Monday 3 August 2015

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR Tin Mừng Yoan đoạn 12 và kết cuộc



Yoan 12:37-50 : KẾT LUẬN CHO PHẦN MỘT CỦA PHÚC ÂM YOAN.

12:37-50 Không chỉ là kết luận cho diễn từ 12:23-36 mà còn là kết luận cho cả đoạn 12.
Chia làm 2 phần.

1/. Câu 37-43. Lời bình chú của tác giả trên sứ vụ Chúa Yêsu.
Sứ vụ đó diễn tả trong những sêmeĩa, những việc gợi ý nghĩa : Sứ vụ đó, về một phương diện là lịch sử loài người, từ khước sự sống và sự sáng của Thiên Chúa. Người ta thấy và nghe nhưng không đáp ứng lại trong lòng tin – hoặc giả, có xác tín đi nữa – họ cũng không xưng đức tin ra. Họ sợ những hậu quả không hay có thể đến cho họ, và như thế, họ tự lên án cho chính mình họ.
Kiểu diễn tả đó của Yoan, nhưng về đạo lý cốt yếu thì chung cho cả Tân Ước. Chính sự từ khước đó là dấu chỉ sự phán xét của Thiên Chúa. Để chứng lời đó, Yoan trưng ra hai lời tiên tri của Isaya :   
     - Is 53:1 – Có trưng trong Rm 10:16 – thuộc đoạn tiên tri 52:13  53:12 mà hầu như mỗi câu đều được trưng chỗ nầy chỗ khác trong Tân Ước.
     - Is 9: 10 – Còn trưng trong Mc 4:11t // và Act 28:26-27
Các câu Kinh Thánh đó thuộc sưu tập Testimonia thông dụng trong Hội Thánh sơ thời. Đó là những suy nghĩ đầu tiên của Hội Thánh trên lịch sử diễn ra thời Tân Ước : Sự thất bại của Chúa Yêsu cũng như của các Tông đồ (Act 28:26t) nơi thế giới Do Thái.
Một điều chủ chốt cho đạo lý Yoan về phán xét : Do Thái từ khước sự sáng, và bởi đó, sự sáng đã rút lui (12:36). Đó là điều tiên tri đã loan báo khi nói đến sự mù quáng và chai đá của Israel. Quả quyết nầy tiếp ứng với lời trong Bài tựa 1:11 – in propria venit et sui eum non receperunt / Ngài đã đến nơi Nhà Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài.
Nhưng việc xãy ra cho Do Thái chỉ là thành phần trong một sự kiện lớn lao bao quát hơn (1:10 – in mundo erat, et mundus eum non cognovits / Ngài có trong Thế gian và thế gian đã nhờ Ngài mà có, và thế gian đã không biết Ngài. Yoan không chỉ nghĩ đến Israel mà còn chú trọng đến nguyên tắc đại đồng – phán xét do sự sáng – trước sự chuộng tối tăm hơn sự sáng.

2/. 44-50Lượt toát những chủ đề quan trọng các đoạn Yn 2-12.
                   Sự sống – Sự sáng – Phán xét.
Những đoạn trước được nhắm  đến nhiều hơn cả :
     - 3: 16  21  31-36 so sánh 16/44  17/47  19/46  34/50 36/44  50.
     - 5:19-30  41-47  so sánh 22  24/48b-49  43.44/48
     - 8:12-26              so sánh 12/46  15/47  16/48b-50  26/48tt.
Như thế, cốt yếu của những lời kết nầy là lấy tự các diễn từ ở trên. Chỉ có 12:44 là mới – Văn hoàn toàn của Yoan – nhưng những ý tưởng gặp những logia Nhất lãm như Mt 10:40 Lc 10:16, cũng như các diễn từ trên của Yoan.
Xét về kiểu trình bày: Yoan đăỵ các lời nầy nơi miệng Chúa Yêsu – mới xét có thể là vụng, không lẽ Chúa Yêsu lại tuyên bố lại, sau khi Yoan đã kết thúc cách long trọng và đầy ý nghĩa bằng các câu 12:35-36 ( vì thấy chướng nên có nhiều tác giả đề nghị đem đi chỗ khác) – Nhưng xét cho phải thì chắc các độc giả nào đã quen biết Yoan sẽ không lầm lẫn mà coi như thể Chúa Yêsu trở lại cùng dân chúng mà nói lại với dân lời nầy. Đằng khác, cũng nên có một toát yếu các điều đã bàn từ trước, để rồi chuyển qua vấn đề khác. Đó là một kiểu toát yếu tương tự Mc 1:14-15. Còn oratio directa / câu nói trực tiếp là kiểu hành văn thông thường của các tác giả xưa.

Jesus autem clamavit / Chúa Yesu hô lên và nói.
Có thể hiểu, đây là kerygma của Chúa Yêsu. Nhưng 44-50 cũng là câu chuyển sang Phần II, bàn cách đến sự sống bởi Chúa Kitô – cách riêng 12:50.

   * Đặc tính cùng bố cục Yn 2-12 theo C.H. DODD.
Tuy kiểu hiểu của Dodd còn có điều hơi gượng ép và có người công kích, nhưng kiểu cắt nghĩa bố cục của ông có thể giúp ta hiểu việc tổ chức các đoạn Yn 2-12.

   * Đặc tính của Yn 2-12 (Dodd gọi là Book of Signs)

            - Các đoạn nầy có cơ cấu. Một đề tài chạy suốt các đoạn, nhưng không theo đường thẳng hợp lý luận, như một hòa nhạc. Một đề tài xuất hiện, được diễn đến một điểm nào đó, rồi chủ đề khác đến, nhập vào, đan kết vào, rồi đến chủ đề thứ ba…vân vân như thế. Chủ đề có thể bẵng biến đâu, để rồi ngoi lên lại sau, hay liên kết cách nầy cách khác, theo đủ kiểu điều hòa. Các chủ đề chính là Sự sống, Sự sáng, phán xét, Thương Khó, Vinh hiển của Chúa Kitô…
Mỗi chủ đề đến, diễn ra nhiều cách, để rồi được thu gọn lại trong cuối đoạn 12. Tuy rằng còn truyện Thương khó và Sống lại chưa thuật, và còn nhiều điều phải nói về ý nghĩa của biến cố đó, nhưng theo nguyên tắc thì tất cả những sự thật đã được đề cập đến. Chúa Yêsu trong Sách các dấu lạ là đã Chúa Kitô chết và sống lại. Sự thật đó làm nòng cốt cho cả trình thuật sứ vụ Chúa Yesu. Các việc Chúa Yesu làm đều là Dấu (Sêmeĩon) cho Việc Cuối Cùng. Các sêmeĩa đều chắc thật, miễn là đã nhận Đấng hành động trong các sêmeĩa là chính Con Người đã được nhắc lên và vinh hiển bởi Thập giá.
Theo nghĩa đó thì mỗi việc của Chúa Kitô chấp chứa tất cả sự thật của Tin Lành, và có thể bộc lộ sự thật đó ra nếu biết cân nhắc, thẩm định cách phải chăng. Chính quan niệm về tầm ý nghĩa đó của trình thuật về đời Chúa Yêsu đã định đoạt cho việc tổ chức Sách Các Dấu Lạ.
            - Tổ chức cốt yếu là trình thuật và diễn từ. Cả hai đem về một chủ đề chính. Biến cố được giải thích trong diễn từ, hay sự thật diễn trong lời nói được trình bày sống động trong hoạt động : Hành vi và lời trở nên một khối duy nhất.
            - Các tiết được cấu tạo theo một mẫu : Tình thuật, đối thoại chuyển sang độc thoại. Sau cùng chung chung, có một kết cấu hay phụ chương. Phụ chương đó lấy lại ý chính của tiết, và đặt liên lạc với các tiết khác.

  * Các tiết.

            - Mỗi tiết hàm ẩn tất cả Tin lành. Kerygma tiên khởi tập trung vào những sự kiện cứu rỗi : Chúa Yêsu xuất hiện - Chết - Sống lại - Được tôn vinh ( Coi Cv 10: 36-4  13:17-39), trong đó còn dành một chỗ cho hành trình đi Yêrusalem : Hành trình dọn vào Thương khó. Ngay trong Nhất lãm : Đã là đường đi hy sinh (Mc 10:32tt Lc 9:51  13:31-35 Via dolorosa). Hành trình đó được lấy lại trong Yoan làm một với các biến cố khác – Nhưng thay vì coi như giai đoạn xãy ra trong thời gian – Thì tất cả được coi như một việc độc nhất của Chúa Yêsu.
            - Tiết I : Hai phép lạ, rồi sêmeĩon Tảy uế Đền thờ, đã ám chỉ đến Đền thờ là Thân mình Chúa Yesu bị phá đi và xây dựng lại.
            - Tiết II : Cũng hai phép lạ. Tại Yêrusalem, ciệc đó đã đem Chúa Yêsu đến nguy hiểm tính mạng. Nhưng đáp lại, Ngài tuyên bố mình là Đấng tái sinh.
            - Tiết III: : Tất cả tại Galilée, nhưng vào Paskha (dịp Thương Khó) Chúa Yêsu nói mình ban Mình-Máu, có ám chỉ đến việc thăng thiên và kết : Mường tượng thấy Yuđa bội phản.
            - Tiết IV : Đi Yêrusalem – Nguy hiểm. Chúa Yêsu đi Yêrusalem để hy sinh – và bởi đó nên nguồn Sự sống và Sự sáng cho thế gian.
            - Tiết V : Chúa Yêsu bị loại và từ khước (nơi người mù), nhưng Ngài lại là người chăn chiên thí mạng để lấy lại.
            - Tiết VI : Từ Đông Yêrusalem đến Yuđê : Chết để khởi thắng sự chết.         
            - Tiết VII : Vào Yêrusalem để chết – nhưng chết đó lại là vinh hiển, là tôn dương.
Thấy được rằng mỗi tiết chấp chứa cả Tin lành. Chúa Yêsu tỏ mình ra – chịu đóng đinh -
Sống lại – tôn dương – ban sự sống.

 * Các kết cấu hay phụ chương.

Có nhiệm vụ đặt liên lạc.
            - 3: 25-36 Ngó lui (Pneuma, testimonium) Ngó tới (Verba Dei sứ mệnh)
            - 4: 27-42 Nêu vấn đề Cibus là vâng ý Cha (5:19-30  6:27  55  57)
            - 5: 41-47 Nêu vấn đề Doxa.
            - 6: 60-71 Nêu vấn đề krisis. 10:22-39 đặc biệt và dài hơn cả.
            - 11:45-54 Không hẳn là phụ chương theo mẫu chung. Đây vừa là kết thúc truyện trước, vừa cần thiết để dẫn vào Thương khó.
            - 12: 37-50 : Kết thúc cho cả Sách Các Dấu Lạ

     * Các chủ đề.

Tuy mỗi tiết đều được coi như mỗi đơn vị đầy đủ ý nghĩa, nhưng nếu coi chung từ tiết nầy đến tiết nọ, ta có thể nhận ra được sự tiến triển : Thí dụ - Sự sống khởi với tái sinh (3:3-8) đến toàn thắng trên sự chết, chuyển đến Vinh quang. Doxa, Krisis và liên lạc Cha Con cũng tương tự như vậy.

Yoan 13-17      NHỮNG LỜI TỪ BIỆT.
Kiểu tổ chức trình thuật và giải thích (trong diễn từ) chúng ta gặp trong Phần I, nay được tráo đổi lại : Một điều dễ hiểu và thích hợp với hoàn cảnh. Sau nầy ta sẽ thấy rõ.
Các đề tài : Chung chung có hai loại.
     - Đề tài tương đương với giáo huấn dạy riêng cho môn đồ - Nhất lãm.
     - Đề tài tương chiếu với đạo lý đã đề cập trong Phần I.
Hai loại đề tài đó được diễn ra theo hình thức khác ở đây. Kèm vào đó còn những giáo huấn mới nữa – cũng có thể coi như giải rộng về một khía cạnh những đạo lý vạch ra theo những loại trên.

I/. Đề tài tương đương với Nhất lãm.
Các đoạn nầy thuộc những lời dạy riêng cho các môn đồ. Trong Phần I không có gì tương đương về giáo huấn có tính cách bí truyền như thế - tuy thực sự có luật trừ như các khúc: 1:37-51  4:31-38  6:66-71.
Ngược lại Nhất lãm – rãi rác khắp sứ vụ Chúa Yêsu, đã có những lời chỉ bảo riêng cho môn đồ. Chung chung, sắp đặt như thế nầy :

A. Những lời chỉ bảo, cảnh cáo, hay hứa cho môn đồ.
   1. Sứ mệnh của môn đồ cho thế gian (Mt 9:35  10:16 Mc 6:7-11 Lc 3:1-6  10:1-16.
   2. Lệnh truyền về cách cư xử trong Cộng đoàn tín hữu (Mc 9:33-50  10:35-45)
   3. Những lời báo trước Yuđa bội phản, Phêrô chối thầy, môn đồ bỏ trốn (Mc 4:18-21  26-31  //)
   4. Cảnh cáo trước các cơn cấm cách (Mt 10:17-40 Lc12:2-12 Mc 13:9-13)
   5. Lời hứa sẽ có ơn trên phù hộ, sự giúp đỡ của Thánh Thần (Mt 10:18-20  28-33 // Mc13:11)

B. Những lời báo trước về sự chết và sự  sống lại của Chúa Yêsu (Mc 8:31-33  9:12  30-32  10:32-34…//)

C. Những lời báo trước về Cánh chung.
   1. Báo trước những dấu ngày tận thế (Mc 5:13-23  // )
   2. Báo trước về quang lâm của Chúa (Mc 13:26-27 // ).

NB. Một tính cách tổ chức của Nhất lãm nên để ý : Chung chung các lời đó cũng được tập trung vào cuối đời Chúa Yêsu, hay cuối sứ vụ, và được đem sát vào lại với truyện Thương Khó, hay ngay trong Thương khó. Thí dụ Mc 13 – Diễn từ chung luận sát ngay cuộc Thương khó – Còn Luca đã đem nhiều lời dạy bảo môn đồ vào Tiệc ly mà Marcô và Mattheu lại đặt nơi khác trong sứ vụ Chúa Yêsu. Như thế, Yoan kết thúc một trình tự đã có từ trước – Đằng khác lại có những lời dạy dỗ riêng cho môn đồ ở trên, chỉ trừ có C. 1 – Điềm báo tận thế - hình như Yoan không quan tâm đến những suy luận đó.
Nơi Yoan có các đề tài của Nhất lãm đó:
Yn 16: Chung chung có các đề tài thuộc loại A – 3,4,5 (gần sát), còn tương đương thôi thì có B, C2. Kỳ dư có thể nói diễn rộng hơn những đề tài đó.
Hãy so sánh: (16:1-4 (A4) cách riêng với Mc 13:9 Mt 10:17 Lc 6:22 – Nguy hiểm phải chết (Mt 10:28 Lc 12:4).
16:5           tương đương với B.
16:7-15     tương đương với A5 (đáng để ý Mc 13 và Mt 10 cũng tiếp lời báo cấm đạo).
16:16-22   tương đương với B và C2.
16:23         có gì tương đương với Mt 7:7-8 Lc 11:9t.
16:30-31   có lời tuyên tín của môn đồ (tương tự với Yn 6:68t Mc 8:29).
16:32         A3 (Mc14:27)
16:33         A4,5 (Mc13:13)
Như thế, hầu như cả đoạn có điều gì tương chiếu với diễn từ chung luận trong Marcô, và cùng lắm điều tương tự với những giáo huấn riêng trong Nhất lãm.
Các đoạn khác không dày đặc như thế về tương tương với Nhất lãm, nhưng cũng không phải là hiếm. So sánh:
13:1-30 với trình thuật Tiệc ly của Nhất lãm (Logion Lc 22:27 với việc rữa chân – áp dụng Mt 10:24 Lc 6:40 : chung chung A2. Yoan sẽ tập trung trong mandatum novum / lệnh mới.
13:18t          A3 –
13:20           (coi Mt 10:40 Lc10:16 Mc 9:37 – chung chung A1)
13: 36-38     A3- Về Phêrô.
14:2-3          C2
14:16-19     A5 và lời báo chết cùng trở lại : B, C2.
15:13         B (Animam ponere/ thí mạng vì bằng hữu : Mc10:45 animam dare/thí mạng sống làm giá chuộc)
15:18-21     A4 (giống cách riêng với Mc 13:13)
15: 26-27    A5.
Như thế, các diễn từ nầy tương đương với các diễn từ Nhất lãm đặt sát gần Thương Khó.

Kiểu trình bày của Yoan khác xa kiểu của Nhất lãm.
     - Thương khó. Nhất lãm nói đến kiểu biên bản Chết – Giết – Đóng đinh. Yoan dùng tiếng có nghĩa thần học ngay; Animam ponere/ Thí mạng sống vì bằng hữu (15:13) Vadere/ Đi về (13:3  36  14:4  28 hubagein) (14:2 12  16:28 poreugesthai) transire ex hoc mundo/ Qua khỏi thế gian nầy (13:1) clarificari/ Tôn vinh (13:31 doxasthễnai) abire / Ra đi (16:7) - những ám chỉ đến Exodus của Con Người.
Những tiến đó tất nhiên có thể dùng cho Thăng thiên nữa.
     - Sống lại. Nhất lãm dùng Resurgere, Suscitari – Còn Yoan – Mundus me non videt/ Thế gian không còn thấy Ta (14:19) Et  iterum modicum et videbitis me/và lại một ít nữa các ngươi lại xem thấy Ta (16:16) iterum videbo vos/ Ta sẽ thấy các ngươi lại (16:22) – nên so với 20:20 : Các tiếng đó nói đến biến cố sống lại, nhưng một trật cũng là những tiếng áp dụng được cho Quang lâm tận thế.
Đối chiếu với các muc B, C2 trên kia, ta thấy Nhất lãm có phân biệt đành rành – Còn trong Yoan, không còn khác nhau nữa. Yoan nói đến Chết và Sống lại như những biến cố Cánh chung. Chúa Yêsu chết trên thập giá, chính là Chúa Kitô lên Bên Hữu Thiên Chúa. Việc Ngài trở lại với các môn đồ sau khi chết được liên lạc mật thiết – nếu không hẳn là đồng nhất – với việc Thánh Thần đến. Và đó chính là cuộc quan lâm của Ngài.

Vậy, Yoan đi sâu vào cách hiểu chung luận, điều nầy thấy rõ cách riêng trong 14:1-24:
Câu 3: Bắt đầu bằng lời Chúa Yêsu – Ngài từ biệt môn đồ - nhưng hứa chắc là sẽ trở lại. Điều đó gây thắc mắc – Các thắc mắc đó được bàn luận trong đối thoại vời Tôma, Philip và Yuđa. Chung chung nói về ITERUM VENIO / TA SẼ TRỞ LẠI hiểu theo nghĩa:
   - 14:12    Chúa Yêsu sẽ tiếp tục công việc quyền năng của Ngài nơi môn đồ.
   - 14:15tt  Đấng bầu chữa sẽ ở trong họ.
   - 14:19    Môn đồ sẽ được sống nhờ bởi Chúa Kitô hằng sống.
   - 14:21    Môn đồ thâm giao vĩnh viễn với Ngài nhờ Agapè.
Chính theo nghĩa đó mà Ngài sẽ đến cùng họ (14:18). Họ sẽ thấy Ngài mà thế gian không thấy (14:19). Ngài sẽ tỏ mình ra cho họ (14:21 emphanízein) : Các tiếng đó cố gợi nên ý nghĩa Parousia epiphania Cánh chung. Vì các tiếng đó đánh động đến cái hoài bão to tát của Hội Thánh sơ thời như thấy nói trong Khải huyền 1:7. Tín hữu nào lại không nói như Yuđa (14:22). Lời đáp chỉ cho biết rằng parousia đích thực chính là sự thâm giao nhờ Agapè của Thiên Chúa. Sự thâm giao đã trở nên có thể có nhờ sự chết và sống lại của Chúa Kitô (14:23).

16:16-22 MODICUM/ Một ít nữa.
Đây cũng nhắm đến sự ngong ngóng của Hội Thánh. Chúa Yêsu nói (16:16) một ít nữa họ sẽ không còn thấy, và lại một ít nữa họ lại thấy Ngài. Môn đồ băng khoăng nghĩ ngợi (16:18). Các lời đó ám chỉ đến một sự trạng của Hội Thánh trong nhiều nơi ; Họ tiên đoán khoảng cách giữa Chết-Sống lại và Quang lâm của Ngài sẽ ngắn lắm. Tín hữu đinh ninh rằng Chúa Yêsu đã nói thế. Nhưng khi Yoan viết ra, khoảng đó đã thành dài dẵng lắm mà họ không ngờ được. Vậy Chúa Yêsu muốn nói gì ?
Lời đáp nói đến pressure/ áp lực (thlipsis) so được như đau đớn của người mẹ sinh con. Nhưng tiếp sau đau đớn là một sự hoan lạc vì một người đã chào đời. Thlipsis đó cùng Dolores đó (Mc 13:8) đã nên thành ngữ chỉ những tai ương xãy đến trước khi Con Người xuất hiện.
Như vậy, có thể thấy rõ là Yoan có ý giúp Hội Thánh hiểu lại biến cố sắp trình thuật trong các chương 18-20 (Sự chết và Sống lại) như chính biến cố Cánh chung theo một nghĩa đầy đủ.

II. Đề tài đã bàn đến trong Phần I của Yoan.
Kiểu trình bày:
Hoặc vọng lai xa xa các chủ đề của Phần I, hoặc lặp lại với một kiểu mới, lấy thì hiện tại hay quá khứ thay cho thì  sẽ đến, hay nói thẳng về môn đồ điều đã nói trổng trong ngôi thứ ba. Thí dụ so sánh:
     - 7:39  11:4  12:23  13:31 về quan niệm Doxa.
     - 1:18  6:46  8:28  32  38  10:38  14:7-9 về Biết Thiên Chúa.
     -  3:15  36  6:57  5:21  10:10  10:28  11:25  14:19 về sự sống.
Kết thúc ý chung : Liên lạc tiên trưng giữa Cha và Con đã nói đến trong Phần I và cũng cho đấy đó là liên lạc cùng tận giữa Thiên Chúa và loài người – sẽ được thực hiện nhờ Lời làm người. Liên lạc đó vừa là Biết- Thấy - Ở trong nhau - Thông chia một sự sống. Bây giờ liên lạc đó được tuyên bố là được thực hiện nơi môn đệ. Thực hiện được nhờ việc Chúa Yêsu ra đi và trở lại – Biến cố phải coi như Cánh chung đích thực. Vì đó là mọi lời tiên tri được thực hiện. Vinh quang Thiên Chúa được mặc khải. Sự Biết Thiên Chúa sẵn để mọi người lớn bé đều có thể chịu lấy. Đó là chính việc Thiên Chúa ở cùng người ta.
Vậy diễn từ tuy dặt vào lúc mà Phúc âm gọi “Trong đêm Ngài bị nộp” nhưng kỳ thực là chính Chúa Kitô đã chết và sống lại nói cùng môn đệ.
Ý định của tác giả là cho thấy làm sao sự sống đời đời – đã trình bày và hứa trong Phần I – đã thực hiện trong kinh nghiệm môn đồ (tức là mọi tín hữu) và vạch ra sự sống đó cốt là gì, đặc tính thế nào. Sự sống đó được diễn tả theo nhiều kiểu, nhưng chính là bằng ý niệm Chúa Kitô và môn đồ ở trong nhau - Họa lại sự Cha Con ở trong nhau (14:10t  20  15:4t 17:20-23). Cũng một điều ấy được diễn tả trong Agapè, đời đời hằng có trong sự trao đổi, thâm giao tuyệt đối giữa Cha và Con, và đã tỏ bày ra đối với loài người trong sự Chúa Kitô tế hiến mình. Những kẻ tin đáp lại bằng tin cậy và vâng phục đối với Chúa Kitô và bằng lòng yêu thương lẫn nhau ( 14:31  15:9t  12-13  17:23-26…)

* Tổ chức trình thuật và diễn từ.
Hai ý chính Lấy lại đề tài Nhất lãm để vạch ra tính cách Cánh chung của sự chết-sống lại  của Chúa Yêsu và vạch ra bản tính của sự sống mới tín hữu nhờ sự chết-sống lại của Chúa Kitô – hai ý đó được diễn tả trong cả 5 chương, nhưng nhiều khi không được rõ ràng, lại lắm lúc lặp đi lặp lại. Bình diện khi thì thực tế theo sự kiện lịch sử, khi lại có tính cách huyền diệu. Bởi đó đã có lắm ức thuyết muốn tìm nguồn văn hay tráo đổi vị trí các đoạn.
Nhưng nhiệm vụ chú giải, không phải là chú giải một văn bản tự mình tạo ra, mà là văn bản hiện tại và cố cách hiểu văn bản đó. Vậy xét văn bản hiện tại, ta thấy được là chung chung các đoạn kế tiếp nhau theo một biểu thức như thấy trong các đoạn trước của Yoan: Một cảnh sống động dẫn vào đề - Đề diễn giải trong đàm đạo – Đối thoại chuyển dần sang độc thoại.  Nhưng đây! Kèm một độc thoại có tính cách đặc biệt : Một kinh nguyện của Chúa Kitô (Yn 17).

* Chú giải.
Yn 13: 1-30 : Chúa Yêsu rữa chân cho các môn đồ.
Vấn đề ý nghĩa của đoạn nầy rất phức tạp. Chúng ta sẽ bàn đến sau. Trước tiên hãy phân tích và lãnh hội ý nghĩa từng câu đã.

Câu 1: Ante diem festum Paskhae/ trước lễ Vượt qua.
Vấn đề Tiệc ly vào ngày nào rất phức tạp. Bình luận lịch sử hẳn để làm chung với Nhất lãm.
Vấn đề thứ hai – Tại sao Yoan không thuật lại việc lập Thánh Thể - Nhiều ức thuyết : Yoan muốn cho hiểu Thánh thể không chỉ là Paskha của Hội Thánh, hay ở dưới ảnh hưởng disciplina arcanorum/  không có gì gọi là chắc được.
Sciens / biết. Yoan nhấn ngay từ đầu ý thức của Chúa Yêsu – Chỉ có Ngài giữ vai chủ động trong toàn biến cố Thương khó (17:4  19:28).
Quia venit hora / Đã đến giờ.
Nghĩa Hora chúng ta đã bàn 12:23.
Ut transeat / Qua khỏi.
Chỉ sự chết của Chúa Yêsu, nhưng một trật cũng hiểu được Thăng thiên.

Ex hoc mundo / khỏi thế gian.
Kósmos – Một tiếng quan trọng trong Yoan cách chung và cách riêng trong các đoạn nầy. Dùng 40 lần Yn 13-17) :
     - Nghĩa : Thành ngữ chung luận phân kế đồ Thiên Chúa làm 2 giai đoạn.
     - Yoan – Kósmos chống chọi với chính Chúa Yêsu và những kẻ thuộc về Ngài.
Hai nghĩa đó được liên kết với nhau nhờ tính cách Cánh chung của sự kiện lịch sử là Chúa Yêsu. Dừng lại ngưỡng cửa thế gian trước lúc ra đi, Chúa Yesu sắp đặt đời sống những kẻ thuộc về Ngài, hiệp nhất với Ngài – nhưng lại còn ở trong kósmos : Một sinh mạng lưỡng năng.
Cum dilexisset suos / Mến yêu các kẻ thuộc về Ngài.
Cả sứ vụ Chúa Yêsu tóm lại lời nầy. Coi 15:19- Chúa Yêsu với những kẻ thuộc về Ngài / Thế gian và những kẻ thuộc nó. Việc nhấn đến tương phản giữa Chúa Yêsu và thế gian dọn vào cả trong đoạn 15-17.
Qui errant in mundo /Còn trong thế gian.
Đó là mối quan ngại! Chúa Yêsu vẫn để những kẻ thuộc Ngài trong thế gian.
In finem dilexit eos / Yêu mến họ đến cùng.
   - In finem : (télos) – Theo tiếng Hy Lạp có thể hiểu như adverbe – Cách hết sức, cách hoàn toàn đầy đủ : Lòng yêu mến của Thiên Chúa có thể làm bất cứ việc khó khăn gì vì các kẻ thuộc về Ngài.
    - In finem còn giữ nghĩa Tận cùng : Mút cùng đời Chúa Yêsu.
    - Télos còn có nghĩa chung luận – Giờ của Chúa Yêsu đã là Cánh chung.

Câu 2: Caena facta /Bữa tối ấy.
Văn bản Vulgata ( D it pesh sah bob) – Sau khi đã ăn xong. Nhưng đúng hơn phải theo văn bản có participe présent – Đang bữa ăn – Nghĩa Caena  /bữa tối. Đây Yoan hiểu bữa tối như 1Cr 11:20 không? Nếu có, thì Yoan tất có ám chỉ đến trung tâm của bữa đó : Nghi tiết đã thiết lập để truy niệm Chúa Yesu chết và sống lại.
Cum diabolus jam  misisset in cor…/ Ma quỷ gieo vào lòng
Khó dịch. (BJ) Ý : Coi Lc 22:3 – Hai vũ trụ đối nghịch nhau. Một bên- Chúa Yêsu và Agapè của Ngài (mà là agapè của Thiên Chúa thể hóa trong sứ mệnh của Chúa Yêsu (13:16). Bên kia – ma quỷ có mặt, một cách cũng như thể hóa nơi Yuđa.

Câu 3: Sciens – nhấn lại lần nữa vấn đề chủ chốt trong Thương khó – Chúa Yêsu làm mọi sự trong ý thức tuyệt đối. Và như thế, các việc của Ngài có tính cách mặc khải. Trong mạch lạc : Đối chiếu quyền cao cả và hành vi của Chúa Yêsu.
Quia Deo exivit, et ad Deum vadit / Ngài đã xuất từ Thiên Chúa, và đang đi về cùng Thiên Chúa.
Exodus của Thiên Chúa đã đến. Nhưng là đi đến vinh quang của Cha, ngang qua sỉ nhục Thập giá. Sự sỉ nhục mường tượng thấy qua Rửa chân.

Câu 4-5: Việc Rửa chân.
Việc của nô lệ mà một chủ Do Thái không thể đòi nô lệ Do Thái làm được. Tuy thế - vợ rửa chân cho chồng, môn đồ rửa chân cho rabbi.

Câu 6: Venit ergo/ tới phiên (vậy Ngài đến cùng …)
Kiểu đặt câu hình như muốn nói Chúa Yêsu khởi sự với Simon Phêrô. Câu nói của Phêrô cho thấy sự kỳ dị của hành vi Chúa Yêsu đối với con mắt người đời. Phêrô xét đoán hoàn toàn theo xác thịt. (8:15) theo mắt thấy (7:24). Trí khôn an lành của người đời không lý hội được sự nghịch nhiên nơi dung mạo Lời làm người.

Câu 7: Nescit modo, scies autem postea / Nay ngươi không biết nhưng sau nầy sẽ hiểu
Trách cứ mê muội cũng có, nhưng cốt yếu là lời dung thứ và là một lời hứa.
Postea/ sau nầy.
Tất nhiên không phải là mấy phút sau, khi Chúa Yêsu cắt nghĩa (12tt) là Phêrô am tường cả. Postea đòi một sự thay đổi lớn lao. Kỷ nguyên mới xuất hiện với sự chết và sống lại của Chúa Yêsu: cũng như 2:12  12:16. Và lý do là như 7:39  14:26  16:13 – chỉ có sức Thánh Thần, người ta mới hiểu biết Chúa Yêsu. Môn đồ cũng không hơn gì người Do Thái.

Câu 8: Ý nghĩa rửa chân.
Được trình bày trong những lời đôi đáp giữa Chúa Yêsu và Phêrô. Như thường thấy trong Yoan : Lời lẽ không nên hiểu theo suy luận tâm lý, nhưng theo ý định của Yoan. Các lời đó có tác dụng diễn điều tác giả nhắm đến. Đây, Phêrô tiêu biểu cho tâm trạng nhân loại, không muốn nhìn thấy ơn cứu rỗi Thiên Chúa trong sự hạ mình, và chính Thiên Chúa trong dung mạo nô lệ.
Non lavabis mihi pedes in aeternum/ Không đời nào Ngài sẽ rửa chân cho tôi
Một lời từ chối rất mạnh, nhưng phải so sánh với Mc 8:32 – Yoan không có tương đương chính thức với lời đó – Có lẽ Yoan bổ túc ở đây và như thế hướng ý nghĩa Rửa chân rồi. Rửa chân ám chỉ đến việc chết trên Thập giá.
Si non lavero te, non habebis partem mecum / Nếu Ta không rửa cho ngươi, tất ngươi không có phần nào với Ta.
Nên so sánh với Mc 8:33 – trong đó Phêrô cũng vấp phạm vì Thập giá. Phêrô – tuy dẫu đầy kính phục thầy nên từ chối điều mình tưởng hạ giá – vẫn đã đi trên đường lạc, dừng lại trên điều hợp lý của loài người, chưa vào ý định của Thiên Chúa.
Phêrô – nếu nhất quyết như thế - ắt không còn có gì chung với Chúa Yêsu, không thông chia các ơn huệ phát sinh tự Thương khó, không còn thuộc về những kẻ Chúa Yêsu chọn. Chỗ nầy chúng ta thấy Yoan đặt tầm quan trọng đặc biệt vào việc rữa chân, quyết định cho việc thuộc về Chúa Yêsu.

Câu 9: Phêrô biết là được là quan trọng, nhưng vẫn chưa hiểu.
Phêrô tưởng sự hiệp nhất với thầy tùy vào diện tích thân mình đụng chạm đến hành vi Rửa kia, và như thế xin được rửa tất cả những phần mình nào hiện có thể rửa được.

Câu 10: Một câu danh tiếng về bình luận văn bản. 
A/. Qui lotus est, non indigent nisi ut pedes lavet – đại đa số MSS latin /Kẻ đã tắm rồi, không cần phải rửa nữa, chỉ rửa chân thôi.

B/. Qui lotus est, non indigent lavari - Sinaiticus, Vulgata (ít MSS) 379 Jerome, Tertull, Agust, Orige./ Kẻ đã tắm rồi, cần gì phải rửa
Cả hai dị  bản đều cựu trào và phổ biến. Vấn đề chỉ quyết định được do mạch lạc của Yoan, nhưng tiên vàn có nhiều điểm nhận xét:
     - Yoan dùng hai động từ : Loúesthai và níptesthai – nghĩa có sắc thái khác nhau – nhưng cũng phải nói Yoan nhiều khi Yoan cùng cặp động từ đổi thay nhau cho dễ nghe.
     - Chiếu theo 8b – không thể coi việc Chúa Yêsu làm như tầm thường.
     - Hình như có thói tục : Khách đi dự tiệc thì tắm trước đã, khi đến nhà thiết tiệc thì chỉ rửa chân thôi.
     - Tiếng loúein có dùng cho những lễ nghi tôn giáo.

Bình luận chung nhận B làm chính bản. Loúein có thể có sắc thái riêng của nó với níptesthai, nhưng theo kiểu dùng tiếng của Yoan, không thể nói được Yoan đã đặt ý nghĩa vào đó. Tại sao ? Yoan thêm sau tiếng Loúesthai để hướng về ý nghĩa Yoan nhắm đến: Bối cảnh là cắt nghĩa phép rửa của Hội Thánh, nhưng ý của câu là vạch ra sự hiểu lầm của Pherô – tưởng rằng rửa thêm phần nào càng được ơn ích. Trái lại Chúa Yêsu rửa cho thì liền được toàn mình trong sạch. Mọi sự rữa ráy khác không ích lợi gì.
Sed non omnes / Nhưng không phải hết thảy các ngươi đều sạch cả đâu.
Ám chỉ về Yuđa nầy vạch ra điều quan trọng : Không có việc ma thuật, máy nhạy trong công việc cứu rỗi.

Với câu 10 nầy – nảy ra vấn đề về ý nghĩa việc rửa chân – Rất nhiều người muốn hiểu về việc tẩy rửa môn đồ:
            - Hoặc đem về Thanh Tẩy.
            - Hoặc đem về phép giải tội.
            - Hoặc đem về phép Thánh Thể.

Cullmann – Rửa chân – Đem về Thánh Thể.
Tuy không nói đến việc lập Thánh Thể, nhưng Yoan có nhiều ám chỉ về các phương diện của bí tích:  
            -Yn 2:1-11 về Máu : Sự chết thục tội.
            -      6: 1tt   về mãnh lực sống lại trong bí tích.
            -      13:3tt  về hiệp nhất trong lòng Mến.
Còn qui lotus est… nói về thanh tẩy. Rửa trọn cả, không làm lại nữa. Rửa chân làm lại được : Thánh Thể - tái diễn lại được để duy trì sự hiệp nhất trong Cộng đoàn.
Vấn nạn : Phải giả thiết dị bản A là nguyên bản – Ý tưởng tượng trưng khá kỳ dị - Thánh Thể có ơn tha tội nhưng không phải là bí tích tha tội. Diệu vợi! Lý luận thế nầy – Rửa chân phát từ lòng mến hy sinh của Chúa Yêsu, lòng mến đó diễn tả ra cách đặc biệt nơi Thập giá, chết Thập giá diễn ra trong Thánh Thể (Yoan đặt rửa chân vào chính chỗ Nhất lãm thuật về lập phép Thánh Thể).

Bultmann – Vì 15:3, trong việc rửa chân đó có hình ảnh của hiệu lực của Lời. Phêrô đã chịu lấy rồi, còn muốn hơn gì nữa. Sự trong sạch đố đã chịu lấy trong Đức tin, phó mặc cho tác dụng của Lời Làm Người. Yoan tả việc phục vụ của Lời Làm Người dưới hình thức rửa chân, vì Yoan muốn nghĩ đến Thanh Tẩy nữa, cốt để vạch ra tầm độ phải chăng diễn ra hiệu quả của Lời. Điều nầy mới cốt yếu và đã làm trong sạch môn đồ rồi.
Vấn nạn : Không cắt nghĩa được xuôi lắm ý nghĩa tượng trưng rửa chân. Vậy nếu hiểu rửa chân tượng trưng cho lễ nghi- bất cứ lễ nghi nào, Thánh tẩy, Thánh Thể - đều không xuôi với trình thuật: Vậy việc rửa chân nếu có ý nghĩa gì xa hơn việc làm sạch chân môn đồ ? Kỳ thực, không thể chỉ tẩy rửa để dự tiệc, vì việc Chúa Yêsu làm không phải đầu bữa, vả lại, nếu đem về việc tẩy rửa, thì rửa tay cần thiết hơn.

Phải nói, đây là một ví dụ sống động cho việc Con Thiên Chúa đã lấy forma servi – sự hạ mình của Logos, và sự hạ mình đó – hướng tất cả đến chóp đỉnh : Thập giá (các câu 7-8 đã ám chỉ, ám chỉ đến việc như trong Mc 8:32- Đó là Télos của Agapè – nguồn gốc cho mọi Thanh Tẩy, cho Thánh Thể (và chắc Yoan có các bí tích làm bối cảnh, nhưng Yoan vạch ra ý nghĩa sâu thẳm của hết các điều ấy. Tín hữu nhờ đó được lôi kéo vào hành vi của lòng mến hạ mình đến cực điểm diễn bày trong sự chết của Chúa, mà rửa chân – cũng là hành vi của lòng mến hạ mình –là như tiên thường, như khởi điểm Thương Khó.

Câu:12:Tuy giải thích mới coi như đổi chiều, đây nhấn đến phục vụ trong khiêm nhường.
Kỳ thực, hai ý nghĩa liên kết nhau : Sự trong sạch môn đồ được phát nguồn từ lòng mến hạ mình phục vụ usque ad mortem, mortem autem crucis /cho đến chết và chết trên Thập giá của Đấng tuy có forma Dei đã mặc lấy forma servi.
Bởi thế, kẻ được Chúa Yêsu tẩy rửa nên trong sạch cũng phải đi đến Kênoisis của lòng mến : Yêu mến và phục vụ nhau. Không có chứng chỉ nào khác về việc mình được tẩy sạch, ngoài sự hạ mình, hủy mình để phục vụ vì lòng mến. Sau  cùng, sự chết của chúa Yêsu vừa là phương thế để nhân loại được tẩy sạch khỏi tội, vừa là gương mẫu cho sự sống mới phải noi theo.

Câu 16-20: Diễn tả sự liên kết về số mạng giữa Chúa Yêsu và những kẻ thuộc về Ngài.
Yoan dùng những logia của Nhất lãm về sứ mệnh môn đồ Chúa Yêsu và soi dọi lại bằng ánh sáng của biến cố cuối cùng đời Chúa Yêsu.

Câu 21-30: Việc báo Yuđa bội phản.
Bữa tối kết thúc bằng việc báo bội phản chỉ chính Yuđa. Và Yuđa ra đi trong đêm tối.
Erat autem nos / Nói thế rồi – Một nét rất nhiều ý nghĩa.
Nhắc lại ý nghĩa tượng trưng của sự sáng và tối tăm.
Đây nhắc lại lần nữa chủ đề Krísis : Tách biệt người ta ra do bởi lời ứng đáp khác nhau đối với lời và việc của Chúa Yêsu. Sự tách biệt đến đây là xong. Yuđa ra đi, chỉ còn lại số nhỏ sót lại chọn giữa thế gian bất tín. Phần thứ nhất của Yoan là trình thuật về diễn tiến của Krísis : Do Thái từ bỏ Chúa Yêsu, nhưng họ bị Thiên Chúa từ bỏ như Isaya đã nói (12:37-42) chiếu theo lời trong Bài Tựa (1:11). Nhưng Bài tựa còn tiếp quotquot autem receperunt eum…/ Còn những ai đón nhận NgàiVậy sau khi bàn đến việc từ khước, đến krísis, thì phải bàn đến ơn phúc của những kẻ chịu lấy Chúa Kitô, nhờ Ngài mà nên con cái Thiên Chúa. Con cái Thiên Chúa được đại diện nơi nhóm trung thành còn lại đây với Chúa Yêsu trong phút sau cùng – Các đoạn diễn từ Tiệc ly bàn đến nhóm người đó.

Yoan 13:31 – 14:31  Chúa Yêsu ra đi và trở lại.

Hình thức: Đối thoại.
Đ. 14: Mở và kết. Non turbetur cor vestrum /Lòng các ngươi chớ rung động (14:1-27).
Đ. 14 liên kết với khúc trên bằng chủ đề Ra đi (13:33  14:2  4)
Cả cuộc đàm thoại mang ý tưởng Ra đi-Trở lại (những tiếng ra đi đó lập đi lập lại luôn – quá lắm là 5 câu không nói đến). Cả diễn từ bàn đến ý nghĩa của sự chết và sống lại của Chúa Yêsu.
Mở đầu với lời tuyên bố: Nunc clarificatus est Filius hommis/Bây giờ Con Người đã được tôn vinh – Nên để ý đến thì quá khứ - Chúa Yêsu đã đi vào Thương khó.
11:47-53 – Những kẻ có thẩm quyền trên dân đã tuyên án xử tử Ngài.
12:28 – Chính Ngài cũng đã lãnh nhận lấy sự chết bằng việc tự hiến mình để làm sáng danh Cha.
13:30 – Yuđa đã lên đường để thi hành việc bội phản.
Như thế, người nói đây là là Đấng đã chịu đóng đinh – Chúa Yêsu còn sống nhưng như đã ngang qua sự chết, tuy rằng trong khuông cảnh lịch sử thì ta còn ở nơi phòng Tiệc ly.
Sau lời tuyên bố đó,Chúa Yêsu bắt đầu cắt nghĩa Thương khó bằng lời đã từng nói với người Do Thái (7:23tt  8:21). Lời đó cũng áp dụng cho môn đồ nữa. Truyền thống Phúc âm đã giữ kỹ  sự hèn nhát của các môn đồ - của Phêrô cách riêng. Yoan nhắc lại lời báo Phêrô chối thầy. Việc ra đi đây không phải việc loài người. Việc loài người – một người được mến chuộng như Chúa Yêsu, chắc được những kẻ tận tâm như Phêrô phò tá, hy sinh cho toàn danh dự.
Việc ra đi nầy, Phêrô cho dẫu nhiệt tâm mấy cũng chưa sẵn. Việc ra đi chẳng những là chết mà còn là đi dọn chỗ trong nhà Cha. Dọn rồi Ngài trở lại đem họ về Nhà và khi ấy họ sẽ theo Ngài. Như thế, một hy vọng lớn lao của Hội Thánh được đả động đến – như thấy nói trong 1Th 4:13-18 – Chúa từ trời xuống và sẽ kéo tín hữu theo Ngài : et sic semper cum Domino erimus. Chung luận thường ngong ngóng trông Chúa vinh quang xuất hiện trên áng mây  và lôi kéo môn đồ về cùng Ngài. Các lời đó vọng lại trong câu 14:3 – Thần học Yoan khởi đầu với lập trường đó.

Trong đối thoại – Tôma, Philip, Yuđa, cũng như Phêrô – giữa vai trò thính giả hiểu lầm để nên dịp cho Chúa Yêsu giải thích sâu rộng hơn. Nhờ hỏi và đáp, chúng ta biết ý nghĩa của việc Chúa Yêsu ra đi :
            - Tức là hành trình (ngang qua chết) về với Cha.
            - Chính Chúa Yêsu là đường để môn đò cũng lên đường mà về với một đích đàng – nghĩa là Chúa Yêsu là môi giới cho môn đồ được biết Thiên Chúa, hay thấy Thiên Chúa. Thấy Thiên Chúa tức là thấy Cha,vì Ngài với Cha là một, bởi Cha và Con ở trong nhau. Nên lời và việc của Con là của Cha.
            - Điều nầy rõ ràng nhắm đến Hội Thánh – tình trạng tín hữu thuộc cuối thế kỷ thứ nhất và mọi thế kỷ. Chúa Yêsu không còn hiện diện nơi trần gian, nhưng Ngài luôn luôn vẫn hoạt động, tiếp tục công việc nơi những kẻ tin Ngài, và còn làm một cách đại quy mô nữa – vì Ngài hành động theo lời xin của họ. Bởi Ngài, Thánh Thần sẽ ở lại với họ, ngay trong họ. Bởi đó, họ không bị mồ côi, nhưng Ngài sẽ đến với họ (14:5-18). Chẳng bao lâu, Ngài ra vô hình đối với thế gian, nhưng môn đệ sẽ thấy Ngài. Thấy Ngài (được thị kiến về Thiên Chúa) thì họ được sống. Họ sẽ được thứ tri thức về Thiên Chúa : Đích thực là thông chia việc Cha và Con ở trong nhau (14:19-20). Các điều nầy diễn lại dưới hình thức khác về đặc tính của Chúa Yêsu – Đấng ban sự sống và sự sáng cho loài người bằng việc thí ban chính mình Ngài.

Như thế, việc Chúa Yêsu trở lại được đào sâu – Quang lâm đích thực cũng là việc Chúa Yêsu sau khi chết (và bởi vì đã chết), các kẻ theo Ngài sẽ được hiệp nhất với Ngài như Kyrios có quyền trên kẻ sống và kẻ chết. Bởi hiệp nhất với Ngài, thì được hiệp nhất với Cha, và như thế được vào sự sống đời đời. Đó là lời hứa trong 14:3. Đó là epiphania đích thực, cốt yếu là epiphania của Agapè của Thiên Chúa như nói trong 14:21-24.

Khi đặt việc trở lại trong khuôn khổ Thần học đó, mới lường ra được phần nào tầm quan trọng của Mandatum novum/điều răn mới về lòng yêu thương nhau (13:34t). Sau câu 13:33 báo sự chết của Ngài một cách bí ẩn thì Chúa Yêsu ban Mandatum novum/điều răn mới – liên lạc giữa sự chết của Ngài và Agapè bắt phải nhớ luôn tất cả việc diễn tiến của kế đồ cứu chuộc:
     - 3:16 Tất cả trình tự phát xuất tự lòng mến Thiên Chúa đối với Thế gian.
     - 3:35  5:19-20 Cha yêu mến Con. Con đáp lại bằng vâng phục. Bởi sự vâng phục đó nên lời của Con chính là việc – lời của Cha.
     - 13:1 Chính bằng Agapè hằng có của Thiên Chúa mà Chúa Yêsu yêu các kẻ thuộc về Ngài.
     - 13:34t Bây giờ các kẻ thuộc về Ngài phải diễn lại Agapè Cha đã tỏ ra bằng việc sai Con, và Con tỏ ra trong việc hy sinh mạng sống mình – diễn ra trong lòng yêu mến nhau. – lòng mến của tín hữu – mặc khải cho thế gian.
     - 14:27-31 Có tính cách phụ chương. Toát yếu nội dung các lời trước – Trở lại hoàn cảnh lịch sử.

Câu 31: Gây nhiều thắc mắc.
Hình như chấm dứt đàm đạo. Bởi đó, người ta tìm giải quyết về vấn đề bố cục của các chương 14-17:
     A. Yn 15+17 : Trên đường tới Ghetsêmani.
     B. Surgite, eamus hinc/ Đứng dậy, ta đi khỏi đây. Không phải nhủ môn đồ đi ra – nhưng - Ta hẵng về nhà Cha. Không thể hiểu được surgite
     C. Xáo trộn thứ tự :
Bernard   : 13:1-31a – 15 - 16  ;    13:31b-38 - 14 - 17.
Bultmann: 13:1-30 - 17 - 13:31-35 - 15 – 16 - 13:36-14:31
Chung chung : không có văn kiện – Loại được vài khó khăn nhưng chưa chắc đã làm cho mạch lạc, ý tưởng nên xuôi hơn.
     D. Đoạn 14 là một diễn từ song song với 15- 17 – Đó là những bài giảng, có lẽ về Thánh Thể hay khi cử hành Thánh Thể, nói ra trước, thu thập sau. Bởi đó, tư tưởng lập lại nhiều.

Nhưng dù sao, chú giải phải bằng văn kiện hiện có. Tiền sử của văn kiện – thí dụ như giải quyết D –là ức thuyết. Ức thuyết có ích lợi để hiểu được sao lại có văn kiện gay go như hiện có.

Câu 31: Nunc clarificatus / Bây giờ Con người đã được tôn vinh.
Giờ biến cố cứu rỗi đã đánh, đã chỉ đúng theo chương trình của Thiên Chúa ngay khi người phản trắc nhắc chân khỏi cửa phòng Tiệc ly mà lút hẳn vào Đêm. Đạo lịch sử dựa trên những điều chỉ có một lần đã xãy ra dưới trần gian.
Clarificatus / so với Turbatus (13:21) 
Chúa Yêsu như thể chạm trán với Princeps hujus mundi/ Thủ lĩnh thế gian, tuy dung mạo nó hiện đây dưới một người xương thịt : Yuđa. Nhưng Chúa Yêsu bằng lòng để quyền lực tối tăm thi thố lòng độc ác nơi mình và chính Ngài hoàn toàn tự do đã khiến Yuđa ra đi – Ngài lĩnh lấy khổ thống trong hoàn toàn vâng phục Cha. Sự hoàn toàn thưa vâng đối với Cha lại là Vinh hiển của Ngài. Lời đã diễn tả tất cả Thương khó như một biến cố duy nhất và coi như đã hoàn tất – Doxa của Chúa Yêsu đã mặc khải.
Et clarificatus Deus in eo / Thiên Chúa đã được tôn vinh nơi Ngài.
Cũng một biến cố đó, Thiên Chúa được Vinh hiển. Chính vì Cha được hoàn toàn vinh hiển trong việc làm Con được vinh hiển mà lộ ra tính cách mặc khải của Doxa. Việc Cha được vinh hiển thành tựu chính trong việc mặc khải cùng tận nầy.

Câu 32: Còn đứng trong hoàn cảnh lịch sử.
Thập giá còn trong tương lai.

Et continuo clarifica…/ Và ngay đây Người sẽ tôn vinh Ngài.
Doxa của Chúa Yêsu hiện tỏ ngay lập tức trong Thương khó – tức là đi về trong vinh quang Cha – trong sống lại, trong  ơn Thánh Thần, trong sự hiện diện giữa những kẻ thuộc về Ngài.

Câu 33: Chủ đề ra đi.
Ý nghĩa phức tạp : Chết và Thăng thiên
Vos non potestis venire/ Các ngươi không thể đến được.
Cả hai nghĩa trên việc ra đi kia không thể áp dụng hiện bây giờ cho môn đồ. Môn đồ không hơn gì người Do Thái. Tin của họ vẫn còn khiếm khuyết.

Câu 34: Môn đồ còn phải ở lại trên thế gian.
Để điều khiển đời họ, Chúa Yêsu ban cho họ điều răn mới – Mandatum novum.
- Không phải là Israel không hề biết điều răn ấy (Lv 19:18) P. Aboth 1:12 cũng nói đến.
- Nhưng mới : Vì tương chiếu với điều cốt yếu nơi liên lạc giữa Cha-Con (10:18  12:49tt  15:10) – Mến thương nhau, không chỉ là điều tốt lành, nhưng chính là vì điều đó mặc khải Cha và Con.
- Mới cũng là vì điều đó ban bố ra để chi phối thời mới khai mạc với sự chết và sống lại của Chúa Yêsu (1Yn 2:8)
Ut diligatis invicem/ Hãy yêu mến nhau
Không phải làm hẹp điều răn yêu người lại. Những kẻ thuộc về Chúa Yêsu yêu nhau khác hẳn mọi lòng yêu mến khác vì căn cứ trên lòng Cha-Con yêu mến nhau và mặc khải điều đó ra. Lòng Cha yêu mến Con khác hẳn lòng Cha yêu mến thế gian tội lỗi, vì Cha nhìn nơi Con chính sự trọn lành của Con cũng như Cha. Cũng vậy, thuộc về cái cốt tử của sự sống mới là mọi kẻ thuộc về Chúa Kitô yêu mến nhau – Họ mà không đạt thấu điều đó, họ cũng không họa lai nơi họ chính sự sống Thiên Chúa.
Sicut dilexi vos/ Như Ta đã yêu mến các ngươi.
Mạch lạc đem về rửa chân, nhưng cuối cùng đem về sự chết của Chúa Yêsu – mẫu cùng tột cho lòng mến nhau giữa tín hữu.
In hoc cognoscent / Cũng hãy làm điều đó (yêu mến nhau).
Yêu mến nhau – Chứng chỉ chân thật hiển nhiên cho tư cách môn đồ.

Câu 36-38: Pherô.
Xét về bố cục trình thuật thì giữ vai trò thính giả không hiểu, hay hiểu lầm.
Xét về lịch sử, Yoan giữ truyền thống chung về báo Phêrô chối.
Xét về mạch lạc, không thỏa với lệnh yêu mến, Phêrô muốn theo ngay. Không hình ảnh – Biết và cảm bởi kinh nghiệm thần bí có vẻ hấp dẫn hơn việc kiên nhẫn đi theo Thánh ý Thiên Chúa.

Yoan : 14:1-3 : Ra đi trở lại : Đặt chủ đề.
Kiểu nói có ngụ ý đến quan niệm chung luận của Hội Thánh. Thay vì quan niệm quá dựa trên tưởng tượng – bởi dựa trên kiểu nói của trò lưu khải huyền – Yoan phân biệt các giai đoạn, và nhấn vào tính cách Cánh chung của giai đoạn hiện tại. Hay phải hơn, sự kiện hiện tại đã hoàn thành và sắp kết liễu nơi sự chết-sống lại của Chúa Kitô.

Câu 1: Văn bản Hy Lạp cho hiểu nhiều kiểu về 1b, nhưng đối chiếu với 1a (imperatif) nên các tác giả thường hiểu 1b như imperatif cả.

Câu 2:Mansiones/ Nhà :
Chắc Yoan nhắc đến tự nguyên Manere / 14:23 Hình ảnh ở đây nhưng câu 23 sau đã vén màn cho thấy cốt yếu là gì.

Câu 4: Lời hứa trên chỉ có ý nghĩa cho lòng tin.
Câu nầy nối với Câu 3 – Môn đồ không thể nghi hoặc về chỗ mà họ được ở nhưng lại chuyển qua Via/ Đường : Họ biết đường đi đến chỗ đó. Mà biết đường là biết việc Chúa Yêsu ra đi, hành trình của Ngài. Như thế biết Ngài đi về nhà Cha nhờ chết và sống lại. Đường họ phải theo cũng thế.

Câu 5-6: Tôma hỏi cũng như Do Thái (7:35t  8:22).
Diễn lại quan niệm quá trần tục về những điều thuộc Thiên Chúa - Nhưng cũng có lý – Muốn biết đường của mình phải theo thì phải biêt về hupagein của Chúa Yêsu là gì.
Ego sum via / Đường, chính là Ta.
Chúa Yêsu không cần đường nào (khác môn đệ) – Ngài chính là đường cho môn đệ - Nhưng ở đây, Đường và Đích phù hợp với nhau, cũng là một. Đi vào Đường đó là đạt Đích nữa rồi.  Nguyên nhân :
Veritas et Vita / Sự thật và sự sống.
Chúa Yêsu là thực tại Thiên Chúa diễn bày ra cho người ta. Ngài cũng là điều ao ước để được sống : Ngài là sự sống. Cả ba thực tại : Đường – Sự thật – Sự sống nối chặt nhau trong Ego Eimi. Veritas –Vita đây luôn luôn có vì Chúa Yêsu là Via – Không phải là những thực tại người ta có quyền sở hữu.
Nemo venit ad Patrem. Nisi per me / Không ai đến với Cha mà không nhờ Ta.
Chỉ có một mặc khải của Thiên Chúa, chỉ có một dây nối giữa Thiên Chúa và loài người.

Câu 7: Lại một câu nói bắc cầu cho câu hỏi sau.
Chúa Yêsu là Đấng mặc khải cốt là vì nơi Ngài, nhân loại được có Cha hiện diện.
Et amodo (ap’arti) / Ngay từ bây giờ.
Đêm về lúc Chúa Yêsu hoàn tất mặc khải Cha thì đi về trong vinh quang của Cha.

Câu 8: Philip – Đại diện cho những người ngong ngóng một cảnh huy hoàng rực rỡ nào.
Nhưng lời xin của Philip - Ostende nobis Patrem et sufficit nobis / Xin tỏ cho chúng tôi thấy Cha, thế là đủ cho chúng tôi.
Là lời xin, sự mong ước của hết mọi tâm hồn có lòng đạo. Xh 33:18 – Không gì có thể ước ao hơn là chiêm ngắm Thiên Chúa – nhưng ngay lời xin đó cho thấy cái khiếm khuyết đức tin nơi Philip.

Câu 9: Tanto tempore / Đã bao lâu rồi.
Một sự trách móc về sự khiếm khuyết đó. Sum họp cùng Chúa Yêsu mất hết ý nghĩa nếu không nhận ra được rằng : Chúa Yêsu không phải là gì cả nếu không phải là Đấng nơi đó Thiên Chúa hiện diện. Đằng khác, sự ở cùng Chúa Yêsu làm cho có thể chiêm ngắm Thiên Chúa.
Qui videt me, videt et Patrem / Ai thấy Ta là đã thấy Cha Ta.
Chúa Yêsu là mặc khải Thiên Chúa. Cha ở trong Ngài, chính Cha hành động trong Ngài.

Câu 10-11: Cắt nghĩa thêm chính điều đó và căn cứ đức tin đó ở đâu.
Công thức hổ tương trọn hảo giữa Cha và Con.
Nên để ý Verba quae ego loquor…ipse facit opera / Các lời Ta nói với các ngươi…hằng làm công việc của Ngài. Yoan chuyển dễ dàng lời qua việc vì cả hai đều có tính cách mặc khải và diễn bày quyền năng Thiên Chúa.

Câu 12 : Sự hiện diện của Chúa Yêsu nơi các kẻ tin tỏ bày nơi việc họ làm.
Những việc đó tức là :
            - Các phép lạ (Mc16:17-18)
            - Yoan còn thêm – Cách riêng là những việc trong đó quyền năng và tính cách Thiên Chúa được rõ rệt – Yoan nghĩ cách riêng đến việc thu nạp Tín hữu vào Hội Thánh (17:20  20:29).
Quia ego ad Patrem vado / Vì Ta đi đến cùng Cha.
Chết – Sống lại của Chúa Yêsu – Điều kiện để Hội Thánh được sai đi rao giảng.

Câu 13: Các việc majora/ lớn lao  kia kỳ thực là việc của Đấng – mà ngoài Ngài ra họ không làm gì được (15:5) – Hứa hiệu quả cho công việc, lại còn hứa nhậm lời xin của môn đồ, và hơn thế nữa  hoc faciam / sẽ làm.
Ut glorificetur Pater in filio / Ngõ hầu Cha được tôn vinh nơi Con.
Tất cả mục đích của Con: Vinh quang cho Cha. Đó cũng là mục đích của công việc môn đồ.

Câu 14: Văn bản – Nhiểu thủ bản bỏ cả câu.
Thêm sự chắc chắn được nhậm lời và lặp lại lần nữa hoc faciam.

Câu 15: Liên lạc mới với Chúa Yêsu là Agapè.
Tuy nhiên phải tránh hiểu theo cảm tình – Lòng mến đây luôn luôn diễn tả trong vâng phục. Điều đã chân thật cho lòng mến của Con đối với Cha, thì cũng phải thực hiện trong lòng mến của môn đồ đối với Chúa Yêsu.
Sau khi đã cho thấy sự tỏ mình ra (parousia) của Ngài sau khi chết, nơi hoạt động quyền năng của Ngài, thì nói đến một kiểu diễn tả khác cho parousia của Ngài nữa, Thánh Thần.

Câu 16-17: Ơn Thánh Thần.
Chúng ta đã thấy Yoan ra sức tỏ bày sự duy nhất trong hành động giữa Cha và Con, làm cho Thấy Cha nơi Con và việc cùng lời của Con là của Cha để tránh hẳn nhị nguyên (về việc cứu rỗi cũng như bản tính của Thiên Chúa) thì Yoan còn phải cho thấy sức lực Thần Khí hoạt động trong Hội Thánh, không tự lập với hoạt động lịch sử của Chúa Kitô. Cũng không có nhị nguyên mới trong cơ sở của Hội Thánh.
Trong hoạt động của Thánh Thần, ta cũng có parousia của Chúa Kitô đã đi về cùng Cha. Tác dụng của Thánh Thần được diễn tả bằng các tiếng:
            - Paraklêtos (16).
            - Spiritus veritatis (17)
Thánh Thần hiện diện nơi môn đồ cách huyền bí.

Câu 18-21: Chúa Yêsu trở lại bằng một Parousia nhiệm mầu.
Parousia nầy cho môn đồ được nhìn nhận sự duy nhất giữa Cha và Chúa Yêsu.
Những lời nói đây phải hiểu theo nhiều bình diện :
            - Những việc hiển hiện khi sống lại.
            - Việc hữu diện bí nhiệm bền vững hơn – dựa trên sự thông chia sự sống – môn đồ được dẫn vào mầu nhiệm hiệp nhất giữa Cha và Con và mầu nhiệm hiệp nhất giữa Chúa Yêsu và họ (20).
Nên để ý – Những danh từ chung luận được dùng cho biến cố xãy ra cho môn đồ trong thời gian. Yoan không mơ hồ: ơn lạ lùng kia đòi điều kiện giữ các lệnh truyền của Chúa Yêsu (21).

Câu 22-24: Những tín hữu (đại diện nơi Yuđa) ước mong cái gì sáng lạn, hùng vĩ ,làm ngợp thiên hạ. Họ chú trọng đến cách xuất hiện ngày Parousia, họ không đặt tâm mà thưởng thức Đấng ngự đến cùng họ.
Đó là lúc Chúa Yêsu lợi dụng (hay Yoan lợi dụng) để bày tỏ ơn lớn lao Thiên Chúa ban cho tín hữu : Thế giới Hy Lạp ngóng trông (theo kiểm phiếm thần) được vào trong Thiên Chúa mà được Thần hóa. Với Yoan – sự phạm thượng đó nhất thiết phải bị loại bỏ đi – Thiên Chúa đã ứng đáp với sự ngóng trông mơ hồ kia một cách ngoài sức tưởng tượng của người ta mansionem apud eum faciemus /… Sẽ đặt chỗ nơi mình nó.
Yoan chú trọng đến căn bản lịch sử của đạo Chúa Kitô và sự thiết thực của vâng phục yêu mến, nhất thiết phải có để Thiên Chúa đến ở trong người ta.

Câu 25-26: Những điều huyền bí về Parousia nầy không hài lòng nhiều tín hữu, vẫn còn mong một thứ chung luận theo kiểu khải huyền tưởng tượng. Không chứng gì khác để bắt họ hồi tâm cho bằng cam đoan với họ - Sự dẫn dắt của Thánh Thần mà Chúa Yêsu đã hứa, để đi sâu vào mọi điều Chúa Yêsu đã dạy dưới ánh sáng của sự chết-sự sống lại của Chúa Yêsu.
Đằng khác, đặt tiêu chuẩn để chống lại tiên tri giả (tự phụ mình có Thánh Thần) : Thánh Thần không đem mặc khải mới, nhưng nhắc lại mọi điều Chúa Yêsu đã dạy (Căn cứ trong sự nghiệp lịch sử của Chúa Yêsu).

Câu 27-31: Kết thúc và toát yếu. Trở lại hoàn cảnh lịch sử. Những lời từ biêt. Của Chúa.
Surgite eamus hinc / Đứng dậy! Ta đi khỏi đây. Câu nầy hình như Yoan đã chịu lấy từ truyền thống Phúc âm chung. Cf Mc14:41-42 – Lời Chúa Yêsu sau cơn khổ thống trong vườn đã thôi thúc các môn đồ để đi ra nghênh đón những kẻ tới bắt Ngài.
Với Yoan – Thù địch đến không phải là Yuđa hay lính bắt ngài – Thương khó là một cuộc chiến đấu với princeps mundi hujus, mà Satan không chỉ hành động nguyên nơi những bộ hạ nhân loại. Vậy, ngay bây giờ, Chúa Yêsu giao chiến cùng Satan  - Ngài đi vào, không phải bị câu thúc – Satan không có quyền gì trên Ngài – nhưng để thế gian biết Ngài yêu mến Cha và vâng phục lệnh truyền của Cha.

Yoan 15-16.

Bố cục :
Hai đoạn nầy làm thành một diễn từ đặc biệt về hình thức, đối thoại chỉ vẻn vẹn có đoạn cuối để trở lại tình cảnh đương lúc, còn bao nhiêu là độc thoại.
Trong đoạn 13:31-14:31 – Chúng ta đã thấy là bàn đến Chết-Sống lại, giải thích lại trong khuôn khổ chung luận – cốt để thẩm định giá trị của biến cố theo ý định của Thiên Chúa – Trong khi đó có vài vấn đề gợi ra mà không giải nghĩa, cách riêng có việc Chúa Yêsu ở trong môn đồ và môn đồ ở trong Chúa Yêsu, công việc của Paraklêtos. Nói được lại, chưa kết thúc, nhưng đang nhắm trước mắt.
Trong khúc độc thoại nầy, lúc đó được coi như qua rồi và Chúa Yêsu ngó đến tình cảnh các môn đồ đã qua được khỏi thử thách đó, mà sống trong hiệp nhất của Hội Thánh và liên lạc của họ với Kyrios đã sống lại và hiển dương (15:1-17). Đoạn, đến mối tương quan của họ với thế gian cừu địch (15:18  16:11), để rồi trở lại lần nữa về sinh hoạt bên trong Hội Thánh trong 16:12-15.

Như thế, hai vấn đề bỏ ngỏ trong diễn từ trước được lấy lại :
     - 15:1-17             Bàn lại vấn đề hiệp nhất (ở trong nhau) của Chúa Yêsu và môn đồ.
     - 15:18- 16:11     Đi vào vấn đề công việc của Paraklêtos.

Yn 15: 1-17 Cây nho đích thực.

Diễn từ bắt đầu đột ngột, không có nhập đề.
Các câu nầy cũng chia làm 2 phần : 1-8 và 9-17.
Trong phần I (15:1-8) hình ảnh cây nho cốt yếu :
     - Hình ảnh có phần đụng chạm với tư tưởng Hy Lạp khi nói đến Thiên Chúa lo cho vườn nho của mình (ấy là ý niệm Thiên Chúa : Agricola - người trồng trọt – chăm lo cho vũ trụ - nhân loại – linh hồn : ý tưởng nói đến là thông thường trong thế giới Hy Lạp). Nhưng hình ảnh không chú trọng nhiều vào đó mà là liên lạc giữa cây nho và các nhánh nho. Đây thì bối cảnh :
           
     - Cựu Ước. Hs 10:1 Is 5:1-7 Yr 2:21. Vườn nho đã là hình ảnh Israel. Từ đó – Nho, hình ảnh cổ điển (Yr 12:10 Ez 15:2-8  17:6-10  19:10-14  Tv 80:9-17 cách riêng  nên để ý câu 16 – kiểu dịch LXX đã hầu như coi hình ảnh cây nho và con người tương đương với nhau, cả hai thay mặt cho Dân Chúa, bị tàn phá chết choc, nhưng được tay Thiên Chúa phù hộ cứu thoát, làm cho hồi dương sống lại. Vào thời Chúa Yesu, Đền thờ Herode, cửa vào Đền thờ có một cây nho bằng vàng trên mi cửa, tượng trưng cho dân.
     - Tân Ước. Chúng ta phải nhớ đến các dụ ngôn Vườn Nho (Mc 12:1-9 Mt21:33-41 Lc 20:9-16 Mt 20:1-16 31:28-32 Lc 13:6-9) Các ví dụ đó chung chung ám chỉ đến Israel hay một phần trong dân. Đối chiếu hiệu quả đáng lẽ phải có và hiệu quả thực sự có thì thô thiển, thiếu sót (về điều nầy, giáo huấn các tiên tri được lập lại trong Tân Ước). Với Yoan – cây nho được áp dụng khác :
            + Ngang qua sự nghiệp sinh thời của Chúa Yêsu với Israel mà nghĩ đến sinh hoạt Hội Thánh mọi thời.
            + Cây nho không còn chỉ Israel, nhưng chính là hình ảnh chỉ Chúa Yêsu

Về thể văn – Không còn là ví dụ (một truyện được thuật lại) – Không nói đến số mệnh vườn nho hay cây nho, nhưng nói ngay đến những quan sát, kinh nghiệm chung cho việc trồng nho. Tất cả ý nghĩa bóng bảy dựa ngay từ đầu trên lời tuyên bố Ego Eimi – Chúa Yêsu là tất cả những gì cây nho tượng trưng.
Nhưng ngoài các ví dụ nói trên, có những liên tưởng với Thánh Thể. Trình thuật Nhất lãm nói đến Genimen vitis /Trái nho (gượng lắm mới hiểu được về rượu), Didachè trong lời cảm tạ về chén thánh có nói đến  Sancta vitis David pueri tui (9:2)- Ý tưởng có lẽ Hội Thánh Dân Chúa, vườn nho của Thiên Chúa, bao quát hết mọi người thuộc dân Thiên Chúa đích thực nơi mình Ngài, cũng như cây nho có mọi nhánh nơi mình. Những liên tưởng đến Thánh thể, cùng vị trí diễn từ trong chỗ nầy, cho thấy được rằng : Chúa Yêsu chịu treo thập giá và sống lại là Vitis vera/ cây nho thực
Nhận như thế, thì sự hiệp nhất giữa các nhánh và cây nho cùng giữa các nhánh với nhau la hình ảnh xúc tích cho ý tưởng về Chúa Kitô ở trong những kẻ thuộc về Ngài, và họ ở trong Ngài. Ngay sau đó, liền thấy nguyên ủy làm cho ở trong nhau được là Agapè : Chúa Yêsu yêu mến những bạn hữu của Ngài, diễn lại lòng yêu mến của Cha, rồi phải kết thúc nơi yêu mến vâng phục của các môn đồ. Đó là hoa quả của nhánh nho, và cách riêng là yêu mến lẫn nhau.

Yoan 15:18 -16: 11. Thế gian thù ghét – Công việc của Parakhêtos.

Liên lạc với Yn 15:1-17 bởi tương phản.
Bên trong Cộng đoàn của những người thuộc Chúa Yêsu là kết thúc cái vòng của Agapè, phát xuất tự Thiên Chúa Cha, ngang qua Con đến cùng môn đồ, rồi lại vươn lên lại mà về cùng Cha, làm Cha được vinh quang nơi Con. Đó là giới ek tỗn ánô (De supernis), giới sự sáng, giới Agapè.
Nhưng khốn đỗi, giới đó không tiêu hao đi được một giới khác – giới ek tỗn kátô ( De deorsum), giới tối tăm, giới thù ghét : Thế gian nầy.
Hai giới đó xung khắc nhau như Sự sáng và Tối tăm. Tối tăm không đành ngỏ ra cho sự sáng vào, nhưng co quắp lại trong cố chấp thù ghét. Đó là xung đột. Đó là phán xét. Thế gian bị phán xét nhưng cộng đoàn chịu liên lụy: Cấm cách. Cộng đoàn mang lấy số mạng chính Chúa Yêsu, vì thuộc về Chúa Yêsu.

Những lời báo cấm cách thuộc truyền thống chung của Phúc âm. Nơi Marcô – Đó là thành phần của diễn từ chung luận (Mc13:9-13). Mattheu – Có đem vào cho diễn từ thừa sai (Mt10:17-22) chiếu theo khuynh hướng sưu tập chủ đề của Mattheu. Vậy phải nói rằng, các logia đó trước tiên ở trong khung cảnh chung luận – Khung ảnh ấy cho thấy ý nghĩa siêu tuyệt – Một dấu báo hiệu Nước Cánh Chung của Thiên Chúa đến trên trần gian. Sitz im Leben của diễn từ : Khuyên nhủ và cảnh cáo tín hữu trong những cơn cấm cách Hội Thánh kinh nghiệm, cách riêng thời Nêrô (ít là theo ức thuyết về việc soạn tác Marcô tại Roma). Nhưng Yoan – đã soạn lại để dặt vào nhãn giới thần học của Yoan và trong mạch lạc đạo lý đi từ những đoạn đầu:
     - 3:5-6 – Hai thế giới của Xác Thịt và Thần khí vô phương chuyển qua nhau bởi dịch hóa. Phải sinh lại mới vào giới Thần Khí.
     - 5:24 – Hay phải sống lại mà biệt hẳn khỏi chết.
     - Đoạn 7-8 (21tt) – Chúa Yêsu đi đến nơi thế gian (Do Thái) không đến được vì họ thuộc hạ giới, Ngài thuộc thiên giới. Họ thuộc thế gian, Ngài không thuộc thế gian nầy.

Bây giờ nói đến môn đồ - Chúa Yêsu báo trước sự thù ghét của thế gian và cho lý do. Khác với thế gian thù ghét, môn đồ không thuộc về thế gian, nghĩa là so với 8:21tt, họ cũng thuộc giới trên cao – dĩ nhiên theo tư cách nhánh của cây nho, đã được tẩy sạch bởi lời Chúa Yêsu (15:3), đã ngang qua cái chết mà vào sự sống (5:24), đã được tái sinh trong giới Thần Khí (3:5). Như thế, những lời nầy tuy xét về hoàn cảnh lịch sử còn nói trong phòng Tiệc ly, nhưng kỳ thực do chính Chúa Yêsu ngang qua chết và sống lại nói với những môn đồ đã kinh nghiệm việc Ngài đến với họ trong quyền năng của Thánh Thần.

Cấm cách – Phán xét.
Số mạng của Chúa Yêsu được diễn ra nơi Cộng đoàn của Chúa Yêsu. Ngài đã bị thế gian thù ghét (15:20t  23), thì khi họ bị bắt bớ, họ được một tang chứng thuộc về Chúa Yêsu, không còn thuộc về thế gian nữa. Vậy tức là thế gian thù ghét Chúa Yêsu ngang qua họ (15:22). Đó là phán xét. 15:24 nhắc lại nguyên tắc 3:18-21  9:39-41. Dễ hiểu là những lời nầy đi theo một lề lối như vụ xử người mù, hay phải hơn, ngang qua người mù Do Thái đã xử chính Chúa Yêsu.
Người mù – đại diện cho môn đồ, những kẻ đã được Chúa Yêsu cho sáng mắt, đã rửa sạch nơi Siloam (Missus) (15:3), đã chịu bắt bớ và dứt phép thông công (extra synagogam fiery  9:22 – absque synagogis facere 16:2 / Trục xuất khỏi Hội đường). Án của họ ra chứng tỏ họ ngoan cố trong tối tăm và án trên họ cứ còn mãi (9:41).
Trong đoạn nầy, môn đồ được Chúa Yêsu tẩy sạch và hợp nhất với Ngài (15:7-10) vì bị thế gian thù ghét, xét xử và luận tội. Nhưng ngay trong việc thế gian làm thế, thế gian chứng minh mình không biết Thiên chúa (16:3), thù ghét chính Thiên Chúa vì thù ghét Đấng phụng mệnh Thiên Chúa đến với họ (15:22-25). Vì thế excusationem non habent / Họ không có lý do gì.

Paraklêtos.
Trong mạch lạc nầy, tiếng Paraklêtos mặc đầy đủ ý nghĩa tiên khởi của tiếng : Người biện hộ, bênh vực trước tòa án. Câu 9:35-41- Chúa Yêsu đã giữ vai trò Paraklêtos, bầu chữa cho một người đã xưng danh Ngài, và đã liệu sao quất lại án trên những quan tòa giả dối kia. Cho số phận môn đồ còn lưu lại sau khi Chúa Yêsu ra đi – Chúa Yêsu cũng để lại một Đấng bào chữa trong vụ kiện suốt lịch sử trần gian của Hội Thánh. Họ phải làm chứng, kỳ thực, chính Đấng Bầu Chữa làm chứng (15:26). Nhưng Đấng Bầu Chữa sẽ trở nên Công tố viên, làm thẩm phán : Vạch tội thế gian ra (16:8-11) – theo một kiểu như trong 9:35-41. Nếu Thánh Thần là một kiểu Parousia đích thực của Chúa Yêsu thì mọi sự cũng xãy ra như sinh thời Chúa Yêsu (tương đương thôi). Hai hiệu quả trái nghịch nhau: Thánh Thần đến thì môn đồ được sự sống đời đời. Nhưng đối với thế gian, Thánh Thần đến sẽ là phán xét cùng tận.
Như thế, điều đã xãy ra trong sứ vụ Chúa Yêsu bây giờ được diễn lại : Phán xét bởi sự sáng. Với sự hiện diện của Chúa Yêsu trong thế gian, sự sáng đã đến trên thế gian, cũng như sự sống đời đời đã xuất hiện.Tất cả các điều đó như một ngày hé rạng lúc hừng đông để tiến đến chính ngọ : Mặc khải chung kết nơi thập giá vinh quang - Ơn cứu chuộc được thoát khỏi mọi cương giới thì cũng phải có chết. Vinh quang phán xét cũng được công bố chiếu theo thái độ của thiên hạ đối với Chúa Yêsu mà môn đồ và Paraklêtos tuyên chứng (15:26t). Bây giờ, biến cố quyết định đó đã xãy ra rồi (đối với hoàn cảnh lịch sử của diễn từ thì chỉ là đón trước – đối với tác giả Yoan thì hẳn là quá khứ). Sự chết và sự sống lại của Chúa Yêsu – tức là phán xét thế gian – ban bố ra trong việc trục xuất đầu mục thế gian nầy (12:31  16:11) và cuộc phán xét đó có đầy đủ hiệu lực bởi công việc của Thánh Thần trong Hội Thánh.
NB – Tiếng Paraklêtos trong đoạn nầy rất hạp nghĩa. Còn ở các chỗ như 14:16t  26 tiếng không hoàn toàn đúng nghĩa. Hình như tiếng Paraklêtos đã thông dụng trong Hội Thánh để chỉ Thánh Thần nên Yoan đã dùng cả nơi nhiệm vụ riêng của Paraklêtos không được nói đến rõ ràng.

Yoan 16:12-15.
Các câu nầy trở lại nội bộ sinh hoạt của Cộng đoàn dưới sức huy động của Thánh Thần, để hoàn toàn tùy thuộc Kyrios đã được hiền dương. Thánh Thần soi sáng tín hữu trong những thời sẽ đến, biến họ nên một dân tiên tri – Một lễ Hiện Xuống vĩnh viễn – Tiên tri đích thực của Thiên Chúa chứ không phải là những thầy bói cao tay thỏa được tính tò mò của thiên hạ về những việc vị lai.
Thánh Thần dẫn dắt Cộng đoàn sao cho họ hiểu ý nghĩa của lịch sử như một trang sách trương mở dãi bày công việc của Chúa Kitô. Nhờ những biến cố cứu rỗi cuối sinh thời Chúa Yêsu, Thánh Thần dạy cho tín hữu biết phán đoán cho nhằm, cho đúng về các biến cố đương thời của mỗi thế hệ. Vì các biến cố xãy ra mỗi thời, ta chỉ lường được ý nghĩa chân thật, Coram Deo/ trước mặt Thiên Chúa, mỗi khi ta lấy ánh sáng các biến cố cứu rỗi đờì Chúa Yêsu mà soi rọi. Nhất là những biến cố cuối đời Chúa Yêsu – Các biến cố hướng dẫn tất cả mọi sự đến sự hoàn tất vào ngày Quang lâm của Chúa. Thánh Thần đem đến cho Hội Thánh cái nhìn lịch sử theo Đức tin, nhưng nguồn thấu cảm đó không đâu khác ngoài mặc khải Chúa Yêsu đã đem đến, mà cũng là chính mình Chúa Yêsu – mặc khải của Thiên Chúa.

* Ít điểm chú giải.
Câu 16:5 Et nemo ex vobis interrogat me / mà trong các ngươi không ai hỏi Ta.
Muốn thoát mâu thuẫn với 13:36  14:5 thì phải nhấn đến interrogat – thì hiện tại – phản ứng trực tiếp của môn đồ trước những lời Chúa Yêsu vừa nói. Nghĩ đến việc Chúa Yêsu ra đi, họ buồn rợi. Đó là Nunc (Vado ad eum /về cùng Cha) của sự từ biệt mà cũng là giờ tôn dương. Môn đồ không nghĩ đến điều ấy, họ không ngó đến chính Chúa Yêsu, nhưng họ chỉ quay về chính mình họ. Họ không hỏi Ngài đi đâu – Nếu hỏi, họ sẽ biết là về cùng Cha và sẽ không còn ở trong tình trạng đau thương nữa.

Câu 7 : Họ ở trong âu sầu vì họ cảm thấy bị cô thế trong nỗi quẫn bách của họ. Thắng cái âu sầu đó, không phải chỉ cần ít lời vỗ về cách khôn khéo hợp tâm lý. Họ chỉ đương đầu được với âu sầu kia một khi hiểu rõ sự cần thiết của việc ra đi của Chúa Yêsu.
Câu nầy thấy rõ sự liên kết giữa sự chết và sống lại và việc Thánh Thần hiện xuống. Chúa Yesu được vinh quang sẽ mặc khải thời Cánh Chung mà tất cả động cơ và lực lượng là ơn Thánh Thần.

Câu 8-11 : Công việc của Paraklêtos là công việc phán xét.
Thánh Thần sẽ vạch tội của thế gian ra – hoạt động của quan tòa, của khởi tố viên. Thánh Thần đặt thế gian vào địa vị nó sẽ phải chịu trong ngày phán xét. Những vấn đề nêu ra – Các khải huyền thường dành cho ngày sau hết – Tội lỗi, sự công chính và phán xét (tuyên án). Cũng một kiểu như thế, Yoan thêm : Thánh Thần sẽ báo những điều sẽ phải xãy đến (16:13), Thánh Thần tuyên bố sự thật một ngày kia sẽ rạng tỏ, và sự phán xét một ngày kia sẽ thi hành.
Làm thế, Thánh Thần không làm tự lập với Chúa Kitô, như thể lấy lại việc Chúa Yêsu đã khởi sự rồi bỏ dở đó. Sự nghiệp Chúa Yêsu, sự chết và sống lại của Ngài là chính biến cố Cánh chung rồi, là sự tỏ bày sự thật đầy đủ của Thiên Chúa. Ngài đã đến để phán xét thế gian (9:39), Ngài đã có thể báo trước án Thiên Chúa trên Đầu mục thế gian nầy (12:31). Tin vào Ngài là tiêu chuẫn lường tội lỗi. Sự Ngài thăng thiên, lên lại cùng Cha là sự bảo đảm cho công chính. Công việc Thánh Thần là tuyên chứng (15:26) cho Chúa Kitô, là làm cho công việc Chúa Kitô đã làm được hoàn toàn hiệu lực. Thánh Thần là môi trường Cánh Chung, trong đó sự nghiệp của Chúa Kitô đã khai mạc nơi sinh thời, được tiếp diễn cho đến hoàn thành.

Thánh Thần không can thiệp một cách kỳ lạ, mà là nhờ một cơ quan : Đó là Hội Thánh – cũng là một môi trường Cánh Chung, thích hợp với vũ tru hiện tại. Thực sự Thánh Thần vạch ra cho thế gian biết tội, công chính, phán xét thế nào, bằng chính chứng của Hội Thánh về Chúa Kitô, bằng lời rao giảng, bằng các bí tích (13:26t – Thánh Thần làm chứng và các ngươi cũng làm chứng). Chứng phù hợp đó nhằm đánh vào lương tâm thế gian. Thánh Thần hoạt động bằng mặc khải sự thật, quan niệm chính đáng về tội,về công chính, về phán xét được đem ra ánh sáng, đọ lại với quan niệm sai lạc thế gian tìm cách duy trì lấy. Do đó mà thế gian bị hạch sách, bị phán xét.Các điều đó không phải được gieo vãi ra trong không trung. Các điều đó được bày tỏ ra trong Hội Thánh, khu vực hoạt động của Thánh Thần. Thánh Thần nối chặt Hội Thánh với sự thật nền tảng của Hội Thánh. Đó là mặt tích cực. Nhưng mặt tiêu cực của cũng một điều đó là làm nổi bật tính cách không được cứu chuộc của thế gian, khư khư đóng kín nơi mình mà đối chọi với Chúa Kitô. Như thế, sự phân tách giữa người ta, gây nên bởi sự có mặt của Mặc Khải Làm Người vẫn lưu lại mãi giữa loài người.

Câu 12: Có những điều Chúa Yêsu không nói ra được trong sinh thời của Ngài, cho dẫu lúc cuối đời cũng thế. Có những sự thật không ban bố được bằng lời, nhưng bởi kinh nghiện tiếp xúc với giới Thiên Chúa.

Câu 13: Công việc đó được tiếp tục bởi mãnh lực tạo thành Thiên Chúa : Thánh Thần dẫn vào tất cả Sự thật. Công việc của Thánh Thần cũng guống như công việc Chúa Yêsu:
Non loquetur a semetipso/không phải tự mình mà Ngài nói(C. Yêsu:7:17  12:49  14:10)
Lời-Việc của Chúa Yêsu không phải là một người tài cao đức cả, nhưng thay thảy  tự chính Thiên Chúa độc nhất. Thánh Thần cũng vậy, không phải là hứng khởi thanh quí mà là chính giáo huấn của Thiên Chúa.
Quaecumque audiet / Nghe gì    (nhiều dị bản) –
Nhấn vào công việc Thánh Thần trong tương lai.
Quae ventura sunt annunciabit vobis / Loan báo cho vác ngươi những điều sẽ đến
Những điều sẽ đến đó là gì ? Tùy vào thời điểm mà định:
     - Đối với đêm trước ngày chịu nạn – Tức là biến cố Thương khó sắp đến, làm một với sống lại.
     - Đối với thời của tác giả viết – Những biến cố còn trong tương lai. Công việc của Thánh Thần  qui locotus est per prophetas / Người đã phán qua các tiên tri,  nhưng không chỉ để nói tiên tri. Biến cố Cánh chung là vạch ra tội - công chính - phán xét. Đó là những điều thuộc thẩm quyền của Thánh Thần như nói trên. Nhưng khi Thánh Thần tuyên bố những điều phải đến đó, Thánh Thần bày tỏ ra cho thấy các điều đó đã có hiệu lực rồi. Phán xét Cánh chung đã thi hành trong việc Thánh Thần hạch tội Thế gian như nói trong 16:8-11 – nhưng sự hạch tội đó chỉ là mặt tiêu cực của những điều đã xãy ra nơi thập giá Chúa Kitô.

Trong diễn từ từ biệt – Khoản cách giữa Đêm trước ngày chịu nạn và thời của Yoan đã bị xóa đi trước mắt Đức Tin : Toàn thể Hội Thánh đã có mặt nơi các Tông đồ ở phòng Tiệc ly và thông chia Doxa của Chúa Kitô tỏ bày nơi Thập giá và Mồ trống. Tuy vẫn còn phải trông đợi là sẽ đến.

Câu 14-15: Thánh thần là Parousia của Chúa Kitô trong Hội Thánh.
Parousia của Đấng đã ngang qua chết để đến vinh quang của Ngài- Ngài là cùng tận, là tất cả - Tất cả ơn cứu chuộc đã thành tựu nơi Chúa Kitô. Thánh Thần sẽ đem ơn đó đến hậu kết cuối cùng.

Yoan 16:16-33  Diễn từ hình như trở lại với đề tài của 13:31-14:31.

Khởi sự với lời tuyên sấm Modicum/ Một ít nữa… và môn đồ thắc mắc. Ý tưởng trùng với 14:19-24, nhưng đằng khác lại nối với 16:10 trong câu hỏi của môn đồ (16:17). Như thế, khúc nầy có tính cách toát yếu. Yoan trở lại từ đầu Ý nghĩa của sự chết và sống lại của Chúa Yêsu, nền tảng cho nhiệm cục mới, bảo đảm cho Agapè, sự lưu lại ở trong Chúa Kitô và quyền năng Cộng đoàn  để đối chọi với thế gian.
Lời bình chú của môn đồ dẫn đến việc tuyên tín (16:30), nhờ đó Yoan trở lại đề tài Nhất lãm báo môn đồ hèn nhát bỏ trốn : Bảo đảm không phải nơi người ta có gan dạ, hay trung tín. Tất cả do sự bằng yên họ có trong Chúa Kitô. (in me pacem habeatis / Bình an của Ta). Họ hãy hiên ngang can đảm vì toàn thắng không do họ mà có: Ego vici mundum / Ta đã thắng thế gian, điều quyết định không phải việc của họ, nhưng việc của Ngài. Câu 14:31 kết thúc bằng lời xung phong đi nghênh đón kẻ thù và 16:33 kết thúc bằng lời báo toàn thắng. Mọi sự đã thành tựu nơi phòng tiệc, ở bình diện Coram Deo/trước mặt Thiên Chúa, thời Yoan – cả về lịch sử nữa.

Yoan 17:1-26. Kinh nguyện của Chúa Yêsu.

Bố cục :
Muốn đặt vị trí đích thực của Kinh nầy, Yoan đã kết thúc diễn từ cáo biệt bằng các tiếng “Hãy can đảm, Ta đã thắng thế gian”.
Nhãn giới đích thực để hiểu Kinh nầy là giao chinh đã diễn, Toàn thắng đã đạt – về phương diện Coram Deo. Kinh nầy lặp lại lắm ý tưởng dã bàn đến trong các lời cáo biệt và trong toàn thể Phúc âm nữa. Kinh nầy là một toát yếu Thần học của Yoan về công việc của Chúa Yêsu.

Venit Hora/ Giờ đã đến : Đặt Kinh vào chính lúc thành tựu cuối cùng.
     - 1-5 Nhắc lại sứ mệnh của Chúa Yêsu đến trên trần gian – Ngài đã hoàn tất sứ vụ của Ngài – Để Cha và Con được vinh quang.
     - 6-8 Nói lại vắn tắt việc thi hành sứ vụ và hậu quả đã đạt được : Chúa Yêsu đã làm công việc măc khải, Danh Thiên Chúa đã tỏ ra cho môn đồ, họ đã lãnh những lời của Thiên Chúa. Họ đã tin, đã am tường.
     - 9-19 Chúa Yêsu cầu cho môn đồ vây quanh Ngài - Họ được kéo ra khỏi thế gian và bị thế gian thù ghét, công phá. Ngài xin cho họ được gìn giữ, được sáng soi : Được giữ trong sự thật, trong duy nhất với nhau, trong Ngài và trong Thiên Chúa, trong khi họ thi hành sứ mệnh đã trao cho họ trong thế gian.
     - 20-24 Chúa Yêsu cầu cho tín hữu mọi thời những kẻ sẽ tin vào lời rao giảng của môn đồ. Họ cũng phải nên một với nhau – Sự duy nhất của họ là cách chứng tỏ cho thế gian biết sứ mệnh của Chúa Yêsu. Cùng đích của mọi tín hữu là sống làm một với Chúa Yêsu, ở nơi Chúa Yêsu và thấy được vinh quang của Ngài.
     - 25- 26 Lặp lại hậu quả của sứ vụ Chúa Yêsu : Thế gian không nhận biết Thiên Chúa, nhưng tín hữu đã nhận biết sứ vụ đó : Chính Cha sai đến. Biết – Tin như thế thì đời đời họ được Biết Thiên Chúa  Agapè của Thiên Chúa.

* Liên lạc với Lời cáo biệt.

Những lời cáo biệt bàn đến rất nhiều chủ đề. Nhưng nói được rằng hết thảy đều quay chung quanh một điều : Hợp nhất với Chúa Kitô.
Trước hết, việc rửa chân. Ý nghĩa bóng bảy có thể phải ngẫm nghĩ mới tường, nhưng điều cốt yếu đã nói : Được chung phần với Chúa Yêsu (13:8). Rồi mở đầu của diễn từ, sau lời tuyên ngôn ra đi, thì Agapè liền được đề cập đến (13:34) – Môn đồ liên lạc với nhau trong Agapè và như thế họ họa lại chính Agapè của Chúa Yêsu.
Agapè làm cho nói được là xóa bỏ cách biệt gây nên bởi cái chết của Chúa Yêsu. Chúa Yêsu trở lại cùng môn đồ và Agapè được thực hiện (14:19-24). Từ nay, họ sẽ được hiệp nhất với Ngài như nhánh và cây nho (15:1-9). Cây nho sinh trái nào, nhánh cũng cũng sinh quả ấy. Lại một lần nữa, ta trở lại Agapè, phát sinh từ Agapè của Thiên Chúa tỏ bày ra trong Chúa Kitô (15:8-10).

Dẫu cho phải bắt bớ cấm cách, họ cũng không tách rời ra khỏi Ngài (15:18-21).
Trong khi xung đột với thế gian, họ có Đấng Bầu Chữa. Thánh Thần ở trong họ và thông cho họ được biết Chúa Kitô, mà cũng là biết Thiên Chúa (14:17  16:7-15).

Nhưng điều đáng chú ý – Lời của Chúa Yêsu là lời toàn năng, có sức gầy tạo ra chính điều, mà lời nói vạch ra cho trí hiểu của người nghe.  Trong khi nói, Ngài thực hiện điều Ngài nói cho những kẻ tin. Thí dụ 15:13-17- Chúa Yêsu nói cùng các môn đồ và gọi họ là bạn hữu. Bạn hữu đây là những kẻ được kết hợp với Ngài trong Agapè. Họ là bạn hữu bởi Ngài chọn họ. Việc chọn đó được hoàn thành, như thế, niêm ấn cuối cùng của Agapè, là Ngài thí mạng Ngài vì kẻ Ngài yêu mến. Ngài ban cho họ tri thức về Thiên Chúa, mà mặc khải về Thiên Chúa cùng tột nơi Chúa Yêsu, chính là khi Chúa Yêsu hy sinh mạng Ngài trên thập giá. Nhờ thế, họ sinh hoa kết quả, và bởi đó đạt được thấu nguồn mọi ơn huệ của Thiên Chúa. Đó là hậu kết của ý nghĩa ngụ trong hình ảnh cây nho – Kiểu diễn tả cùng tột về sự hiệp nhất của Chúa Kitô bởi ở trong nhau, giữa Chúa Yêsu và môn đồ.

Như thế, đàm đạo – không phải đàm đạo của môn phái triết gia – chính là cách thức, là phương thế kết hợp người ta với Chúa Kitô. Ngay chính khi lời phát xuất ra tự miệng Chúa Kitô thì họ đã được nên một với Chúa Kitô trong Agapè. Tức là sự ở trong nhau giữa Chúa Yêsu và kẻ tin. Đó cũng tức là Biết Thiên Chúa, Thấy Thiên Chúa và là sự sống đời đời.
Nhưng sự hợp nhất giữa Chúa Kitô và môn đồ không phải là một cái gì có cho một mình, vì một mình. Sự hợp nhất đó có căn bản, cũng như có mục đích nơi sự hợp nhất duy nhất, gương mẫu : Liên lạc giữa Cha và Con. Cuộc đàm đạo, việc rửa chân diễn ra cách cụ thể sự hợp nhất giữa Con và môn đồ - Thế thì, liên lạc giữa Cha – Con cũng được diễn ra cách cụ thể bằng một cách nào – Cách độc nhất có thể diễn ra cách trung tín theo ngôn ngữ loài người là Kinh Nguyện.

Kinh đây là việc Con lên cùng Cha – Những lời trong kinh nầy tỏ cho ta cái thực tại thiêng liêng của Thăng thiên, của việc tôn dương Con Người. Điều lộ ra, diễn ra trong lịch sử dưới hình thức vụ xử Yêsu Nazareth. Sự ra đi đích thực - tuy mặc hình thức bên ngoài là chết thập giá, là Mồ trống, là hết thấy ở trần gian – chính ra không phải thế. Nhưng nói thế nào cho người ta hiểu được ? Yoan dùng Kinh, tức là Nhắc lòng lên cùng Thiên Chúa. Người ta làm intentionaliter /chủ ý, nhưng Chúa Yêsu làm realiter/hiện hữu, một cách đầy đủ, một cách chung kết về bình diện của Ngài. Nghĩa là những gì trong ơn cứu chuộc là tùy thuộc vào Ngài. Trên bình diện đó, Ngài đã kéo hết mọi người theo Ngài vào giới sự sống đời đời. Tức là hợp nhất với Thiên Chúa.

Kinh đó là chính mình Chúa Kitô chết – sống lại và là vinh quang trong Cha, không phải chỉ một mình, mà cùng với hết thảy những người con cái Thiên Chúa tản mác khắp thiên hạ. Đó là ơn cứu chuộc. Đó là ngày của Con Người. Ngày của YHWH. Cánh chung đích thực đã hoàn tất, realiter, totaliter nơi Chúa Kitô, in spe/ trong hy vọng nơi các kẻ tin. Trông đợi của Hội Thánh là tổng hợp sự đã có và sự trông đợi.

Còn một cách nhìn khác có thể dẫn ta vào ý định của Yoan khi viết chương nầy nữa là đem so sánh với lòng đạo đức huyền diệu trong thế giới Hy lạp, tiêu biểu nơi trào lưu gặp trong Corpus Hermeticum, như  C.H. I (Poimandres) C.H. XIII (De Regeneratione). Việc thu truyền được làm theo kiểu đàm đạo, mà chóp đỉnh là một Kinh, hay Ca vãn. Chính trong khi đọc Ca vãn hay Kinh đó, trong khi chúc tụng Thiên Chúa, dâng tế lễ thiêng liêng, tế hiến chính mình cho sứ mạng mặc khải tri thức về Thiên Chúa, mà người thụ tạo cũng đi vào sự sống và sự sáng (C.H. I :31-32) (C.H. XIII : 17-20 cũng tương tự).

Tất nhiên, phải đem so sánh với Yn 13-17. Các yếu tố trên phải cân nhắc nhiều : Phải loại đi mọi tư tưởng ma thuật, phù chú. Khi đã nhận thế, thì coi Yoan đã dùng một cách diễn tả của đạo đức Hy Lạp để trình bày việc thụ đạo của Hội Thánh, thực không có gì trái với Thần học và Thần hứng. Đọc ngoài khung cảnh Đêm trước ngày chịu nạn, các diễn từ được coi như cuộc đàm đạo muôn thuở giữa Con Thiên Chúa và những kẻ nhờ ở Ngài môi giới mà được dẫn vào sự sống đời đời. Chúa Yêsu nói các lời đó trong khi Ngài biết Cha đã trao mọi sự trong tay, và Ngài bởi Thiên Chúa mà đến và đi về cùng Thiên Chúa. Ngài vừa tuyen bố sự duy nhất đời đời của Ngài với Cha, Ngài cũng vừa giảng cho những kẻ đợi thụ đạo, cho biết làm sao họ có thể trở nên một với Ngài. Như thế, được đi vào sự hợp nhất đời đời giữa Cha và Con. Sau khi đã dọn họ rồi, Ngài dâng Kinh. Trong đó, Ngài đem họ đi làm một với Ngài đến trước mặt Cha, và thực hiện sự hợp nhất với Thiên Chúa.

Nhưng sau khi nhận có sự tương tự, chúng ta phải vạch ra những điều khác biệt giữa Yoan và các trào lưu đạo đức Hy Lạp nói trên kia:
     - Thứ nhất, tính cách đoàn thể của Yoan: Đàm đạo không phải là một bí mật giữa người mặc khải và một người thụ đạo. Tính cách đoàn thể của việc thụ giáo đây : Hình ảnh cây nho chi phối nhãn giới của tất cả các diễn từ.
     - Thứ hai, tuy rằng Yoan dùng tiếng Biết Thiên Chúa, nhưng biết đây không phải biết trừu tượng, bởi đó, Biết được giải thích, được choán ngay bằng một tiếng có tình cách đích thân và luân lý hơn: Agapè. Biết Thiên Chúa Chính là ứng đáp lại lòng yêu mến Thiên Chúa bằng một lòng yêu mến trong tin cậy, trong vâng phục, trong yêu thương nhau.
     - Thứ ba, một điều kinh ngạc đối với thế giới Hy lạp, sự sống đời đời lại xãy ra nhờ một biến cố lịch sử đã diễn ra trong thời gian – một sự sa đọa đối với triết lý Hy lạp : Có giải phóng là giải phóng khỏi thời gian – Chính nhờ việc ra đi trở lại, nghĩa là sự chết thực sự trên thập giá, và sự sống lại thực sự trong thân xác, mà sự sống Chúa Yêsu đem đến được giải tỏa, đã được cấp đến nhân loại.

Lời tha thiết xin cho những kẻ được hiệp nhất nên một ego in eis, et tu in me: ut sint consummate in unum / Con trong chúng, và Cha trong Con : để chúng được hoàn toàn nên một (17:23) chỉ được thực hiện khi Đấng dâng lời khẩn xin đã thí mạng sống mình vì những kẻ mình yêu mến.

Xét như vậy, bản Kinh nầy là bản văn lễ dõi theo các biến cố Thương Khó, như Lời đi theo mầu nhiệm diễn ra, lời cuối cùng có thể nói ra bằng tiếng loài người để dẫn ta vào mầu nhiệm huyền bí diễn ra giữa Cha và Con. Con hoàn tất ý định cứu chuộc của Cha, chính trong việc Con hợp nhất với Cha trong chết và sống lại.

Câu 1: Venit hora /Đã đến giờ. Cf 7:30  8:20  13:1 (và kairos 7:6  8)
Bởi kiểu đung tiếng nầy, Yoan hướng tất cả sứ vụ trần gian của Chúa Yêsu về biến cố Tôn vinh (Thương khó). Đối với tính cách quyết định của Giờ, thì chỉ có Giờ mới là cái gì thực thụ, mọi điều xãy ra trước giờ chỉ là hướng đến, là dấu chỉ cả. Tiếng Giờ là cách diễn bày ý nghĩa căn bản của Đời Chúa Yêsu – hoàn toàn xác định bởi thánh ý Cha – không có một phàm nhân nào có ảnh hưởng được đến Giờ đó. Giờ đó dẫu là thử thách nặng nề đến đâu đi nữa, Chúa Yêsu đã lĩnh nhận đầy đủ. Đến đổi, Giờ đó là Giờ của Chúa Yêsu Hora mea. Chính bởi thế mà sự tôn vinh Cha lại hoàn toàn phù hợp với sự tôn vinh của Chúa Yêsu
.
Nội dung của Giờ đó: 17:4 so với 4:34 – Giờ sẽ là sự hoàn tất Việc mà biến cố làm nội dung cho Giờ, và chính là hoàn tất việc : Đó là Thương khó.(sự chết của Chúa Yêsu , thi hành triệt để vâng phục). Chết thập giá là chóp đỉnh của tất cả công việc tôn vinh Cha. Sự chết đó là biến cố trung tâm cho cả sứ vụ trần gian, đến đỗi, giờ tôn vinh chỉ đến một khi Thương khó bắt đầu.

Khi ta so 17:4 với 4:34tt  19:30 (vì tiếng Teleĩoũn) thì Tôn vinh không chỉ hết với Chết nhưng còn được tiếp tục sau việc hoàn tất công việc trần gian đó.
Clarifica…ut clarificet / Xin hãy tôn vinh…Con Cha tôn vinh Cha.
Doxazein (clarificare) – Xét chung với 17:5, đây ta nhận thấy tính cách hỗ tương giữa tôn vinh Cha và Tôn vinh Con. Chúa Yêsu xin được tôn vinh, nhưng một sự tôn vinh chỉ có mục đích là Cha được tôn vinh. Cha được tôn vinh thế nào ?
Câu 2: Sicut dedisti…/ như Cf 13:3  3:35  Mt 28:16.
Đối với khung cảnh lịch sử là uy quyền Con đã được để thi hành sứ vụ trần gian – Trong nhãn giới Yoan – Lời nầy là lời Kyrios đã được tôn vinh như trong mắt Mt 28:18. Tôn vinh Cha bởi Chúa Yêsu cốt là thi hành exousia (potestas /quyền lực)exousia đó cốt là (và cũng là mục đích) ban sự sống đời đời (lai thời) cho những kẻ Cha ban cho Ngài, và thông cho họ tri thức về Thiên Chúa (17:3). Như thế, thi hành exousia lại là thi hành việc mặc khải.

Như thế, tôn vinh Cha 17:1 – một trật cũng là tôn vinh Chúa Yêsu (17:10). Trong khi Chúa Yêsu tôn vinh Cha, thì một trật Ngài cũng tỏ mình ra là Đấng mặc khải Cha. Cả hai việc tôn vinh phù hợp với nhau, xãy ra đồng thời (Và sau sống lại bởi cũng một công việc của Thánh Thần).

Câu 3: Haec est autem vita aeterna ut cognoscant te / Sự sống đời đời tức là nhận biết Cha
 Biết – Hy lạp : ginôskein, gnosis – hiểu diễn tiến của Biết cũng như Thấy đối tượng phóng ra bên ngoài, người ta chiêm ngắm đối tượng nhưng phải ở xa, và cố gắng để chắc được các phẩm tính cốt yếu, để như chụp lấy, làm chủ được cái thực tại của đối tượng. Biết giả thiết quan sát và khách quan.

Biết – Do Thái – Yada – Biết cốt là kinh nghiệm về đối tượng trong liên lạc giữa đối tượng và chủ thể. Như thế Biết kèm theo ngay nhận thấy sự gì như kích động đến mình. Như thế, Biết ít thuần trí hơn, nhưng lại bao quát hơn Biết Hy Lạp.
 Biết Thiên Chúa – theo Hy Lạp – chiêm ngắm thực tại cùng tột trong Bản chất bất dịch. Chiêm ngưỡng thuần trí hơn hết.

Biết Thiên Chúa – theo Do Thái – nhận biết Thiên Chúa trong công việc của Ngài và đáp lại những đòi hỏi, cốt thiết là giao dịch với Thiên Chúa, kinh nghiệm cách xử trí của Thiên Chúa với người ta trong thời gian, vâng nghe các lệnh truyền của Thiên Chúa. Bởi thế, biết Thiên Chúa trong văn chương các rabbi đã hầu như đồng nghĩa với Lề luật.
Yoan – Biết Thiên Chúa và Chúa Yêsu thì được sống. Nhưng 20:31 – Đó là đặc quyền của tin, mà tin là một liên lạc không thuần trí. Biết của Yoan vẫn có những đặc tính Yada của Do Thái.

 Nhưng ở đây – Biết có đối tượng là Thiên Chúa độc nhất chân thật. Biết có nhuốm tính cách khách quan của Hy Lạp – Đằng khác phải cân nhắc điều nầy. Đối với Do Thái, Thiên Chúa tỏ mình ra và người ta biết được Ngài trong biến cố lịch sử.
Biết Thiên Chúa không thể tách khỏi Biết Chúa Kitô. Thiên Chúa bây giờ, hoặc là đồng  nhất với Biết Chúa Kitô – Logos làm người – hoặc là tùy thuộc vào sự Biết - Chúa Kitô. Nhờ đặc điểm của lịch sử cứu rỗi nầy mà quan niệm Do Thái và Hy lạp đã có thể hòa hợp. Sự Biết – Ban sự sống, Sự Biết – Cứu rỗi dựa trên sự biết một nhân vật lịch sử : Vừa có tính cách khách quan lại vừa là liên lạc đích thân.
Nhưng đối với Yoan – Biết đích thực bản tính Thiên Chúa là tế nhận trong sự duy nhất Cha và Con (Yn 10:38 so với Yr 9:24) và nội dung đó còn được mở rộng ra để gồm cả sự duy nhất giữa người ta trong Chúa Kitô (14:20). Biết – Cứu rỗi là nhận ra liên lạc sự ở trong nhau giữa Thiên Chúa (Chúa Kitô) và người ta.
Câu 4: Ego te clarificavi…opus consummavi / Con đã tôn vinh Cha…đã chu toàn công việc Cha giao phó.
Việc nhờ đó Chúa Yêsu tôn vinh Cha dưới đất đó là tất cả công viêc trần gian của ngài với chóp đỉnh là Chết thập giá:
     - Việc trần gian (các sêmeĩa như kiểu mặc khải) nếu ta đứng vào buổi đàm đạo trong phòng tiệc ly.
     - Nhưng gồm cả chóp đỉnh chết Thập giá. Theo ý Yoan, kiểu dùng đến các tiếng Clarificavi liền với opus consummavi, lời có liên lạc ngay với 19:30 – Việc hoàn tất sứ mệnh không thể có nếu không kèm theo sự Chết nữa.

Sứ mệnh trần gian và chết thập giá được bao quát như một cái gì duy nhất : Cả hai diễn bày ra sự tùy thuộc hoàn toàn của Chúa Yêsu, sự tùy thuộc đã sống trong vâng phục  và yêu mến trọn hảo.
Cha được tôn vinh vì Việc đã được thi hành trọn hảo, với một với lòng vâng phục trọn hảo. Bởi đó, việc Chúa Yêsu làm hoàn toàn là việc của Ngài.
Việc trong câu nầy như 4:34 – đem về sứ mệnh trần gian Chúa Yêsu.

Doxazein – Nối với câu 17:1
Nội dung bao quát nhiều hơn là ergon trong 17:4  4:34 :
     - Chỉ cả Việc Chúa Yêsu trên trần gian mà cũng là việc Chúa Yesu tiếp tục làm sau khi đã ra đi đến cùng Cha. (Clarifica …ut clarificet).
     - Yoan dùng tiếng doxazein để chỉ cả hai giai đoạn công việc Chúa Yêsu là vì Yoan muốn nhìn tất cả công việc cứu rỗi như một biến cố mặc khải – Đối tượng của mặc khải trong cả hai giai đoạn là một : ONOMA SOU (nomen tuum /Tên Ngài) (17:6) – Danh của Cha được mặc khải ra bởi vì Chúa Yêsu chính là sự tỏ bày thể hóa. Như thế thì mặc khải Cha, Tôn vinh Cha nên đồng nhất (xét về thực tại) với mặc khải và tôn vinh của Chúa Yêsu.(Nhưng giai đoạn mặc khải sau khi ra đi về với Cha được thi hành bởi Đấng Bầu Chữa 14:26, phổ cập hóa chính mặc khải Chúa Yêsu, tức là như 14:6 – chính Chúa Yêsu là Đường – sự thật – Sự sống. Mặc khải cứu rỗi về Cha, hay nói khác, chính Chúa Yêsu trong duy nhất với Cha).

Nếu xét về cách tổ chức của biến cố mặc khải đó, thì hai đoạn cũng tương tự. Nhưng giai đoạn thứ hai dựa hoàn toàn vào giai đoạn thứ nhất ( việc của môn đồ 14:12, việc môn đồ được sai 20:21, lệnh truyền cho môn đồ…nhất nhất đều tùy thuộc vào Chúa Yêsu).

Công việc Tôn vinh cứu rỗi làm theo hai giai đoạn nhưng hoàn toàn là một trong kế đồ Thiên Chúa. Điều đó được diễn tả trong hình ảnh 12:24. Việc trần gian của Chúa Yesu kết thúc trong chết thập giá, là hạt giống công việc của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh, là sinh sôi nẩy nở của hạt giống.

Tiếng Doxazein để chỉ cả công việc cứu rỗi bày tỏ rõ rệt kiểu nhìn hướng về Thiên Chúa của Yoan – Mặc khải có tính cách cứu rỗi – nhưng hoàn toàn dưới quan điểm Gloria Dei: Tín hữu được cứu rỗi không phải là đích để tự tại, nhưng hướng triệt để đến sự tôn vinh Cha và Con.


Câu 5: Câu nầy nói đến Doxa mà Chúa Yêsu không có ở trần gian.
Điều mà Chúa Yêsu không có khi ở trần gian là Doxa nầy – Doxa para soi (Gloria apud te / Vinh quang Con đã có nơi Cha) – Yoan nhấn mạnh đến điều đó ( nói đến hai lần apud temetipsum…apud te). Apud te – Mục đích của việc Lên, ra đi. Như thế, sinh thời Chúa Yêsu không có “ở nơi Cha” và lời xin 17:5 nầy giả thiết Chúa Yêsu nhờ sự tôn vinh cầu xin đây, sẽ được địa vị mà Ngài không có dưới trần gian Ở nơi Cha như thế khác với sự có trước – sự hằng có của Logos mà ở trần gian Chúa Yêsu vẫn có (8:58).
Ở nơi Cha – đi đến cùng Cha – như thế đối với chính Chúa Yêsu cũng có một tính cách rực rỡ huy hoàng. Hoàn tất sinh hoạt nhân loại riêng của Ngài như Logos – incarnates. Đằng khác cũng là sự thành tựu mọi lời hứa cho môn đồ (14:28  16:7  14:12  20:17). Khi Ngài ở nơi Cha thì Ngài mới hẳn là Kyrios có mãnh lực kéo mọi người đến cùng Ngài.
Câu 17:5 bắt ta nghĩ đến đạo lý Kenosis nơi Phil 2:5-11.

Câu 6 : Manifestavi nomen tuum / Tỏ danh Cha – Cắt nghĩa trên.
Tui erant : Tính cách tiền định của những kẻ tin
Sermonem tuum servaverunt/ Chúng đã giữ lời Cha – So với 16:31t, lời không hạp mấy với tình trạng môn đồ sinh thời Chúa Yêsu.

Câu 7: Chúa Yêsu sẽ không là gì cả nếu có thể tách được sự gì nơi Ngài ra khỏi Cha.
Một lần nữa, Yoan nhấn mạnh đến sự hoàn toàn duy nhất giữa Chúa Yêsu và Cha Ngài.

Câu 8: Tất cả những gì cấu tạo nên môn đồ (mặc khải) đều do Chúa Yêsu ban cho họ.
Và tiên vàn mọi sự là sứ mệnh Chúa Yêsu do tự Thiên Chúa.

Câu 9: Không phải thu hẹp nguyên tắc 3:16.
Kinh nầy hướng dẫn đến sứ mệnh Tông đồ (Hội Thánh) đối với thế gian. Thế gian là thế gian vì tự mình tách ra khỏi ý định Thiên Chúa.

Câu 10: Et omnia mea tua sunt / Mọi sự của Con đều là của Cha.
Neutrum : Thay cho masc. Ý định mở rộng nhãn giới tư tưởng – Không chỉ có môn đồ mà thôi, là chung cho cả Cha và Con, nhưng giữa Cha và Con nhất nhất mọi sự đều chung cả. Cha và Con như thế ngang bằng nhau. Nhưng sự ngang hàng đó cũng do Cha ban
Et clarificatus sum in eis / Và Con đã được tôn vinh nơi chúng.
In eis có thể hiểu về omnia mea tua trong vế trước, nhưng cũng có thể hiểu về môn đồ nói trong câu 9. Như thế thì các tiếng et mea omnis…et mea tua sunt là đặt trong vòng ngoặc. Hiểu về môn đồ nhằm hơn chiếu theo 13:31t  14:13.
Clarificatus sum / Con được tôn vinh
Thuộc về lý do cho những lời cầu xin cho môn đồ môn đồ:
     - Quia tui sunt /        - và 10a cắt nghĩa thêm cho điều đó.
     - Clarificatus sum in eis – et non jam sum in mundo/ Con không còn ở trong thế gian... Hy lạp dùng perfectum – Trạng thái, hậu quả của một công việc đã qua. Nhưng chỗ nầy cũng như nhiều nơi khác (nhất là nếu ta so sánh với 13:31t  14:13) thì tư tưởng trong câu 10 nầy nhằm đến liên lạc giữa Chúa Yêsu ở trần gian cùng môn đồ, một cách như sự sum họp giữa Chúa Yêsu trần gian với môn đồ tại phòng Tiệc ly, cũng là hình ảnh cho sự vinh quang xãy ra sau khi Chúa Yêsu ra đi.
Một điều thích hợp với kiểu trình bày trong Yoan 17 – Những lời xin thì thực đem về thời sau thập giá, thời hoạt động của Thánh Thần, nhưng những lời tế nhận sự kiện (như tiếng clarificatus sum nầy) không thu hẹp nơi thời trước Thập giá. Thí dụ 17:8 khi so với 16:31t  17:18 so với 20:21  17:22 với 17:11.
Lời Chúa Yêsu trần gian và lời Chúa Yêsu tôn dương đan kết với nhau, chiếu dọi cho nhau, nên tiến Clarificatus sum nầy không chỉ là lời Chúa Yêsu sắp từ biệt, mà còn là lời của Chúa Yêsu đã được tôn dương.
Clarificatus sum đó do bởi việc gì, đây không nói rõ. Nhưng các kiểu nói trong các diễn từ cáo biệt liên kết với nhau, nên ta có thể hiểu chiếu theo 15:8  14:13  16:14.
Tiếng clarificatus sum  nên lý do cho lời cầu xin, nhờ tiếng đó, Yoan đặt liên lạc với 17:1-5 – Lời xin cho môn đồ liên lạc chặt chẽ với lời xin cho chính mình được vinh quang, vì Chúa Yêsu được tôn vinh nơi họ. Đằng khác, Yoan nhắm đến tư tưởng sẽ diễn trong 17:22.

Câu 11: Ego ad te venio / Con đến cùng Cha. Kiểu diễn tả Thương Khó như ra đi.
Ra đi khi nói với người làm đích, ắt phải chuyển thành đến.
Pater sancte/ Lạy Cha chí thánh – Có liên lạc với lời xin:
     - Xin làm sao cho môn đồ được nên thánh trong duy nhất với nhau, nên thánh trong Chúa Yêsu, cho Thiên Chúa, như Chúa Yêsu đã hiến thánh chính mình.
     - Nhưng sự thánh gốc nơi Cha mới làm cho sự hiến thánh nơi Chúa Yêsu và Hội Thánh nên có thể được. Yoan nói tương đương với Lv 11:44 (1P 1:16).
Serva eos in nomine tuo/ Xin giữ chúng nhờ danh Cha.
Môn đồ được kéo ra khỏi thế gian (6), một cái gì mà Chúa Yêsu không thể kéo vào trong lời cầu xin của Ngài được (9), nhưng môn đồ vốn là thế gian, thuộc về thế gian. Sự tách biệt thế gian họ được có hoàn toàn dựa trên sáng kiến Thiên Chúa đã tiền định, đã chọn, đã kéo ra khỏi. Muốn được kiên vững trong tính cách đó, phải có sự can thiệp của Thiên Chúa. Đó là điều Chúa Yêsu cầu xin – Xin giữ họ thoát khỏi thế gian như sở hữu của Thiên Chúa – In nomine tuo : Có thể có nghĩa như của riêng của Cha, như sở hữu của Cha. Nomen/ Danh – Đặc tính Thiên Chúa như biết được bởi mặc khải.
Quos dedisti mihi (vulg) / Cha đã ban cho Con.
Cựu trào, nguyên trạng – Quod dedisti mihi – Thiên Chúa biết được đây là Thiên Chúa mặc khải mình nơi và bởi Chúa Yêsu (17:3).  Thiên Chúa gầy dựng nhiệm cục cứu rỗi là Thiên Chúa, Cha của Chúa Kitô Yêsu. Chỉ có Chúa Yêsu mới cho ta biết đích thực Thiên Chúa là gì (1:18  14:9). Chúa Yêsu đã giữ gìn môn đồ. Làm thế thì Ngài đã làm chiếu theo đặc tính và quyền năng Thiên Chúa. Thiên Chúa đã ban cho Ngài Danh Thiên Chúa.
Ut sint unum, sicut et nos / Ngõ hầu chúng nên một như Chúng Ta.
Môn đồ được gìn giữ không phải như những đơn vị tách biệt, nhưng như unum : nhất khối – sự duy nhất của môn đồ trong Agapè được nhắc đến luôn 13:34t  15:13  17:21tt – Đó là cách minh chứng cho sự thật của Tin Lành, là mặc khải của Thiên Chúa (Cha-Con) cho thế gian. Sicut et nos – không phải sự đồng lòng đồng ý của người ta là lý tưởng, nhưng mẫu và nguồn gốc : Sự duy nhất giữa Cha –Con.

Câu 12: Chúa Yêsu sinh thời đã gìn giữ môn đồ thế nào – Nố Yuda.
Nối câu nầy lại với 17:10 và 13:31t – Chúng ta được nhiều liên lạc để hiểu. Chúa Yêsu được tôn vinh thế nào nơi môn đồ. 13:31t – Chúa Yêsu được tôn vinh bởi Giờ đến, Giờ đó được đánh hiệu bởi Cum ergo exisset / Y đi ra  - Người bội phản ra khỏi phòng Tiệc ly. Trong Yoan, Yuđa không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên trong nhóm môn đồ, nhưng là Diabolus (6:70) – đại diện cho thế gian chống nghịch Thiên Chúa. Yuđa  ra khỏi có nghĩa cho quan niệm môn đồ: Sự sum họp từ bây giờ là tiêu biểu cho Cộng đoàn lý tưởng Chúa Yêsu ở giữa nhóm môn đồ. Chúa Yêsu được tôn vinh. Hạt giống đã sinh hoa kết quả, và hoa quả đó được tách khỏi thế gian, và nên trong sạch (13:10  15:3).

Câu 13:Haec loquor…/ nhưng nay…
Haec – Có thể hiểu về các lời cáo biệt - hay có thể chỉ đem về kinh nguyện : Con luôn luôn hợp làm một với Cha, không cần phải cầu nguyện – nhưng muốn tỏ ra liên lạc đó cho người ta, ắt không có cách nào khác, và lời cầu nguyện của Con nên mẫu mực cho môn đồ phải tiếp xúc với Cha, nhờ đó mà:
Ut habeant gaudium meum… / Ngõ hầu sự vui mừng của Con…
Thông chia sự vui mừng của Con – phát xuất tự hoàn toàn vâng phục và liên lạc thường xuyên với Cha.

Câu 14: Môn đồ chịu lấy tín thư Chúa Yêsu đem đến và tin thì được thông chia sự khác biệt của Chúa Yêsu đối với thế gian, một trật thông chia cả sự thù ghét của thế gian.

Câu 15: Môn đồ không thuộc về thế gian, nhưng lại phải ở lại trong thế gian – Họ có nhiệm vụ với thế gian – Họ cần được gìn giữ.

Câu 16: Như 17:4.

Câu 17-19 : Ba câu nầy liên lạc chặt chẽ với nhau.
Giữa Chúa Yêsu và môn đồ có sự tương đồng :
            - Trong việc hiến thánh (câu 17  19).
            - Trong sứ mệnh (câu 18).
Sự tương đồng đó không dựa trên điều gì khác là việc Chúa Yêsu hiến thánh chính mình.
Sự hiến thánh đây có nghĩa gì ?
Nơi Chúa Yêsu – 10:36 – hiến thánh đi với việc chịu sai. Chúng ta thấy ý hiến thánh không có tính cách luân lý, nhưng có liên lạc với ý nghĩa tế hiến:
            - Tách biệt ra khỏi giới phàm tục, mà xung vào giới Thiên Chúa. Áp dụng cho Chúa Yêsu, ý nghĩa Của Thánh trước tiên giả thiết là thuộc phàm tục không còn nữa, nên nơi Chúa Yêsu chỉ còn lại tách biệt hẳn đối với thế gian, phàm tục, và chỉ còn lại tính cách tích cực của hiến thánh : Thuộc về giới Thiên Chúa, phía Thiên Chúa, đứng trong sự khác biệt của Thiên Chúa, để xung vào việc của Thiên Chúa.
            - Câu 18 – giữa Chúa Yêsu và môn đồ có tương đồng về liên lạc, và câu 19 có et ipsi – nên sự hiến thánh của môn đồ hoàn toàn tương đồng với sự hiến thánh của Chúa Yêsu : Tách biệt khỏi thế gian, phàm tục mà xung vào giới Thiên Chúa – Thông chia cùng Chúa Yêsu sự khác biệt của Thiên Chúa đứng trước thế gian, thông chia sự chống đối với thế gian, thông chia sứ mệnh của Chúa Yêsu cho thế gian.
In veritate / Trong Sự thật.
Không chỉ là cách đích thực – nhưng trong sự thật cứu rỗi – đã mặc khải nơi giáo huấn và hoạt động của Chúa Yêsu. Sự thật đó đã chỉ định và tách biệt môn đồ để xung họ vào sứ mệnh của họ cho thế gian.

Câu 20 : Lời cầu xin chuyển đến tín hữu mọi thời.

Câu 21: Điều Chúa Yêsu xin là sao cho cả Hội Thánh nên một. Sự duy nhất đó hoàn toàn tương đồng với sự duy nhất giữa Cha và Con – Cha hoạt động trong Con (14:10- Cha làm việc của Người nơi Con) – và rời khỏi Cha, việc của Con không có ý nghĩa gì nữa, mà cũng không thể có nữa. Con cũng ở trong Cha, đời đời với Cha, trong duy nhất của Thần tính, hoạt động như Cha trong tạo thành, trong cứu chuộc. Cha và Con là một, nhưng vẫn khác nhau. Kẻ tin phải ở trong Thiên Chúa (Cha-Con), phải là một trong Cha và Con, khác Thiên Chúa nhưng ở trong Thiên Chúa, và cũng là nơi Thiên Chúa hoạt động.
Ut credat mundus…/ Để thế gian tin…
Sự duy nhất của các kẻ tin là chứng cho điều Chúa Yêsu chủ trương – Ngài bởi Thiên Chúa đến – Sự duy nhất đó cũng bày tỏ ra mẫu mực của công việc hoạt động của Thiên Chúa : Sự sống của Cha-Con được bày tỏ ra trong sự duy nhất của các kẻ tin.

Câu 22: Ego claritatem…dedi eis / Con đã ban cho chúng vinh quang…
Giả thiết lời xin trong 17:1 5 đã được nhận lời – Chúa Yêsu thông chia Doxa Cha ban cho Ngài – Doxa tỏ hiện ra trong mặc khải ban sự sống Chúa Yêsu đã được, bởi Ngài về lại cùng Cha nhờ thập giá, và cũng diễn ra cách đầy đủ hơn cả nơi thập giá. Nơi đó diễn ra hơn cả sự duy nhất giữa Cha và Con trong Agapè. Đó cũng là điều Chúa Yêsu ban cho Hội Thánh.

Câu 23: Ut sint consummate in unum / Để chúng được hoàn toàn nên một.
Agapè ràng buộc họ nên mạnh mẽ và hoàn bị - Họ đã được chịu lấy vào trong hợp nhất của Agapè giữa Cha và Con. Unum được phát sinh ra, mà tiêu chuẩn luôn luôn là sự duy nhất nơi các kẻ tin được cấu thành bởi Ego in eis/ Con trong chúng.
Consummati / Hoàn tất – Nhắc lại 4:34  17:4 – Mọi sự đều hoàn tất một khi sự duy nhất đi đến cùng tận nơi Thiên Chúa, nhưng mỗi thời, Hội Thánh phải hoàn bị sự duy nhất đó theo đà phát triển của mình.

Câu 24-26: Kết thúc các chủ đề Gnosis, Doxa, Agapè: Tổng hợp tất cả nơi Agapè.
Quod (Vulg quos) dedisti mihi – Những kẻ Cha đã ban (6:37  39  17:2  6) đã kéo đến cùng Con (6:44), bây giờ được Con thu lại nhất khối (quod : in unum 17:23) 12:23 mà
đem về cùng Cha - Trong kinh nguyện, nhưng kinh nguyện đây tiêu biểu cho cái liên lạc sâu thẳm huyền bí trong Cha và Con trong chính thần tính.
Volo / Không còn dùng kiểu nói của kinh nguyện thường, nhưng là lời bên trong Thần tính đối với môn đệ, với Nhân tính Chúa Yêsu bây giờ là một Volo bên trong Thiên Chúa để đem họ đến consummate in unum ở trong Ngài (Hr 7:25)
Ut ubi sum ego / Con ở đâu.
Tức là Apud te (17:5), tức là Ego in te (17:21) – Cha cũng là đích cho những kẻ thuộc về Chúa Yêsu. Đích đó họ chỉ đạt được vì bây giờ Chúa Yêsu ở trong họ (Ego in eis 17:23) lại cũng là Đấng ở trong Cha (Ego in te). Như thế, ý tưởng 14:2t được diễn lại.
Ut (ubi sum ego) sint mecum / Chúng cũng ở đó với Con.
Việc ở nơi Cha của tín hữu hoàn toàn nhờ Chúa Yêsu (14:6 Via – Chúa Yêsu mới đem họ đến cùng Cha), bây giờ, cả việc họ ở nơi Cha cũng là nhờ Ngài.
Nhưng ubi sum ego nhắc lại 12: 26  32 - Ở đó, Chúa Yêsu để ngỏ hai ý của việc ở cùng Chúa Yêsu : Trong vinh quang đích thực đời đời và Trong vâng phục đến chết thập giá. Chẳng những chỉ có những ai đành để Chúa Yêsu lôi kéo vào thập giá mới được Ngài đem vào vinh quang mà còn là được lôi kéo vào thập giá như Chúa Yêsu và với Chúa Yêsu, đã là Doxa tuyệt đỉnh như có thể có trên trần gian. Tại sao ? Ta có thể thấy ở cuối câu 24 nầy:
Ut videant claritatem meam, quam dedisti mihi / Để chúng được ngắm vinh quang của Con mà Cha đã ban cho Con.
Phúc lạc cuối cùng, trạng thái cuối cùng : Thấy Doxa của Thiên Chúa. Thấy Thiên Chúa là sự sống đời đời, là phúc lạc tối hậu mà đạo đức hy Lạp mong mỏi, cũng là điều các kẻ lành Cựu Ước mong đợi (Tv 63:3 & 73:24:tt) Thấy Thiên Chúa bây giờ là thấy Doxa của Chúa Yêsu. Trong sự thấy Doxa của Con, được thực hiện nơi điều 17:3, vì điều nói trong 14:9 (về đức tin) cũng chi phối cả trạng thái thành tựu.
Tuy nhiên, Doxa của Chúa Yêsu luôn mang thuộc tính Quam dedisti mihi – Con luôn là mặc khải của Cha, dọi ra sự phong phú của Cha.
Quia dilexisti me ante constitutionem mundi / Vì Cha đã yêu mến Con từ trước tạo thiên lập địa.
Cha ban doxa cho Con vì Cha yêu mến Con từ trước sáng thế. Doxa đó là (17:5) doxa Con có prius quiam mundus esset/ trước khi tạo thành. Doxa hằng có tương chiếu với Agapè hằng có và hiểu được bởi Agapè hằng có. hằng có Cha ban cho Con không phải một vật bên ngoài Cha, nhưng ban sao cho Con Tu in me, et ego in te / Cha ở trong Con và Con  trong Cha (17:21), để có sự hỗ tương tuyệt đối giữa Cha và Con. Như thế, doxa hằng có của Con không những có nền tảng trong Agapè của Cha mà cũng cốt là Agapè của Cha nữa. Doxa của Chúa Yêsu tức là được agapè của Cha thấu suốtdoxa, quam habui…apud te / Vinh quang  Con đã có nơi Cha (17:5) đích thực là gì cũng phải hiểu theo 17:24.
Và nếu ta kéo 17:26 lại – ut dilectio, qua dilexisti me, in ipsis sit / ngõ hầu lòng mến Cha đã yêu Con có trong chúng. Chúng ta đã kết thúc cái vòng của Agapè.
Xuất xứ 10:30  37t  6:56t  14:8-11  12-15  19-20  23-24. Sự duy nhất giữa Cha và Con được tỏ bày, họa lại trong duy nhất của môn đồ. Cha yêu mến Con. Con đáp lại trong vâng phục. Bởi thế giữa Cha và Con có chung đồng một sự sống. Sự thông đồng đó diễn ra trong việc con nói lời của Cha, làm việc của Cha. Bây giờ, môn đồ cũng được Chúa Yêsu yêu mến, và họ đáp lại trong vâng phục. Làm thế, họ thông chia sự sống của Ngài. Sự thông chia nầy cũng tỏ bày ra trong sự họ làm các việc của Chúa Yêsu, và đích thực là Ngài làm các việc đó. Làm thế thì Cha được vinh hiển nơi Con. Đó là Vos in me et ego in vobis / Các ngươi ở trong Ta, Ta trong các ngươi.
15:1-12 – Các ý tưởng trên lập lại nhưng kết bằng ut diligatis in vicem sicut dilexi vos /   Cha, Con, môn đồ ở trong nhau bởi Agapè : Đích thực sự sống là mãnh lực hoạt động của Thiên Chúa. Nơi Cha, agapè đã khiến ban Con cho thế gian. Nơi con, agapè đã làm Ngài vâng phục Cha đến cùng và thí mạng vì môn đồ. Nơi môn đồ, agapè khiến họ vâng phục entole (mandatum) của Ngài và yêu mến lẫn nhau. Bởi sự họ vâng phục đó, họ sinh hoa kết quả, và Cha được vinh hiển trong Con.

Rồi sau cùng kinh nguyện đoạn 17 - Ở TRONG diễn ra sự hiệp nhất thâm sâu cực độ giữa Thiên Chúa và người ta. Sự Ở Trong nhân loại có được đó hoàn toàn phát xuất do Ở Trong giữa Cha và Con trong agapè hằng có của Thiên Chúa, nhưng đã mặc khải trong sinh hoạt thực tế sinh thời Chúa Yêsu – cách riêng việc Ngài thí mạng mình vì những kẻ Ngài yêu mến (15:13).
Nơi Chúa Yêsu, hai phương diện của lịch sử cứu rỗi được diễn tả tột đỉnh : Thiên Chúa mặc khải thực thể của Ngài, chân tướng của Ngài là Agapè. Chính trong sự chết của Chúa Yêsu mà Doxa Thiên Chúa được bày tỏ ra cách đầy đủ, mà Logos đã thành thân xác hẳn thật.
Tuy nhiên, Lời Thiên Chúa, mặc khải của Thiên Chúa đòi hỏi phải có sự ứng đáp nơi phía nhân loại. Chúa Yêsu đại diện nhân loại đã dâng lời ứng đáp đó cách chung kết, ứng đáp lại với Thiên Chúa thay cho chúng ta hết thảy, lúc mà không ai trong loài người khác có thể ứng đáp được : Agapè của Thiên Chúa đã gặp được tiếng dội lại nơi loài người. Sự vâng phục trọn hảo của Chúa Yêsu trong sự chết, agapè của Logos làm người : Sự tương ứng đó đã giải thả tất cả mãnh lực của ý muốn Thiên Chúa, để thi thố ra trông lịch sử mà cứu chuộc loài người. Đó là Pneuma ban xuống. Sự gặp gỡ giữa Thiên Chúa và loài người. Sự Ở TRONG Thiên Chúa, mút cùng mà tất cả trình tự lịch sử tiến đến - nay ta đã có – thực hiện trong cùng một nhân vị và từ nay nhân vị đó nên trung tâm cho tất cả vận hành lịch sử. Agapè có đối tượng độc nhất là Con, nay là dilectio qua dilexisti me in ipsis/ đã yêu Con có trong chúng,  vì trong những kẻ tin đó, Cha lại gặp chính Con của Ngài ego in ipsis /Con sống trong chúng.

TRÌNH THUẬT THƯƠNG KHÓ CỦA YOAN.

Cắt nghĩa chung với Nhất lãm. Nên để ý Yoan có gì hơn hay không có gì như thấy trong Nhất lãm. Muốn đọc trình thuật của Yoan theo quan điểm Thần học Yoan thì phải để ý đến những điểm rõ ràng thuộc thần học của Yoan trong trình thuật. Đó là bảng chỉ lối dẫn đến ý nghĩa Yoan muốn độc giả nhận ra :

Câu 18:8 – Hành vi của Chúa Yêsu có tính cách một sêmeĩon cho công việc của Ngài trên tầm độ bao quát hơn và ở bình diện cao hơn. Bởi đó mà nhắc 17:12 – Ám chỉ cả những điều trước kia 6:37-40  10:27t  15. Lời bình chú 18:8-9 không phải thu hẹp ý nghĩa 17:12, nhưng nhờ lời bình chú, hành vi trong vườn nhắc bổng lên tầm ý nghĩa đích thực.

Câu 18:32 – Nhắc lại 12:32t và một trật cả loạt xuất xứ như 3:13-16 về Katabasis của Con Người : Tất cả công việc, sinh hoạt của Verbum caro factum est cho đến sự đê nhục cuối cùng, treo thập giá. Nhưng việc cuối cùng nầy Yoan lại gọi là husôthễnai (exaltari /  ). Đó là nghịch nhiên – nhưng xét cho cùng thì chính là tôn dương, vì khi Chúa Yêsu bằng lòng chết như thế, Ngài vào vinh quang của Thiên Chúa, vinh quang của Agapè. Chết thập giá nên một thứ sêmeĩon : Ngài được nhắc lên khỏi đất.

Câu 18:37t – Yoan định nghĩa Vương quyền đích thực của Chúa Yêsu : Thống trị của alêtheia (nhắc lại 8:45-47  8:31t). Trong phiên xử : Sự mỉa mai của Yoan như 9:13:41 – Pilatô xử Chúa Yêsu/ nhưng Chúa Yêsu – là alêtheia: sự sáng, mà sự sáng liền phân tách- mới là thẩm phán đích thực. Yoan nhấn mạnh đến tước Vua của Chúa Yêsu.

Câu 19:30Consummatum est / Đã hoàn tất.  Nhắc lại 17:4  4:34  5:36. Tất cả sự nghiệp trên trần của Chúa Yêsu liên kết với việc hoàn tất ơn cứu chuộc theo ý định Thiên Chúa. 17:4 – trên bình diện của Thiên Chúa, 19:30 – trên bình diện lịch sử : Nơi sự chết vào một giờ rõ định.

Câu 19:34 – Yoan chú ý đến nước và máu chảy từ cạnh sườn Chúa Yêsu. Không thể không nghĩ đến 6:55  7:38.

Như thế, Thương khó đã nên một Sêmeĩon vĩ đại. Các dấu chỉ lối trên kéo đến bởi liên tưởng những ý tưởng đã diễn từ trước, tập trung lại nơi biến cố chủ chốt nầy. Các sêmeĩa trước, các hình bóng và tượng trưng đều được có ý nghĩa nơi sêmeĩon cuối cùng nầy.
Nhưng khác mọi sêmeĩa – Các sêmeĩa tự mình không có ảnh hưởng gì lâu bền, chỉ có ý nghĩa mới đem về sự vĩnh tồn. Biến cố cuối cùng nầy không thế. Đây có điều xãy ra một lần trong thời gian mà lại có hậu quả vô tận. Biến cố có tính cách đảo lộn cả cục diện lịch sử. Ở đây có hai giới thực tại, thời gian và hằng có được nên một: Lời đã thành xác thịt. Đây có biến cố xãy ra ở cả trong hai giới thực tại. Vì xãy ra trên đất, trong thời gian, biến cố còn có tính cách sêmeĩon, nhưng một trật cũng xãy ra trong giới Thiên Chúa. Điều xãy ra là chính thực tại mà các sêmeĩa khác đều hướng đến, đều là dấu chỉ, và chỉ được nên chân thật (theo ý nghĩa) bởi biến cố nầy đã thành hiện thực trong thời gian (lịch sử) trong giới Thiên Chúa hằng có.

Còn các trình thuật sống lại – Yoan nhấn mạnh đến tính cách hầu như vật lý của việc sống lại. Nên để ý – mầu nhiệm sống lại tiên vàn mọi sự là sự tôn dương trong vinh quang. Không có Doxa nào bằng sự tế hiến mình và được agapè thấu suốt. Điều đó đã kết thúc với consummatum est. Nhưng sự đó phải diễn ra trên đất nầy nữa.


 



No comments: