YOAN 1: 1-18 : LỜI DẠO ĐẦU PHÚC ÂM
*Ý Tưởng: 1-5 Lời của Thiên Chúa : Trong Thiên Chúa, sự
sống, sự sáng.
6-8
Sứ mạng của Yoan Tẩy giả : Làm chứng cho sự sáng.
9-14
Lời đã đến trong thế gian.
15
Chứng chỉ của Yoan Tẩy giả.
16-18
Những ân huệ của Lời.
* Kiểu hành văn :
Từng câu ngắn, có nhịp điệu ( Biền ngẫu, nhất
là tiếng móc để chuyển ý ). Tuy nhiên, kiểu hành văn đó bị đứt khúc bởi 2 đoạn
6, 15 : nói đến Yoan Tẩy giả ( Sứ mạng và chứng chỉ của ông). Quả thực, câu 9
liền kết với câu 5: Tiếng móc “ sự sáng” chủ từ ở câu 9 không có, nhưng chắc
phải là Lời ( Logos ) vì câu 8 và câu 9 tương phản nhau: Non erat lux – Không có sự sáng/
Erat lux vera – Ánh sáng thật. Câu 16 liền với 14: Tiếng móc Plenum
gratiae…/ De plenitudire ( Đầy ân sủng…/
Sự viên mãn). Câu 16 khởi bằng hoti ( quia – điều đó ), sau câu 15,
tiếng không có nghĩa gì cả, nhưng nếu tiếp ngay câu 14 thì dĩ nhiên câu 16 cắt
nghĩa: Làm sao Logos lại plenium gratiae… ( ex
effectu – , vidimus/ accipimus ( chúng
tôi/nhận). Như vậy, phải nói hai khúc 6-8 và 15 làm gián đoạn ý
tưởng về Logos. Nếu đọc liền cả đoạn mà loại đi các câu ấy, ta có một đoạn văn
liên tục. Đằng khác, không thể nói 6-8 và 15 mạo nhập và cũng không ai vụng về
đến đỗi chêm một cách ngớ ngẫn như thế. Vậy phải nói, các câu ấy tuy vụng về
hành văn, nhưng là tác giả ( hay soạn giả cuối cùng) đã có ý làm như thế. Thực
sự, nếu ta đọc liền 6-8 với 19-28, chúng ta có một đoạn văn liên tục khác : Nói
việc Yoan xuất hiện và làm chứng về Chúa Yêsu. Bởi thế, câu 19 lại khởi sự
bằng kaì (et) không có nghĩa
sau câu 18, nhưng có nghĩa sau câu 8. Vậy, ý tác giả như thế nào ? Kerygma tiên
khởi luôn khởi sự sứ vụ Chúa Yêsu với Yoan Tẩy giả ( Diễn từ công vụ, Marcô và
cả Mattheu, Luca, lý do trình thuất về niên thiếu là nhập đề thôi ). Yoan cũng
một ý như thế. Vì thế, tác giả lấy mấy câu đầu về trình thuật Yoan Tẩy giả và
câu 15 ( :30 ), tức là chóp đỉnh của chứng Yoan mà chêm vào giữa bài vãn về
Logos.
* Cách tổ chức lời dạo đầu :
Tác
giả đã dùng các câu chêm mà cắm chặng và chia ý tưởng. Tuy nhiên, kiểu diễn ý
của tác giả không theo thể thống hợp lý : Tác giả làm cách như lợp ngói. Diễn ý
mình trong một khúc để rồi lấy lại mà diễn thêm
và bổ túc trong khúc sau.
-
Khúc thứ nhất kết với câu 5 : Tác giả bao quát ngay tất cả công việc của Logos,
sau khi thoáng nhìn đến mầu nhiệm hằng có của Logos.
-
Dùng khúc chêm để cắm chặng ( 6-8) : Yoan làm như cái móc vào lịch sử cứu rỗi
thực sự đã xãy ra, nói về Logos không phải là suy luận thuần lý ( Đó là công
dụng của lời chêm ). Khúc thứ hai diễn ra mầu nhiệm Logos đã xuất hiện và hành
động trên trần gian ( Cả sứ vụ Chúa Yêsu được tóm tắt lại cho đến vinh quang
Sống lại của Ngài). Ta thấy được là Yoan lập lại câu 4-5.
-
Khúc thứ ba : Sau câu chêm 15 ( Quả quyết bằng chứng của Yoan về tính cách siêu
việt của Mêsia Thiên Chúa sai đến ), tác giả cho thấy tính cách siêu việt của
ân huệ Thiên Chúa đã ban cho loài người trong Chúa Yêsu : So sánh sứ vụ của
Chúa Yêsu và sứ vụ của Môsê. Chúng ta cũng lại thấy tác giả diễn lại ý
tưởng của câu 4-5.
* Vai trò của lời dạo đầu trong Yoan :
Nhiều tác giả muốn dựa vào 1-3 để hiểu Yn 1,
1-18, hay ít là 1-14 như một trình thuật, hay suy luận về những điều Logos đã
làm trước khi Giáng Sinh. Kỳ thực, ta thấy tác giả nói đến sứ mạnh trần gian
của Chúa Yêsu và việc Israel từ chối ( 9-11 ) vinh quang Phục Sinh của Ngài (
14 ), sự sống Thiên Chúa Ngài đem đến cho những ai tin vào Ngài ( 12, 16-18).
Như thế, lời dạo đầu không tả một giai đoạn nào trước Phúc âm nhưng tả cũng
những sự kiện của Phúc âm, có điều làm cách tổng quát.
Vậy tác dụng của Yn 1, 1-18 là lời dạo đầu.
Tuy tác giả dùng nhiều công thức trừu tượng ( Logos, sự sáng, sự sống, Doxa, sự
thật ), nhưng đã đọc xong Phúc âm thì những lời đó không còn là suy luận thuần
lý nữa, nhưng là những phương diện phức tạp của cùng một biến cố: Sự
kiện Yêsu Nazareth, sự can thiệp Cánh Chung của Thiên Chúa, những phương
diện của một sự thật quá đầy đủ. Yoan sẽ dùng tất cả Phúc âm để giải thích, để
cho thấy sự phong phú của Con Một Thiên Chúa đã đến , đã hoàn tất cả HESED
và EMETH ( gratia et veritas ) mà Thiên Chúa đã dự định từ đời đời.
Câu :1-5 đã là toát yếu cả Phúc âm. Những tiếng
Lời, Sự sống, Sự sáng, tối tăm : Dùng sự kiện hữu hình để ám chỉ những thực tại
siêu nhiên, nhất là Sự Sống , trong
Yoan, luôn chỉ sự sống của Thiên Chúa.
Câu 1. Yoan lên đến nguồn suối Sự Sống của Thiên Chúa.
In principio/ lúc khởi nguyên có thể là lúc đầu hết ( cho một chuỗi theo
sau ), tương đối, nhưng có Erat nên phải hiểu về Sự có ở bên kia thời gian, sự đời
đời, nói theo cách thông thường. Nhưng
cần thiết hơn : Các ám chỉ :
- Stt
1, 1 nội dung của Tin lành là Nước Thiên Chúa, nhưng cuối cùng đã thu gọn tất
cả nơi thân mình Chúa Yêsu : Ngài là Lời của Thiên Chúa – Lời đó đã xuất hiện
trong một thời gian, nhưng Lời đó đồng nhất với Lời tạo thành của Thiên Chúa,
và nếu đã cùng tạo thành với Thiên Chúa, thì đời đời Lời đã có.
-
Ngạn ngữ 8:22 Lời mang tính cách của sự Khôn Ngoan, một cách gián tiếp để cho
thấy Lời có một thực thể riêng giống như Khôn Ngoan, nhưng luôn ở trong Thiên
Chúa, đằng khác, lại có liên lạc với vũ trụ : Logos có phận sự tạo thành và cứu
rỗi như Khôn Ngoan ( Ngạn ngữ 7: 22-27).
-
Mc1: 1 Tin lành xuất hiện trong lịch sử, theo Kerygma tiên khởi từ Yoan TG rao
giảng và Chúa Yêsu chịu phép rữa. Tuy nhiên, Lời Thiên Chúa không phải từ đó
mới có, mới hoạt động.
Erat ( là) : Đối chiếu với factum
est ( Nó
là) ( 1: 3 ; 6 ; 14).
Verbum (Logos): Yn ngay từ đầu đã nhắm đến Chúa Yêsu, thành tựu Cánh
chung của mọi ý định Thiên Chúa và hoàn toàn xác tín Chúa Yêsu là Tin lành, là
Lời Thiên Chúa đã nói ra. Tiên vàn mọi sự, chương mới đầu phải đọc như lịch sử,
nhưng là lịch sử mặc khải hằng có, do một nhân vật hằng có. Logos hằng có nhưng
không thể biết , hay hiểu được Vấn đề ngoài
dung mạo lịch sử của Chúa Yêsu. Đằng khác, biến cố trong trình thuật Phúc âm
chỉ hiểu được khi xác tín rằng vai chủ động của Phúc âm không chỉ là người ta
mà là Logos hằng có của Thiên Chúa.
Et verbum erat apud Deum / Và Lời ở nơi TC :
Tiếng dùng để chỉ sự gần
gũi, nhưng muốn gần thì phải khác : Chúng ta có thể nói có ám chỉ đến ngôi vị,
nhưng đó là kết luận sau.
Et Deus erat verbum /
Và Lời là Thiên Chúa : Theo mẹo Hy Lạp thì rõ chủ từ là Logos, như thế Deus là trạng từ chỉ
tính của Logos.
Yoan muốn độc giả phải đọc phúc âm dưới nhãn giới của
câu nầy. Việc và lời của Chúa Yêsu là việc và lời của Thiên Chúa. Nếu không hẳn
là thế thì sách chỉ là chuỗi lộng ngôn.
Câu 2: Hoc erat in principio apud Deum/ Ngài
đã có lúc khởi nguyên nơi Thiên Chúa
Hai mệnh đề đàu tên được tóm lại : Lời không phải từ
đâu đến với Th. Chúa nhưng Lời ngay từ đầu đã ở nơi Th. Chúa. Hình như có dội
lại ngạn ngữ 8: 27-30 ( Coi 17: 5).
Câu 3. Yoan chuyển qua công tác Lời có trong tạo thành.
Omnia per ipsum facta sunt / Nhờ Ngài mà muôn vật được tạo thành
-
Ngạn ngữ 8: 30.
- Do
Thái: P. Aboth 3: 15 hiểu về Torah,
như dụng cụ nhờ đó vũ trụ đã được tạo thành.
-
Triết lý khắc kỷ : Logos là nền tảng của tạo thành.
-
1Cor 8: 6 ; Col 1: 16 : Heb 1: 2. Ý của Yoan : Lời có nhiệm vụ trong tạo thành
nên Lời không phải là trung gian tùy dịp, ngẫu nhiên.
3b – 4 Vấn đề phân câu không được chắc.
Chữ Quod
factum est/Điều
đã thành sự ( ho gegonen) có thể đem về trước hay kéo về sau. Có
thể :
- ( a )Quod factum est in ipso vita erat…Điều đã thành sự
nơi Ngài là Sự sống.
- ( b )Nihil quod factum est / in ipso vita erat
Phải hơn, nối với nhau :
1 : Thể văn của lời dạo đầu : Có biền ngẫu giữa các vế
và tiếng móc.
2 : Lịch sử : Từ đầu đến thế kỷ IV, đều theo kiểu (a),
đến bè rối Arius nổi dậy, muốn dựa vào câu nầy mà từ chối thần tính của Logos,
từ đó người ta bắt đầu đọc theo kiểu (b).
Có bốn cách hiểu :
- ( a
) Quod factum est in Ipso ( in Verbo) vita erat.
- ( b
) Quod factum est – in Ipso vita erat.
- ( c
) Quod factum est, in ipso vita ( chủ từ ) erat.
- ( d
) Quod factum est, in ipso ( Verbum )
erat vita.
Vita (zôê) theo kiểu Yoan dùng thì luôn luôn đem về sự sống
siêu nhiên, nhất là 4b lại định nghĩa et vita erat lux… Theo mẹo Hy Lạp, zôê
không có quán từ, nên dễ hiểu hơn cả là một phụ từ ( attribut ).
Kiểu ( b ) : Cyrillo
Alex cắt nghĩa giống như Col 1: 17 Omnia in ipso constant. Vita có
nghĩa thế thì thực là ép, và lại hoàn toàn tự nhiên.
Augustinô theo thuyết mô phạm “ mọi sự có mẫu sống
trong Verbum”
Boismard : Mọi sự đã dựng nên đến mức sự sống trong
Verbum : Chuyển nghĩa “ Quod factum est : Quod est viviens” vita: tự
nhiên.
Chung chung : Chữ nầy phải chuyển nghĩa, và Vita phải
là tự nhiên.
Kiểu ( c-d ) : Quod factum est : một thứ casus
pendens, nhưng trong Yoan, casus pendens là cốt nhấn đến điều quan hệ nhất. Đây
không có lý gì mà cho quod factum est là quan hệ.
Kiểu ( c ): Loisy dịch “Ce qui est devenu, en cela il y
eut vie”. Loisy hiểu về sự sống siêu nhiên. Phải chuyển nghĩa quod factum est để nhắm về loài người. Vita
chủ từ ( Theo Hy lạp đáng phải có quán từ, nhưng thực lại không có). Van-Hoonacker hiểu tất cả vita lux về tự nhiên, càng không theo
mạch lạc hơn nữa.
Kiểu ( d ) Mollat
trong Bible de Jerusalem : Vấn nạn : Casus pendens không có lý do-Vita
chuyển nghĩa : 4a Tự nhiên, 4b Siêu nhiên.
Kiểu ( a ) Quod factum est in Ipso vita erat.
Chủ từ : Quod factum est in Ipso – Trạng từ: vita. Động từ ginomai Hy Lạp ( fieri ) có thể có nghĩa mạnh : Được làm ra (dựng
nên) nhưng cũng có nghĩa yếu: Xãy ra.
Giữa nghĩa mạnh và nghĩa yếu có một ý tưởng chung Được
xuất hiện ra, được thành sự.
3: Điều được thành sự là do bởi dựng nên nhờ
Lời.
Câu 4: Điều được thành sự là điều được xuất hiện
trong Lời, nơi Lời : Sự sống siêu nhiên được thành sự trong Ngài. Nghĩa là xuất
hiện, tỏ bày ra và thông báo cho loài người.
Điều đã thành sự nơi Ngài, trong Ngài là sự sống – như
thánh Ambrôsiô nói – “ Thần tính Ngài là sự sống, sự hằng có Ngài là sự sống,
xác thịt Ngài là sự sống, sự thương khó Ngài là sự sống”. Như thế, 4a đi vào sự
nghiệp trần gian của Lời làm người.
Et vita erat lux hominum / và sự sống là sự sáng cho nhân loại
: Có sự sống là thoát khỏi giới sự chết hay giới tối tăm : Sự chết không phải
là hoàn toàn tiêu diệt nhưng sự chết thiêng liêng. Điều đó Yoan sẽ diễn bằng
tương phản : Sự sáng / Tối tăm như đã thấy trong Phúc âm.
Câu 5: Et lux in tenebris lucet /Và sự sáng rạng trong tối tăm : Nơi
Chúa Yêsu có vinh quang Thiên Chúa đã chói lọi ( 3: 19-21 8: 12 Yn 9, 12: 35t 46). Sự sống, sự sáng nói đây tức là chính
Chúa Yêsu rồi.
Et tenebrae eam non comprehenderunt /Và tối tăm không triệt được sáng : Đứng
trước Sự sáng đó có sự tối tăm ( Sự đối chọi đó, coi : 3: 19 8: 12
12: 35-46 13: 30 ) tức là những
quyền năng ma quỷ. Nhưng vừa nói đến tối tăm, quyền lực hắc ám đó, Yoan không
thể không rao lớn cuộc toàn thắng
của Chúa Yêsu trên tối tăm : Ánh sáng
Phục sinh đã hé rạng.
Comprehenderunt : Tiếng Hy Lạp Katalambánein: Chụp lấy, lấn át đi –
Cũng có nghĩa chụp lấy bằng trí khôn, hiểu. Yoan để ý đến “ tối tăm không dập
tắt được sự sáng” nhưng cũng bỏ ngõ cho ý tưởng “ hiểu được, lĩnh hội được”.
Câu 6-8: Giai đoạn thứ hai khởi sự bằng việc Yoan Tẩy giả xuất hiện.
Các câu nầy chêm vào trước khúc nói về Lời đến trong
trần gian và công việc của Lời. Lời là Sự sáng. Trước khi Lời xuất hiện, Thiên
Chúa sai Yoan đến để làm chứng. Các lời nầy vạch ra khía cạnh tiêu cực ( Yoan không
phải là sự sáng ) và tích cực của sứ mạng Yoan TG. Yoan theo một biểu thức như
các Phúc âm khác : Yoan TG là người tiền hô cho Tin lành Chúa Yêsu đem đến.
Câu 9-14: Lời đến trong trần gian.
Chính Ngài đã dựng nên, trong dân Ngài đã chọn như dân
riêng, nhưng người ta không nhận biết Ngài, không chịu lấy Ngài. Nhưng nơi
những kẻ chịu lấy Ngài trong lòng tin, thì Lời ban sự sống làm cho họ nên con cái Thiên Chúa, con cái siêu mọi dây
máu mủ (ơn cứu rỗi dựa trên ơn Thiên
Chúa và lòng tin, chứ không phải riêng cho dân tộc Israel, dựa trên một huyết
thống). Các câu 12-14 diễn rộng hơn ý của câu 4 : ( giải thích) Sự sống đã xuất
hiện nơi Lời là gì : Sự sống làm cho người ta nên con cái Thiên Chúa. Làm thế
nào ? Tất cả ý định Thiên Chúa đã thành tựu. Lời Thiên Chúa không còn chỉ là
lời hứa, nhưng đã có xương thịt, đã có hình hài, đã nên lịch sử ở trần
gian “Verbum caro factum est”
nơi thân xác của Lời. Doxa Thiên Chúa đã nên hiện tại và
nhìn thấy được. Khi nào sự sáng đã chiếu dọi, lướt thắng tối tăm : Lúc mà các
môn đồ đã nhìn thấy ving quang của Con, giờ mà Con đã được nhắc lên trên thập
giá để vào vinh quang của Cha. Đó là Hora : Mặc khải đầy đủ Agapê của Thiên
Chúa đối với nhân trần, giờ kết thúc việc ban sự sống đời đời , tỏa ra thành Kharis
– Alêtheia.
15-18: Phần thứ ba : Hậu quả của công việc Chúa Yêsu : Giao Ước mới.
Câu 14 : đã gợi ý tưởng của khúc nầy :
Plenum gratiae et veritatis/Đầy ơn nghĩa và sự thật.
Con hoàn toàn
giống như Cha, Thiên Chúa đã tỏ mình trong Cưụ Ước Thiên Chúa đầy ân nghĩa và trung tín (
Xh 34: 6). Khúc nầy so sánh giữa Chúa Yêsu va Môsê. Giao ước cũ cốt để cho ta
hội ra được sự cao quý của giao ước mới.
Câu 15: Lại một chi tiết lịch sử Phúc âm: Chứng
chỉ của Yoan TG.
Chứng chỉ nầy vạch ra tính cách siêu việt của Chúa
Yêsu. Ngài không chỉ là qui
venturus est – Đấng Mêsia các tiên tri đã báo trước – mà Ngài còn là “ Prior
erat” : Hằng có như Thiên Chúa Cha. Như thế, điều nói trong câu 1-2
xuất hiện lại.
Câu 16-18 diễn lại cách khác câu 4-5 về sự sống và
sự sáng, nhưng bằng hai tiếng mang nhiều âm hưởng Cưụ Ước : Gratia
– Veritas. Câu16-17 chú trọng đến Gratia, Veritas nói đến trong câu 17-18.
Kharis ( Gratia ) phải hiểu theo hesed Cưụ Ước : Sự trung
trực, cái tiết tháo của Th. Chúa, sự trung tín của Thiên Chúa với giao ước, với
lời hứa với dân Ngài đã ban giao ước cho. Tiếng đó LXX ( Bảy mươi) dịch bằng éleos ( misericordia ), rồi chuyển qua
kharis để diễn rả tâm tình của Thiên Chúa đầy thiện cảm, yêu thương – mà cũng tả
hậu quả của lòng yêu thương đó : Ân huệ ban ra chứng tỏ lòng yêu mến. Cả hai
điều đó được diễn ra nơi Chúa Yêsu.
Veritas :
alêtheia dịch Emeth : Tiếng có thể hiểu theo nghĩa thông thường : Đúng với điều xãy ra,
không sai lạc. Tuy nhiên, trong Cựu Ước chỉ sự trung tín của Thiên Chúa với
điều Ngài đã hứa. Nơi Chúa Yêsu, Thiên Chúa thành tựu mọi lời hứa, một trật
thành tựu cả ý định của Ngài. Đó là mặc khải Tân Ước : Mọi lời hứa đã thành
tựu. Mặc khải đó do tự Thiên Chúa trung tín với bản lĩnh của Ngài, với các lời
hứa. Tuy nhiên, cuối cùng tất cả mặc khải là chính mình Chúa Yêsu : Sự thành
tựu và sự mặc khải những ý định của Th.Chúa : Ego sum veritas/Sự thật chính là
Ta. Nhưng đứng trước chữ
alêtheia, người học thức Hy Lạp liên tưởng ngay đến giới thần linh, giới Thiên
Chúa, vĩnh viễn trường tồn, mọi sự trần gian là hình ảnh . Alêtheia có thể mang
theo ý nghĩa “ Thực tại đích thực”, thực tại trong giới Thiên Chúa.
Accipimus/ Chịu lấy: Những người đã lên tiếng trong câu 14 còn nói tiếp :
Họ đã được thông chia sự sung mãn dư đầy có nơi Con Thiên Chúa làm người.
Gratiam pro gratia/ Ơn nầy thay ơn nọ :
Từ xưa đến nay, các nhà chú giải đều lung túng, chung
chung giữa 2 cách giải thích :Một ơn riêng cho người tín hữu tương xứng với ơn
dư đầy nơi Chúa Yêsu – hay ơn của Giao ước mới thay cho ơn của Giao ước cũ.
Nhưng trong đoạn nầy, Yoan gọi Giao ước cũ là Lề luật ( Câu 17) – Tuy không
hoàn toàn mâu thuẫn ( Lề luật có thể gọi là một ơn ), nhưng dù sao, trong mạch
lạc khó nghe.
Người khác hiểu Gratia về Lòng mến Thiên Chúa, như thế, ơn
tương xứng với ơn tức là người ta được chịu lấy một lòng mến ( như con
cái ), ứng đáp lại lòng yêu mến của Thiên Chúa như Cha.
Người khác nữa : Tất cả sinh hoạt tín hữu dựa trên ơn
Thiên Chúa tất cả, ơn nầy qua thì đổi lại ơn khác đến.
Câu 17 : Đối chiếu hai giao ước : Tính cách siêu
việt của ơn ta được nơi Chúa Yêsu. Yoan ám chỉ nhiều nơi đến Lề luật, Môsê, vai
trò trong nhiệm cục cứu rỗi: Cựu Ước dọn đường cho Giao ước mới. Trong Chúa
Yêsu, người ta mới được ân huệ và thực tại cùng tận.
Câu 18 : Lời đạo đầu kết thúc ân huệ cuối cùng và
nguồn suối mọi ân huệ: Thiên Chúa không ai đạt thấu được Ngài. Tất cả Cựu Ước
đều mang cảm tưởng : không thể thấy Thiên Chúa mà sống được ( Xh 20: 19 33: 20 , thẩm phán 13: 22). Các tiên tri được
Thiên Chúa hiện ra cũng chỉ thấy được hình ảnh của Ngài mà thôi ( Is 6 Yr 1 Ez
1-3 ). Đạo Do Thái thời sau càng chú trọng điều đó và cố loại đi các kiểu nói
có bóng giáng Như Nhân trong Cựu Ước (
dùng Shekinah thay thế ). Yoan không
nói đến thuộc tính vô hình Thiên Chúa, nhưng đến sự kiện nơi Chúa Yêsu, Thiên
Chúa mới tỏ mình ra. Chúa Yêsu mới biết Cha, thấy Cha ( 5:19 6:45
7:29 8:55 10:15
17:25 ), kết hợp mật thiết với Cha, không hề tách khỏi Cha (
10:30-38 12:45 14: 9-11
20 17: 21-23 ). Vậy chỉ có một
mình Ngài cho chúng ta đạt thấu mầu nhiệm Thiên Chúa.
Ipse enarravit/ Thông tri . Tiếng Hy Lạp exêgeisthai
có nghĩa là “Thuật lại”, doãn lại điều xãy ra, nhưng nên để ý đến trong sắc
thái có trong tôn giáo Hy Lạp : Tiếng dùng cho việc công bố, tỏ bày những bí
nhiệm thần linh, nhất là sự bày tỏ ra do các vị thần. Có thể Yoan muốn kết thúc
với kiểu quan niệm mặc khải đó : Nơi Chúa Yêsu, Thiên Chúa vô hình nay đã tỏ rõ
ra trong vinh quang của Ngài, trong ân sủng và sự thật. Đến đỗi, : Ai
thấy Con là thấy Cha” ( 14: 19 ).
YOAN 1: 19-51 NHỮNG CHỨNG CHỈ.
I. Bố cục.
Phải so sánh với Mc 1: 1-15
Yoan
TG xuất hiện – Loan báo Mêsia sắp đến.
Tường
thuật lại việc Yêsu chịu thanh tẩy, rồi chiến đấu với quỷ cám dỗ.
Kết
thúc với tuyên ngôn: Impletum est tempus et appropinquavit Regnum
Dei/ Thời đã
mãn và Nước Thiên Chúa đã gần.
Chứng chỉ Yoan.
So Mt
– Lc, Yoan còn là người giảng đường công chính.
So Mc
– Yn, Yoan chỉ còn là chứng tá cho Mêsia: Tuyên lời Isaya ( Yn 1: 23 ), chỉ
Đấng Mêsia ( 29-34) do mặc khải. Gián tiếp trình bày việc Chúa Yêsu thanh tẩy (
Hỗn hợp lời tẩy giả trong Nhất lãm với lời bởi trời).
Yn có
riêng : CHIÊN THIÊN CHÚA.
Yoan thâu nhận các yếu tố của Kerygma ( Yêsu là Mêsia,
khai sáng trật tự mới : Thánh Thần – Chứng thực bởi đại diện tiên tri cuối cùng
).
Chứng của các môn đồ.
Mc
đặt các chứng đó suốt cả Phúc âm.
Yn
giữ hình thức “Kêu gọi môn đồ”, nhưng thực ra chiêu tập các chứng chỉ. André –
Yêsu là Mêsia, Philip – Yêsu, Đấng Môsê…đã nói, Nathanael – Yêsu, Con Thiên
Chúa, Vua Israel.
Yoan sử dụng truyền thống về Mêsia (Thành tựu mọi lời
tiên tri tuyên bố: Yêsu Kitô là sự thành tựu đó).
Chứng chỉ của Chúa Yêsu về
chính mình.
Mc 1:
15 Impletum
est tempus, et appropinquavit Regnum Dei.
Yn 1:
51 Filius
hominis
II. Chú giải.
Câu 19: Testimonium/ Chứng ( Chủ đề quan trọng trong Yn ).
Yn không dùng tiếng Testis ( martus ) nhưng
động từ ( marturein) testimonium perhibere – và danh từ Testimonium (marturia) ) tương chiếu với sự tiến
triển về quan niệm Kitô luận: Chúa Kitô thi thố công việc cứu chuộc trong một
khung cảnh là thế gian thù địch. Sự chống đối Nhất lãm đã nói đến ( Mt 10: 18
Mc13: 9 Lc 121: 13 ) được Yoan nhấn mạnh. Tất
cả đời Chúa Yêsu diễn ra như trong một vụ kiện : Yêsu và thế gian đương đầu với
nhau. Các nhân chứng được gọi đến lấy khẩu cung đều diễn ra Lời Mặc Khải
của Cha. Quan niệm chứng nơi Yoan có tính cách pháp lý. ( Yn không dùng tiếng
Kerygma, Yn có tính cách biện hộ).
Chứng dựa vào đâu. Chứng : Tuyên ngôn trên sự kiện hay biến cố mình biết
được bởi kinh nghiệm ( Yn ; Chứng đi với thấy: 1:34 11:32
19: 35 1Yn 2: 4-14). Nhân chứng
đã thấy ( Bằng mắt một điều gì trong đời Chúa Yêsu – Điều nầy, Yn cũng giống
như Nhất lãm, Công vụ ), nhưng với Yoan,
các nhân vật không còn làm chứng về sự kiện mà là về thực tại cao siêu tàng ẩn
dưới sự kiện. Địa vị Mêsia (1: 32), Máu – Nước (19: 36) như dấu cho những ơn
cứu rỗi. Dưới các sự kiện : Có thực tại vô hình, chứng nhân chỉ biết được nhờ
Mặc khải. Như thế, chứng chỉ vừa nói đến kinh nghiệm giác quan, vừa nói đến
thực tại thiêng liêng.
Chứng về cái gì. Điều căn bản chính là Chúa Kitô ( 1:7-8 15: 5-31,32.36,37,39 8: 14,18
10: 25 1Yn 5: 9): Ngang qua Lời
và việc Chúa Yêsu, chứng chỉ nhắm vào mầu nhiệm của thực thể của Ngài, thực tại
thiêng liêng của mình Ngài.
Ai làm chứng. Yoan TG – Kinh Thánh ( 5: 39) – Môn đồ Chúa Yêsu (
Công việc Ngài) – Thần Khí sự thật ( 15: 26…). Hết các chứng chỉ đó đều qui tụ
lại nơi Chứng của Cha : Mặc khải của Cha diễn ra nơi các nhân chứng,
kiện toàn nơi chứng của Chúa Yêsu, tồn tại trong chứng chỉ của Thánh Thần. Mục
đích của chứng chỉ : Đức Tin (1: 7 19:
36). Trung tâm của Đức Tin là Chúa Yêsu “qui venit per aquam et sanguinem”.
Judaei ( Coi 2 nghĩa của tiếng đó sát với nhau 7: 11-13)
Linh đạo Do Thái và Dân Do Thái. Do Thái ( Linh đạo): Địch thủ của Chúa Yêsu,
bởi đó mà Yoan dùng tiếng riêng Israel cho dân Chúa chọn, Israel mới. Do Thái
là đại diện cho thế gian.
Sacerdotes et levitas / Tư tế và lêvi: Những nhà chuyên môn
về tẩy rữa
Câu 20-21:Tính cách biện luận ( Chống bè sùng kính Tẩy
Giả).
Elya : Cựu Ước : Malaki 3: 1 23-24 Sir 48: 10 Elya được đồng nhất với sứ giả dọn đường cho
YHWH – Qumrân cũng có như thế. Tân Ước Mt 11: 8tt Yoan TG là Elya redivius ( Mt
17: 10). Đó là quan niệm Elya đến để tỏ đấng Mêsia cho dân chiếu theo quan niệm
trước tiên tàng ẩn – Mêsia đến xức dầu và tỏ ra. Vai trò Elya đó, Yoan TG đã làm. Tuy nhiên, ở đây Yoan
chối : Nguyên nhân ngoài quan niệm Elya tiền hô của Mêsia, còn quan niệm Elya
tiền hô của Thiên Chúa YHWH, và như thế có vai trò như một Mêsia ( Đó là quan
niệm của môn phái Tẩy giả sau nầy: Còn thấy nơi bè Manđa ).
Propheta ( Theo bản Hy Lạp thì có quán từ, một nhân vật nhất
định nào). Người Samarie chiếu theo Thứ luật 18: 15tt mà trong đợi Ta’eb – tức một Moyses redevidius, có tư
cách tiên tri, làm phép lạ, lập luật, tái tạo tôn giáo đích thực : Ta’
eb. Ta”eb : Người tới lại hay người khôi phục mọi sự. Qumrân cũng có
quan niệm tương tự như thế về “ Doctor justitiae” ( Môreh sedeq). Như thế, Yoan chối tư
cách vị tiên tri Cánh chung, vì theo Yoan, Yêsu mới là vị tiên tri đó (Yn 6: 30
Act 3: 22 7: 37). Ngài thu lại nơi mình
Ngài mọi nhiệm vụ của những sứ giả Thiên Chúa. Hoàn cảnh: Đầu thế kỷ thứ II có tranh luận giữa bè Yoan
TG và Kitô giáo Do Thái, điểm tranh luận không đem về tước Mêsia mà là tước Tiên tri. Có những Kitô hữu đi xa
đến đổi coi Yoan TG là tiên tri giả.
Câu 23 : Vox clamantis in deserto./ Có tiếng hô
trong hoang địa
Yoan TG không liệt mình vào quan niệm chung luận – chỉ
có một tín phù cho sứ mệnh : Uy tín của Kinh Thánh. Ngài có sứ mệnh một tiếng
vô danh, nhưng dựa trên ý định Th. Chúa tỏ bày trong Sách Thánh : Ngài toát yếu
ý nghĩa của cả Cựu Ước đối với Hội Thánh: “ Lời Th. Chúa ngang qua các tiên tri
đẻ nhắm đến Lời nhập thể”.
Câu 24: Câu khó trong văn bản.
Missi ( gửi đi ) ( Trong bản Hy lạp có quán từ hay
không). Nếu có (quán từ), sứ giả thuộc Biệt phái. Nếu không, hình như một phái
đoàn khác chất vấn ( có ít người của Biệt phái sai đến) – Hay là – Họ đã được
sai đến do Biệt phái ( Biệt phái không phải là chức quyền: gây khó cho tính lịch
sử của Yoan ).
Câu 26: So với Mc 1: 7. Yoan cắt làm hai một ý
tưởng đối chiếu hai phép rữa. Vế thứ hai, Yoan đặt mãi tại câu 35.
Câu 28 : Khó khăn về văn bản: Bêthania và Bêthabara.
Câu 29 : Agnus Dei.
Hình ảnh chắc thuộc thế giới Cựu Ước. Nhưng đích xác ở
đâu? Có những giải quyết :
1. Agnus – Mesia
: Văn bản so câu 36 và 41.
Ý tưởng có trong trào lưu khải huyền ( trào lưu hình
như không xa lạ nơi bàng cận Yoan vì khải huyền cũng viết theo thế giới tượng
trưng đó: Kh 7:17; 14:1-5;17:14;6:16; 22:1-3.
Tư tưởng : Hênoc : Dân Chúa là một đàn chiên,
có chiên đầu đàn dẫn đi – Di chúc 12 tổ phụ cũng thế - Trào lưu khải huyền nầy
có dính đến nhóm Qumrân – Yoan TG chắc có liên lạc với nhóm nầy.
2. Một giải quyết khác dựa trên nguồn văn Aram giả
thiết là nguyên cảo của ít ra đoạn nầy :
TALYA ( agnus/ chiên – servus /tôi tớ ) và như vậy tiếng Agnus
đây chính là phải dịch Servus. Tư tưởng đi với mạch lạc
đoạn nầy :
-
Trong Nhất lãm, Yêsu chịu thanh tẩy không vì tội mình mà là Ngài lãnh lấy nhiệm
vụ Người tôi tớ ( Tiếng bởi trời Is 42:1 : Yêsu chịu thanh tẩy là nhắm đến cái
chết của Ngài, Ngài sẽ thi hành một cuộc thanh tẩy đại đồng cho toàn dân của
Ngài.
- Dị
bản Electus Dei ( Chứ không Filius Dei) trong câu 34.
-
Phép rữa Thánh Thần trong câu 33.
Vậy dẫu không nhận thuyết dịch sai Talya đi nữa, chúng ta thấy rằng Yoan đã sử dụng ở đây
truyền thống Nhất lãm giải thích về việc Chúa Yêsu chịu thanh tẩy.
3. Nhưng phải đi một bước nữa là tư tưởng
Người tôi tớ đây cũng lại tư tưởng của Isaya 53: 7-12, nhắm đến cái chết thục
tội của Người tôi tớ.
4. Hồi sau cùng : Chiên Paskha ( nhưng không phải
kéo trực tiếp từ đạo Do Thái, vì chiên Paskha đó không tẩy xóa tội lỗi). Như
thế là giải thích Tiệc ly và lễ Tạ ơn theo ý nghĩa Paskha. Lễ tạ ơn là tiệc
paskha, trong đó sự chết của Chúa Kitô được diễn hình bằng dấu nhiệm.
Qui tollit peccatum mundi / Đấng khử trừ tội của Thế gian: Nghĩa
trước tiên của tollit là cất đi, khử trừ ( nghĩa thông thường trong Yoan, nhất
là coi trong 1Yn 3: 5 11: 1-9
32: 15-19 44: 3-5 Ez 35: 25tt).
Chủ đề đó được bàn rộng trong các khải huyền Do Thái thuộc thời Tân Ước ( Hênoc
10: 16-22 Ps Salomonis 17: 29…) Tân ước tuy biến đổi nhiều yếu tố tin tưởng Do
Thái, lại nhấn mạnh đến nhiệm vụ nầy của Mêsia ( theo hình thức cao siêu hơn ):
Cv 5: 31 3: 26 Mt 1: 21. Tư tưởng đó thể
hiện trong Yn: 1Yn 5-9 5: 18 Yn 8:
31-36, 41-44.
Nhưng khử trừ tội lỗi bằng cách nào ?
Bằng sự vô tội của Ngài ( nhưng không đủ : Sao lại thế
! )
Là vì Ngài ban cho nhân loại thần lực để thôi phạm
tội, và chổ nầy ta thấy được liên lạc với Thanh tẩy Yêsu vừa chịu lấy Ngài lĩnh lấy Thần Khí bởi trời, nên Ngài có
thể thanh tẩy nhân loại trong Thánh Thần ( tức là thông cho người ta
Thánh Thần Ngài chịu lấy). Thánh Thần là mãnh lực làm cho người ta có sức đi
trong luật Thiên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta thấy Yoan chắc có liên tưởng
đến Ebed Yahweh ( Is 52: 13 53: 12).
Mang lấy tội lỗi: Như thế, Người tôi tớ là hy sinh
thục tội. Rồi còn chiên Paskha : Sự chết của Yêsu là lễ tế mới, thành tựu mọi
lễ tế, khử trừ sự tội( Thế nào ? Chờ cuối Phúc âm, Yoan cho ta thấy mãnh lực
của Agapè
).
Câu 30:
Post-ante : Về địa điểm ( đằng trước, đằng sau) hay
về thời gian ( Có trước, có sau ) khó xác định. Nhưng ý tưởng : Giá trị hơn kém
– về thời gian có lẽ nhiều hơn vì cuối câu nói đến sự hằng có của Chúa Yêsu.
Câu 31-34 : Trình thuật lại Chúa Yêsu chịu thanh tẩy.
Mục đích thanh tẩy của Yoan là tỏ bày Yêsu cho Israel
( Quan niệm Mesia tàng ẩn được Elya trình diện ) : Điều đó thực hiện khi Thánh
Thần xuống trên Yêsu. Sự đó khiến cho thanh tẩy của Hội Thánh xuất hiện được.
Yoan và thanh tẩy của ông không có giá trị tự lập. Cả hai đều để làm chứng.
Baptizat in Spiritu Sancto/Thanh tẩy trong Thánh Thần :
Ơn Thánh Thần là điều làm cho nhiệm cục mới khác nhiệm
cục cũ. Yêsu chịu lấy Thánh Thần và có thể ban cho nhân loại: Đấng khởi sáng
chế độ cứu rỗi cuối cùng.
Câu 35-39 : Hai môn đồ.
Ai ? Andrea là một. Người kia “ Yoan! Môn đồ Chúa yêu
mến”. Trình thuật rất đơn giản. Hoàn cảnh trơ trơi có : Giờ thứ mười. Như thế
trình thuật khô khan là cô ý, tác giả không chú trọng . Biến cố thuật lại có
một tầm vóc vượt quá hai cá nhân. Một giá trị vĩnh viễn đại đồng : Mô thức cho
mọi việc kêu gọi môn đồ.
Quid quaeritis/ Các ngươi tìm gì : lời tiên khởi buột khỏi miệng Lời làm
người.
Philô : ( Det 24) Kẻ bắt bẻ ( Tức là Realis
Homo ) vấn hỏi hồn khi người thấy nó lang thang : Quid quaeritis. Có lẽ
Yoan muốn cho thấy Kitô – Logos đối chất với người đời, dò xét ý định, khiêu
khích và lôi kéo : Ngỏ lời với hết những ai muốn làm môn đồ Ngài.
Trình thuật tóm lại :
- Sequi
– quaerere / theo tìm
kiếm( Nơi môn đồ )
- Invenire
– manere / tìm
lại ( Phần thưởng môn đồ).
-
Venite – vidette / Hãy
đến và xem / Venerunt, viderunt ubi
maneret et apud eum manserunt./ Họ đến, họ nhìn thấy và lưu lại cùng Ngài.
Nhà của Ngài ở đâu thì môn đồ cũng có nhà ở đó ( 14: 2), coi cách riêng 12: 26
( trong một mạch lạc Thương khó và Vinh quang), nhưng cuối cùng kết thúc 16:
27-30, nhưng con đường còn xa ( 16: 32 ).
Câu 40-42 : Simon Phêrô.
Có 2 điểm khó:
- Văn
bản : (Invenit hic ) primum ( fratrem ): primum, primus, mane.
- Xác
định lúc nào Chúa Yêsu đổi tên Simon – Kêpha ( Yn, Mc, Lc : đều đặt trong
trường hợp kêu gọi ). Có lẽ Yoan kéo vào buổi đầu vì lý do thần học.
Yêsu vừa quay ngó dến Simon thì đã rõ tính cách và số
mạng Phêrô.
Câu 43-44 : Philip được kêu gọi.
Câu 45-49 : Nathanael.
Nathanael ( tự nguyên giống như Matthaeus, Theodoros)
tranh luận có phải là Tông đồ hay không – Nếu là Tông đồ thì đồng nhất với
người nào ( Hy Lạp trong phụng vụ : Simon Chí thành – bởi hiểu sai tự nguyên
Cana – Cananaeus – Bartholomeus – thấy hiện lối thế kỷ IX, theo lý Bartholomeus
theo sau Philip – Nhưng lại còn kiểu khác : Augustinô, Nathanael thông luật, vì
lẽ đó mà không được Chúa Yêsu kêu gọi làm Tông
đồ. Văn bản có lẽ thiên về kiểu nầy.
Quem scripsit Moyses in lege, et prophetae/ Đấng mà Môsê trong Lề luật và tiên tri chép
:
Hình như không nhắm đến đoạn nào nhất định.Cả Cựu Ước
đều hướng về Chúa Yêsu, nhưng cũng có thể lấy Tl 18: 18 làm tiêu biểu.
Invenimus Jesum, filium Joseph a Nazareth – Nazareth
potest a liquid boni esse.
/Đức
Yêsu, con của Yuse người Nazareth – Tự Nazareth thì có thể nẩy ra gì tốt được
.
Câu đáp lại của Nathanael : Coi tư tưởng Do Thái Yn
7:52 41-42.
Nazareth vô danh kia lại là quê quán của Đấng mà các
tiên tri cùng Môsê đã nhân danh Thiên Chúa hứa, đối với Nathanael là điều không
thể tin được. Nhưng – Độc giả phải học để nhìn ra – Hành động của Thiên Chúa
thường là gây kinh ngạc, không thể tin được. Cái chướng do lai từ Nazareth, là
phần trong cái chướng gây nên bởi Lời đã làm người. Khi gặp cái chướng kia,
không có lý lẽ linh lợi của trí khôn dàn xếp được, chỉ phải trả lời : Veni
et vide ( Bengel : Optimum
remedium contra piniones praeconceptas/ biện pháp tốt nhất để chống lại các định kiến)
Ecce vere Israelita / Đích thật là Người Israel….
Vere đây có thể coi như một trạng từ, Verus : xứng với tên, đích danh.
Israelita ( Is 44: 5) Tên Israel Yakob là tên đặt cho kẻ nào
nhận YHWH là Thiên Chúa độc nhất và chân thật (Tv 22: 24). Israel, tên chỉ Thiên
Chúa lựa chọn, nhắc lại giao ước Thiên Chúa đã kết với dân và đòi phải bỏ mọi
tà thần. Israel đồng nghĩa với “ Trung tín với YHWH”.
In quo dolus non est/ Trong mình không có gian dối
Nghĩa trước tiên, con người không man trá, giảo quyệt.
Nhưng LXX dùng “ Dolus” để dịch “ Mirmah, remyiah :
Dối trá, lừa bịp, gian dối. Các tiên tri dùng tiếng ấy chỉ sự thất trung về tôn
giáo (Hs 12: 1 Sopho 3: 15 so với 3: 12) Khải huyền (14: 5) cũng hiểu gian dối
theo kiểu ấy.
Vậy Nathanael, Israel đích thực tức là kẻ đã khước từ
mọi liên lạc với tà thần, hết dạ trung kiên với YHWH. Bởi nghĩa khác thường đôi
chút của Dolus như thế, chúng ta lại xét đến tên Israel:
Đó là các cách hiểu Israel theo tự nguyên đạo lý:
Philô : Israel : Videns Deum ( Isra’ hel) Tên Israel kèm theo ý niệm “
Thấy Thiên Chúa” nói được là phổ thông thời Yoan được viết ra. Nếu hiểu
thế thì sát với mạch lạc Israel nơi các tiên tri “ Trung tín với YHWH”. Ý tưởng
trung tín đó lại được diễn tả trong kiểu nói Thấy Thiên Chúa ( Jer 31:33 1Yn3:5-6).
Trong đoạn nầy : Coi - thấy - làm chứng – tỏ hiện…rồi kết thúc câu 51 Israel đã
được chọn ( Đặc điểm của Dân Chúa), trung tín với Thiên Chúa,thấy Thiên Chúa.
Thiên Chúa tỏ hiện nơi Chúa Yêsu : Ai không nhận ra vinh quang Thiên Chúa nơi
Yêsu Nazareth (Vượt quá cái chướng ngại
của xác phàm nơi Lời làm người) thì không còn là Israel theo ý định Thiên
Chúa. Do Thái – vào thời Yoan cách riêng – khước từ hẳn điều đó, nên họ vẫn là Judaei, nhưng họ không còn
là Israel nữa.
Cum esses sus ficu vidi te / Ta đã thấy ngươi dưới cây vả .
Lời nghĩa là : Yêsu biết được điều chỉ có một mình Thiên
Chúa biết được, ám chỉ đến một việc gì kín ẩn ( Nhiều tác giả đã suy luận để
biết điều đó – nhưng vô ích ). Có điều đáng để ý là các Rabbi vẫn thường ngồi dưới
bóng cây mà giảng dạy hay suy ngắm Sách Thánh.
Tu es Filius Dei, tu es Rex Israel/ Ngài là Con Thiên
Chúa, Ngài là vua Israel
Hai tước hầu như đồng nghĩa để chỉ Mêsia.
Filius Dei chưa nói đến Thần tính, chẳng vậy thì sao lại để Rex
Israel sau. Tuy nhiên, nên để ý: Con Thiên Chúa và Vua là hai tước đi
với nhau trong Tv 2:7-8. Tín hữu thấy sấm ngôn đó đã thực hiện trong sự Sống
lại của Chúa Yêsu. Điều đó cũng nói được là khởi sự thực hiện rồi trong Thanh
tẩy Chúa Yêsu (Có tuyên ngôn về Con và
đằng khác, báo trước Chết – Sống lại ). Yoan nhắm cả trình tự Thanh tẩy hướng
đến viễn tượng Vương quyền cánh chung, khai mạc đầy đủ trong khởi thắng Sống
lại ( Đó lại là điều còn nói trong câu 51).
Câu 50-51 : Chứng chỉ của Chúa Yêsu về chính mình Ngài.
Yêsu biết như một vị tiên tri ( 2Vua 5: 24) ( Lc7: 39)
khiến cho Nathanael tin. Đức tin đó khi đã có thì lại được thấy những sự lạ
lùng hơn : Điều đó được cắt nghĩa trong câu 51. Những điều thấy được đó vượt
quá ngàn trùng điều có thể coi như tài hay của thầy bói.
Amen, amen dico vobis/ Quả thật, quả thật, Ta bảo ngươi
:
Một câu đặc biệt của Yoan, một công thức long trọng,
mặc khải chỉ đặt nơi miệng Chúa Yêsu ( 20 lần). Amen có trong Nhất lãm nhưng
không lặp hai lần.
CON NGƯỜI.
Tự nguyên : bar-nasha : Người ( so với VN Con người hay con vật ).
Tước : Theo Do Thái muộn thời thì chỉ “ Trung gian đặc biệt sẽ xuất hiện khi niên
cùng thế tận”. Daniel 7: 13-15 : Con
Người đã có tính cách đại diện. 4Esd : Vị
cứu tinh Đấng chí tôn đã dành sẵn để mưu việc cứu thoát cả tạo thành ( như
thế, đồng nhất với Mêsia ). Hênoc ( bản Ethiopie) bị tranh luận nhiều : Thiên
Nhân ( quan niệm có lẽ phát sinh ngoài Do Thái ), nơi Do Thái có 2 hình thức :
-
Nhân vật trời cao, hiện còn tàng ẩn, sẽ xuất hiện trên mây lúc niên cùng thế
tận để phán xét và làm Dân Chúa nên kiện toàn.
-
Thiên nhân lý tưởng, đồng nhất với người đệ nhất sơ thủy ( quan niệm nầy gặp ở Philô, rồi trong Kerygma petrou và suy
luận của các Rabbi muộn thời).
Hai hình thức
có khác nhau nhưng dựa trên một ý niệm Người trên trời, vững trong ý định
Thiên Chúa, tức là được làm hình ảnh
Thiên Chúa. Hai hình thức có đụng chạm nhau : Nơi Daniel, Con Người cũng đã có
trước rồi, giả thiết bởi việc sẽ
xuất hiện thời sau hết.
Trong Tân Ước:
Xưa thần học đối chiếu Con Người với Con Thiên Chúa.
Con Người tức là chỉ nhân tính đích thực của Chúa Yêsu : Một sự khiếm khuyết.
Các câu Phúc âm dùng tiếng Con Người chia làm hai loạt :
-
Những lời suy tôn : Nhiệm vụ cánh chung chiếu theo Daniel 7: 13 ( nhưng cũng
chen tư tưởng : Yêsu – tiêu biểu nơi Ngài – số sót Israel, rồi toàn thể nhân
loại ). Phán xét ( Mt 25: 31tt Mc 8: 38 )
-
Những lời hạ mình : Con Người được liên kết với dung mạo Ebed ( Mc 10: 45 8: 31
2: 10 ). Cả hai tước Con Người và Ebed đã có trước, nhưng
điều mới lạ : Yêsu liên kết cả hai và chính vì cả hai đều thông vào tư tưởng
“đại diện”, Con Người đại diện cho cả Nhân loại ( Chiếu theo nghĩa thâm thúy
nhất của tiếng Người), còn Ebed đại diện cho cả dân Israel. Cả
hai ý niệm cho thấy một đa số được thu kết và diễn bày nơi Một nhân vật – Đó là
ý nghĩa của tất cả Thánh sử.
Vậy Con Người là chính Yêsu, nhưng Yêsu tỏ mình ra khi
mà Ngài xuất hiện trên mây trời để được dẫn đến cùng Thiên Chúa mà lĩnh lấy
quyền thống trị vạn vật.
Xét chung, các lời về Con Người nơi miệng Chúa Yêsu
thì nhận ra được nơi dung mạo Con Người có hai phương diện : Hoạt động trần
gian và mặc khải từ trời. Yêsu là Con Người, ấy là vì Ngài thi hành dưới đất
điều đã được Thiên Chúa định về Con Người ở trên trời. Sinh mạng Ngài như chơi
vơi giữa hai giới : Thiên thai – Trần gian. Cử chỉ Ngài tỏ ra ở dưới đất một sứ
mệnh không thuộc về dưới đất nầy. Ngài hành động không phải chỉ để thực hiện
lời tiên tri đã viết trong Kinh Thánh về con đường Ngài phải đi, nhưng mọi cử chỉ
của Ngài vạch ra cho người ta thấy được cái vận mạng Ngài diễn ra tại trên trời
: Sự nghiệp trần gian diễn ra ý định của trời cao.
Videbitis caelum apertum…/ Thấy trời mở ra
Thấy Con Người đến ( Mt 26: 64) tức là chứng kiến cuộc
quang lâm của Con Người. Nhưng có nhiều kiểu, nhiều cấp bậc : Tựu trung là khám
phá ra ( trong một mặc khải của Cha ) cái phương diện thiên thai, hằng có của
sự nghiệp trên trần của Yêsu Nazareth. Yoan là Phúc âm muốn diễn sự tế nhận đó.
Câu 51 có ám chỉ St 28: 12( Angelos quoque Dei ascendentes
et descendentes per eam/ Thiên thần Thiên Chúa lên xuống trên Con Người),
thay vì per eam, Hipri lại để bô (vì sullam – Thang – giống đực ), nhưng chiếu
theo mẹo thì cũng có thể đem về Yakob. Trong Bereschith Rabba, rabbi Yannai hiểu về Yakob và trưng ra Is 49:3 (
Pervus meus es tu Israel…/ Ngươi là tôi tớ ta, Israel và hiểu TU là hình ảnh thiên thai của
Yakob (Israel ) vẫn ở trên trời, trong
khi xác Yakob đang ngủ dưới đất : Các thiên thần lên cao ngó Hình ảnh, rồi
xuống lại dưới thấy ông ngủ ( Chỉ sự đụng chạm liên kết giữa Người trên trời và
Người dưới đất).
Vậy công thức kỳ lạ để đáp lại lời xưng hô của
Nathanael có ý :
- Lấy
lại truyền thống tiên khởi : Con Người là tiếng xưng hô của Chúa Yêsu
để vạch ra địa vị, sứ mệnh, sinh mạng của Ngài. Nước Thiên Chúa ( Mc 1:
15) hay Con Người, tức là những thực tại cánh chung, nay đã xuất hiện trong
lịch sử. Nếu vậy, kiểu giải thích của R. Yannai rất có ý nghĩa ở đây về sứ mệnh
của Chúa Yêsu : Con Người thuộc hai giới, giới trần gian bày tỏ bản lĩnh thiên
thai của Con Người, có tương chiếu mờ hay rõ tùy khi, giữa những cử chỉ trần
gian và ý nghĩa hằng có nơi Thiên Chúa.
- Con
người được đặt liên lạc với Ebed YHWH. Cả hai như đã nói là đại diện
gồm tóm nơi mình Israel đích thực của Th. Chúa : Yêsu là Israel đích thực trên
đó vinh quang Th.Chúa lưu lại. Thiên Thần lên xuống cho thấy Thiên thai và Trần
gian đã nên một : Trời đất gặp nhau không phải nơi một thửa đất, nhưng là nơi
một Người. Các môn đồ (Các kẻ tin) được
nhìn thấy trên trời nhờ Con Người sinh sống trước mắt họ, vì Người là hình ảnh
của Th. Chúa ( Yn 14:9 Qui videt me videt et Patrem ).
Yn 1: 18 Videbitis/ xem thấy :
Không phải là hứa một mặc khải nào sẽ xãy đến sau đời
sinh tiền của Chúa Kitô. Lời có đụng chạm với MT 26: 64 Mc 14: 62 và so đó ta
thấy rõ : Chủ trương của Yoan – Cánh Chung xãy ra chính nơi Chúa Yêsu sống động
trong lịch sử - Đằng khác, lời Mattheu cũng báo cuộc quang lâm của Con
Người xãy đến với việc Chúa Yêsu chết và
sống lại (a domo/cùng lúc!).
Lời hứa đây cũng không đem về biến cố nhất định nào trong đời Chúa Yêsu ( Đáng
lẽ hiểu được cách riêng về Biến hình trên núi, nhưng Yoan lại không thuật ).
Đằng khác, Yoan bắt đầu các Dấu lạ (2: 1) với các lời: Et tertia die/ vào ngày thứ ba…Một
tiếng ngụ ý sống lại sau Thương khó, rồi 2: 11, sau dấu lạ thứ nhất, Yoan kết : Hoc
fecit initium signorum Jesus…et manifestavit gloriam suam /Đây là dấu lạ đầu
tiên Chúa Yêsu làm để tỏ vinh quang của Ngài. Như thế, cả chuỗi dấu lạ
theo sau và chóp đỉnh là dấu cuối cùng nơi thập giá và sống lại, chính
là thị kiến thấy trời mở ra và thiên thần lên xuống trên Con Người. Các dấu ấy
lại là lịch sử. Verbum caro factum est et vidimus gloriam ejus/ Ngôi Lời đã trở nên người phàm và chúng tôi
đã nhìn thấy vinh quang Ngài
. Lịch sử Phúc âm đích thị là một khải huyền đã nên hiện thực.
Mc1: 15 kết thúc nhập đề vào appropinquavit Regnum Dei/ Nước Thiên Chúa đã
gần : Regnum Dei là để cho hết các đoạn
theo sau. Thì đây, Yoan dẫn các chứng chỉ đến Con Người, và Con Người là đề tài
mọi diễn giải theo sau.
III. Bình luận Lịch sử.
Yn 1: 19-34 giả thiết truyền thống như trong Nhất lãm
về:
- Lời
Yoan TG về Đấng sẽ đến ( Mc 1: 7t Mt 3: 11 Lc 3: 16 ).
- Yêsu
chịu thanh tẩy ( Mc 1: 9-11 )
- Có
lẽ cả việc Yoan TG sai hai môn đồ đến ( Mt 11: 2-6 Lc 7: 18-23)
Yn 1: 35-51 việc kêu gọi các Tông đồ đòi phải nghĩ đến
những trình thuật Nhất lãm ( Mc 1: 16-20 // Mc 2: 13t // ) - Về tên Kêpha ( Mc
3:16 Lc 6: 14 Mt 16: 18 ).
1/. Trên bờ sông Yordan :
Yoan
đồng ý với Nhất lãm về hoạt động của Yoan TG trong sa mạc, về việc Yoan loan
tin sứ giả của Thiên Chúa thanh tẩy trong Thần Khí, về thanh tẩy Chúa Yêsu. Đó
là dịp mặc khải tư cách Mêsia của Chúa Yêsu.
Phái
đoàn Do Thái : Việc gửi phái đoàn đến nói được là cái nhiên và cho ta biết rằng
trước việc hoạt động kinh dị của Yoan, quyền bính tôn giáo của Do Thái đã chọn
lập trường. Đằng khác, Yoan muốn nhấn vào trách nhiệm Do Thái cố tình ( Coi
Yn 5: 33). Các điều Yoan phủ nhận lại là
điều Hội Thánh phải đương đầu với phái của Yoan TG sau nầy.
Tri
thức của Yoan TG không phù hợp với Mt 11: 3-6. Phải nói, Yoan đã đặt nơi miệng
Yoan TG điều chính mình hiểu về Chúa Kitô.
2/. Các môn đồ:
Không
thể giảng hòa Yoan với Nhất lãm ( Không thể nói tạm kêu gọi rồi trên hồ
Tiberiade, lại kêu gọi lần nữa). Nhất lãm ( Mc ) có tính cách khái lược, nhấn
đến chủ đề đạo lý về ơn kêu gọi và việc từ bỏ mà lại không nhấn vào những nét
cụ thể. Yoan có điểm đáng để ý và phải nói là có tính cách lịch sử : Các môn đồ
trước hết đã thuộc nhóm môn đồ Yoan TG. Chúa Yêsu khi kêu gọi đã để ý đến những
ý hướng thiêng liêng họ đã có bởi đã được gần gũi với Yoan ( Trông đợi sự phán xét, tìm ơn cứu
thoát, sẵn sàng từ bỏ). Họ đã được dọn sẵn, điều mà chúng ta không thấy nói rõ
trong nhất lãm. Đằng khác, phải nhận là Yoan không chú trọng đến chính việc kêu
gọi các môn đồ cho bằng việc thu thập các chứng chỉ trong trình thuật, tuy có tác giả nói là sống
động cụ thể, nhưng thật sự rất gọn, nói được là chỉ vẻn vẹn nơi ít nét cốt yếu.
Rồi, việc xưng tỏ đức tin về tư cách Mêsia kia quá sớm ( về điều nầy, Nhất lãm
còn giữ lại được bước tiến cái nhiên hơn). Ngay việc đặt tên Kêpha cho Simon
cũng có lý mà nói là do một chủ đề đạo lý. Đằng khác, không nên quên có những
chi tiết nói đến chỉ vì ý nghĩa tượng trưng.
Yoan 2: 1 – 4: 42: Vetera
transiderunt, ecce facta sunt nova ( 2Cor 5:17)
( Cũ
đã qua đi, và nầy mới đã thành sự )
Gồm có hai
trình thuật và hai diễn từ chiếu theo một chủ đề : CŨ – MỚI.
I. Bố cục.
- 2:
1-10 Nước biến thành rượu.
- 2: 14-19
Đền thờ mới.
- 3:
1-21 Tái sinh.
- 4:
4-42 Nước giếng và nước bằng sống.
Đền thờ Yêrusalem và Garizim – Thờ trong Thần Khí – Sự Thật.
1/. Phép lạ Cana.
Trình
thuật thực tế ( Coi: Chum nước, lời hài hước của câu 10), nhưng kết : Initium
signorum, mani estavit gloriam… bởi đó chắc có ý sâu. Nhưng ý nào ? Có nhiều
giải thích, nhất là nơi các nhà chú giải Công giáo ( nhấn đến vai trò Đức Mẹ ),
nhưng có lý mà hiểu nơi sự đối chọi :
Nước – Rượu ( Nhiệm cục cứu rỗi mới và cũ ).
Vinh
quang Chúa Kitô được tỏ bày ra – bởi dấu lạ diễn ra sự thật nầy là, với việc
Chúa Yêsu xuất hiện, trật tự tôn giáo cũ được thay thế bằng một trật tự mới.
Dấu lạ diễn ra ngày thứ ba, theo truyền thống, đó là ngày Chúa Yêsu tỏ vinh
quang trong sự sống lại từ cõi chết. Hợp với quan điểm thánh sử : Tất cả sự
nghiệp của Lời mang tính cách “Ngày
thứ ba”, ngày vinh quang của Ngài.
2/. Tẩy uế Đền thờ.
Đền
thờ tượng trưng cho cả trật tự tôn giáo. Trình thuật không khác bao nhiêu trình
thuật Nhất lãm. Nhưng khi giải thích thì khác :
- Bởi những
xuất xứ Kinh Thánh ( Có lẽ Zac 14: 21và chắc Tv 69:10)
- Bởi lời đáp
lại việc chất vấn của Quyền Do Thái. Muốn hiểu phải tựa vào quan niệm DẤU của
Yoan - Một điều thực sự có xãy ra, nhưng mang theo một ý nghĩa sâu thẳm hơn là
biến cố có thực – Có thể so với Yn 6: 30, xin dấu lạ, Yêsu chối không cho thêm
dấu lạ nào khác, nhưng Ngài giải thích lại điều đã xãy ra. Đây cũng hiểu cách
ấy : Không phải hứa thêm dấu lạ, nhưng giải thích việc Tẩy uế Đền thờ vừa diễn
ra.Yoan dùng Tv 69: 10 (Khốn khó của một
người trung tín với Đền thờ).
Nhất
lãm coi việc tẩy uế Đền thờ như điều quyết định dẫn vào Thương khó. Trong vụ
kiện Chúa Yêsu, đó là một chứng buộc tội. Như vậy, lời về Đền thờ : Trật tự tôn
giáo được thay thế : Thương khó và ( lặp lại Ba ngày sau ) Sống lại.
Yoan
2:21 : Trình tự trong việc thay cũ đổi mới đồng nhất với trình tự Chết và Sống
lại của Chúa Yêsu.
3/. Đàm đạo với Nicôđemô : Đối thoại chuyển qua độc thoại.
Đối thoại : Sinh lại.
Nicôđêmô
không biết ( Đạo Do Thái chính cống không biết ). Đạo lý không do những lời như
Mt 18: 3, cho bằng do quan niệm chung luận
Kẻ lành được biến đổi trong Vinh quang của thời sẽ đến ( Mt 19:
28 Palingenesia). Chung luận của Yoan : Tái sinh không còn phải chờ nơi vị lai
xa xăm, mà đã nên điều kiện vào Nước Trời ngay bây giờ (Như thế, quan niệm truất bỏ được những gì là
cục mịch nơi quan niệm Hy Lạp trong các đạo bí truyền ).
Sinh
lại giả thiết hai giới SARX – PNEUMA. Chủ đề như vậy là
việc người ta được chuyển từ một giới thấp hèn (sarx) mà đến một giới
cao siêu (pneũma), tại đây mới có vita aeterna / Sự sống đời đời – Việc
chuyển qua đó đã được tượng trưng bằng Nước hóa Rượu, Tẩy uế Đền thờ ( Phá
đi-Xây lại).
Cách
nào ? Không nói, nhưng tiếng Natus ex
spiritu /sinh
bởi Thần Khí, nhắc đến 1: 13 Ex Deo nati sunt / Bởi Thiên Chúa
mà được sinh ra – Do bởi Chịu
lấy Logos (Pisteuein). Tái sinh đây
không có gì giống như tái sinh của thế giới La-Hy.
Độc thoại : Yn 3: 11-21
Nói
đến unigenitus/Đấng từ trời,
từ trời xuống đem theo Sống và Sáng cho nhân trần. Người bởi trời có xuống khu
vực Sarx và lên lại giới Pneuma thì tái sinh mới có thể xãy ra được. Sự có thể
đó nên hiện thực cho những kẻ Tin vào Con (1: 13).
13-15
: Tái sinh dựa trên điều kiện“Exaltatio Filii hominis/ tôn vinh Con ngươi”.
16 :
Sự Xuống-Lên của Con Người được chiêm ngưỡng nơi Gốc : Lòng Mến của Thiên Chúa
( Yoan sẽ bàn về phần cuối từ chương 13 trở đi)
17 :
Sống chuyển qua Sáng. Sáng thì phân tách : Phán xét.
Diễn từ :
Vạch ra cả sứ
vụ của Chúa Kitô ( Dùng ý tưởng căn bản : Tái sinh – đoạn, chêm vào các ám chỉ
sau nầy mới bàn đến).
Yn 3: 22-36 : Cũng làm theo đối thoại – Độc thoại. Có
tính cách toát yếu và phụ chương để giải thích thanh tẩy của Hội Thánh : Trong
Nước và Thánh Thần.
4/. Đàm đạo với phụ nữ Samarie.
Cách trình bày theo kiểu một kịch nhỏ. Đối thoại chính
chia làm hai:
7-15 : NƯỚC SỐNG :
Đi từ nước luôn luôn chảy đến Nước hằng sống. Chủ đề
liên kết với trước : Cana ( Nước : Trật tự tôn giáo Do Thái) và 3: 5 ( Nước –
Thánh Thần ). Ở đây, đặt tương phản giữa hai thứ nước : Nước giếng Yakob – Nước
Sống. Nước ở đây chắc có ý nghĩa tượng trưng:
- Đạo
Do Thái ( Rabbi): Nước: Torah ( Nguồn sống ) Yoan : Đó là nước giếng Yakob, đối
vố Nước Hằng Sống.
- Philô : Nước tượng trưng cho những thực
tại cao siêu. Yoan : Lex per Moysen / Gratia et Veritas per Jesum Christum/Lề luật bởi Môsê,
ân nghĩa và sự thật bởi Chúa Yêsu Kitô.
Các cảnh của Yoan : Người đối thoại hiểu lầm ( Kẻ đứng
trong giới trần gian không sao vừa tầm được với giới của Thiên Chúa). Vì thế,
vấn đề quay về vấn đề tôn giáo trực tiếp: Đền thờ. Nên để ý tính cách tương
đương đoạn hai : Nước – Đền thờ.
16-27 : Đền Thờ.
Khởi bằng đời sống lôi thôi của người phụ nữ ( Nhưng
có ám chỉ đến kiểu sùng bái hỗn hợp của dân Samarie – Các tiên tri gọi thờ như
thế là ngoại tình – Hiện tượng hỗn hợp đó là điều phổ biến). Đứng trước thế
giới đó, Tin lành phải trình bày cách nào ? Dựa trên truyền thống Do Thái hay
dựa trên tư tưởng hỗn hợp trong thế giới La-Hy ? Yoan không dừng ở đó : Dù
Yerusalem hay Garizim, vẫn thuộc hạ giới ( Deorsum – Sarx ).
Chúa Yêsu khai sáng thờ phượng IN SPIRITU ET VERITATE.
Liên lạc với tái sinh: Natus in Spiritu : - Luôn được tiếp
tế Nước Sống.
- Dâng lên Thiên Chúa thờ phượng xứng với
Thiên Chúa.
Kết : Chúa
Yêsu, Mêsia ( không chỉ báo tin ít sự thật ) nhưng khai mạc một kỷ nguyên mới
về tôn giáo : Veni hora et nunc.
28-42 : Dàn
cảnh theo kiểu tấn kịch ( Các vai chủ động đi lại ):
- 28
-30 39 : Phụ nữ loan tin cho dân Samarie : Một quan niệm thiếu sót.
-
31-38 :Chúa Yêsu cùng môn đồ. Nhấn đến sự “ Vâng phục” ( tùy thuộc ) của Chúa
Yêsu ( sẽ diễn đoạn 5 ) hoàn thành ( Perficere opus ejus/Chu toàn công việc 17:
4) và không còn đâu xa : Sứ vụ của Chúa Yêsu : Cánh Chung. Bởi đó, kết luận :
Scimus quia hic est vere Salvatore mundi / Đây thực sự là Đấng cứu độ nhân loại.
2:1 – 4: 42 Trình bày sứ vụ của Chúa Yêsu.
Ý Chính : Một luồng sống mới cho nhân loại nhờ Logos
làm người, nhưng diễn ra theo nhiều kiểu, để cho thấy nhiều phương diện. Liên
kết với chủ đề thần học của Yoan, nên nói được giai đoạn nầy chất chứa cả Tin
lành.
Hành văn : Cân đối và liên kết:
Trình thuật : Cụ thể ( mặt sarx trong chủ
đề et Verb. Caro)
Diễn
từ : Vạch ra Logos của chủ đề đó. ( Thực tại hằng có Cánh Chung được thể hiện
nơi biến cố thời gian ).
I /
Một rabbi ( điển hình cho nhiệm cục mặc khải cũ)
II/
Một phụ nữ Samarie : Đâị diện cho thế giới bên ngoài. Tin lành cho Do Thái
trước, rồi cho cả dân ngoại.
Kèm
thêm phụ chương: Cắt nghĩa thêm. Nối trước và sau bằng hình ảnh hay ý tưởng (
không bàn rộng mà chỉ phớt qua để gợi ý sau nầy).
II. Chú giải.
Câu 2:1-11 : Có 3 điểm chính làm đầu đề cho mọi tranh
luận về Phép lạ Cana :
- Đức
Mẹ xin phép lạ, hay là chỉ tỏ nổi băn khoăn của chủ gia.
- Lời
đáp của Chúa Yêsu có nghĩa gì. Quid mihi et tibi.
- Giờ
nói đây là gì. Câu kéo phải hiểu làm sao?
Nên để ý mạch lạc câu 2: 1-11 tiếp tục với đoạn I, kết
thúc các điều đã xãy ra từ câu 1: 29 là các chứng chỉ và chứng tá, mà chứng tá
nền tảng cho Đức Tin Hội Thánh là các môn đồ của Chúa. Nên nói được, từ câu 1:
29 ý hướng về các tông đồ và 2: 11 là kết thúc cho chiêu tập chứng nhân, nền
tảng cuối cùng là vì Chúa Yêsu tỏ vinh quang – Họ thấy vinh quang của Ngài –
Môn đồ tin. Đặt liền với câu 1: 51, đây là khởi sự thi hành lời đã hứa. Vậy,
nghĩa tiên khởi không được bỏ ngoài là sự Hiển Linh của Cha. Vì thế, 2:
1-11 trước hết là một trình thuật phép lạ.
Nơi Yoan, trình thuật đó xây dựng trên tương phản giữa
hai tình cảnh:
- Tình cảnh
khốn quẫn, thất vọng, không lối ra.
- Giải quyết
tình cảnh cách lạ lùng bất ngờ, hay không như người ta ngờ. ( Nhất lãm : Người
xin được sở nguyện miễn là tin ). Với Yoan , sáng kiến về phép lạ chỉ có nơi
Yêsu:
-
Hoặc không xin mà được. ( 2: 3 5: 7 6: 5-9
9: 6-8 17: 36-38 )
-
Hoặc có xin nhưng Chúa quay qua kiểu khác ( 4: 47 11: 3
21 24…)
Cana : Sự cùng quẫn của người ta được giải quyết bằng
một sự sung mãn dư dật lạ lùng.
Chiếu theo kiểu trình thuật
của Yoan, chớ vội lấy mỗi câu như đúc hẳn lại biến cố xãy ra, nhưng phải để ý
đến kiểu soạn tác, ý nghĩa của tác giả.
Câu 1-2 : Trình bày hoàn cảnh.
Die tertia/ Ngày thứ ba: Nếu kể từ câu 51 cộng với 19, 29, 35 và thêm mane/buổi sáng (41) cùng một ngày đi đàng không
nói đến thì có một tuần. Tính với lần kêu gọi thứ nhất lại là ngày thứ ba. Thực
sự, muốn tính một tuần thì phải giả thiết nhiều.
Nuptiae/Tiệc cưới : ( Tiệc thời Mêsia: Khải huyền 19: 7-9 , chuyển sang
tượng trưng cho tiệc Thánh Thể trong Hội Thánh ). Đây không thấy ám chỉ rõ
ràng.
Cana Galilaeae : Hiện tại có 3 nơi : Kefr Kenna, Quanat el Gelil,
Ain Qana. Bây giờ, người ta đặt nơi xãy ra phép lạ tại Kefr Kenna, cách
Nazareth 6 km.
Mater Jesu ibi / Mẹ Yêsu ở đó : Các tác giả Công giáo thường đặt liên
lạc 19: 25tt và cho là một inclusio semetica : Để vạch vai trò của Đức Mẹ. Tư
tưởng nhiều ý nghĩa nhưng cũng phải nhận không rõ lắm.
Vocatus est et Jesus/ Chúa Yesu cũng được mời : Mời thêm sau và vì Ngài và các môn đồ mà
rượu thiếu : Khá vẩn vơ. Yoan không nói. Lagrange
: Vì Nathanael. Phong tục : Suốt tuần, chỉ có những chàng phù rể mới ở thường
trực, khách khứa ra vào tùy ý, không có tục bắt phải ở luôn.
Discipuli ejus/ Các môn đồ của Ngài : Tính theo trình thuật 35-51, chỉ có năm
người. Yoan không thuật còn kêu gọi ai khác, nhưng ở 6: 67 đã có Mười hai. Đây
phải hiểu sao ? Barrett, Bultmann :
12.
Câu 3-5 : Dọn phép lạ - Điểm tranh luận gay gắt hơn
cả.
Vinum non habent /Họ không có rượu nữa.
Nhiều tác giả : Xin làm phép lạ. Họ dựa vào tri thức
của Đức Mẹ về tư cách Con mình – vì kinh nghiệm ( Truyền tin ) – hay vì được
báo cho biết các thiêng liêng nào khác. Tuy nhiên, thực sự cứ đọc như chữ viết
thì chẳng có gì hơn là tỏ bày nổi quẫn bách của gia đình tân hôn.
Quid mihi et tibi/ Giữa tôi và bà, nào có việc gì
ET ( KAI ): Có thể mang nhiều ý nghĩa.
Một thành ngữ Hy Lạp cũng như Hipri có thể có nghĩa:
- Giữa hai
người chúng ta ( Ego-Tu ) có gì nghịch nhau đâu. ( Th.phán 11: 12 2Kýsự 35: 21
2Sam 16: 10 1Vua 17: 18.
- Giữa hai
người chúng ta có gì thân, hay chung với nhau đâu ?( Os 14: 9 2Vua 3:13 Jos 22: 24 ).
Thành ngữ ấy nếu theo một câu hỏi là từ chối – Nếu
không là vạch sự kiện ra. Nhưng cả hai nghĩa có thể nên rất yếu. Nếu lời Vinum
non habent không xin gì cả, mà chỉ là một nhận xét thì Quid mihi et tibi chỉ
có nghĩa nhẹ : “ Bà
muốn gì ”. Như thế, Yoan muốn cho ta biết sáng kiến là của Chúa Yêsu. Đức Mẹ không ngờ gì cả - chỉ cho biết
tình trạng khốn quẫn. Chúa Yêsu – Yoan muốn nói – cho Đức Mẹ hiểu: Ngài có sáng
kiến, Ngài có cách biến đổi hoàn cảnh.
Mullier : (Coi
F.M. Braun La Mère des fideles, nhấn cách riêng đến lời nầy, và đặt liên
lạc với Eva. Nhiệm vụ và vai trò Eva mới). Lời nầy không phải là lời cứng cỏi,
bất kính. Tục lệ người Tiểu Á, Á Rập khi ở nơi công chúng không bày tỏ liên lạc
giữa mình và phụ nữ..
Nondum venit hora mea
/ Giờ
tôi chưa đến.
Hora : Giờ chết ; 7: 30 8: 20
( 12: 23 27 13: 1 17: 1)
Hora : Bất cứ một giờ nào được định, kèm với
“Đến” 16: 2 4: 25 5: 25
28.
Hora của Con Người không biết có đồng nhất với
chết hay không nhưng liên lạc với sự Con Người được suy tôn ( 12: 23 17: 1
13: 1 ).
Đằng
khác, nên nhớ quan niệm Do Thái về Mêsia : Ngài ẩn trước để có một lúc kia xuất
hiện – Thời xuất hiện được đánh dấu bằng những Điềm thiêng dấu lạ Ngài làm để người
ta nhận ra Ngài. Trong Yoan, Hora có thể chỉ thời xuất hiện cách
vinh quang bằng phép lạ - Mạch lạc hiện tại ( 1: 51 2: 11 ) cho phép hiểu về giờ đó.
Hiểu giờ theo nghĩa GIỜ tỏ vinh quang trong
phép lạ chỉ có một vấn nạn : 7: 30 8:
20, công thức hầu như in đúc. Ở đây chắc có ám chỉ đến cái Chết – Nhưng theo
nhãn giới Yoan – thì những câu như vậy còn đem về vinh quang cuối cùng hơn là
Chết ( Phải ngang qua Sống lại và được tôn dương Bên hữu Cha là cùng tận),
nhưng trước đó còn vinh quang khởi sự trong
các dấu lạ.
Bây giờ, phải hiểu sao mấy lời trao đổi giữa Chúa Yêsu
và Đức Mẹ :
Quodcumque dixerit vobis facite /Ngài có bảo gì hãy
làm theo ( Stt
41: 55 ).
Đức Mẹ chắc rằng Chúa Yêsu sẽ can thiệp sao đó, còn
can thiệp cách nào chính Mẹ không biết. Sao Mẹ biết Ngài can thiệp ? Nếu chúng
đành lòng loại hẳn những tưởng tượng của nhiều nhà chú giải ( Đưa mắt, bộ điệu,
nhủ thầm, soi sáng bên trong…) thì phải nói Mẹ hội ra ý kia bởi Lời Chúa Yêsu
vừa nói.
Vậy, nếu 3: Đức Mẹ xin phép lạ, 4: Chúa Yêsu từ chối,
bằng quid
mihi et tibi, và ra lý giờ chưa đến, 5: Đức Mẹ, tuy vậy, hiểu Chúa Yêsu
sẽ can thiệp, 6tt: Chúa Yêsu làm phép lạ.
Đó là một chuỗi khó khăn. Mọi cách trả lời chỉ là dấu đầu hở đuôi, thí dụ :
Giờ đã đổi bởi lời Mẹ xin…
Vậy, câu 3: không xin phép lạ hay can thiệp gì cả (Yoan dùng để tả tình trạng và làm sao cho
Chúa Yêsu thấu biết tình trạng quẫn bách). Câu 4 : Đức Mẹ được Chúa Yêsu
hướng ý tưởng về việc Ngài muốn can thiệp.
Tuy nhiên, nondum venit hora mea, giờ chết
đến đây làm gì và liên lạc làm sao với mạch lạc? Chỉ có khi nào từ ngữ của Yoan
câu thúc thật sự mới nên hy sinh mạch lạc để giữ nghĩa. Giờ chết, từ ngữ của
Yoan không bắt buộc như thế, nên giờ là giờ tỏ vinh quang bằng những dấu lạ.
Làm sao lại nói giờ chưa đến ngay lúc Ngài toan tính
làm phép lạ đầu tiên mà khai mạc sứ vụ Mêsia của Ngài?
Nondum venit hora mea giải quyết theo mạch lạc là hiểu lời nầy như một câu
hỏi: Giờ Tôi phải tỏ vinh quang ra chưa đến sao? Hiểu ngầm ngay rằng : Đến rồi
chứ ! Nhiều giáo phụ đã hiểu như vậy :
Gregorio Nyssa, Theodoro Mopsuesta, Ephrem ( trưng giải thích người khác,
hiện nay, Boissmard – dựa trên bài tạp
chí của Hugo Seemann). Về mẹo, có thể bênh đỡ bằng những lời như : Lc 23:
39 Yn 18: 11 Mc 4: 41, nhất là trong một hoàn cảnh tương tự Mc 8: 17.
Vấn nạn chính là những câu Yn 7: 30 8: 20 Vì công thức tương tự.
Câu 6-8 : Phép lạ
Lapidaae hydriae sex/ Sáu chum bằng đá
Đá : Chum vại bằng sành thì nhuốm ô uế, đá thì
không.
Sáu: Có tác giả nghĩ có ám chỉ tượng trưng (
Số 6: Khiếm khuyết, đạo Do Thái còn khiếm khuyết, Chúa Yêsu làm hoàn bị ), tuy
nhiên, không có gì bảo đảm ( Sao Chúa Yêsu không dùng 7 cho hoàn bị).
Metretas : bath ( 45 litres) 2 x 45 x 6 : 540 litres, 3 x 45 x
6 : 810 litres.
Architriclino/ quản tiệc : Không có chứng chỉ Do Thái đương thời để rõ vai trò
người quản tiệc ( La Hy có arbiter bibendi, nhưng là người chủ sự bàn tiệc).
Câu 9-10 : Kết thúc.
Chuyện phép lạ thường kết thúc bằng một lời cảm thán
hay chứng thực để vạch ra tính hiện thực hay sáng lạng của sự lạ. Yoan không
nói bằng một lời nhưng bằng một cảnh cụ thể.
Bengel : Ingnorantia architriclini comprobat bonitatam vini; scientia
ministronum, veritatem miraculi.
Đúng theo kiểu trình thuật sự lạ : Không tả phép lạ
xãy ra cách nào. Lời hài hước của người quản tiệc : Không đúng với thói tục xưa
cũng như nay – Nhưng có thể là hài hước chế nhạo chủ theo kiểu Harpagon, hay
những chủ quán bịp bợm – Hay chính Yoan ra phương châm để làm nổi bật phép lạ
và hướng về ý nghĩa tượng trưng.
Ý nghĩa tượng trưng: Dựa trên các tiếng Vinum,
secundum purificationem Judaeorum, signum, manifestare gloriam suam, cùng
tertia die.
VINUM ( Quả tác giả có nhấn đến ý đó )
Cựu Ước: Rượu – Một ân huệ của Thiên Chúa, đi với chủ
đề giao ước ( Tv 104: 14 Tlt 32:
13-14 7: 13 28: 51). Sung mãn về rượu, một yếu tố khi dân
chúa được phục hồi. (Amos 9: 14 Os 14:
8 2: 11 Jer 31: 12 Is 62: 8. Đáng để ý Stt 27: 25 49: 11-12). Rượu đi với sự hân hoan ( Tv 104:
14 Tphán 9: 13 Sỉ 40: 20). Tóm lại, rượu là hậu quả và là dấu Thiên Chúa chúc
lành – thành phần của thời Mêsia _ Dân Chúa vững chãi trong đất Chúa hứa, dấu
hiệu cho sự sung sướng hân hoan thời Mêsia.
Như thế, đợt một của nghĩa tượng trưng: Rượu chỉ Vũ
trụ mới Đấng Mêsia đem đến, nhiệm cục mới thay thế nhiệm cục cũ. Nhưng đối
chiếu cách kêu gọi môn đồ đoạn trên (Sự
Khôn Ngoan kêu gọi đồ đệ ) thì có thể so sánh với Ngạn ngữ 9: 1-15 ( Như thế,
Yêsu – Sự Khôn Ngoan – kéo môn đồ vào tiệc rượu : Dạy dỗ sự khôn ngoan đích
thực), nhưng cũng phải nhận là hơi xa.
So chiếu với DOXA ( Gloria ) nói đến, thì tượng
trưng liên kết với toàn bộ Yoan : Tượng trưng cho điều xãy ra trong cả sứ vụ
Chúa Yêsu là Mặc khải Doxa Ngài. Trước tiên quyền năng nơi dấu lạ chứng tỏ Ngài
là Mêsia. Đối với Yoan : Thần tính của Đấng mặc khải, chính Ngài mặc khải “
Nomen Patris”.
Có thể Yoan còn nghĩ đến Thánh Thể, và như thế, phép
lạ Rượu song song với phép lạ Bánh, nhưng thực sự không tỏ lắm. Tuy nhiên, điều
khá chắc là “ secundum purificationem Judaeorum / nghi lễ thanh tẩy Do Thái”
so với truyền thống Nhất lãm khi nói đến rượu ( Mc 2: 22// ): Nhiệm cục mới đến
thay thế cho cả trật tự tôn giáo Do Thái – cho hết mọi tôn giáo ở cấp bậc đó –
Tất cả những gì khác biệt với VERITAS.
SIGNUM : Do lai Cựu Ước : Sự lạ Xuất hành.
Yoan dùng signa/dấu lạ (Semeĩa) cách riêng (Nhất lãm : Postestates). Phép lạ ut
signa : Biến cố có ý nghĩa tiêu biểu cho Postestas Christi. Đức
tin có cấp bậc tùy vào việc hiểu biết các signa.
Có những cách coi signa không thể đem đến Đức Tin ( 2:
10 6: 26
11: 47). Phép lạ thường gây nên một lòng tin nào đó : Rất khuyết điểm (
Như 4: 48 và Chúa Yêsu trách kiểu coi
phép lạ như thế và trách cả lòng tin gây nên như thế mà thôi ).
Thường thì phép lạ bắt chú trọng đến chính Người làm
phép lạ ( 3: 2 9: 16 4: 19
6: 14 ), nhưng lòng tin lú lên đó phải vượt quá đi để thấy Người làm
phép lạ đó Con Thiên Chúa Videre gloriam ejus / Thấy vinh quang Ngài (
2: 11 20: 30-31).
GLORIA : (Coi Yn 12: 41 Is: Thấy YHWH 6: 1)
Yoan đồng nhất vinh quang Chúa Kitô với vinh quang
Thiên Chúa : Không những Chúa Kitô ở trong Thiên Chúa, mà còn xãy ra là khi
Thiên Chúa tỏ vinh quang Ngài, thì chính Chúa Kitô xuất hiện, chính Chúa Kitô
mà người ta thấy ( Coi Yn 8: 56 Stt 15: 5-6 ) Doxa của Thiên Chúa, đó
cũng là quyền năng của Ngài, và cách nào đó, chính bản tính của Ngài. Các phép
lạ tỏ cho ta Con Thiên Chúa, với tư cách là “
Những cách diễn bày ra quyền năng Ngài”. Và đây, thần học Yoan dùng tượng
trưng : 9: 5 phép lạ đó là tượng trưng cho quyền năng thiêng liêng của Ngài.
Chính với tư cách là ánh sáng thế gian mà Ngài làm phép lạ đó (9: 39). 11: 25:
Chính vì Ngài là sự sống ( Sự sống, bản tính của Thiên Chúa, sống thiêng liêng
nhưng hoạt bát đến đổi sự sống thân xác chỉ là một phản ảnh. Cuối cùng, phép lạ
là chính Quyền năng đang hiện hành : Thấy phép lạ như phải thấy là đạt thấu và
chiêm ngưỡng chính Quyền năng thiêng liêng.
Signum – Gloria : Liên lạc đã đặt từ phép lạ đầu tiên, rồi sẽ nói lại
trong phép lạ cuối (11: 4 40). Mọi phép lạ đều có chấp chứa vinh quang,
chẳng những thế mà còn trong tất cả sự nghiệp Chúa Yêsu ( 12: 28), nhưng vinh
quang cách đặc biệt nhắm vào cuối đời Chúa Yêsu.
Tertia die : Một ám chỉ nhẹ nhàng đã được đặt ngay phép lạ tiên
khởi. “ Cả chuỗi các dấu lạ được lĩnh hội dưới ánh sáng ngày thứ ba”.
Chỉ có thế, phép lạ Cana mới diễn tả nhiệm cục mới hiện hành giữa trần gian.
VẤN ĐỀ LỊCH SỬ.
Xét về phép lạ, thì phép lạ nầy cũng gợi nên những vấn
đề như bất cứ một phép lạ nào khác của Chúa Yêsu ( Chẳng hạn phép lạ Bánh).
Nhưng phép lạ nầy, ngoài tư cách riêng cho Yoan ( không có trong Nhất lãm phép
lạ tương tự như thế : Bất toại, mù, chết được thoát nạn…đều có gặp trong Nhất
lãm, tuy khác nơi chốn…) thì lại còn thêm điều nầy : Thế giới Hy Lạp có lắm
chuyện như thế nói về thần Dyonysus ( Bacchus ). Vị thần nầy chẳng những là
người khám phá ra cây nho, mà còn biến nước thành rượu được. Như thế, nơi thế
giới dân ngoại – độc giả của Yoan – người ta có cái gì tương đương nơi phép lạ
của Chúa Yêsu.
Vì thế, có ít tác giả cho rằng Yoan dùng một sự tích
truyền thống ngoài Phúc âm mà đem vào, cùng cho ý nghĩa của những logia ví dụ
Rượu và Bì rượu vào ( Mc 2:22// ), hay là dùng một truyện đã có trước, muốn
điển hình chân lý diễn ra trong các logia nói trên, để diễn bày : Với Chúa
Yêsu, đạo Do Thái đã bị truất phế.
Đáp lại thì cũng vô hiệu : đây hoàn toàn do phỏng đoán
( không lẽ vì dân ngoại có chuyện tương tự, mà Chúa Yêsu không thể làm phép lạ
như thế), hay một tiên kiến về điều phải chăng ( ít người cho phép lạ nầy phàm
tục, không xứng với tư cách Chúa Yêsu, tại sao ? ).
Yn 2: 12-22 : DẤU ĐỀN THỜ.
Mạch lạc : Tại
Cana, Chúa Yêsu tỏ vinh quang của Ngài, địa vị Mêsia. Đây, Đền thờ cổ kính, độc
nhất – Một dịp long trọng – Đại tư tế soạn sửa đi vào nơi cực thánh. Cana, túng
quẫn được thay thế bằng sung mãn dư dật. Đây, điều tạm bợ nhường chỗ cho thành
tựu. Như thế, cả hai cảnh cũng đều qui vào : Yêsu là Mêsia. Cả hai cùng hướng
vào mặc khải cuối cùng.
Tuy nhiên, dấu Đền thờ vạch rõ ra đến sự bãi bỏ Giao
ước cũ – nhấn vào mầu nhiệm Chúa Yêsu và sự mù tối của Do Thái ( Cana :
Môn đồ tin – Yêrusalem : Kết thúc cho thấy lòng tin nông nổi hời hợt của dân
chúng).
Sau đó, Yoan trình bày các mẫu người đứng trước Đức
Tin ( Nicodem, Người phụ nữ Samarie, một viên chức – có lẽ ngoại giáo ).
No comments:
Post a Comment