei. Biết được các việc đó là
thực thì cũng nhận ra được đó là việc của Thiên Chúa – mà các việc đó lại do
chính Chúa Yêsu làm – thì các việc đó đòi phải nhận các chủ trương của Chúa
Yêsu, về chính mình Ngài.
2/. Chứng Thiên Chúa còn đến cho người ta nhờ Kinh
Thánh. Kinh Thánh hiểu đúng thì đều đoan chứng về Chúa Kitô.
Nhưng chứng Thiên Chúa thường không được người ta nhận
lấy.Tại sao thế? Vì muốn nhận lấy chứng bên ngoài (dù là công việc của Chúa
Kitô, hay là Kinh Thánh) thì còn phải
nhận lấy Lời Thiên Chúa bên trong đi trước. Lời được diễn đạt bên ngoài nơi
Kinh Thánh, hay nơi lòng hằng sống của Chúa Kitô (4:50 5:24), nhưng tự mình thì còn hơn là sự diễn
giải bên ngoài : Không chỉ là Lời – nghĩa rộng : Thiên Chúa tỏ mình Ngài ra
(nơi lời nói, việc làm, hoạt động thâm sâu nơi lòng người ta) – Do Thái cứng
tin. Đây không có Logos nơi lòng họ, nên họ không thể nhận ra Lời được.
Họ không có Logos Thiên Chúa đó : Không yêu mến Thiên
Chúa – Họ không tìm sáng danh Thiên Chúa nhưng vinh quang cho mình họ. Bởi thế,
họ không nhận được chứng Kinh Thánh – hay chứng là các việc Thiên Chúa làm
trong hoạt động trần gian của Con Người.
Đến đây, đề tài phán xét xuất hiện lại. Chúa Yêsu nói
Lời hằng sống, Do Thái không nhận lấy. Đó là một cáo trạng. Tuy nhiên, không
phải Chúa Yêsu sẽ cáo tội họ. Họ là Israel, hưởng thụ mặc khải đã lâu đời, họ
cho họ có vinh dự biết ý Thiên Chúa “ trong
lời Kinh Thánh” – Đó là cáo trạng – Đó là một nố của nguyên tắc 3: 19-21 :
Họ tự lên án cho họ trong thái độ của họ đối với ánh sáng.
* Lời Bình :
Các chứng chỉ Kitô giáo chung chung cũng là thế :
- Các
tông đồ, các kẻ truyền giáo trước tiên nêu chứng Yoan TG (địa vị của ông trong
các Phúc âm). Chứng của ông là một yếu tố minh chứng các chủ trương của Kitô
giáo. Trong Yoan, chứng đó được nói rõ ràng minh bạch hơn các Phúc âm khác –
nhưng lời lẽ ý tưởng đã có rồi trong Kerygma – Nhưng chứng của một nhân vật lịch
sử đó giá trị càng lâu càng giảm bớt, vì phải có ký ức về Yoan TG thì chứng mới
làm xác tín. Ký ức đó không còn giả thiết được nữa vào một thời muộn hơn, hay ở
nơi xa hơn Palestine. Với Yoan : Nhân chứng đó có hiệu lực như argumentum
ad hominem, nhưng thấy là không thể là quá nhấn vào đấy được.
-
Chứng Majus Johanne / Lớn hơn Yoan TG :
Kinh Thánh. Các lời tiên tri Cựu Ước : Vai trò quan
trọng trong các lời giảng dạy, minh giáo tiên khởi. Trong Kerygma (các diễn từ
công vụ), mọi thừa sai đều nhận lời Yoan : illae sunt quae testimonium perhibent de me /Họ là những người làm chứng về Ngài. Nhưng đây nữa, Yoan nhận ra chứng đó có giới hạn
: Giả thiết thính giả hiểu Cựu Ước theo tinh thần Kitô giáo không thể làm được.
Dẫu người ta có thể đọc Lời Thiên Chúa, nhưng người ta vẫn có thể không có Lời
Thiên Chúa trong lòng mình – Nếu mà tâm trạng như thế ắt Kinh Thánh không làm
xác tín để tin vào Chúa Kitô được.
- Bởi
thế, Yoan quay đến và nhấn mạnh hơn cả : Mãnh lực làm xác tín của Lời Thiên Chúa tỏ
hiện ra trong Lời và công việc của Chúa Yêsu.
* Chú giải :
Câu 31 : Mâu thuẫn với 8: 14
Hai bên đều ad
hominem và thật cả hai.
Ở đây, Yoan muốn nói rằng : Đối với Chúa Yêsu – Đấng
hoàn toàn hợp nhất với Thiên Chúa trong mọi hoạt động – không thể đoan một
chứng nào tự lập, tự chứng thực một mình.
Câu 35-36 : Thẩm định vai trò Yoan TG cách long
trọng. Tuy vậy, Yoan thuộc một giới khác hẳn giới Chúa Yêsu.
Testimonium majus Johanne/
Chứng lớn hơn chứng Yoan :
Có thể có hai nghĩa trong văn bản Hy Lạp : Ta có chứng
lớn hơn là chứng Yoan có cho mình – Ta có một chứng lớn hơn là chứng Yoan làm
về Ta. Mạch lạc phải giữ nghĩa thứ hai nầy. Sau đó, nhấn đến:
- Việc của
Chúa Yêsu bởi do lai thì không phải là việc của Ngài, nhưng là của Cha.
- Các việc
của Cha được hoàn thành một cách trọn lành, độc nhất trong sứ mệnh Chúa Yêsu.
Câu 37: Ipse testimonium perhibuit de me /Cha làm
chứng cho Ta
- Chứng nầy
không phải là Kinh Thánh, câu 39 mới nói đến.
- Cũng không
phải Lời Thiên Chúa phán khi Chúa Yêsu chịu thanh tẩy (Mc1:11) vì Yoan không
doãn lại lời đó.
- Vậy phải
hiểu như 1Yn 5: 9-10 Kẻ tin có chứng Thiên Chúa nơi mình họ.. Kẻ không tin thì
không nghe được Lời Thiên Chúa (12:29), không thấy được Thiên Chúa (1:18). Kẻ
tin Yêsu là Con Thiên Chúa thì được thấy Cha (14:9) và nhìn nhận ra được Lời
Thiên Chúa nơi Chúa Yêsu. Như thế, chứng của Cha là chứng không thể trực tiếp
đạt thấu như thể xấn vào tự bên ngoài, cũng không thể lôi Cha ra làm chứng nhân
trước tòa phân xử của trí hiểu biết để hầu cân nhắc rồi tự quyết định chứng đó
thế nào đã, mới tin vào Chúa Yêsu.
Câu 38 : Quia quem misit…non creditis/ Vì Đấng Người đã
sai…không tin.
- Bởi vì :
Chứng của Thiên Chúa chỉ thu nhận được trong lòng tin thôi.
- Điều các ngươi không có Lời tỏ nơi điều nầy
là các ngươi không tin Ta.
Cả hai nghĩa đều nhận được.
Câu 39: Scrutamini/ truy
tầm (: có thể indicativum
/ chỉ định hay imperativum/bắt buộc)
Đây, thể
indicativum, bởi thế mới có nghĩa với vos putatis/Các ngươi nghĩ : Tế nhận một sự kiện không
ai chối cãi. Nghĩa, dịch tiếng Hipri “darash” – Thuật ngữ chỉ việc học
hỏi và diễn giải Kinh Thánh, nhất là Torah, việc chính của các rabbi.
Vos putatis in ipsis vitam aeternam habetis/các ngươi nghĩ trong
đó có sự sống đời đời. Quan niệm Do Thái học Kinh Thánh như một mục đích (coi sự đối chọi
Rm7: 10-Gal 3:210. Yoan chuyển những đặc tính và quyền năng của Luật sang cho
Chúa Kitô.
Illae sunt…/ Ấy mà…Vai trò Cựu Ước phản lại hoàn toàn quan niệm Do Thái về Kinh Thánh :
Chẳng những không đầy đủ, hoàn bị và tự mình ban sự sống, Cựu Ước hoàn toàn
hướng xa hơn mình : Đến chính Chúa Yêsu.
Câu 40 : Nên so với câu 35.
Thái độ của Do Thái với Yoan TG và Kinh Thánh có gì
giống nhau.
Câu 41: Phải so với câu 34 (testimonium – claritas (doxa)
Câu 42 : Cognovi/ Ta biết.
Một việc hiển nhiên. Đó là một lời luận án rồi.
dilectionem Dei/ Yêu mến Thiên Chúa : Có thể
- Các ngươi
không yêu mến Thiên Chúa.
- Hay, các
ngươi không được Thiên Chúa yêu mến.
Nghĩa trên thì cái nhiên hơn nhiều.
Câu 43 : Si alius venerit in nomine suo/ có ai khác lấy danh
mình mà đến.
Người khác đó có đến thực hay không (nghĩa là Yoan có
ám chỉ đến nhân vật lịch sử nào không) :
Bar Kokêba (vào năm 132): Không thể được (Phúc âm ra đời sớm
hơn)
Nhân vật lịch sử nào khác ( Menahem, Agrippa (Schlatter)
Phản Kitô ( Irênê,
Eusebius, Cyrillius, Hieronymus)
Nhưng phải hơn – Không cần và có lẽ sai ý của Yoan khi
muốn kiếm một nhân vật nào đích xác – Điều muốn diễn ra là sự đến in
nomino suo/ in nomine Patris mei (nhân danh mình/
nhân danh Cha Ta). Và người đời chuộng những kẻ có chủ trương họ
hạp với ước vọng thầm của mỗi người – Nói được : Đồng bệnh tương thân.
Câu 44: Đối chiếu sự chọn danh vọng nơi số đông
người và vinh quang nơi một mình Thiên Chúa..
Do Thái (Hủy diệt thiên triệu làm Dân Chúa, coi 19:15)
đã chọn kiểu danh vọng nơi số đông kia nên đã ra vô phương tin vào Chúa Yêsu. Đó
là án thứ hai.
Câu 45-47 : Đó là cuộc phán xét.
Chúa Yêsu không phải xin luận tội họ. Ngài cáo tội đã
sẵn rồi : Môsê – họ coi như người bầu chữa cho họ, họ huênh hoang khoe mình
biết Luật và giữ Luật – nhưng kỳ thực họ không nghe chính điều Môsê muốn dạy
họ. Nếu họ nghe, ắt họ đã tin vào Chúa Yêsu, vì Môsê đã viết về chính Chúa
Yêsu. Tất cả Cựu Ước là tiền hô dọn đường, dọn Dân Chúa đến cùng Chúa Kitô.
Lịch sử Israel chỉ có mục đích đó. Họ có hàng thế kỷ để suy nghĩ trên
chứng chỉ của Môsê – ghi minh bạch trong sách ( illius litteris) – Nếu
đến bây giờ mà họ còn chưa đạt thấu ý nghĩa các chương đó, làm thế nào họ hiểu
được Lời Chúa Yêsu nói.
* Nên để ý :
Sự thay đổi trong vai trò của
các nhân vật vụ kiện : Đầu tiên, Do Thái xuất hiện như những kẻ sốt sắng bênh
vực quyền lợi Thiên Chúa độc nhất, nên đã làm nguyên cáo buộc tội Chúa Yêsu và
đòi án tử cho Ngài để báo phục cho vinh danh Thiên Chúa. Cuối diễn từ, thẩm
phán là Chúa Yêsu lên tiếng ra án cho họ mất quyền làm Dân Chúa độc nhất. Môsê
– căn cứ Do Thái dựa để cáo tội Chúa Yêsu – lại nên kẻ cáo tội họ. Vụ kiện vô
hình và giá trị vĩnh cữu diễn ra ngay
dưới vụ kiện lịch sử Yêsu Nazareth, và hoàn toàn trái ngược lại.
No comments:
Post a Comment