Saturday, 8 August 2015

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR Tin Mừng Yoan đoạn 4

4: 1-42 : ĐÀM ĐẠO CÙNG PHỤ NỮ SAMARIE. ( Coi lại trang 37 )

Câu 1-4 : Nhập đề.
Vào lúc Yoan TG còn hoạt động, Chúa Yêsu đã khởi sự công việc, các môn đồ Ngài làm phép rửa. Điều thứ nhất : Có thể nhận vào biểu thức của Nhất lãm. Điều thứ hai : Khó khăn vì Mc 1:14  16-20 kêu gọi môn đồ sau khi Yoan TG bị tống ngục. Bởi đó, lộ ra tính cách phụ chú của câu 2 ( cốt để vạch ra sự khác biệt giữa Chúa Yêsu – Yoan TG).
Về việc Chúa Yêsu (môn đồ theo câu 2) trong đời Ngài : Nhất lãm không có – nhưng không thể nói là một điều không có thể - trái lại, cho hiểu dễ dàng hơn sao Thanh tẩy đã  rất sớm nên một lễ nghi nhập đạo của Hội Thánh.
Một điều đáng chú ý : Yoan thường nhắc đến tri thức cao siêu của Chúa Yêsu, thế mà đây nói như người dụ dựa và đổi thay phương sách để thi hành sứ vụ :  Ngài làm như phải dò hỏi cơ hội để xác định đường lối của Ngài.
Autem eum transpire per Samariam/ Ngài phải băng qua Samarie.
Josephus cũng nói một điều tương tự : Người Galilée trẩy lễ thường ngang qua Samarie cho chóng ( chừng ba ngày đường giữa Galilée – Yêrusalem ). Phải, muốn đi chóng phải làm thế. Con đường ngắn hơn cả nhưng khốn là dân Samarie nhiều khi làm khó dễ.
Samarie :
Tên của kinh đô vua Omri xây, rồi áp dụng cho cả vùng. Năm -721, Samarie bị Assur chiếm. Người Do Thái phải đi đày, nhiều người tha phương tới định cư. Tôn giáo hỗn hợp. Nhưng việc ly giáo giữa Samarie và Yêrusalem sau lưu đày không được rõ ràng (Neh 13). Vào thời Chúa Yêsu – cả ngày nay – có một nhóm tôn giáo đặc biệt tập trung quanh núi Garizim ( chỉ nhìn nhận ngũ thư như Sách Thánh thôi ).

Câu 5-6 : Hoàn cảnh.
Sichar : Đồng nhất với Askar bây giờ. Một làng nhỏ ( Phải xác định bằng một địa điểm khác quen biết hơn).
Juxta praedium/ mỏi mệt (bất động)… Coi Stt 48: 22  33: 19 Jos 24: 32.
Chỗ : Giếng Yakob, lúc 6 giờ (đúng ngọ), Chúa Yêsu : mệt nhọc.
Fons Jacob :
Cách Nablus ( Sikem ) hơn 2km, cách Askar hơn 1km. Hiện nay còn sâu 30m, xưa kia có đến 50m.
Sedebat sic supra fontem/ ngồi phệt xuống bên giếng.
Sic hoặc là  Trong trường hợp mỏi mệt đó, hoặc ngay đó, không lôi thôi gì nữa “ngồi phệt” xuống. Yoan gián tiếp nói duyên cớ : Đi đường, đúng ngọ, trong vùng ít nước.

Câu 7-15: Nước hằng sống.

Câu 7: Mỗi tiếng đều ám chỉ ý nghĩa : Sau một Do Thái chính cống là Nicodem, thì một người thuộc tôn giáo ngoài rìa, đối với mặc khải đích thật.
Da mihi bibere / Cho tôi uống với.
Câu chuyển khởi sự phải có người xướng. Xét bên ngoài, người nầy là một Do Thái (tức là một thái độ nói Chúa Yêsu không còn giữ lập trường của Do Thái) – một phương diện tâm lý (hạ mình xin, cho người khác là thiết yếu)
Yoan : – độc giả đã biết người xin kia là ai – như thế một lời xin có vẻ rất tự nhiên đã không còn là tự nhiên nữa vì như người phụ nữ sẽ nói, Do Thái không chung đụng với Samarie. Cách riêng, người xin lại là Chúa Yêsu.

Câu 8 : Cảnh được thay màn bằng chú thêm : Có những nhân vật ra khỏi sân khấu (các môn đồ sẽ vào lại câu 27).

Câu 9: Liên lạc Do Thái – Samarie được chính phụ nữ kia nhắc đến, cách ngạc nhiên.
Non enim coutuntur Judaei Samaritanis / Người Do Thái không được chung đụng với người Samarie
Văn bản : Nhiều thủ bản không có. Nếu thế là một chú thích thêm vào thì cũng dễ hiểu. Nhưng nếu xác thực đi nữa thì lời nầy cũng là một lời phụ chú, chứ không phải lời phụ nữ nói.
Coutuntur/chung đụng 
Thường được coi như có nghĩa : Liên lạc với (Bible de Jérusalem , nhưng DDaube : Tiếng Hy Lạp ở đây không có nghĩa ấy bao giờ, nhưng chiếu theo tự nguyên phải hiểu không dùng chung với. Như thế, hình như ám chỉ đến quyết định đã ra lối - năm 65/66 – áp dụng luật Tinh Sạch : “ Con gái người Samarie thì ở trong tình trạng có kinh nguyệt từ nôi mà đi (Niddah 4: 1). Người ta không bao giờ chắc được là họ ở trong trạng thái trong sạch, nên thực tế  hãy coi họ là ô uế. Sự ô uế đó nhiễm hết đến mọi đồ vật (như cái gầu) họ dùng đến 9 nhất là phụ nữ Samarie đã dùng mà uống. DDaube dịch: “Do Thái không dùng chung (bát đĩa, bình đựng…) với người Samarie. Vấn đề xác thực và lịch sử của lời nầy vì thế nên khó khăn. Giảm tính cách fay cấn đi, có thể nói : Lời vạch ra thái độ thông thường giữa người Do Thái – Samarie. Thái độ được nói mạnh nhờ ám chỉ đến một quyết định muộn thời : Tái độ hiềm kỵ (tuy Do Thái không coi người Samarie hẳn như người ngoại).
Câu 10 : Chúa Yêsu trả lời : Sửa câu hỏi của phụ nữ ( nhưng Yoan nói với độc giả). Gặp gỡ Ngài đảo ngược mọi tiêu chuẩn phàm trần : Cái có của người ta chẳng qua chỉ là thiếu thốn – Sự thiếu thốn của Chúa Yêsu che đậy sự phong phú các ân huệ của Ngài. Muốn thế, phải :
Si scires donum Dei / Nếu ngươi được biết ơn của Thiên Chúa 
Biết điều người ta phải trông nơi Thiên Chúa – một trật cũng là biết điều nhân loại thiếu thốn. Nhưng như thế còn trổng : Yoan có nhắm đến gì đích xác hơn không :
            - Đạo Do Thái : Ơn huệ lớn hơn cả : Torah. Ngộ đạo : Mặc khải.
            - Cũng có thể hiểu : Et (quis est…) như “tức là…”, thế thì ân huệ kia đồng nhất với chính Chúa Yêsu.
Et quis est, qui dicit / Ai là người nói với ngươi 
Nhìn nhận Đấng mặc khải trong gặp gỡ cụ thể nầy : Đấng mặc khải xuất hiện dưới dung mạo một người hành khách mỏi mệt, thiếu thốn đến phải xin nước. Như thế, nhìn nhận phải đi ngược dáng vẻ bên ngoài, thắng chướng ngại - và lấy chính chướng ngại nầy như mặc khải lớn lao hơn cả của Thiên Chúa, là Agapè .
Et dedisset tibi aquam vivam / Và Ngài sẽ cho nước sinh sống
Nước sống : Nước phun tự nguồn, nước tuôn chảy luôn (Stt 26: 19 Lễ thư 14: 5 Didachè 7: 1-12). Nước Yoan nghĩ đến : Một thứ nước tạo sự sống, bảo tồn sự sống.
Nước : Kinh nghiệm nhân loại Nước thiết yếu cho sự sống. Bởi thế, đã nên hình ảnh chỉ sự lành, các ân huệ. Chính Thiên Chúa là suối Nước Hằng Sống ( Yr 2:13  7:13 Tv 23:2t  36:9  Is 12:5, Sự Khôn Ngoan (Bar 3:2  Sir 24:21  30-33  Kh.ngoan 7:25 Torah: Sir 24:23-29), Thần Khí Thiên Chúa (Is 44:3 Joel 13:1 Cv 2:17tt : Đổ xuống, hình ảnh nước), sự Kính sợ Thiên Chúa (Ng.ngữ 14:27) khôn khéo (Ng.ngữ 10:11  13:14  18:4).
Philô : Logos của Thiên Chúa (dòng nước của sự khôn ngoan) – cắt nghĩa Stt 2:6. Suối nước đó : Logos tưới cho mọi nhân đức, là khởi điểm, là suối cho một việc lành.
Trong Yoan : 3:5  4: 10-15  7:38  19:34. Cách riêng Nước là Thánh Thần (Đấng ban sự sống), phát tự cạnh sườn Chúa Yêsu trên thập giá, mãnh lực làm cho tín hữu sinh sống và cứ được sinh sống. Nước Chúa Yêsu ban ở đây là gì ?
            - Nhiều người hiểu về Thánh Thần ( dựa trên 7:37-39).
            - Có ít người hiểu về mặc khải Chúa Yêsu đem đến.
Tuy nhiên, hình như Yoan muốn để ngập ngừng về ý nghĩa Nước Sống đây là một thực tại cao siêu :  Thực tại đó sẽ tỏ ra cho biết Chúa Yêsu, và biết như vậy là có được sự sống (Yn 17:3) và như vậy cũng thuộc về sự thay củ đổi mới trong lịch sử cứu rỗi, nói ở 1:17.

Câu 11 : Phụ nữ hiểu sai (như kiểu Nicodem…)
Chỉ nhận ra nghĩa Nước suối chảy trong hai nghĩa của Nước Sống.

Câu 12 : Bà ta so sánh Chúa Yêsu và Yakob. (Hãnh diện về tổ phụ, sự phong phú của giếng nước làm cho người, vật có thể nhờ đó mà sống). Nhưng chính đó là sự mỉa mai Yoan thường diễn ra trong sự hiểu lầm. Sự hãnh diện kia lấy làm khó chịu khi thấy một người Do Thái dám cho mình có quyền năng ban một suối vô tận, khi mà tổ phụ Yakob cũng phải khó nhọc đào giếng để có nước cho con cái và súc vật.
Người phụ nữ bênh cái giếng của tổ phụ, cũng như Do Thái bênh cho Đền thờ. Đối với họ, không có gì tốt hơn là điều họ đã có. Tuy nhiên, giếng Yakob cũng như lễ tế tại Yêrusalem đều mang nơi mình sự thiếu thốn, khiếm khuyết : Không làm thỏa mãn được; cho dẫu người ta lao nhọc để đi kín lấy, thì khi uống rồi vẫn khát lại. Thế là tất cả công trình cứ làm đi làm lại mãi.
(Áp dụng : Mọi quy chế nhân loại, mọi tôn giáo đều có gì làm người ta hãnh diện – người ta cố trì giữ lấy – Si scires donum Dei / Nếu ngươi được biết ơn Thiên Chúa.

Câu 13-14 : Mặc khải trước tiên phải phá cái trở ngại  thỏa mãn nơi điều đã có. Chỉ có mặc khải, ân huệ Chúa Yêsu đêm đến mới làm triệt để thỏa mãn sự khao khát sống, diễn tả tượng trưng nơi cái khát của thân xác, làm thỏa mãn một cách mà mọi phương thế sinh sống trên trần gian không làm được. Đòi hỏi người ta phải hiểu mình thiếu thốn, phải mở ra cho Đấng Mặc Khải.
So với Sir 24: 21, kiểu nói mâu thuẫn. Nhưng ý là một : Đã uống thứ nước đó, không còn cần tìm đâu sức sống nữa. Chẳng vậy, người đã tin thì không còn cần đến mặc khải về sau nữa, trái lại, phải “ ở trong Lời”.
Non sitiet in aeternum/ Đời đời không khát
Luôn được dự phòng và nhu cầu được làm thỏa tự bên trong.
Fiet in eo fons aquae salientis in vitam aeternam / nên mạch suối trong nó, có nước vọt đến sự sống đời đời
Sự sống mới, ân huệ thật cũng như suối vô tận trong người ta, nên của riêng người ta, biến đổi người ta nên tạo vật mới.
Có lẽ có đối chiếu với luật cũ (giới luật ban bố tự bên ngoài) và luật mới Chúa Yêsu khai mạc, một luật bên trong ( Jer 31:30-33).

Câu 15: Người phụ nữ vẫn ở trong nhãn giới vật chất : Bất lực đi quá tư tưởng trần tục, nhưng đối thoại chuyển qua hướng khác : Đền Thờ.

Câu 16-18 : Chuyển đề.
Quinque viros /Năm đời chồng
            - Năm người đã lấy phụ nữ đó, và phụ nữ đó hoặc đã ly dị, hoặc bỏ theo người khác – Người thứ sáu sẽ là người ăn ở chung chạ không cưới hỏi.
            - Tượng trưng : Năm dân tộc Samarie (2Vua 17:30-32  41 : Có bảy vị thần nhưng Flavius Josephus cũng kể có năm).
Tuy vậy, dù sao phụ nữ Samarie là một chặng : giữa Do Thái và dân ngoại. Có lẽ tư tưởng Yoan nhắm đến xa hơn : Tôn giáo hỗn hợp (vào thời Yoan đã xuất hiện Ngộ đạo thuyết – chiếu theo Irênê, Hyppolito – họ dùng thuyết hỗn hợp để truyền giáo). Đó là một vấn đề thích nghi để truyền giáo : Các thừa sai Kitô giáo phải cư xử thế nào : Dùng Cựu Ước và truyền thống chính cống Do Thái hay cũng có thể thâu nạp những thuyết hỗn hợp để tiếp xúc với công chúng trong thế giới Hy Lạp.
Voca virum tuum/Hãy gọi chồng ngươi
Không phải Chúa Yêsu có mục đích gì mà muốn gặp người đó – Lời nầy cốt dẫn đến một dịp để cho phụ nữ nhận ra Chúa Yêsu là ai – Người biết cả những điều kín ẩn. “Người là tiên tri”, và hơn thế, làm cho có ý thức về tình trạng khốn đốn của mình. Nhờ đó, nên dịp để mở ra cho Đấng Mặc khải ( nên nhớ Noverim me/ biết mình noverim te/Biết người của thánh Augustinô)

 Câu 19 : Propheta es tu /Ngài là một tiên tri
Biết quá khứ như vậy phải là một người được linh hứng.
Câu 20 : Nêu Năm chồng : Có ý nghĩa tượng trưng, thì lời hỏi đây không còn quá đột ngột. ( Hosksyns : Phụ nữ muốn đền tội nên hỏi biết dâng lễ vật ở đâu).
In monte hoc/Trên núi nầy
Garizim : theo người Samarie, Garizim là nơi Abraham tế lễ Issac, gặp Menkisedek, Yoshuê tế lễ sau khi vào Đất thánh (Tl 27: 4, họ đổi Eban thành Garizim). Đền thờ bị Hyrcanus phá (-128), nhưng họ vẫn thờ phượng tại đó.

Câu 21 : Chúa Yêsu không còn ở trong lập luận chung vủa người Do Thái và Samarie :
Venit hora : Ngài đi ngay đến thời Cánh Chung, khi mà mọi kiểu phụng thờ tùy thuộc địa điểm sẽ mất ý nghĩa.

Câu 22 : Lời trên có thể coi như phủ nhận truyền thống mặc khải Cựu Ước. Như thế, mọi nơi chốn đều không giá trị gì riêng cả, mọi kiểu thờ phượng đều như nhau. Có một đường lối mà ý định cứu rỗi của Thiên Chúa đã dõi theo : Israel được chọn để biết Thiên Chúa cách chính đáng, ngõ hầu đến thời Thiên Chúa định thì ơn cứu rỗi được đẩy từ Israel đến cả thiên hạ. Khi đó, đặc ân trên không còn duy trì nữa.
Cựu ước, tuy rằng tự mình không thể ban sự sống đời đời, thì cũng là hướng về Chúa Kitô và chứng về Chúa Kitô.

Câu 23 : Nhưng dù là ở Yêrusalem (truyền thống mặc khải xác thực) hay là ở Garizim (truyền thống tôn giáo sai lạc), hết thảy thuộc về giới phàm gian, giai đoạn tạm thời, còn thuộc giới Sarx. Trái lại, Chúa Kitô đến khai mạc sự thờ phượng in spiritu et veritate.
Set venit hora, et nunc est / Nhưng giờ sẽ đến, và là ngay bây giờ.
Dáng vẻ mâu thuẫn. Lời đem về biến cố thường tình thì phải nói là thuộc vị lai. Yoan không muốn phủ nhận rằng biến cố đó thực là vị lai – nhưng bởi lời nầy, Yoan nhấn mạnh là nơi Chúa Yêsu, sứ mạnh và cách riêng bản thân Ngài, những gì Cánh Chung của Thiên Chúa đã có mặt. Mọi sự thờ phượng chân chính phải làm nơi Ngài, nhờ Ngài.
Veri adoratores / những kẻ thờ phượng đích thật.
Những kẻ thờ phượng Thiên Chúa một cách làm sao thực hiện những gì, từ xưa đến nay còn hình bóng, nơi sự thờ phượng Do Thái và của người Samarie.
In veritate / trong sự thật
Không phải người ta tiến hóa mãi mà đạt thấu một kiểu thờ phượng tinh túy đến có thể thoát ly mọi phương tiện trợ giúp như nơi các thánh, nhưng vì Chúa Yêsu chính là Veritas, sự thành tựu mọi ý định của một Thiên Chúa trung tín với lời Ngài đã hứa. Như thế, sự chiêm ngưỡng Thiên Chúa đã xãy ra trong khi vị lai vẫn còn là vị lai. Với Chúa Yêsu “ Giới sự thật sung mãn” đã đến.
In Spiritum / Trong Thần Khí
Theo nghĩa trực tiếp của Hy Lạp là sự thờ phượng theo tinh thần, không phải là ngoài thân xác. Nhưng Yoan dùng Pneũma, không theo hẳn quan điểm Hy Lạp.

Trong Kinh Thánh, Pneũma không phải giới sự vật đối chiếu với vật chất, nhưng là hoạt động tạo thành, ban sự sống của Thiên Chúa ( trong Yoan, pneũma thường theo nghĩa nầy). Như thế, sự thờ phượng In spiritu là sự thờ phượng của Quod natum est ex spiritu : in spiritu . Chú ý đến sự sống siêu nhiên của kẻ tin và chúng ta biết spiritus là ơn Cánh Chung của Thiên Chúa.

Nơi Chúa Yêsu, một tôn giáo mới khai mạc (tượng trưng nơi rượu Cana, Nước hằng sống,  Đền thờ mới), liên lạc với tái sinh  ex spiritu. Nhờ đó, người ta ra khỏi giới Sarx mà chuyển qua giới Pneũma, qua đó thờ phượng cách chân chính, xứng với Thiên Chúa:  Spiritus.

Câu 24: Spiritus est Deus / Thiên Chúa là Thần Khí.
Xét đối vật của thờ phượng mà hội ra cách thờ phượng. Nguyên tắc đó đến bây giờ mới được áp dụng cách xứng đáng. Đây không phải định nghĩa bản tính (kiểu Hy Lạp), nhưng tả cách Thiên Chúa xử sự và hành động.
Thiên Chúa thuộc giới Spiritus – nghĩa là Ngài cách xa hẳn giới Sarx, giới phàm tục, nhân loại, vật chất – Giới của Ngài là giới lạ lùng cao cả, nhưng lại hiệu lực ngay nơi giới trần gian để biến đổi con người từ giới Sarx trở nên natus in spiritu. Như thế, Thiên Chúa là Thần Khí – nghĩa là Ngài là nguồn suối của sự sống cao siêu (coi các định nghĩa Deus est lux, Deus est caritas-ân sủng) – Chính hoạt động và quyền năng của Thiên Chúa đó làm Yoan nói Deus est spiritus. Không tin vào quyền năng của Thần Khí Thiên Chúa, mọi kiểu thờ phượng nhân loại điều vô ý nghĩa. Sự thờ phượng lại rơi xuống giới Sarx : cạnh tranh giáo phái.

Câu 25 : Phụ nữ nhận ra ý nghĩa về Mêsia trong các lời đó, nhưng không nhận ra là với Đấng nói với mình hora venit et nunc est : Chúa Yêsu nơi chốn ngay trong lịch sử nhân loại mà thờ phương chân chính do quyền năng Thần Khí Thiên Chúa đã nên một thực tại. Người Samarie chờ Đấng sẽ đến mà họ gọi là Ta’ eb, nhưng không có chứng chỉ đủ để biết họ quan niệm làm sao về Đấng đó.

Câu 26 : Chúa Yêsu tỏ mình ra :Ngài là chính Đấng mặc khải tôn giáo Cánh chung.
 Ego sum / Chính là Ta
Đây muốn xác định nhân vật phụ nữ kia vừa nói đến, nhưng 6: 35  8: 24 có nghĩa bao la hơn nhiều. Không rõ Yoan có ý nhắc đến ở đây không. Có thể có ám chỉ đến, và nếu có thì hàm chứa một yêu sách tuyệt đối phải tin.

Câu 27-42 : Coi lại trang 37: Cách tổ chức trình thuật.

Câu 27 : Mirabantur/ Tự hỏi : Các rabbi rất dè dặt với phụ nữ.

Câu 28-29: Phụ nữ thuật lại tự sự cho người đồng hương :
Quan niệm còn đúng trong ý tưởng bình dân về Đấng Mêsia. Người phụ nữ trở về thành với ý tưởng có khi Chúa Yêsu là Mêsia : Đấng sẽ loan báo tất cả sự thật về tôn giáo. Chứng phụ nữ đem ra : Ngài đã biết tất cả dĩ vãng của mình. Tri thức đó ít ra là một dấu chỉ một vì tiên tri, và có khi hơn thế. Dựa trên những lý lẽ đó, có lắm người Samarie nhận điều Chúa Yêsu nói.
Đang khi đó (kiểu mỉa mai của Yoan), cuộc đàm đạo giữa Chúa Yêsu và môn đồ cho thấy tính cách Mêsia của Chúa Yêsu vượt hơn thế nhiều.

Câu 31: Để chuyển đàm đạo của Chúa Yêsu với phụ nữ sang đàm đạo với môn đồ.
Ý tưởng về của ăn và lót lòng đỡ đói cũng xuôi chảy, nhất là có đối chiếu với nước và giải khát.
Câu 32 : Chúa Yêsu, Đấng ban Nước hằng sống không cần phải nhờ ai khác cho Ngài của ăn.
Câu 33 : Môn đồ cũng như phụ nữ kia đều ở trong giới phàm gian – Họ không hiểu được điều Ngài muốn nói – Mối thông cảm với giới Chúa Yêsu, họ chưa có được.

Câu 34 : Meus cibus/ Lương thực của ta.
Điều làm Chúa Yêsu sống, Ngài cảm thấy thiếu thốn, điều làm cho Ngài thêm sức lực, tức là ý Cha Ngài. Đấng mặc khải không tùy thuộc ai, nhưng Ngài tùy thuộc Đấng đã sai Ngài. Chính trong việc làm theo ý Thiên Chúa mà Ngài sống.
Chủ đề nầy nhắc ngang qua sẽ được diễn rộng trong diễn từ trong Chương 5 rồi sẽ được tóm trong 6: 57.
Ut perficiam opus ejus / Chu toàn công việc của Ngài.
Một phần ý định Thiên Chúa, nhờ đó mà Chúa Yêsu sống, là làm xong xuôi công việc của Thiên Chúa. Tiếng perficere (teleioũn) có một tầm nghĩa bao quát quan trọng – Sau nầy sẽ lặp lại, 17: 4, trong đêm Ngài ra đi, Ngài long trọng tuyên bố là Ngài đã hoàn tất – Sứ mạng của Ngài không chỉ là giảng dạy, loan tin như là làm xong xuôi công việc cứu chuộc nhân loại, nghĩa là chiếu theo các hình ảnh đã dùng để diễn giải công việc của Ngài : Thi hành việc chuyển Nước thành Rượu, lập lại Đền thờ mới, nhờ bởi việc Ngài đã Xuống và Lên làm cho việc tái sinh bởi Thánh Thần nên một có thể có giữa trần gian, là ban Nước hằng sống phun chảy đến sự sống đời đời. Tóm lại, mở cho nhân loại sự sống đích thực thiêng liêng, sự sống Thiên Chúa.

Câu 35 : Nonne vos dicitis. Quod adhuc  4 menses…/Các ngươi chẳng nói thế nầy sao, bốn tháng có qua…
   - Có tác giả coi như tục ngữ nhà nông. (Không có chứng chỉ).
   - Có tác giả nghĩ đến thời gian của đồng lúa có thực trước mắt chúa Yêsu lúc bấy giờ : Nghĩa là vào khoảng tháng Giêng. Như thế, Chúa Yêsu đã ở lại Yuđê chừng tám tháng.
Nên hiểu theo kiểu thường tình : Theo như các ông tính, giữa việc gieo vãi và thời gặt hái phải có ít là bốn tháng (chiếu theo vùng Galilée và thung lũng Yordan).
Ecce dico vobis : Levate oculos vestros, et videte regions quia albae sunt jam ad mesem / Nầy Ta bảo các ngươi, hãy ngước mắt lên mà nhìn, đồng lúa đã chin vàng chờ gặt.
Cánh đồng nầy thuộc một loại khác : Không có khoản cách giữa gieo vãi và mùa gặt.

Câu 36 : Mercedem accipit / Thợ gặt lĩnh công
Đây là công người thợ, không phải phần thưởng.
Et congregat / thu lượm hoa màu :  “et”  có thể coi như “tức là”.
In vitam aeternum / cho sự sống đời đời
Không phải là phần thưởng người gặt, nhưng nơi chốn đặt hoa màu gặt được : Lúa tức là người ta trở lại ( theo mạch lạc người Samarie trước tiên) với đức tin, và họ sẽ được sự sống đời đời ( coi Công vụ 13: 48).
Qui seminat / qui metit Kẻ gieo/người gặt
Nếu coi như ví dụ (metit Kẻ gieo/người gặt parabole) thì nghĩa mùa gặt đã sẵn, thợ gặt đã theo kịp người gieo vãi. Đó là thời thành tựu đã hứa (coi Mt 9:37 Lc 10: 2).
Nếu coi như tỉ dụ (allegorie) thì mỗi tiếng có ám chỉ điều gì :
   - Zann : Qui metit : Chúa Yêsu ( lúa : phụ nữ cùng người Samarie).
                 Qui seminat : Thiên Chúa đã dọn mù màng nầy.
Thực sự không có nhân vật nào đích xác giải được ổn thỏa các người nói trong  các câu 36 – 38. Nên có lý mà giữ như ví dụ thôi (đối với câu 35 : gieo vãi và gặt hái trùng nhau một trật, nghịch nhiên đối với nghề nông trần gian), tuy rằng có nét tỉ dụ. Như thế, kẻ gieo người gặt cũng là một (nơi dân Samarie trước tiên).
Vui mùa gặt ( Tl 16: 13t) tượng trưng Cánh Chung : Is 9: 2, Tv 12: 65t.

Câu 37 : In hoc… /Vì đây…
Có thể đem về trước – nhưng đây có lẽ đem về sau hơn – vì khó mà coi câu ngạn ngữ kia được chứng là thực bởi câu 36, nhưng câu 38 mới là đúng.
Verbum : Ngạn ngữ.
Alius est qui seminat, et alius est qui mentit / Người nầy gieo, kẻ khác gặt 
Ngạn ngữ nầy do đâu đến ? Cựu Ước : Tl 20:6  28:30 Lev 26:16  Is 65:22 Mica 6:15 Job 15:28 (LXX), 31:8 – Nhưng thực sự không hoàn toàn xác đáng. Ngạn ngữ Hy lạp giống hơn  (Aristophanes…Philô).
Nghĩa thường : Oái ăm trên đời.(Người mệt nhọc làm ra không được hưởng, kẻ không công tí nào được hưởng cả).
Trong mạch lạc : Câu 36 : Chung vui giữa kẻ gieo người gặt, chống lại câu ngạn ngữ  (Thời Cánh Chung khoản cách gieo gặt bị loại đi) nhưng còn một nghĩa hẹp hơn làm cho ngạn ngữ vẫn đích xác.

Câu 38 : Câu nầy chắc có những nét tỉ dụ - nhưng không thể có một giải thích đơn giản, rõ định – Không phải vì thiếu ám chỉ nhưng là có nhiều.

a/ - Vos : Các môn đồ được sai gặt tại Samarie (Cv 8:4-25) (Vos-Alii người nầy/kẻ khác)
    - Alii : Chúa Yêsu (có lẽ Yoan TG, các tiên tri).
            Cullmann : Hi lạp hóa (Philip) gầy dựng Giáo hội Samarie. Tuy nhiên, Yoan không nói đến hoạt động tông đồ tại Samarie – Còn trong số những “ kẻ khác”, tuy Chúa Yêsu chắc có, nhưng lại không ám chỉ nào đến ai khác.

b/ - Vos : Nói chung đến việc truyền giáo của các tông đồ cho thế gian (Tiếng Misi – trong mạch lạc của Yoan – chưa hề có điều đó, nhưng coi 20: 21).
     - Alii : Chúa Yêsu (nhưng với ai? Yoan TG, các người trong Cựu Ước)

c/  - Vos : Nhìn rộng cả Hội Thánh thời Yoan (Họ tiếp tục công việc).
     - Alii : Truyền giáo của Chúa Yêsu cùng các tông đồ.

Introistis / Tiếng nầy duy trì vừa khác biệt, vừa đồng nhất giữa kẻ gieo người gặt. Như thế, nhấn đến điều nầy: Nơi mình Chúa Yêsu và công việc của Ngài, vai trò Cánh chung đã xuất hiện trong lịch sử. Mấy câu nầy mang tính chất Thần học về truyền giáo.

Câu 35-37 : Sub specie eschotologica / Dưới khía cạnh cánh chung

Câu 38 : Sub aspect historico / Dưới góc nhìn lịch sử
Biến cố Cánh chung xãy ra trong lịch sử. Trong lịch sử đó – suốt cả loạt biến cố và công việc – mỗi người đều dựa vào khởi điểm. Nên phải nhớ rằng : Người truyền giáo đó không tạo ra hay cộng tác để tạo ra lịch sử đó. Không tự lập một mình, nhưng là trong lịch sử mình tham dự đó, biến cố Cánh chung đang thực hiện. Chúa Yêsu là gì ? “Là hoàn toàn nhờ Cha” (31-34). Các sứ giả phúc âm là gì ? cũng là nhờ Chúa Yêsu tất cả. Sứ mạng của Yoan TG không là gì cả nếu đứng độc lập một mình, nhưng chỉ là làm chứng về Chúa Yêsu. Cũng vậy, sứ mệnh các kẻ truyền giáo không là gì cả, đứng một mình, nhưng mọi ý nghĩa đều phát tự Chúa Yêsu tất cả.

Câu 39-42 : Người Samarie.
Salvator mundi /Đấng cứu độ trần gian
Cựu Ước – YHWH được xưng là đứng cứu thoát, cứu độ ( Meshia hay Goel). Văn chương Do Thái muộn thời ít chỗ nói Mesia là Đấng cứu thoát Israel. Nhưng đương thời Tân Ước : Thiên Chúa cứu , chứ không phải Mesia. Từ Hy Lạp, tước Sôtêr ( Salvator) cho thần hay hoàng đế.

Câu 4: 43 đến 5: 57 : LỜI BAN SỰ SỐNG.


No comments: