Yn 6: 1-71 : BÁNH HẰNG SỐNG
Một trình thuật 1-21 ( phép lạ Bánh và việc ngang qua
Biển Hồ).
Một diễn từ dưới hình thức đối thoại.
Chủ đề chính: Bánh sự sống ( Bánh Chúa Yêsu ban cho
dân chỉ tượng trưng).
Cả đoạn dựa trên một trình thuật làm sườn – Soạn tác
kỹ lưỡng – chiếu theo vẻ thực như thể một bản kịch.
Câu 6:1-21 : Phép
lạ Bánh – Việc ngang qua hồ Genezareth.
Truyện giống Nhất lãm. Nhưng nên để ý :
Câu 4 : Erat autem proximum Paskha/ Lễ Vượt qua đã gần (Nhất lãm không có).
Văn bản : Các thủ bản, bản dịch đều có – nhưng nhiều
vị giáo phụ không trưng – bởi thế, có tác giả (Hort) hoài nghi.
Hoàn cảnh lịch sử : không có gì nghịch với thời tiết
(thuận với cỏ xanh nói đến trong trình thuật).
Nhưng chắc được là Yoan nuốn nhấn đến ý nghĩa Thánh
Thể (tiệc ly trong dịp Paskha).
Câu 9: Puer…/em nhỏ
trai : Nhất lãm không biết đến.
Có nhiểu kiểu hiểu, tùy quan niệm chung của các tác
giả về tính cách lịch sử của Yoan. Nhưng có điều đáng để ý là Yoan có ám chỉ
đến 2Vua 4:42-44 (trong khi Elisa làm phép lạ thì có người hầu).
Câu 12: Colligite…ne pereant/ Thu nhăt…có gì hư đi mất.
Nhất Lãm chỉ là một chi tiết phụ tùng để tỏ bày sự dư
dật đầy đủ của thời Mêsia. Yoan có một lệnh riêng biệt và hình như là một điều
quan trọng:
- Dodd : Có lẽ ám chỉ đến cibut qui perit và cibut qui
permanent … ( Thực phẩm hư nát và thực phẩm còn
tiếp sử dụng).
- Barrett : Tiếng colligere – perire (thu nhặt – hư mất) có thể đem về người
hay vật. Tiếng colligere (sunagein) đã nên tiếng dùng để chỉ nên việc thu lại
Bánh Thánh (Didachè), nhưng còn tượng trưng cho việc thu họp tín hữu – về sau
Sunaxis (synaxe) đã nên thuật ngữ : Hội họp tín hữu để cử hành Thánh
Thể. Nên hiểu rằng, Yoan muốn nói đến việc thu họp tín hữu vì mục đích cử hành
Thánh Thể và ý muốn của Chúa Kitô gìn giữ họ khỏi bị hư đi. Hiểu thế không phải
là một điều không có thể.
Chung chung, Yoan nhấn đến
sáng kiến – Tự do khởi công việc của Ngài giữa sự lúng túng của các môn đồ
(hoàn cảnh quẫn cùng, không lối thoát của loài người) – thì Chúa Yêsu tự mình
can thiệp.
Câu 14 : Dân chúng nhận ra phép lạ.
Câu 15 : …và họ muốn tôn Ngài làm vua – mưu định cách
mạng.
Mc 6:45 Chúa Yêsu bắt môn đồ xuống đò, còn Ngài thì
giải tán dân chúng, nhưng Marcô không cho biết lý do tại sao. Yoan : Với mưu
định cách mạng của dân, cắt nghĩa được chỉ thị của Chúa Yêsu trong Marcô.
Tính cách lịch sử của chi tiết nầy : Có kẻ nghi hoặc
nhưng không đủ lý.
Câu 17:Thuyền đò các tông đồ hình như đi một cách
khó khăn (Mc 6:53 Cơn bão).
Et tenebrae jam factae erat/
trời đã tối …Mc 6:48
Câu 18: cf Mc 6: 48.
Câu 19: Stadia viginti quinque aut triginta/ chèo
tới hai mươi lăm hay ba mươi dặm.
Mc 6:47 in medio mari/giữa
biển 25 x 185= 4,625km 30 x 185= 5,550km. Hồ 21km x 13km.
Câu 20: Ego sum nolite timere/Chính là ta, đừng sợ.
Coi Mc 6:50.
Yoan có nhiều lần dùng lời nói nầy theo một nghĩa mạnh
: 6:25 8:24.
Câu 21: Et statim navis fuit et terram/và ngay
lập tức đò đã vào sát đất.
- Hoặc là đò
đã quá gần đất rồi (nhưng câu 19 khoản cách là vào giữa hồ).
- Hoặc là một
việc lạ mới nữa, ám chỉ đến Tv 107:
23-32
* Ý nghĩa :
Câu 6:1-21 Các biến cố giống trình thuật trong Nhất
lãm, nhưng sự liên kết các biến cố đó có ý nghĩa gì riêng nơi Yoan ? Phép lạ
Bánh – Cuộc mưu cách mạng của dân – Việc đi trên biển. Diễn từ chỉ thấy có đụng
chạm đến Phép lạ Bánh. Như thế, rất có thể Yoan chỉ diễn lại các điều kể theo
phép lạ Bánh như trong truyền thống đã có thôi. Tuy nhiên, Yoan cũng thường
không thuật lại biến cố mà lại không bao hàm ở dưới một ý nghĩa gì.
Ý nghĩa đó, nhiều tác giả quá nhấn vào giải thích
Thánh Thể - muốn hiểu là việc hiện diện Thánh Thể là việc siêu phàm vượt quá
mọi luật thiên nhiên, cũng như việc Chúa đi trên Biển Hồ vậy – Xét về mặt lý
luận, đó là một việc điển hình thực cho quyền năng cao cả của Chúa. Tuy nhiên,
ý nghĩa đó là do suy niệm thần học, không phải chiếu theo văn bản của Yoan.
Điều chúng ta muốn biết là Yoan có ngụ ý gì không bởi
trình tự biến cố kia.
Diễn từ xét chung, đi từ quan niệm khiếm khuyết hay
sai lầm về Mêsia, đến quan niệm xứng hạp với Chúa Yêsu hơn. Dân chúng bằng lòng
coi Ngài là Môsê thứ hai xuất hiện – sẽ ban manna cho dân như thời trong sa mạc
– Nhưng, Chúa Yêsu ban điều cao trọng
hơn manna. Ngài ban Bánh Hằng Sống. Nhờ hợp nhất với Ngài mà có sự sống. Bởi sự
minh xác lập trường, thì xãy ra krisis
phân tách: Giữa dân chúng và nhóm 12,
giữa những kẻ bị vấp phạm và những kẻ tin và tuyên xưng với Phêrô ( là điển
hình): Verba vitae aeternae habes – Tu est Sanctus Dei (Ngài có những lời đem đến sự sống đời đời – Ngài là Đấng Thánh của
Thiên Chúa).
Bây giờ, coi lại các biến cố : Sau phép lạ, dân chúng
hoan hô Chúa Yêsu là tiên tri phải đến (tước Mêsia), định tôn Ngài làm vua (một
chí lý đối với Mêsia). Chúa Yêsu phá vỡ mưu định họ, tức khước từ quan niệm họ về sứ vụ của Ngài. Ngài tách kẻ
thuộc về Ngài khỏi đoàn lũ. Môn đồ cũng tạm tách biệt Ngài, đi vào trong đêm
tối (như 6:67 ám chỉ họ có thể bỏ Ngài). Nhưng ngay sau đó, họ lại được soi
sáng : Chúa Yêsu hiện trên làn sóng, tuyên lời bí nhiệm EGO EIMI (Ego sum) – nghĩa trực tiếp : Xưng Mình ra – Công
thức đó quan trọng trong Yoan : Tương đương với Danh Thiên Chúa trong Cựu
Ước.
Như thế, hình như các biến cố tiến theo một nhịp như
tư tưởng của diễn từ - và như thế nên một sêmeĩon (signum) cho đạo lý trong
diễn từ.
Câu 6:22-27: Bánh
bởi Trời : Trực tiếp dẫn vào trình thuât.
Các câu 26-27 nêu lên chủ đề. Người ta hăm hở không
phải là với sự thật mà là với miếng ăn nuôi thân xác họ. Họ cần phải nhận ra
rằng còn một thứ bánh khác, không phải nuôi dưỡng sự sống thân xác họ, nhưng
đem đến sự sống đời đời. Họ phải gắng sao, lao công thế nào để đáng được Bánh
đó. Thực sự, họ không có công nào để đáng lĩnh lấy. Đó là ân huệ mà Con Người
ban cho họ. Như thế, cả diễn từ được toát yếu lại : Chúa Yêsu là Con Người,
Đấng bởi trời, chính nhờ hợp nhất với Ngài mà người ta được sự sống đời đời.
Diễn từ nhắc đi nhắc lại hai điều chính : Con Người bởi trời xuống – Chính Ngài
ban sự sống đời đời.
Câu 22-24 : Khó khăn nhận ra ý chính: Tuần tự
việc xãy ra thế nào ?
Muốn hội ra được ý nghĩa xuôi chảy thường người ta
phải coi : vidit quia navicula…vidit như có nghĩa plus
quam perfectum và câu 23 như ở trong vòng ngoặc – Ý chung bấy giờ sẽ
như thế nầy : Chúa Yêsu để đoàn lũ dân chúng nơi xãy ra phép lạ Bánh. Dân
chúng, chiều hôm đó khi xãy ra phép lạ, đã để ý là chỉ có một chiếc đò tại chỗ
đó. Họ cũng đã thấy môn đồ lên đò mà Chúa Yêsu lại không đi theo. Bây giờ đây –
sáng hôm sau – Chúa Yêsu đã biến đâu rồi, mà chắc là không phải nhờ chiếc đò
nào, tuy dẫu có ít chiếc đò lúc đó đã đến gần chỗ xãy ra phép lạ. Nghĩ rằng
Chúa Yêsu đã về lại cùng các môn đồ Ngài, dân chúng nhân tiện có đò đến, vượt
ngang qua hồ mà về lại Capharnaum.
***{Gratias agente Domino/Khi
Chúa tạ ơn}***
Văn bản : Các
tiếng nầy không có trong D (codex Bezae)
a e sin cur (a e : vetus latina. Sin : bản dịch Syrie tìm thấy tại núi Sinai.
Cur : bản dịch Syrie gọi là cureton) Không thể cắt nghĩa được tại sao các
bản đó đã bỏ - Cắt nghĩa được sao người ta thêm (nhấn thêm vào ám chỉ Thánh Thể
: Các tiếng dùng đều lộ ra ý đó). Phải hơn, các tiếng đó không có trong văn bản
sơ khởi.
Câu 26 : Chúa Yêsu không trả lời câu hỏi.
Non quia vidistis signa sed quia manducastis/Không phải vì các ngươi đã thấy dấu lạ nhưng vì các ngươi
đã ăn bánh no.
Có vẻ nghịch với điều đã xãy ra (họ thấy phép lạ, tôn
Chúa Yêsu làm vua). So với 4:15, ta thấy được ý của Yoan :Dân muốn luôn có Bánh
mà không phải vất vả làm ra, sẵn sàng sùng bái người làm ra bánh như Mêsia. Họ
không đi xa hơn cái bụng no, không nhìn thấy ý nghĩa : Dấu chỉ Bánh bởi Trời. Bánh
manens in vitam aeternam/ sự sống đời đời. Semeĩon (signum) không phải là một
sự lạ, nhưng là hình bóng cho một sự thật cao hơn.
Câu 27: Câu nầy ý tưởng phải so với 4:13-14.
Operamini / Hãy lao công :
Tiếng rõ ràng là dùng không đúng. Không lẽ làm
lụng, lao công để được điều mà Con Người
cho không (Rm 4:14-15) (ơn Thiên Chúa và sự gắng công của người ta). Thực ra,
tiếng đem ra là để chuyển đến vấn đề của diễn từ - Những opera của Thiên Chúa và
những opera của người ta.
Cibus qui perit/lương thực
hư nát.
Phải biết thẩm định vừa phải của ăn – và giá trị lớn
hơn cả của bánh ăn : Ngụ ý được về sự sống Thiên Chúa ban.
Cibus qui permanent in vitam aeternam/lương thực sẽ lưu lại
mãi sự sống đời đời (4:14)
Không nhắm đến tính cách của ăn là vĩnh tồn đời đời –
tuy cũng thực như vậy vì Bánh là chính Chúa Yêsu – nhưng là hiệu lực của Bánh
đó Phát sinh ra sự sống đời đời nơi các kẻ tin.
Quem filius hominis dabit vobis / mà Con Người sẽ ban cho các ngươi.
Không phải là sẽ ban ngày tận thế, nhưng sẽ ban ngày
Cánh Chung nơi Con Người – lúc Con Người được vinh quang. Con Người là ngưởi
bởi trời sống trên đất – tự nhiên, Ngài là Đấng ban của ăn bởi trời.
Hunc enim Pater signavit Deus/Chính Ngài là Đấng mà Cha và là Thiên Chúa niêm ấn.
Thiên Chúa đã chứng thực uy quyền và sự thật về Chúa
Yêsu (Cách nào ? Signavit : một sự kiện lịch sử).
Niêm ấn : Có nhiều nghĩa : Khải huyền 7:3 dấu chỉ quyền sở
hữu – Yoan 3:33 sự công nhận là đích xác – nhưng cũng gợi ý nghĩa dâng tiến, tách biệt để làm lễ tế. Vậy
việc Cha niêm ấn đây – Nếu về sinh thời Chúa Yêsu như trong Yoan thuật từ trước
đến đây – thì đó là tiếng bởi trời khi Chúa Yêsu chịu thanh tẩy ( nhưng Yoan
không thuật). Phải hơn, việc Thánh Thần đáp xuống. (Trong Hội Thánh, tiếng Hy
Lạp sphrágis,
sphragízein áp dụng cho phép rữa : 1Cr 1:22 Eph 1:13…) Nhưng hoàn cảnh trong Yoan thì nghĩa còn rộng
hơn : Sự thăng thiên sau khi sống lại.
Câu 28-40. Diễn từ tiến thêm.
Lấy đà từ sự hiểu sai của dân chúng (operari),
tiếng đó làm họ mang máng hiểu theo tôn giáo họ, cốt thiết nơi việc làm, những việc họ trông làm hài
lòng Thiên Chúa. Kỳ thực, Thiên Chúa chỉ đòi một việc – mà việc đó không phải
là việc theo nghĩa họ hiểu – Điều đòi mọi người là Tin vào Chúa Kitô. Nhưng tại
sao họ lai phải tin vào Ngài ? Họ đòi một dấu lạ lớn lao và như thế minh chứng
điều Chúa Yêsu nói (câu 26) là thật. Tuy nhiên, việc xin dấu lạ còn cốt để nhắc
lại chuyện manna trong Cựu Ước – thứ bánh bởi trời Môsê ban. Dựa vào đó, Chúa
Yêsu mới đồng nhất Bánh bởi trời với
chính mình Ngài – Ngài là Con Người bởi trời đến. Ngài là Bánh sự sống, giải
thoát người đời khỏi đói, khỏi khát. Người ta ăn , chịu lấy Bánh, bằng việc đi đến (Tin) vào Ngài. Nhưng việc
Tin-Đến cùng Ngài, không phải là việc người ta tự sức mình làm, được như các
việc đạo đức Do Thái làm. Những việc đó không thể có ngoài quyền năng và ý muốn
Thiên Chúa.
Tóm lại, diễn từ trước tiên toát yếu điều có trước,
rồi lại thêm qui chiếu về ý muốn Thiên Chúa : Ý muốn đó tức là kẻ tin thì nhờ
tin mà được sự sống đời đời.
Câu 28: quid faciemus ut operemur opera Dei/ lao công vào việc nào của Thiên Chúa.
Tiếng operari trên kia có nghĩa kiếm được, làm ra bởi
công lao mình. – Đây, operari, làm một việc gì. Đó là tâm não một tôn giáo dựa
trên việc làm.
Câu 29: Hoc est opus Dei/việc
của Thiên Chúa.
Tương phản số nhiều số ít : Việc độc nhất.
Ut credatis in eum /Tin
vào Đấng Ngài sai đến. (Coi
đạo lý Rm 3:28)
Tư tưởng Yoan và Phaolô tương đương như nhau, nhưng
kiểu diễn đạt rất khác nhau. Yoan không dùng fides (pistis), nhưng lại dùng opus
để nói đến Đức Tin.
Câu 30: Quod ergo tu facis signum/ông làm dấu gì.
Các chủ trương của ông (câu 27-29) ông phải chứng
thực. Câu nầy không muốn nói là dân phủ nhận các phép lạ của Chúa Yêsu, nhưng
lý luận : Ai có chủ trương vượt quá Môsê như thế thì phải làm gì lớn lao hơn
nữa.
Nên để ý : Mt 8:11tt dân đòi dấu lạ ngay sau phép lạ
Bánh II, rồi mạch lạc Mc cũng dẫn đến bàn luận về Bánh. Yoan - cũng tương tự
như Marcô – yêu sách không được chấp nhận vì thực sự không đáp ứng lại được.
Không thể có dấu lạ nào minh chứng vừa lòng những người đứng trong lập trường
như thế, rằng Chúa Yêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến.
Ut videamus ( tức signum) et credamus tibi/ để chúng tôi thấy mà tin ông.
Đối chiếu với câu trên, nhưng đã đổi in eum
quem misit thành tibi: bất quá là
tin vào lời Chúa Yêsu nói (còn in eum:
Đòi cái gì đích thân hơn trong lập trường đối với chính mình Chúa Yêsu – Cách
riêng sự tin cậy)
Câu 31: Manna. Truyện Xuất Hành 16.
Nhắc đến Manna – Ds 11:6, Tl 8:3, Ys 5:12, Neh 9:20,
Tv 77:24 – trong ít câu đó (Neh 9:20) Manna đã có giá trị điển hình cho đạo lý
thiêng liêng rồi.
Philô : Có tính cách tỉ dụ (của nuôi linh hồn)
Nhưng thời sau : Manna tượng trưng cho thời Cánh
Chung.
Như thế, điều nhắm đến là từ khước quan niệm chung
luận vật chất trần gian. Thời Cánh Chung Thiên Chúa khai mạc không được hiểu
theo kiểu phép lạ vật chất xãy ra trong giới hiện tượng hữu hình, nơi giới
sarx, nhưng phải hiểu theo quan điểm giới chân thực và hằng có. Nhưng Manna còn
có thể mặc một ý nghĩa khác : Lề luật cũng được gọi là Bánh và các rabbi đã dựa
trên các Ngạn ngữ 9:5 - và như thế - còn đối chiếu Mặc khải Chúa Yêsu đem đến
và luật Môsê.
Panem de caelo dedit eis manducare/ Ngài đã ban cho họ ăn bánh bởi trời.
Lấy từ đâu? Neh
9:15 hay Tv 78:24. Có khi là một xuất xứ hỗn hợp của cả hai câu Cựu Ước.
Câu 32: Non Moyses dedit vobis panem in caelo/ Không phải Môsê đã cho các ngươi bánh bởi trời. Có thể hiểu :
- Không phải
Môsê là người ban…nhưng là Thiên Chúa.
- Bánh Môsê
ban không phải là Bánh bởi trời – mà chỉ là của ăn vật chất.
Cái nhiên hơn là ý đầu. Môsê đặt ngay đầu và có tiếng
phủ nhận đi trước. Thế thì tiếng đó chối ngay Môsê. Vả lại, không lẽ Yoan muốn
nói nghịch lời Kinh Thánh. Tuy vậy, hình như Yoan nhấn cả hai nghĩa vì : sed
pater meus dat vobis / Cha ta mới ban cho các ngươi
động từ theo thì hiện tại. Câu nói súc tích : Bánh bởi trời xưa (manna) không
phải do Môsê, nhưng do Thiên Chúa – kỳ thực Bánh bởi trời chưa hề có – Thiên
Chúa bây giờ mới ban cho các người Bánh bởi trời. Điều mà do Môsê xãy ra xưa
kia chỉ là hình bóng. Vì thế mới nói Verum (/
thật):
Manna có thể tượng trưng cho Bánh sự sống – do Thiên Chúa ban cho những kẻ tội
lỗi bất xứng để nuôi nấng họ. Nhưng gọi manna là Bánh bởi trời chỉ là một nghĩa
cục mịch thôi. Manna vẫn là vật hư hoại. Kẻ ăn manna vẫn còn phải chết, còn
phải đói nữa. Nếu hàm ẩn nơi manna có ngụ ý Lề Luật, thì Lề Luật Môsê cũng mới
chỉ là mặc khải tạm thời, hướng đến mặc khải cuối cùng do Đấng bởi trời đến và
đã nghe, đã thấy điều mình nói.
Câu 33: qui caelo descendit / (Bánh …)… sự gì bởi trời xuống : Hai nghĩa :
- Bánh tự
Trời xuống.
- Bánh của
Thiên Chúa – Đấng bởi Trời xuống.
Et dat vitam mundo/ Ban sự
sống cho thế gian.
Chúa Yêsu là bánh ban sự sống : Chủ đề chính của diễn
từ. Chúa Yêsu – Đấng ban sự sống cho thế gian – chủ đề chính yếu của Phúc âm
Yoan. Cách thức, phương thế ban sự sống được tả bằng nhiều kiểu : Bánh, Nước,
Rượu, Tái sinh.
Đây cũng phải nhớ ngụ ý đến Lề Luật - theo Do Thái -
Lề Luật (Bánh) được coi như ban sự sống, nhất là sự sống đời sau : Trường sinh.
Câu 34: Coi 4:15. Cũng một kiểu hiểu lầm.
Họ không ngờ qui de caelo descendit là chính Chúa
Yêsu. Semper (luôn luôn): Cũng một kiểu như phụ
nữ Samarie – trông khỏi đi kín nước mỗi ngày.
Câu 35: Kiểu nói huyền bí trong câu 33 được giải
quyết: Sửa lầm lạc :
Bánh đây không phải là một thức ăn Chúa Yêsu làm cho
có – nhưng là chính Mình Ngài – Sửa chữa điều lầm lạc và quá ít oi lộ ra trong
tiếng semper : Thứ Bánh nầy đã ăn là không còn phải ăn đi ăn lại, rồi đó đi đói
lại nữa.
Ego sum panis vitae /Bánh
sự sống, chính là Ta. Vitae có nghĩa như vivificans :
Không nói lại panis de caelo vì lời đó không đủ ý
: Trên trời xuống còn có thể hiểu cách vật chất tự trên mây trên khí mà xuống.
Vả lại, điều nuôi dưỡng không phải là chỉ bởi do lai, nhưng là chính điều bảo tồn và ban sự sống.
Ignatius : remedium
immortalitatis, antidotum ad non moriendum/phương thức trường sinh, thuốc giải độc cái chết.
Một vấn đề quan trọng xuất hiện : EGO SUM.
EGO EIMI : đi với trạng từ như panis vitae…là một đặc
điểm của Yoan (6:41 51 ego sum
panis…8:12 ego sum lux mundi… 10:7 9 ego
ostium… 10:11 14 ego pastor bonus…11:25 ego resurrection et vitae…14:6 ego sum
via veritas et vita…15:1 5 ego sum
vitis. Còn 8:18 23 ego sum lại có một
nghĩa khác và cao hơn.
Trạng từ đây thường là tỉ dụ hay tượng trưng.
Công thức đó gặp được trong nhiều mạch lạc tư tưởng :
1/. Cựu Ước :
Ego eimi là cách Thiên Chúa tỏ mình hay truyền lệnh : Xh 3:6 3:14
20:2 (sau đó là thập giới). Công thức cũng gặp trong Is 51:12, Ng.ngữ 8: Sự khôn ngoan nói cũng
nhấn mạnh vào ego eimi, sự khôn ngoan cao rao những năng lực mình.
2/. Thế giới tôn giáo ngoài Israel : Công thức gặp
được trong những sự tích, bia ký, cao rao quyền năng nhiệm mầu của nữ thần Isis
và trong những công thức ma thuật tùy thuộc trào lưu tôn sung Isis.
3/. Trong thế giới Hy Lạp : Có lẽ chịu ảnh hưởng của
việc sùng bái Isis – ngoài ra còn trào lưu ghi trong Corpus Hermeticum (Poimandres).
4/. Tân Ước :
Ego thuộc về những mệnh đề xưng mình của Chúa Kitô. Tuy rằng, ở đây thay vì
trạng từ, chúng ta có một động từ ( Mt 5:22
28 32 39 44 : Ego
dico vobis – Mc 9:25 Mt 12:28). Đáng để ý hơn, Ego ẩn khuất dưới những ví dụ mà hình thức thường hơn cả là “Nước Trời như”…Các ví dụ đáng để ý hơn
vì trạng từ của công thức Ego eimi thường có dính líu với chủ
đề của các ví dụ Nhất lãm.
Như thế, bối cảnh xét theo bình luận có thể là phức
tạp, thực sự thì cũng đơn giản. Các lời trong Nhất lãm – các việc xãy ra – đã
được tập trung vào chính mình Chúa Yêsu, theo một kiểu nói sắp đặt cố ý sao cho
đầy đủ ý nghĩa, gợi lên cho Do Thái cũng như Hy Lạp, sự hiện diện của một Thiên
Chúa hoạt động và mặc khải chính mình ra.
Qui venit…non esuriet / qui credit…non sitiet – Kẻ đến…không hề đói/ Kẻ tin…không hề khát.
Biền ngẫu và đồng nghĩa. Chính vì đồng nghĩa là phải
nói tư tưởng chính không hẳn ngay là Thánh Thể - điều mà ta phải chịu lấy đều
đều – mà là sự tiếp xúc tối quan hệ và không phải lặp lại mãi với Chúa Kitô.
Nhờ tiếp xúc đó mà người ta được sống.
Câu 36: Ý tưởng coi câu 26. nếu dựa vào bản Tây
phương mà bỏ tiếng (viditis) me
Et non creditis : Dấu lạ bánh làm no bụng chứ không gây nên lòng tin.
Câu 37-40: Sứ vụ Chúa Yêsu – Đấng ban sự sống.
Diễn tả như thể một toát yếu của đoạn 5:
- Ta đến
không phải để làm theo ý Ta nhưng ý Thiên Chúa đã sai Ta.
- Ý của Thiên
Chúa là hễ kẻ nào người ban cho Ta thì khỏi phải chết, mà là được chịu lấy sự
sống, và là sự sống lại ngày tận thế.
- Bởi đó Ta
chịu lấy và làm cho sống lại những ai đến cùng Ta, vì nó là quà tặng của Cha
ban cho Ta, và ý của Cha là Ta phải làm như thế.
Omne quod dat/Sự gì ban
cho Ta.
Kiểu hành văn trong Yoan (3:6 6:39
10:29…) chính là omnes quos dat/tất
cả ban cho, nhưng đây nhấn đến tính cách đoàn thể, tập hợp nhất
khối của Quà Cha ban cho Con.
Resuscitems illud in novissimo die/Cho sống lại ngày sau
hết.
Có tác giả (Bultmann)
cho là mạo nhập, không xuôi với diễn từ.
Giải thích đó quá tự tiện.
Ý tưởng câu thể hiện rõ hơn trong câu 40. Yoan giữ
nguyên cả hai khía cạnh của đời sống tín hữu : Sự đã có ngay bây giờ (chịu lấy
sự sống) và hy vọng về sau (sống lại tận thế).
Câu 40: Qui videt Filium/ Ai
thấy Con. Có thể đồng nghĩa et
credit in eum.
Videre : Đây chỉ một kiểu nhìn thấy đặc biệt : Nhận chân ra
nơi một người dung mạo Con Thiên Chúa (6:62
12:45 14:19 16:10 16t 19)
Ego resuscitabo eum in novissimo die/ Ta sẽ cho nó sống
lại ngày sau hết.
So với bản dịch B.J. Kiểu đặt câu: Haec.voluntas…ut
omnis…habeat:
-
(ut) ego…(resuscitem): Cái nhiên hơn. Việc làm cho sống lại tận thế như thế
cũng tùy thuộc ý muốn của Cha.
- Hay
là …resuscitabo
Câu 41-51: Đứng trước các chủ trương đó, vấn nạn căn
bản của Do Thái :
Yêsu là một người giữa thiên hạ, cũng có do lai, có
gia đình, làm sao có thể xưng mình là tự trời đến! Không trả lời - (cả hai đều
thật : Ngài là Verbum incarnatum). Chỉ lặp lại : Đến cùng Chúa Yêsu, tin vào
Ngài – một việc không thể làm được – phi trừ được Thiên Chúa dạy dỗ thế nào.
Bởi thế, không lạ gì mà nhiều kẻ lấy làm chướng.
Nhiều điều trước được lập lại, nhưng thêm một điều
đáng chú ý: Chúa Yêsu tiếp tục nói đến Mình như bánh sự sống, nhưng thêm rằng
bánh Ngài ban chính xác thịt của Ngài. Xác thịt mà Ngài thí ban đi vì sự sống
thế gian - ám chỉ rõ dến sự chết tế lễ của Ngài – hướng đến một ngụ ý, rõ rệt
hơn trong phần cuối, Thánh thể.
Câu 41 : Murmurabant Judaei /DoThái
kêu ca.
Tiệc Bánh trong khung cảnh Paskha, xuất hành (manna),
sa mạc – nơi thử luyện tổ tiên dân Do Thái (Xh 16:2 8tt). Diễn từ tiến thêm bởi
hiểu lầm, ngu muội.
Qui dixisset : ego sum panis vivus qui descendit de
caelo descendit/ Bánh bởi trời xuống, chính là Ta. Đan kết ý tưởng của 33 và 35.
Câu 42: Lý luận.
Một người ai cũng biết quê quán, bà con, không thể bởi
trời mà đến. Yoan – tuy không có chỗ nào nói rõ việc trinh thai nhưng chắc ngài
biết (Luca có liên lạc, nếu không thuộc nhóm môn đồ của Yoan) – mỉa mai thái độ
của Do Thái : Nếu họ muốn tìm sự thật, thì điều thắc mắc của họ có còn đâu.
Câu 42-43: Không trả lời vấn nạn.
Vấn đề được bàn theo cách về chứng trong phần cuối
đoạn 5. Trong đoạn đó, ta thấy chủ trương của Chúa Yêsu chỉ nhận được một khi
người ta có Logos của Thiên Chúa lưu lại trong mình (5:38). Đây nói chỉ những
ai có những ai được Thiên Chúa kéo đến, ban cho Chúa Yêsu (những ai là docibiles
Dei/ Thiên Chúa dạy dỗ : docti a Deo/ Học cùng Thiên Chúa) thì lý hội được “Người
bởi trời xuống” là gì.
Câu 44: Nemo potest venire ad me / Không ai có thể đến với Ta.
Than vãn làm gì : Không phải tranh luận cho thấu triệt
là giải quyết được vấn đề nầy đâu. Chỉ có một việc của chính Cha làm mới giải
nổi. Đạo lý tương tự trong Nhất lãm về “sự cứu rỗi do tự khởi sáng của Thiên
Chúa” (Mc10:23-27).
Chúa Yêsu lập lại quả quyết của Ngài.
Câu 45: et erunt omnes docibiles Dei / Hết thảy
chúng là môn sinh của Thiên Chúa.
Trích từ Is 54:12t. Còn ý tưởng lại tự Yr 31:33t (nên
nhớ, tiếng trahere/kéo ra
(44) cũng ở trong Yr 31:3). Xuất xứ muốn cắt nghĩa Thiên Chúa kéo làm sao – kéo
đây, tức là dạy dỗ bên trong – Thương Chúa nhủ lòng những kẻ Ngài chọn và hướng
họ về cùng Chúa Yêsu.
Câu 46: Lời trên không muốn nói là có những người
nào đã đi sâu vào một tôn giáo huyền diệu đến đỗi đã có trực giác về Thiên
Chúa, và bởi giác ngộ như thế thì đến cùng Chúa Yêsu. Chỉ có một người được
biết Thiên Chúa : Chúa Yêsu. Đối với mọi người khác, Ngài là môi giới.
Điều chính – Yoan vạch ra rằng – nơi Chúa Yêsu, sự
ngóng đợi Israel đã được sở nguyện hoàn toàn đầy đủ. Đã thế, mọi gia trị, mọi
đường sinh sống khác đều đã quá thời rồi.
Yoan diễn bày đạo lý trong khuôn khổ Thánh sử - như
việc Thiên Chúa đã làm cho Israel - và Israel đã được nếm thử trước phần nào
(Manna-Luật Môsê). Còn những giá trị thuộc hẳn dân ngoại, Hy Lạp – chúng ta có
thể suy diễn – Yoan không nói thẳng đến.
Kiểu nói (dù là 37tt hay 44tt) có những hứng vị tiền
định. Tuy nhiên, thực sự không hẳn. Đây nhấn đến tính cách Cánh Chung của mặc
khải Chúa Yêsu đem đến. Mặc khải Cánh Chung là bước quyết liệt “hoặc
sống hoặc chết”, luôn luôn phải đặt với cả trình tự lịch sử đi trước,
mà nó là bước cuối. Do Thái đã được dọn bởi cả lịch sử trước để được dẫn đến
cùng Chúa Yêsu, thế mà họ không tin, không đến cùng Ngài. Họ có chân trong
Thánh sử bởi liên can máu huyết với tiền nhân Thiên Chúa đã chọn, kỳ thực, họ
không có gì thuộc Dân Chúa chọn (Rm 9:7). Họ không hề thành tín đối với Thiên
Chúa. Lịch sử mặc khải cho thấy họ luôn luôn là một nhóm bất khẳng : Các tiên
tri đã cáo tội họ. Bây giờ, họ không tin vào Chúa Yêsu, ấy chỉ vì họ thực sự
không tin vào YHWH.
Những kẻ đến cùng Chúa Yêsu đã có thể làm thế vì họ
thuộc về Israel chân chính – đã được Cha xét là xứng đáng được thuộc về Con của
Ngài. Xứng đáng làm Quà mà Cha đã dọn trước cho Con – để chúng được nên một với Con,
cùng Con là một với Cha.
Việc chọn lựa của Cha không phải tự tiện. Sự lựa chọn đó làm đúng nhịp, ứng với
đà của lịch sử đã qua. Sự chống đối hiện tại là dấu tỏ tường những kẻ không tin
nầy đích thực không thuộc về Dân Chúa. Chúa Yêsu đến không phải để dò xem Do
Thái có khiếu Tin hay không – Ngài đến để thi hành ý định Cánh Chung của Cha –
trong sứ vụ đó nẩy bật ra cái kinh nghiệm mà Cha đã từng biết rồi nơi lịch sử
Israel.
Ai thuộc hẳn vào Dân Chúa thì đến cùng Chúa Yêsu và
được sự sống. Những kẻ khác tiếp tục lịch sử cha ông họ - một nhóm người chỉ
biết lảm bẩm kêu ca – luôn bất mãn trước kỳ công của Thiên Chúa. Lảm bẩm kêu ca
không phải là một hiện tượng nhất thời nhưng có tự trong máu huyết họ. Cằn nhằn
làm gì ! Lỗi đâu tại Chúa Yêsu. Chính việc cằn nhằn đó chứng tỏ họ không thuộc
về Dân Chúa. Không thuộc về cái lưới mà Cha đã kéo lại để ban cho Con - ở trong
lưới Cha kéo lại kia ắt là Tin và Con sẽ ban sự sống đời đời – điều mà các tiên
tri báo trước về thời sau cùng cho tiền đồ của Số Sót Israel (Yr
31:33-34) : Sự biết trực tiếp, kinh nghiệm đặc biệt về Thiên Chúa dành cho thời
sau hết nay đã thực hiện : Thiên Chúa đã có dung nhan người phàm nơi Con của
Ngài (14:9). Bởi việc Thiên Chúa đi thẳng vào lịch sử như vậy, thời Cánh Chung
khai mạc.
Câu 47: Hiệu lực Cánh Chung đối với sự cứu rỗi nơi
lòng tin vào Chúa Yêsu.
Câu 48-49: Lý luận như 32-35.
Bánh bởi trời mà không cứu khỏi chết là một sự phi lý.
Trời đây trái nghịch với sự chết. Trời đây là sự sinh sống của Thiên Chúa – sự
sống hằng có, vĩnh viễn – Manna trong sa mạc không cứu các tổ tiên Israel khỏi
chết, bởi thế không thể gọi đích danh là Bánh bởi Trời.
Câu 50-51: Chúa Yêsu là Bánh bởi trời đích thực, độc
nhất.
Kiểu nói hàm xúc hai ý. Nhờ đó ý tưởng tiến hẳn hơn
trước.
Caro mea est pro mundi vita / Thịt
mình Ta vì sự sống thế gian.
Công thức truyền phép Thánh Thể đều dùng Corpus
(Sôma). Ở đây, Yoan dùng caro
(sarx). Sarx có thể bao gồm nghĩa Thịt (thân xác), nhưng tiếng aram có
thể hiểu Mình = nhân vị. Pro (huper) : 1Cr 11:24 Lc 22:19b Yn 10:11 15 11:50t
11:52 15:13 17:19. Hết tảy đều gợi lên ý tưởng tế lễ
đền thay. Bởi đó, Bánh Chúa Yêsu ban :
-
Chính mình Ngài, hy sinh tế lễ vì sự sống nhân trần.
-
Thịt của Ngài ban cho nhân trần để họ được sống.
Vậy, trước tiên Chúa Yêsu ám chỉ đến sự chết của Ngài.
Chóp đỉnh của các diễn từ trong Yoan đều là mặc khải “ Mút cùng đời Chúa Yêsu”.
Sự sống phát từ cái chết – một chủ đề cốt yếu của Yoan , cũng như của cả Tân
Ước – Nhưng, Chết mà được kéo lại với Bánh – Tất nhiên là gợi lại tiệc
Thánh Thể : Truy niệm vĩnh viễn sự chết của Chúa Yêsu trên Thập giá.
Câu 52-59: Do Thái lại ngạc nhiên hơn khi nghe tiếng ăn
thịt.
Cũng như trước, câu hỏi không được trả lời. Trái lại,
Chúa Yêsu quả quyết lại và thêm – lần nầy thêm Máu. Bấy giờ, càng nhận mạnh
thêm về sự chết của Chúa Yêsu. Yoan vạch rõ ý tưởng chính của mình : Cốt yếu là
sứ mạng của Chúa Yêsu do Cha sai đến, và Chúa Yêsu ở trong kẻ tin – Kẻ tin ở
trong Chúa Yêsu.
Những câu cuối cùng nầy, Yoan mở rộng nhãn giới xa hẳn
thính giả Capharnaum. Những lời nầy hướng về tín hữu chứ không đích thực cho Do
Thái. Các lời nầy dọn cho những biến cố xãy ra tại nhà Tiệc ly – mà Yoan không
thuật lại – nhưng Yoan ở trong khung cảnh, ý tưởng nhà Tiệc ly bởi có ám chỉ
đến việc Yuđa bội phản.
Giá trị cứu rỗi của sự chết thập giá luôn luôn hiện
tại hóa trong Tiệc Tạ Ơn của Hội Thánh. Tín hữu được sự sống đời đời khi ăn
Mình uống Máu Chúa Yêsu. Độc giả của Yoan không thể hiểu diễn từ khác được: Đó
là những lời dạy về Tiệc Tạ Ơn của Hội Thánh.
Câu 52: litigabant /Xô
xát. Tranh luận kịch liệt. Khẩu
chiến.
Yoan một lần nữa dùng vấn nạn để tiến thêm diễn từ và
vạch ra Chúa Yêsu cùng người ta – đứng y nguyên trong lập trường người ta – là
hai vũ trụ khác biệt.
Câu 53: Lấy lại 51b dưới hình thức tiêu cực.
Carnem Filii hominis/ Thịt
Con Người.
Đây Con Người chỉ cách khá rõ là Người bởi trời đã xuống
trần để cứu Thiên hạ.
Et biberitis ejus sanguine / Và
uống máu Ngài. - Đặt song
song Thịt – Máu.
Máu thêm vào :
- Ám
chỉ tiệc tạ ơn của Chúa Yêsu càng rõ hơn.
-
Nhấn đến toàn thể, sự nghiệp, thân mình của Con Thiên Chúa Nhập thể, là của ăn
ban sự sống. Chiếu theo quan niệm Hipri : Con người đầy đủ được diễn bằng hai
tiếng Thịt – Máu.
Câu 54: qui manducat… /
Ai ăn…
Yoan dùng một tiếng khác chỉ ăn : Trogêin. Thời Homere chỉ việc ăn của thú vật – Thời
sau (Herodote – đã dùng chung cho cả
người ta nữa). Có thể nhấn đến tính cách của việc ăn đó hơn.
Câu 55: Vere (est cibus)/ Thật (là của ăn).
Của ăn của uống là gì thì máu thịt Chúa Yêsu cũng là
thế, nhưng ở trong giới sinh sống khác : sự sống đời đời.
Câu 56: Lý do cho lời quả quyết trên.
Nhờ Thịt-Máu của Con Người mà có sự hợp nhất lạ lùng
giữa Chúa Kitô và tín hữu – Một sự hổ
tương nội tại Chúa Kitô – tín hữu : MANERE/ ở lại, mơ tưởng của mọi tôn giáo, đi đến sự thông công
với Thần linh, nhờ đó được biến hóa vào cõi thần linh. Mọi ước nguyện đó được
thành tựu một cách vượt quá mọi tư tưởng của loài người (1:4 và tiên trưng
14:10 Cha và Con, 15:9 sự tuần
hoàn của Agapê.
Câu 57: Đây là sự tuần hoàn của sự sống.
Bởi được lôi kéo vào sự tuần hoàn đó, tín hữu cũng
phải lĩnh lấy luật sống như có trong tuần hoàn của sự sống Cha Con :
Filius – propter patrem / Con sống nhờ
Cha Qui manducat me – propter me/ai ăn Ta
sống nhờ Ta.
Tiếng propter đó chi phối hữu thể mới, sự
sống mới để làm thành tín hữu – thì cũng nên luật hành động cho con người mới
đó.
Vivens Pater / Cha hằng
sống.
Sự sống là thuộc tính cốt yếu của Vì Thiên Chúa đệ
nhất (Cha), được chuyển sang cho Con (ego vivo propter patrem/ Ta sống nhờ Cha)
đến đỗi như Cha ban sự sống cho ai mặc ý Ngài, thì Con cũng làm được như thế
(5:21 24-30). Sự sống nơi Con hoàn toàn
tùy thuộc Cha, Con không có sự sống tự lập, không quyền tự lập – Chính Ngài ở
trong Cha mà người ta có thể sống khi người ta ở trong Con.
Qui manducat me/ Ai ăn ta. - Me thay cho Thit-Máu.
Như thế, khi nói đến thịt-máu, phải hiểu là toàn cả
con người Chúa Yêsu.
Propter me /sống nhờ Ta.
Sự sống của Tín hữu là sự sống ngang qua trung gian để
đạt thấu Cha. Không có sự sống cao siêu, thiêng liêng nào mà lại không hoàn
toàn tùy thuộc Chúa Yêsu.
Câu 58: inclusio semitica: Toát yếu lại đạo
lý diễn từ, khởi từ so sánh với Manna (c.31).
Hic est panis/Đây là Bánh.
Thứ Bánh đã diễn giải trên, Bánh đích thực được ban ra
nơi Thit-Máu Con Người, tất cả Con Người của Ta.
Non sicut…/không phải…
Câu kéo rối ren (vì quá gọn) nhưng nghĩa cũng rõ.
Manna không cứu khỏi chết. Manna chỉ là hình bóng cho Bánh nói đây. Thưa Bánh
ăn vào làm cho người ta được sống đời đời.
Câu 59: Diễn từ được đăt trong Hội đường Capharnaum.
Trước khi sứ vụ Galilée chấm dứt, Yoan lấy lại một nét
đặc biệt như Nhất lãm thường thuật lại – những lời giảng dạy thường làm trong
Hội đường (D –codex Bezae-Augustinus còn
thêm: in sabbato).
Câu 60-71. Kết thúc .Tác dụng của câu nầy:
Kiểu kết thúc sứ vụ của Chúa Yêsu theo Yoan – cũng như
12:37-50 kết thúc sứ vụ Yerusalem.
- Mc
6:1-6…Chính quê quán Ngài trục xuất Ngài.
- Mc
8:29…Phêrô tuyên tín tại Kaisarê (rồi việc báo thương khó tiếp theo, Phêrô
không thể chấp nhận được –vấp phạm bởi Thập giá – và lời quở trách Vade
retro satana)
- Mc
14:8…Lời báo Yuđa bội phản.
Những việc coi như lẻ tẻ đó, Yoan đâu kết lại làm một
toàn thể. Trong đó, độc giả buộc phải gẫm suy cách phản ứng của những người
trong quá khứ đối với Chúa Yêsu và cũng phải quyết định về phản ứng của chính
mình làm sao, đối với Chúa Yêsu. Không có ngẫu nhiên khi người Do Thái không
tin, cũng không phải là đoán nhầm khi Phêrô tuyên xưng đức tin. Đây là sự đụng
chạm giữa sự tự do của người ta và ơn của Thiên Chúa.
Tác dụng của diễn từ: Mang tính chất phụ chương theo
như các phụ chương của các diễn từ khác (so 3:22-36 4:31-42). Diễn lại rõ hơn chủ đề chính. Một đặc điểm của phụ
chương : Yoan thường trở lại với ý tưởng Pneuma (6:63):
-
Đoạn 3 : Giới desursum với Pneuma.
-
Đoan 4 : Thiên Chúa=Pneuma – Thờ phượng trong Spiritu...
-
Đoan 6 : Từ trước đến giờ không nói đến Pneuma nhưng cũng đã lộ phần nào trong
tiếng Verus panis (alêthinos). Veritas là một với Spiritus.
Câu 63 sẽ là tư tưởng để hiểu cả diễn từ.
Câu 60: Sự phân tách đây đi đến cả những kẻ đã mệnh
danh là môn đồ Chúa Yêsu.
Durus est hic sermo / Lời
chi mà sống sượng
.
Không chỉ là khó hiểu, nhưng khó nghe không thể nhận
được (thay vì Bánh ăn được thì có sỏi đá cứng rắn) Durus thế nào thì được
cắt nghĩa nơi tiếng scandalizat.
Qui potest eum audire / Ai
có thể nghe nổi.
Eum có thể hiểu về sermo/lời nói hay
về Chúa Yêsu. Theo kiểu hành văn chung của Yoan, nên hiểu về chính Chúa Yêsu.
Câu 61: Scandalizat /
vấp phạm.
Nguyên cái ý tưởng có thể đạt thấu sự sống đời đời nhờ
ăn thịt đã là một ý tưởng gây vấp phạm. Tiếng Scandalizein hầu như một
thuật ngữ Hội Thánh tiên khởi để chỉ việc xãy ra làm sao mà dân Do Thái đã
không còn là Dân chúa trong nhiệm cục cứu rỗi mới (Rm 9:33 1P 2:8
1Cr 1:23 Gl 5:11 Mc 6:3
Mt 11:6 13:57 15:12). Ở đây, trình tự đi đến sự khước từ đó
được biểu hiện nơi môn đồ của Chúa Yêsu cũng từ bỏ Ngài.
Nơi độc giả của Yoan, tình cảnh cũng như thế, còn trầm
trọng hơn. Thế giới trí thức Hy Lạp có bệnh in trí về sự xấu xa của vật chất,
về tính cách sa đọa của thời gian. Ngược lại, Thánh sử Cựu Ước cũng như Tân Ước
đã được diễn ra trong vũ trụ vật chất nầy, trong thời gian nầy. Thời gian là
dụng cụ đắc lực Thiên Chúa dùng để thi hành ý định Ngài.
Câu 62: Si ergo videritis Filium hominis ascendentem…/Nếu các ngươi trông thấy Con Người lên nơi…
Câu kéo thiếu sót (thiếu về apodosis).Có thể bổ sung
bằng hai cách:
- Nếu điều
kiện kia thực hiện, sự vấp phạm càng lớn hơn nữa.
- Nếu điều
kiện kia thực hiện, sự vấp phạm được giảm bớt hay không còn nữa.
Hai cách bổ túc đó không loại hẳn nhau. Hình như Yoan
muốn để ngõ cho cả hai kiểu mà đọc giả phải thêm. Lý do, việc lên đây của Con
Người ( cũng như tiếng exaltari) vừa đem về thống khổ, vừa lại dẫn đến vinh
quang : Con Người trở về lại, lại lên nơi ở của mình (trong vinh quang Ngài có
trước sáng thế), bằng cách lên thập giá. Tất cả công cuộc lên đường về lại
trong vinh hiển của Cha, gồm cả treo trên khổ giá thì vừa là cái vấp phạm tột
đỉnh (đối với Do Thái cũng như Hy Lạp), mà cũng là chứng chỉ cho Chúa Yêsu là
Bánh sự sống. Một trật, lên như thế là chứng được rằng việc ăn uống chính mình
Ngài không phải là di tích dã man ( ăn thịt người) hay là ma thuật.
Câu 63: Một câu đã được giải thích sai lạc nhiều nơi
trong các tác giả chủ trương : Diễn từ nghịch vơí bí tích .
Nếu nhận Yoan đã viết – và không muốn đối địch với
chính mình – thì phải hiểu rằng caro non prodest quidquam/ xác thịt không ích gì .Không đem về Thịt
của Tiệc tạ ơn.
Caro – spiritus/ Xác thịt
– Thần khí
không đối chiếu vật chất-tinh thần nhưng đối chiếu
nhân loại nguyên là nhân loại với giới Thiên Chúa. Đứng nguyên trong nhân tính
thì những lời nầy không có nghĩa nào hiểu được. Các lời trong diễn từ giả thiết
có Thánh Thần, nhiệm cục mới tiêu biểu nơi ơn cuối cùng – Thánh Thần.
Như thế, Yoan đã tư tưởng trong một nhiệm cục cứu rỗi
viên mãn rồi : Thăng Thiên – Thánh Thần. Chúa Yêsu trở về nơi Cha, đã được sung
mãn Thánh Thần để ban phát (dùng bí
tích).
Verba quae ego locutus sum/
Lời Ta
nói với các ngươi.
Verba (remata) có thể như dabar : sự vật hay lời nói. Đây hiểu : Các
điều, các sự ta đã nói đến – Thịt-Máu …cũng rất có thể, nhưng không hợp với câu
68. Muốn nhắc lại câu 63. Nhưng hiểu “Lời Ta
nói” có khó khăn :
- Diễn từ:
Chúa Kitô ban sự sống bởi Máu-Thịt/ Câu 63 ban sự sống bởi Lời Ngài nói.
- Nhưng,
phải để ý Lời : Vừa là phát biểu ý tưởng bằng miệng, vừa là mãnh lực kiến hiệu
(Logos tạo thành – Sự Khôn Ngoan Cựu Ước).
- Vị trí
Yoan đặt mình : Sau thăng thiên thì Verba trong câu 63 không chỉ là diễn
từ vừa nói trên, mà là tất cả sứ vụ rao giảng của Chúa Yêsu.
- Không có
sự mâu thuẫn giữa Thịt-Máu ban sự sống và Lời ban sự sống. Cả hai đều có đặc
tính là ban sự sống. Không phải chỉ vì Lời, không phải chỉ vì Thịt, nhưng cả
hai là tang chứng cho việc lịch sử mặc khải và cứu chuộc đã làm trong Chúa
Yêsu, đồng nhất với Chúa Yêsu.
Câu 64: Kiểu viết của Yoan – Có ngụ ý đến Tiệc ly.
Câu 65:
Yoan cũng như Hội Thánh nhìn nhận có những kẻ nghe Tin Lành mà không
tin. Nguyên nhân cuối cùng không thể vạch ra nơi nhân loại. Sau cùng là sự quan
phòng của Thiên Chúa. Tin là ơn của Thiên Chúa (coi Mt 11:25t Lc 10:21)
Câu 66: Đó là krisis (phân tách) : Những kẻ tin và không tin.
Câu 67: Lời hỏi đặt theo kiểu mẹo.
Sự phân vân đích thực không phải chỉ ướm hỏi qua lệ.
Thực sự Chúa Yêsu để ngỏ cho họ cả hai đường : Ở lại hay rút lui.
Et vos / cả các ngươi.
Phân biệt nhóm 12 ra khỏi các kẻ khác – Yuda có mặt –
Lời hỏi là một lời đòi môn đồ (độc giả) tế nhận phản ứng đích thực của mình đối
với Chúa Yêsu.
Câu 68: So với tuyên tín của Phêrô tại Kaisare (Mc
8:29)
Verba vitae aeternae habes / Ngài
có những lời đem đến sự sống đời đời đời.
Các lời đó có sự sống nơi mình – nhưng cũng có thể -
Các lời đó bàn về sự sống đời đời. Và, các lời đó chuyển sự sống đời đời đến
cho những kẻ tin. Một khi biết được sự sống đời đời là gì, sự sống đó là một
điều có thể chịu lấy đươc, thì người khắc khoải trong lòng với sự mong muốn đó.
Làm thế nào mà chạy tìm đâu nữa ?
Câu 69: Tu es Sanctus Dei /
Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa.
Vulgata
: Tu es Christus Filius Dei / Ngài là Đức Kitô Con Thiên Chúa.
Văn bản : Nhiều thay đổi bởi các kẻ viết muốn dung hòa
với Matthêu, Marcô, nhưng chính bản phải nhận Tu es Sanctus Dei – Đấng Thiên
Chúa sai đến – Trong Yoan, Đấng Thiên Chúa đã chỉ định làm Đấng cứu
chuộc nhân loại.
Câu 70: So với Mc 8:53. Satan đích thực là Yuda.
* Bình luận thêm.
Đoạn 6 của Yoan có nhiều vấn đề trắc trở :
- Vấn
đề giải thích (thiêng liêng hay bí tích)
-
Liên tục tư tưởng (Đức Tin và Thánh Thể. Hai chủ đề kế tục nhau hay 51b-58 mạo
nhập)
- Vấn đề lịch sử.
Các vấn đề nầy chúng ta đã nói đến : Trả lời phải châm
chước vì hình như công việc soạn tác TM Yoan là một việc lâu dài, có nhiều đợt
theo thời gian.
Các chủ đề ngấm ngầm chống đỡ tư tưởng của diễn từ :
1/. Manna.
Tượng trưng cho một của ăn thiêng liêng (tư tưởng đó
ta thấy rõ ngay từ đầu và trng diễn từ nhiều lần lập lại). Manna của Mêsia mới
: Sự ngóng đợi của chung luận Do Thái.
2/. Tiệc thời Mesia.(bổ túc cho dấu lạ Cana : Rượu thời Cánh Chung).
Những dấu lạ đã có trong Nhất lãm đước sử dụng lại và
gợi đến :
- Tiệc nói
trong Xuất hành 24:9-11 : Manna và Nước ban trong sa mạc – Tiệc trong tế tự
Israel (tượng trưng cho sự hợp nhất giữa, và những người Israel trung tín.
- Tất cả
được đạt thấu chóp đỉnh thiêng liêng , nội tâm hóa những lời hứa chiếu theo chủ
đề Giao Ước Mới Yr 31:31-34 Is 54:13.
3/. Tiệc của Sự Khôn Ngoan.(Ng.ngữ 9:1-6 1:20-33
Sir 24 19 22).
Đằng sau Logos của Yoan thoáng hiện sự Khôn Ngoan –
Thuộc tính nhân cách hóa của Thiên Chúa. Cũng như sự Khôn ngoan dọn tiệc, kêu
mời người ta đến và thông báo cho con cái những đặc ân, địa vị mình. Chúa Yêsu
là sự Khôn Ngoan nhập thể, cũng dọn tiệc và kêu mời người ta tới ăn tiệc của
Ngài để được sự sống. Trong các sách bàn về khôn ngoan trong Cựu Ước, đều kéo
người ta đến cùng sự Khôn Ngoan, tức là các sự lành Khôn ngoan đem đến. Các sự
lành ấy không phải bên ngoài sự Khôn Ngoan. Chính là sự Khôn Ngoan. Chính là
chất thể của sự Khôn Ngoan : Nghe giáo huấn của Khôn Ngoan khi nói Khôn Ngoan
dọn tiệc, tức cũng là Ăn. Tân Ước : Khôn Ngoan chính là
Chúa Yêsu – Thành tựu mọi lời hứa về sự Khôn Ngoan đó.
Yoan 7-12. Các đoạn nầy có tính cách duy nhất.
-
Cảnh vực : Yêrusalem hay vùng phụ cận.
- Chủ
đề bàn đến : Cốt yếu cũng như nhau, khó phân biệt đoạn nào bàn đến Ánh Sáng,
đoạn nào bàn đến Sự Sống. (Coi 8:12
lumen vitae 7:8 aqua viva Đoạn 9: Sự Sáng và Sự Sống liên kết nhau luôn. Cũng
vậy trong các đoạn sau. 12:46-50 khi kết thúc phần đầu Phúc âm, Yoan cũng lập
lại hai chủ đề đó).
-
Phản ứng của thính giả - hay khán giả - chung chung luôn đối địch. Đoạn kết
thúc bằng sự phân tách nhóm 12 khỏi hết các kẻ khác. Nhóm 12 đó sẽ được dạy dỗ
thân mật trong phòng Tiệc ly. Còn những kẻ khác xuất hiện ở nơi các đoạn nầy –
cách riêng nơi tiêu biểu nhất cho họ : Quyền chức Do Thái tại Yêrusalem – sự
thù địch của họ luôn diến lại (cách riêng đoạn 7-8 và trong 10:31 39
11:8 16 53).
Tuy nhiên, trong các đoạn nầy cũng thấy tiến triển :
- Về
mặc khải Chúa Yêsu.
Tính cách long trọng trong những lời tuyên ngôn của
Ngài về tư cách Sự sống-Sự sáng của Ngài : Chữa một người mù, làm cho một người
chết ba ngày sống lại. Nhân dịp đó, đã tuyên ngôn lời vô tiền khoáng hậu Ego
sum resurrection et vita… Ta là sự sống lại và là
sự sống…(11:25)
- Về
thái độ cừu địch của Do Thái.
Họ có phân vân lưỡng lự (7:13 49
50tt 10:19-21) mãi cho đến cái
quyết định cuối cùng Công nghị Do thái đã ra khi Lazarô sống lại. Đó là điều
nghịch nhiên của Phúc âm. Chúa Yêsu càng xưng mình là Sự sáng- Sự sống, người
Do Thái càng cố tâm giết cho được Ngài. Nhưng khi họ đạt thấu ý định của họ,
Thiên Chúa cũng đạt ý định của Ngài. Chính nơi sự chết của Chúa Yêsu (cái chết
của hạt lúa gieo xuống đất để sinh hoa kết quả), Ngài lại nên sự sống cho nhân
trần.
Cách tổ chức : Diễn từ kèm
theo biến cố để giải thích:
Đoạn 7-8 : Chúa Yêsu lên Yerusalem nhân dịp lễ Nhà Tạm.
Tuy là chùng lén nhưng đặc biệt quan trọng. Chúa Yêsu
(Logos) mặc khải mình ra cho thế gian (quyền chức Do Thái). Chúa Yêsu có những
tuyên ngôn lạ lùng bày tỏ tư các siêu việt của sứ mệnh Ngài và chính mình Ngài.
Đoạn 9-10 : Người mù được sáng mắt – Ví dụ Người chăn
chiên.
Đặt tương phản giữa những người mù thiêng liêng trục
xuất người mù được sáng mắt ra khỏi Hội đường cùng Chúa Yêsu - Đấng chăn chiên
lành, ban Sự sáng – Sự sống cho những ai tin vào Ngài.
Đoạn 11-12 : Lazarô sống lại – Xức dầu Bêthania – Khải
hoàn vào Yêrusalem.
Yoan thuật cùng với những lời kèm theo cho ta thấy ý
nghĩa của tác giả : Các biến cố đó nên tượng trưng cho sự chết thục tội của
Chúa Kitô, sự biến khuất, sự khởi thắng cuối cùng của Ngài. Sau hết, tác giả
kết thúc theo kiểu sấm ngôn tất cả những tuyên ngôn của Chúa Yêsu (12:44-50) về
chính mình Ngài và về cuộc phán xét sau cùng (do bởi mặc khải Ngài mang đến:
47-48).
Yn 7-8 : Gồm một loạt đối thoại, có tính cách tranh
luận, chung chung quanh việc xung đột giữa Chúa Yêsu và Quyền chức Do Thái
:
7: 1-10 Nhập đề.
11-13: Lễ
nhà tạm khi Chúa Yêsu không có mặt.
14-24:
Chúa Yêsu trẩy lễ. Đối thoại 1: Môsê – Đức Kitô.
25-36:
Đối thoại 2: Những chủ trương Mesia của Chúa Yêsu. Đối diện với Chúa Yêsu là người Yerusalem, dân chúng,
Biệt phái, Do Thái.
37-44: Đối thoại 3: Chúa Yêsu tuyên ngôn theo
kiểu sấm ngôn : Những chủ trương Mêsia của Chúa Yêsu.
45-52 :
Đối thoại 4: Cũng những chủ đề đó, nhưng giữa đai tư tế, Biệt phái và thủ hạ
của họ. Chúa Yêsu không có mặt.
8: 12-20 Đối thoại 5: Một sấm ngôn của Chúa Yêsu bắt
đầu. Chủ đề : Tính cách và giá trị chứng chỉ nơi các chủ trương của Chúa Yêsu.
21-30:
Đối thoại 6: Chính là một diễn từ của Chúa Yêsu, xen vào những lời bình phẩm
hay câu hỏi của Do Thái. Đề : Lời cảnh cáo.
31-59: Đối
thoại 7: Chúa Yêsu-Do Thái: Đề : Abraham-Dòng giống ông-Chúa Kitô.
Giọng nói có tính cách tranh luận. Yoan trình bày
chứng và lý chống lại những thắc mắc của Do Thái nêu lên để chống tư cách Mêsia
của Chúa Yêsu. Cuộc tranh luận đối đáp ráo riết – ít khi mà Chúa Yêsu diễn dài
ý tưởng của Ngài.
Yoan luôn gợi nên tính cách nguy ngập về sinh mệnh
Chúa Yêsu gặp phải :Luôn nói đến việc bắt giam hay mưu sát (7:1 13
19 25 30
32 44 8:37
40 59). Bối cảnh như thế là một
bầu sát khí. Kiểu sắp đặt của Yoan cũng lộ điều đó. Cảnh trước – Chúa Yêsu đối
chất cùng dân chúng – Cảnh sau – Quyền chức Do Thái bàn luận lập mưu (Coi
7:31-32 7:45 8:20).
Những ám chỉ đến lễ Nhà tạm (7:37:38 8:12, tiếng Ego Eimi 8:24tt) sẽ bàn khi chú giải.
Lễ Nhà Tạm có mang máng ngóng chờ thời Mêsia trong
quan niệm Do Thái, tuy không được rõ rệt. Đối Yoan, lễ Nhà Tạm là dịp Chúa Yêsu
tỏ mình làm Mêsia ở Yêrusalem. Những chủ trương nêu lên có đụng chạm ít khía
cạnh việc trông đợi Mêsia của Do Thái. Yoan – Tư cách Mêsia của Chúa Yêsu siêu
viêt – Ngài, suối nước sống, sự sáng thế gian. Cuối cùng, tuyên ngôn Ego Eimi vén màn bí nhiệm về liên lạc
của Ngài với Thiên Chúa, cũng bãn lĩnh của Ngài (So sánh với Lời Tựa – Logos là
Sự sống-Sự sáng, là Apud Deum Deus erat…).
Ý nghĩa của trình thuật:
Với những tuyên ngôn về chính mình Chúa Yêsu, khung
cảnh trình thuật có ý nghĩa, có tính cách một Semeĩon. 7:3-4 : Người ta thúc
Chúa Yêsu lên Yêrusalem vào dịp lễ Nhà Tạm – Manifesta teipsum mundo/ Tỏ mình cho thế gian – Chúa Yêsu tự lựa
chọn thời buổi của Ngài. Ngài lên Yêrusalem die festo mediante/ Ngày lễ giao hòa (?). Điều đó ngầm hiểu
lời tiên tri đã thực hiện (Ml 3:1 Chúa các ngươi tìm kiếm bất thần xuất hiện
nơi Đền thờ của Ngài). Đó là Ngày của Chúa (Yôm YHWH) mà lễ Nhà Tạm là hình bóng, chiếu theo Zach 14 –một lời
tiên tri dùng vào dịp lễ Nhà Tạm – Đó là kiểu mỉa mai của Yoan :
Bình thường mà xét, một tiên tri thôn dã xuất hiện nơi
kinh đô, nhưng manifesta teipsum mundo mặc một ý nghĩa có tầm xa vợi – Nghĩa
sâu tức là lời kêu xin Mêsia tỏ mình ra cho Israel. Xa hơn nữa, lời đó ám chỉ
đến sự tỏ hiện của Logos hằng có ra như Sự sống – Sự sáng cho nhân trần.
Trình thuật : Bề ngoài chiếu theo trình tự lịch sử.
Sau một thời ẩn dật tại Galilée, Chúa Yêsu lên Yêrusalem dịp lễ Nhà Tạm và đã
có những tuyên ngôn long trọng trong Đền Thờ. Kết quả , chỉ có ý định của dân
chúng muốn ném đá Ngài, Quyền chức Do Thái ra lệnh bắt giam Ngài. Bởi đó, Ngài
phải bỏ Đền thờ mà tìm nơi ẩn khuất lại. Tuy nhiên, các đợt biến cố đều mặc một
ý nghĩa tượng trưng: Logos ẩn khuất với thế gian - đã đến chính nơi Ngài phải
tỏ mình ra (Yêrusalem – quê quán Mêsia 4:44) nhưng những kẻ thuộc về Ngài không
chịu lấy Ngài. Kết thúc, sự mặc khải của Logos cất khỏi Israel abcondit
se et exivit de Templo (8:59)/ ẩn mình mà ra khỏi
Đền thờ. Giai đoạn lịch sử nầy điển hình cho đạo lý của Hội
Thánh về sự mù quáng, cứng tin của
Israel.
Chú giải.
Yn 7: 1-10: Chúa Yêsu và các anh em của Ngài.
Câu 1: Post haec/sau đó.
Lời chuyển rất mơ hồ.
Tuy quaerebant eum Judaei interficere/người Do Thái tìm cách giết Ngài
có liên lạc với 5:18, như thế có liên lạc giữa đoạn 5
và đoan 7, lý lẽ vẫn không đủ để đảo ngược các đoạn 4 - 6 – 5 – 7.
Câu 2: Scenopegia / Nhà
Tạm (lều trại)
Lễ Nhà Tạm - theo Cựu Ước coi R. De Vaux: Les institutions
de L’A.T. II 397-407, la fêtes des tentes – có tính cách cựu trào.
Các bộ luật xưa thì gọi là lễ Gặt hái (Xh 34:22 23:16).
Nghi tiết thời Chúa Yêsu: Lễ cử hành vào thời Thu
phân, kéo 7 ngày, ngày cuối long trọng hơn cả. Suốt những ngày đó, đàn ông phải
ở dưới lều làm bằng lá. Mỗi ngày, người ta kiệu nước từ Siloe về Đền thờ để
tưới lên Bàn thờ (cầu mưa – đảo vũ cho mùa mưa sắp tới). Tối tối, sân Đền thờ
(sân phụ nữ) chong đèn rực rỡ, kèm theo những trò giải trí. Lễ nầy tiên khởi là
lễ nhà nông, nhưng sau đã mặc ý nghĩa trông đợi Mêsia. Sách Jubilaei coi như một lễ tạ ơn Thiên Chúa đã khấn chọn
Israel. Zach 14:16-19 báo trước sau nầy dân ngoại sẽ kéo đến Yêrusalem mừng lễ
Nhà tạm (Kh 7:21-22 tả sự thờ phượng trên trời – Yêrusalem thiên thai – theo
nghi lễ Nhà tạm).
Câu 3: Gây đôi chút khó khăn nếu bắt nét từng chữ.
Dường như thể các môn đồ Chúa Yêsu đại đa số là ở tai
Yêrusalem. Ngầm hiểu với 6:66, ta có thể nói rằng anh em Chúa Yêsu muốn khuyên
Ngài làm một cái gì lẫy lừng để gỡ lại tình trạng đã vỡ lở.
Câu 4: Tư tưởng của anh em Chúa Yêsu là tư tưởng
thế gian.
Thế gian tự coi mình như có tư tưởng phán đoán rành
rọt, tinh khôn. Muốn thành công trước mắt người đời, đành phải đặt mình dưới sự
thẩm đoán của họ.
Câu 5: Ngay khi nhận quyền thẩm đoán của thế
gian như vậy, anh em chứng tỏ họ đã đóng cửa lòng họ lại với yêu sách, với sứ
mệnh của Chúa Yêsu.
Câu 6: Tempus meum nondum advenit, tempus votem
vestrum semper est paratum / Thời của tôi chưa đến,
thời của các ngươi luôn luôn vẫn sẳn.
Chung ra : Đối với các người thì không có Kairos/ thời – theo nghĩa có trong Thánh sử ,
không có một lúc nào đặc biệt, chính Thiên Chúa đã chọn, đã định do quyền cao
cả của Ngài, tùy theo kế đồ cứu rỗi của Ngài. Đối với họ, Kairos chỉ có nghĩa trần
tục, tùy nơi người ta xét thuận tiện hay không và phán đoán đó cũng là hoàn
toàn ở trong mục tiêu của họ. Anh em Chúa Yêsu có thể lên Yêrusalem cách nào,
lúc nào tùy ý. Họ lên hay không lên Yêrusalem, điều đó không có ý nghĩa gì
trong lịch sử cứu rỗi. Chúa Yêsu không thế. Ngài ở trung tâm kế đồ cứu rỗi của
Thiên Chúa mà mọi Kairoi (tempora) đều đã được Thiên Chúa định rồi.
Câu 7: So với tư tưởng quá lạc quan của anh em Chúa
về thế gian ở câu 4.
Câu nầy, Chúa Yêsu đối chiếu với thế gian. Tương phản:
Chúa Yêsu xuất hiện = Phán xét – Thế gian thấy = Đâm ghét ngay. Manifestatio độc nhất cho thế gian: Nhắc
lên Thập giá.
Câu 8: Non ascendo / Không lên. So
với câu 10: Mâu thuẫn.
Chúa Yêsu cũng lắt léo (restriction mentalis). So với 11:6.
Chối trực tiếp yêu sách của anh em. Tuyên xưng bất
chấp mọi yêu sách của phàm gian chứ không phủ nhận tuyệt đối ý định đi
Yêrusalem vào Kairos của Ngài. Bởi ý của Kairos, việc lên Yêrusalem của Chúa
Yêsu không chỉ là trẩy lễ. Tiếng lên gợi đến 3:13 6:62
20:17.
Quia meum tempus nondum impletum est / Thời hạn của tôi hạn chưa đầy.
Impletum giả thiết lời hứa – So với Mc 1:15 và rút kết luận về
ý tưởng của Yoan về sứ vụ Chúa Yêsu, về vai trò chết và lên trời.
Câu 10: So với manifesta teipsum mundo/ non manifeste, quasi
in occulto.
Tỏ mình cho thế gian / không công nhiên mà như thể chùng
lén.
Đạo lý của Yoan: tương phản giữa đi chùng lén/ tỏ hiện
rõ ràng. Cuối cùng dựa vào đâu? Nên để ý các câu: 17:6 6:44
14:21 sự tỏ hiện của Chúa Yêsu là một emphania hơn là một epiphania:
Quảng cáo, rộn rã inh ỏi, không vạch ra được sự thật về chính mình Ngài.
Câu 11-13: Trong khi đó, tại Yêrusalem, dân chúng ngong
ngóng.
Ủng hộ hay chống đối, họ đều chú trọng đến Chúa Yêsu,
nhưng vì sợ Quyền chức Do Thái, họ chỉ bàn bạc im hơi nín tiếng.
Seducit turbas.
Kiểu nói: Thế nào, dễ nghe không.
Ý tưởng :
Sanhedrin 43a – Áp ngày paskha Yêsu bị treo, một người đi trước y rao 40
ngày rằng y phải bị điệu đi để ném đá, vì đã làm phù phép và mê hoặc Israel.
Nếu có ai biết gì biện hộ cho y, hãy đến và tuyên bố ra. Nhưng, không có ai tìm
được gì biện hộ cho y, nên y đã bị treo lên ngày áp lễ paskha.
Kết luận thế nào !
Câu 14-24: Chúa Yêsu giảng dạy.
Dân chúng lấy làm lạ. Một người không theo học cùng
rabbi nào cả mà lại muốn làm Thầy (hiểu ngầm dưới truyền thống giáo huấn và
cách giáo huấn của các rabbi). Chúa Yêsu : Đạo lý Ngài do tự Thiên Chúa. Chứng
: Ai thành thực với Thiên Chúa sẽ nhận biết ý Thiên Chúa nơi đạo lý đó – lòng
hoàn toàn vô tư lợi của Chúa Yêsu.
Sau đó, Chúa Yêsu chuyển qua cáo trạng Do Thái vi phạm
Hưu lễ - nhưng chuyển bằng một lời phán xét – Chính luật - đặc ân của họ - Do
Thái cũng không đếm xỉa tới : Họ bàn mưu định giết người. Họ chối không có thế
bằng lời thóa mạ. Chúa Yêsu tiếp tục lý luận: Luật Môsê về Cắt bì lấn được cả
luật Hưu lễ, nhưng luật Hưu lễ không lấn được luật Cắt bì – vì một phần thân
thể phải cứu - ắt luật đó cũng bãi được khi phải cứu chữa toàn thân một người.
Phải nhận lý luận đó theo giá trị của nó: Phương pháp
lý luận của các Rabbi.
Về vấn đề Hưu lễ, coi lý luận Mt 12:5 Mc 3:4 Lc 13-16.
Câu 15: Nhân bởi câu nầy có tiếng litteras và 5:47 si autem illius litteris non
creditis…/Nếu chữ viết của ông các ngươi không tin…
nên có ít học giả dặt 7:14tt ngay sau 5:47. Một sự ngộ nhận : Nên xét tại sao ?
Ý của Yoan là dẫn đến chủ đề (câu 16).
Câu 16: Mea doctrina non est mea, sed ejus qui misit
me
Đạo lý Ta dạy không phải của Ta mà là của Đấng đã sai Ta.
Mối tương quan giữa Chúa Yêsu – Cha và sứ mệnh của
Ngài bởi Cha mà đến. Các Rabbi nại vào học vấn – đã thụ giáo cùng rabbi trong
chuỗi truyền thống các rabbi –Uy tín của họ là vì họ chuyển lại những tuyên
ngôn của một rabbi đã được phong chức.
Chúa Yêsu không thụ giáo cùng rabbi nào cả - nhưng
Ngài cũng không phải là một người tự học, tự luyện ra đạo lý để rêu rao với đời
– Đạo lý của Ngài tự Cha mà đến. Không phải chỉ là một sự so sánh – Ngài có
bằng tương đương – nhưng nhấn vào Missio: Ngài là Đấng được sai đến.
Chịu sai, mang sứ mệnh không phải là phẩm cách ngoại lai gán cho Ngài, nhưng
biểu lộ cái chân tướng, bản lĩnh của Ngài. Sứ mệnh Ngài là chính mình Ngài. Sứ
mệnh Ngài – ai mà thấu triệt được – thì thấy được chính Đấng sai Ngài và một
trật cũng biết Ngài. Lời Ngài, việc Ngài, uy quyền của Ngài là của Cha. Ngài
tuyệt đối trong suốt chiếu rạng của Cha: Logos, et Deus erat Verbum / Lời, và Ngôi Lời là Thiên Chúa.
Sứ mệnh Cánh chung: duy nhất trong hành động, trong
thực hữu. Đấng được sai đến là Con, theo chiều sâu thẳm thực hữu của Ngài, luôn
luôn liên lạc mật thiết với Cha. Ngài được sai đến và còn luôn luôn được sai
đến. Cha luôn ở với Con, nói, làm nơi Con. Đấng được sai đến dích thực là dung
mạo nhân loại của Thiên Chúa nơi trần gian và chính bởi Thiên Chúa hiện diện
trực tiếp nơi Ngài, Ngài đã đem Cánh Chung vào trần gian.
Câu 17: Sự trong suốt chiếu rạng Cha đó, cũng chỉ
có những mundi corde/ Trái tim mới
nhận ra được. Đều ám chỉ trong: Quis voluerit voluntatem ejus facere /ai muốn làm theo ý Ngài thì sẽ biết. Là gì ? - So với 6:29 ( với Renié IV 395).
Chỉ những kẻ tin mới nhận ra Chứng của Chúa Yêsu, sự
phù hợp giữa tính cách thuần lương của sứ mệnh Chúa Yêsu và ý Thiên Chúa.
Câu 18: Sự khiêm nhường của Chúa Yêsu trong Yoan.
Sự trong suốt để tỏ rạng dung mạo Cha. So với 5:44, Sự
thanh khí phải có giữa kẻ nghe Chúa Yêsu và Lời của Ngài. So với 7:3-8, Chúa
Yêsu từ khước kiểu cách để được thiện cảm theo nhân loại.
Verax /Chân thật. Coi 3:33
8:26 : thuộc tính của Thiên Chúa –
Sự chân thật đặc tính của Thiên Chúa được chuyển sang
cho Con. (Coi Renié, kiểu giải thích moralisateur của Durand).
Câu 19: Nếu nguồn văn (giả sử có nguồn văn) không
có đoạn 6 chêm giữa, thì ý tưởng Môsê – Luật rất đễ hiểu sau
lời 5: 47.
Mạch lạc hiện tại : Tư tưởng Voluntas Dei/ ý Thiên Chúa, chiếu
theo kiểu Do Thái (như 6:28-29), thì liên tưởng ngay đến Luật (Tv 40:9). Hai
giá trị của Luật : Thánh ý Thiên Chúa (phải có liên lạc đích thân với Thiên
Chúa mới nhận lấy Thánh ý đó trong hiện sinh của mình) – Quy chế (chữ viết),
cái hãnh diện về được thuộc một dân có văn hóa hay gì gì nữa (nhưng khi đó luật
đã sa đọa, rơi ngay vào phạm trù trần tục, thế gian rồi).
None…vobis…et nemo ex vobis /
Không ban…không ai giữ Luật.
Phân tách quá riết giữa Chúa Yêsu – Do Thái. Yoan góp
trong câu ý tưởng phức tạp: Luật – một đặc ân Do Thái lấy làm hãnh diện (phương
diện Do Thái) – và Luật – Cáo trạng lên án cho Do Thái. Muốn nói điều đó và
phân tách rành rành Chúa Yêsu – Do Thái như thế, Yoan đứng trong thời mình,
giữa những tranh luận giữa Hội Thánh và đạo Do Thái. Kitô giáo đã nên một nhóm
biệt lập đối với Do Thái chính cống.
Câu 20: Turba/ Đám đông. Có lẽ để phân biệt với Do Thái cầm quyền.
Daemonium habes/ quỷ ám.
Coi Mc 3:22 (Chúa Yêsu trừ quỷ nhân danh Beelzebul :
Lời cáo tội đó quan trọng trong Nhất lãm – Yoan không thuật một việc trừ quỷ
nào). Lời đó có ý nghĩa như một câu chửi:
Ông điên sảng rồi.
Câu 21 : Nhắc đến 5: 1-9.
Câu 22: Proptera/ Bởi lẽ
đó.
Nhưng lẽ nào ? Không thấy nói gì. Vì thế, có thể: Môsê
dạy cắt bì ngõ hầu có tiền lệ cho việc lỗi luật ngày Hưu lễ về sau – không cái
nhiên mấy – Hay, Môsê đã dạy Cắt bì để Cắt bì nên tượng trưng cho việc hoàn
toàn đổi mới loài người Chúa Yêsu đem đến.
Et in sabbato circumciditis hominem/ Và ngay trong Ngày Hưu lễ các ngươi cũng làm phép cắt bì… Lý luận:
Lv 12:3 phải cắt bì ngày thứ 8. Luật cũng dạy nghỉ mọi
việc ngày Hưu lễ. Nếu đứa bé sinh ngày Hưu lễ, ắt cũng phải cắt bì ngày Hưu lễ
chiếu theo Luật Lv 12:3.
Câu 23: Lý luận chỉ xác đáng khi so sánh ý nghĩa tại
sao luật Cắt bì lại lấn luật Hưu lễ. Làm trọn lề luật.
Phải để ý đến cách lý luận của các Rabbi – Lý luận của
Yoan cũng tương tự bề ngoài như thế - Lập trường của các rabbi khi lý luận là
cố gắng bênh chữa điều đã có. Lập trường của Yoan : Chúa Yêsu hoàn tất lời
Thiên Chúa. Xét về phương diện nầy, việc Chúa Yêsu làm không lỗi phạm lời Thiên
Chúa trong Cựu Ước mà là làm hoàn tất. Việc đó không chỉ là lề luật cho phép
(như các rabbi nhận cho những dịp có nguy hiểm đến tính mạng), mà luật đòi điều
đó để được nên hoàn tất - Nên so sánh với Nhất lãm về vấn đề Hưu lễ.
Trong Yoan, thái độ Chúa Yêsu không phải là giải rộng
khoan hồng một luật khắc khổ - Không phải là lập trường chống đối Lề luật vì là
luật – Nhưng là hoàn tất ý định cứu chuộc của Thiên Chúa, đích của Luật nhắm
đến. (Nên so sánh với Renié No 395 P.504).
Câu 24: Việc đoán xét công minh : Tl 16-18t
Justum judicium judicate /
Hãy xét xử cho công minh. Một lời cảnh cáo – chẳng những đừng xét đoán tầm bậy
– mà phải tin và đi vào ý nghĩa đích thực của sứ mệnh Chúa Yêsu.
Câu 25-36: Vấn đề khác nẩy ra. (Do lai Chúa Yêsu).
Làm sao một người ai cũng biết do lai, lại có thể làm
Mêsia được. Yoan thầm nhận do lai kiểu phàm trần đó, nhưng coi vấn nạn đó không
có gì giá trị. Chúa Yêsu không phải là một đại diện cho một dân đã có một đạo, nhưng Ngài đã được Thiên Chúa
sai đến. Do lai đích thực của Ngài là tự Thiên Chúa.
Giữa những tranh luận đó, có lệnh bắt giam Chúa Yêsu.
Ý định không thể thành công được vì thời buổi cho công việc quyết định của Ngài
chưa đến. Những âm mưu kia nên dịp để Chúa Yêsu dạy thêm về do lai của Ngài:
Ngài đang đi đến một nơi mà các kẻ đó không theo Ngài đến được. Ngài bởi Thiên
Chúa đến và về cùng Thiên Chúa.
Câu 25-26 : Người Yêrusalem biết rằng Quyền chức Do
Thái có ý định giết Chúa Yêsu – như thế, Chúa Yêsu phải trốn đâu mới phải –
Trái lại, Ngài giảng dạy công khai, chức trách không đả động gì đến Ngài. Như
thế,thì hình như chức trách, quyền tối cao Do Thái, đã nhận biết Ngài là Mêsia.
Liền ngay đó, tất nhiên những tiêu chuẩn để nhận ra
Mêsia xuất hiện : Vấn đề tư cách Mêsia – không phải chỉ do kết luận bởi đạo lý
Chúa Yêsu thường dạy – mà còn ở nơi tự do giảng dạy của Chúa Yêsu. Nhưng vấn đề
đó, dân Yêrusalem chỉ đặt một cách phân vân. Chính họ đã thiên hẳn về phủ nhận.
Câu 27: Họ biết unde sit/ tự đâu.
Còn
Đấng Mesia đến thì nemo scit unde sit /nào ai biết
được do lai
Quan niệm về Mêsia tàng ẩn trước khi nhậm
chức : Có chứng chỉ. Justinus (Trypho
8) : Đức Kitô sinh ra ở đâu, không ai biết được. Chính Ngài cũng không biết
mình, cũng không có quyền phép gì trước khi Elya đến xức dầu cho Ngài, vả tỏ
Ngài cho thiên hạ.
Trong văn chương rabbi – khi nói sự tỏ
hiện của Mêsia – hình như cũng ám chỉ điều đó.
Yoan – hơi khác – Dân chúng nói: cho dẫu
Ngài tỏ hiện thì do lai của Ngài cũng không ai biết được.Vậy, ngoài quan điểm
về Mêsia của Do Thái như trên, phải thêm quan niệm về Con Người – Người thiên
thai – có một do lai huyền bí.
Chú giải :
Do vấn nạn nầy, nhiều nhà chú giải nhận
Chúa Yêsu có cha trần gian (Holtzmann
và viện thêm 1:45 6:42) nhưng văn bản
không có gì ám chỉ điều đó cả. Tương phản không phải giữa Con của Joseph – Con
Thiên Chúa, mà là người quê tại Galilée / Đấng Mêsia tàng ẩn bỗng xuất hiện.
(Vả lại, vấn đề Do Thái không biết cha sinh ra Chúa Yêsu sẽ nên vấn nạn và cáo
trạng của Do Thái 8:19 36tt)
Ý sâu của Yoan : Thế gian có những tiên
kiến về do lai của mặc khải bởi trời – phải bí nhiệm – Kỳ thực do lai của mặc
khải là một mầu nhiệm. Thế gian không hiểu mình muốn nói gì, hiểu làm sao nơi
các quan niệm của mình. Do lai quan niệm họ thuộc thần thoại, nhưng không ngờ
rằng khi họ tưởng mình có những tiêu chuẩn để khám nghiệm mầu nhiện Thiên Chúa
có hiện tỏ không, và ở đâu thì họ đã hủy cả mầu nhiệm rồi. Mầu nhiệm đã hả hơi
bay mất rồi. Bởi đó, mặc khải khuất hẳn đối với thế gian – và trong khi thế
gian biết, thì thực sự cũng không biết gì cả.
Câu 28-29: Clamabat : Một
tuyên ngôn quan trọng. Những lời thuộc một giới hoàn toàn khác dội đến.
Et me scitis, et unde sim scitis / Các ngươi biết Ta và rõ Ta từ
đâu đến
(coi Renié
IV 504).
Một đằng thực sự Do Thái nói thật, theo
nghĩa của họ - Đằng khác, họ không biết gì được đến do lai của Chúa Yêsu. Cũng
có thể và phải hơn nên nhận kiểu giải thích trên kia, Yoan thường làm như thế,
nhân sự thật của vấn nạn trước, rồi sau đó mới vạch ra khiếm khuyết. Một cách
nghịch nhiên : Họ biết nhưng kỳ thực họ không biết gì. Họ lấy cái biết của họ
mà che khuất hẳn đi điều đáng phải biết.
A me ipso non veni /có phải tự ta, Ta đã đến đâu. (a me : bởi tự động, tự ý, tự quyền)
Phán đoán về do lai của Chúa Yêsu theo ý
nghĩa của thế gian là điều vô nghĩa. Người ta chỉ hiểu do lai của Chúa Yêsu một
khi người ta nhận quyền của Ngài, nghe lời Ngài và đừng xét bản thân Ngài theo
như mắt thịt người ta thấy. Ngài không tự gán cho mình quyền gì cả, nhưng Ngài
đã được sai đến.
Sed et verus qui misit me / Đấng sai Ta là Đấng chân
thật.
Tư tưởng xúc tích – Ta đã được sai đến và
Đấng sai Ta là Đấng chân thật, ai tin thì nhận sự chân thật của Thiên Chúa. Ai
không tin thì phủ nhận sự chân thật của Thiên Chúa.
Quem vos nescitis/ Các ngươi không biết.
Biết Thiên Chúa là hãnh diện của Israel
giữa muôn dân. Tuy nhiên, nếu thực sự họ biết Thiên Chúa, ắt họ đã không từ khước
Chúa Yêsu (8:42). Thực sự người ta có biết được Thiên Chúa thì không còn phải
nhờ Lề luật nữa, nhưng nhờ chính Chúa Yêsu. Nơi Ngài, người ta mới biết ý của
Thiên Chúa.
Ego scio eum / Ta biết Ngài.
Chỉ có Ngài mới biết Thiên Chúa, nhưng sự
biết của Ngài dựa trên liên lạc của Ngài với Thiên Chúa: Ngài bởi Thiên Chúa mà
đến. Trong chỗ nầy, không phải bản tính siêu hình nào hay nơi một tòa phân xử
nào có thể làm gì cho Do Thái nhìn nhận ra sứ mệnh của Chúa Yêsu. Cuối cùng,
chỉ có ý thức của Ngài là Đấng được sai đến. Ngài và sứ mệnh của Ngài là một.
Câu 30-31: Hai thái độ bởi Lời Chúa Yêsu: Thù địch /
Kẻ tin.
Tuy nhiên, đức tin của những người nầy còn
thô thiển, còn dựa trên dấu lạ.
Câu 32-36: Một khúc khá tự lập, không
trực tiếp đi với mấy câu trước.
Nếu có liên lạc, chúng ta phải nối với
10-13 45. Như thế, 37-44 là cốt có một
khoảng thời gian (như khá dư thừa vì câu 37 giả thiết một ngày khác).
Dân bị lôi kéo bởi lời Chúa Yêsu, khiến
cho các kẻ cầm đầu phải can thiệp. Một cách mỉa mai, Chúa Yêsu bảo họ không cần
phải hấp tấp quá. Họ hãy gượm ít lâu rồi thì tự mình, Ngài sẽ ra đi. Rồi họ có
kiếm mấy đi nữa, cũng sẽ không gặp Ngài. Ngài đi đâu, họ không thể đến được.
Chúa Yêsu ám chỉ nơi ở trên trời, nơi Cha Ngài. Dĩ nhiên, họ không hiểu gì,
nhưng cũng muốn tỏ ra mình có trí khôn lanh lợi : Ủa! Ông ấy muốn đi giảng cho
dân ngoại chắc. Ông cứ việc! Đằng sau lời chế nhạo đó, Yoan diễn ra sự biến đổi
trong Thánh sử mà ngài đã kinh nghiệm – Yoan để Do Thái bộc lộ ra cách chế giễu
bởi cứng tin – Bởi không hiểu, một điều cuối cùng là sự thật : Chúa Yêsu trong Hội Thánh, đã đi đến dân
ngoại. Đạo lý của Chúa Yêsu, giáo huấn trực tiếp của Thiên Chúa, đến để hoàn
thành tất cả mặc khải Cựu ước, buột mẩy khỏi người Do Thái và lại được ban cho
dân ngoại.
Câu 37-44: Trên đã vạch ra liên lạc Chúa Yêsu – Thiên
Chúa, và bởi đó uy quyền của Ngài. Bây giờ, Chúa Yêsu nhân một nghi tiết của lễ
Nhà tạm, bàn thêm chủ đề mới. Tuyên bố về ơn huệ Thiên Chúa. Nhờ Ngài – như hậu
quả củ việc Ngài được tôn dương – Thánh Thần sẽ được ban một cách sung mãn chưa
từng có.Lời quả quyết táo bạo đó lại mang đến thêm chia rẽ giữa các kẻ nghe. Kẻ
thì cho Ngài là tiên tri, kẻ khác lại trở lại vấn đề do lai để phủ nhận (Họ cho
mình đã tường lắm): Ngài không có tư cách làm Mêsia.
Câu 37-38: Hai vấn đề gay go, hiện nay vẫn còn tranh
luận.
- Vấn
đề chấm phết trong câu.
- Vấn
đề xuất xứ Kinh Thánh.
1/. Vấn đề chấm phết trong
câu.
Kiểu A :Vulg
:Si
quis sitit, veniat ad me et bibat/Ai khát thì hãy
đến với Ta và hãy uống
Qui credit in me, sicut dicit Scriptura,
flumia de ventre ejus fluent aquae vivae/ Kẻ tin
vào Ta, như Kinh Thánh đã nói, tự lòng Ngài có những sông tuôn chảynước sinh
sống.
(
Như thế ventre ejus : ventre ejus qui credit in me/ tự lòng ai tin vào Ta).
Kiểu B : Si quis sitit, veniat ad me/ Ai khát thì hãy đến với Ta
Et bibat qui
credit in me/ Và hãy uống những ai tin Ta
Sicut dicit
scriptura…/ Như Kinh Thánh nói…
(Như
thế ventre
ejus có thể đem về ventre ejus qui credit/ Ai tin vào lòng Ta – nhưng cũng và phải
hơn hiểu được : Ventre ejus = Ventre Christi…)
A được nhiều nhà chú giải vẫn nhận: C.K. Barrett, R.H. Lightfoot, J. Dupont, Osty, A. Feuillet – Tuy trong Introduction à la Bible II, 897
nhận kiểu B (1959), lại cắt nghĩa theo kiểu A (1960).
B được rất nhiều người khác quan tâm: J. Jeremias, C.H. Dodd, R. Bultmann,
E.Hoskyns, P. Braun, Mollat, Lagrange - Tuy cũng nhận A : cũng có thể.
Lịch sử chú giải trong các giáo phụ : Coi F.X. Durwell – La resurrection de
Jesus, mystere salut, p.102ss (qua loa). M.E. Boismard R.B. 1958, 523-546 : De
son ventre couleront des fleuves d’eau.
- Xét
về mặt văn chương nhận được cả hai cách đặt câu:
A : qui credit in me – Một nố casus
pendens – để rồi được thay thế bằng (ventre) ejus sau. Câu 37
được nhiều thí dụ trong văn chương các rabbi . cố (hai động từ theo nhau mà
động từ thứ nhất là “ đến” – thí dụ Yn: 39 Đến mà coi…Đến mà lấy…Đến mà mua. Ai
biết luật thì đến mà dạy…)
B : Có đặc điểm biền ngẫu. Làm theo kiểu Chiasme về chủ từ và lời khuyên.
- Xét về
nặt đạo lý.
A: Có thể viện 4:14 ( có người viện 4:12
nhưng quá gượng về tiếng opera – phép lạ -) một sự giải khát siêu việt vì tín
hữu có trong mình một mạch nước vọt đến sự sống đời đời.
B: Viện được nhiều chứng hơn : Kh 22:1-17 –
nghĩa tượng trưng Xuất hành rất nổi bật trong thần học Yoan – mà những chủ đề
Vượt Biển Đỏ, Manna, Tảng đá ra nước, 1Cr 10:4 là căn bản cho truyền thống Do
Thái về Paskha (TV 78 105, toát yếu trong
Tl 8:14-16). Nhất là liên lạc giữa 7:38 và 19:34 – Ngoài tảng đá Môsê đã đập để
dân có nước uống, thì còn hy vọng Israel về thời Mêsia (Môsê mới) sẽ tái diễn
lại phép lạ nước ( Is 41: 18-20) mà Ezechiel đặt ngay nơi tảng đá nền Đền thờ
(Ez 47: 1-12). Điều đó kèm với chủ đề Chúa Yêsu là Đền thờ mới đó : solvate
Templum hoc… và lưỡi đòng người lính kết thúc Thương Khó, rồi thì contunio
excivit sanguis et aqua/Lập tức máu cùng nước chảy
ra
2/. Vấn đề xuất xứ Kinh
Thánh.
Sicut dicit scriptura có thể đem về:
-
Trước: Nghĩa là lời Kinh Thánh đó nói đến si quis sitit…/nếu
ai khát…
- Sau
: A/. Lòng tín hữu
B/. Lòng Chúa Kitô.
Câu Kinh Thánh đem về trước không được tán thành và
xuất xứ Kinh Thánh cũng không kiếm ra được.
A. Dubarle :
viện Ngạn ngữ 4:23 19:11
13:14 18:4.
A. Feuillet : Nghĩ đến Sir 24: 30-31.
C.K. Barrett : Nghĩ đến Zc 14 (một đoạn Haphtaroth dùng trong dịp lễ Nhà Tạm),
câu 8 : Nước chảy ra tự Yêrusalem. Theo truyền thống các rabbi, Yêrusalem là lỗ
rốn của quả đất. Có lẽ Yoan đã dựa vào quan niệm đó để chuyển từ Yêrusalem sang
một người.
B. C.H.
Dodd : viện Is12:3 Ez47:1tt Zc 14:8 (xuất xứ thứ nhất nói đến fons
salutis –vulg Salvatoris- Xuất xứ thứ hai nói đến
Nước xuất tự Đền thờ, xuất xứ thứ ba aqua viva xuất phát tự Yêrusalem.
Chiếu theo Yoan, thân xác Chúa Yêsu là Đền thờ đích thực (2:21) và hàm hiểu đến
fons
aqua viva (19:34).
F.X.Durrvell viện: Is 48:21 – Chúa Yêsu là Tảng đá, bị đánh trong
Thương khó, đã phun ra nước cứu rỗi – kèm thêm Zc 12:10 13:1.
M.E.Boismard nhấn vào Tv 78:16 – chiếu
theo kiểu hiểu của Targum Jonathan –
thay vì deduxit tanquam flumina aquas/ tràn đầy như
sông, thì Targum đó để: deduxit tanquam flumina aquae fluentis/ tràn đầy như sông đang chảy – mà aqua viva chính
là aquae fluens (không phải thứ nước tù hãm).
Nhưng có lẽ Yoan đâu lại hai xuất xứ : Thánh vịnh trên
và Is 48: 21-22. Chứng phụ cho xuất xứ Thánh vịnh là vì Yn 6:24 cũng lấy xuất
xứ ở Tv trên để tiếp tục tượng trưng hình ảnh Xuất hành. Như thế, có song song
giữa phép lạ Manna và phép lạ Tảng đá.
(Không cần nói đến các giả thiết tiếng Aram vì còn
nhiều tính cách ức thuyết).
Hai câu nầy có tính cách đạo lý rất quan trọng : Nối
chặt các yếu tố mầu nhiệm Phục sinh Chết – Sống Lại – Lên Trời – Ban Thánh
Thần.
In novissimo autem die magno festivitatis /Vào ngày cuối cuộc đại lễ
Tranh luận:
- Ngày thứ bảy (Bultmann,
Durrwell)
- Ngày thứ tám (Barrett,
Hoskyns)
Clamabat : Một tuyên ngôn quan trọng.
Lời kêu gọi nhân dịp lễ về việc đi kiệu Nước về tưới
nơi Bàn thờ. Nghi tiết không có trong Cựu Ước. Josephus cũng không nói đến. Chiếu theo văn kiện Do Thái, có đủ lý
là nghi tiết đó không phải là bịa ra thời sau năm 70 (của những não trạng giàu
tưởng tượng về quá khứ). Hình như nghi tiết đó đã được biết thời Alexander Jannaeus rồi.
Tuy nhiên, cũng phải để ý là quan niệm Chúa Kitô –
Đấng ban nước sự sống – có bối cảnh đạo lý xa rộng hơn nghi tiết lễ Nhà tạm
nhiều trong Cựu Ước cũng như trong Yoan. Lễ Nhà tạm chỉ là dịp làm cho đạo lý
kia đánh động cách khác thường, bởi nghi tiết và bởi ám chỉ đến lời tiên tri Is
12:3.
Veniat ad me, et bibat/
Hãy đến cùng Ta, và hãy uống.
Không chỉ ám chỉ đến Tảng đá trong sa mạc đã hiến Nước
cho dân, Yoan còn tiếp tục hình ảnh Xuất hành. Chúa Yêsu là nguồn sự sống siêu
nhiên, sự sống Thiên Chúa ban phát cho nhân loại có nguồn gốc nơi mình Ngài.
De ventre ejus : Một tiếng khó khăn.
Koilia Hy Lạp chỉ Bụng
hay chỉ Tử cung – dịch tiếng
Hipri có thể có nghĩa “Trụ sở của những tâm tình người ta”
(Bauer, Behm…) – hay dịch nghĩa đên
một tiếng Aram (guph) có thể có nghĩa
Mình,
bản thân một người – hay tiếng Gawwa,
có thể có nghĩa Bụng mà cũng có thể một tiền trí từ (preposition) để làm thành
một từ ngữ khá trổng.(de medio ejus /
Một phần của Ngài).
Câu 39: hoc autem dixit de Spiritu/Điều nầy Ngài nói về Thần Khí.
Nước tượng trưng cho Thánh Thần khá thông dụng trong
văn chương Do Thái.
Nondum erat Spiritus (vulg thêm datus)/ Thần khí chưa có.
Không phải là chưa có cách tuyệt đối (coi 1:32), nhưng
một cách đặc biệt như trong Hội Thánh, sau sứ vụ của Chúa Yêsu : Ân huệ của
Aiôn mới lâm quang trong Cộng đoàn Giao Ước Mới, sau khi Chúa Yêsu được hiển dương.
Câu 40-44: Lại lần nữa – Hậu quả của Lời Chúa Yêsu là
phân tách.
Câu 45-52: Việc sai giải áp chúa Yêsu không thành
công. Quyền chức hạch tội những kẻ họ sai đi, tuyên ngôn chức dữ cho quân vô
học, và như thế tự mình họ tuyên án cho họ. Nicodem can thiệp, bị họ bắt bẻ
bằng một lý : Có gì hay tự Galilée về tôn giáo đâu ?
Yoan muốn vạch ra sự lạm dụng mặc khải để khước từ mặc
khải : Khảo sát Kinh Thánh là lợi khí để hội ra những tiêu chuẩn họ dùng để hủy
mặc khải.
(Tiết chuyện Người phụ nữ ngoại tình -Yn
8:1-11- là thành phần của Kinh Thánh, nhưng đầu tiên không thuộc Yoan. Có lẽ
thuộc về Luca. Về văn bản : Nhiều bản (và bản dịch xưa) không có, hay đặt sau
Lc 21:38)
Câu Yn 8: 12-20. Sự Sáng –
Chứng của Cha và Con.
Đoạn bắt đầu bằng một tuyên ngôn của Chúa Yêsu về
chính mình (Ta là sự sáng thế gian) đóng trước đoạn 9. Đây không cắt nghĩa mà
chỉ có phần vụ mở đầu cho tranh luận về giá trị của chứng Chúa Yêsu về chính
mình. Chứng cho chính mình không đáng kể, cũng như không ai được ngồi một mình
mà xử kiện. Chúa Yêsu bác lý của Do Thái về nố của Ngài:
- Khác với
mọi người khác, Ngài biết do lai và sứ
mệnh của Ngài. Bởi đó, Ngài có thể làm chứng về Ngài một cách có giá trị, không
như các người khác.
- Vả lại,
tuy hình như Ngài chỉ có một mình, kỳ thực, Ngài không hề xa Cha Ngài. Chứng
của hai người phải nhận là có hiệu lực cho những kẻ nhận Lề luật Do Thái.
Như thế, Do lai và Cùng tận của Chúa Yêsu trong Thiên
Chúa biện chứng cho sứ vụ làm chứng của Chúa Yêsu về Sự thật và Phán xét.
Câu 12: Chỉ cần cắt nghĩa câu nầy ở đây.
Ego sum lux mundi / Sự
sáng thế gian, chính là Ta.
(chúng ta đã cắt
nghĩa Ego sum p.83) về 6:35.
LUX MUNDI : Bối cảnh tư tưởng nghĩ được là :
1/. Lễ Nhà Tạm (Mishna, thiên Sukka 5:2-4)
Tại tiền đình phụ nữ có những trụ đăng khổng lồ, trên
chóp có bốn bình vàng, có thang bắt lên trụ đăng. Tối đến, người ta thắp đèn,
sáng chiếu mọi sân nhà tại Yerusalem.
Ám chỉ nhận được là rất có thể cho lời tuyên ngôn nầy:
Quy tụ nhiều ám chỉ về lễ Nhà tạm trong đoạn Nước hằng sống 7:37t.
2/. Tôn giáo ngoài Israel.
Ngộ đạo: Thiên Chúa là ánh sáng – một quả quyết chủ
chốt. Các tôn giáo Phương Đông : Thờ mặt trời – khởi từ Batư, đạo Mithra cách
riêng, đã lan tràn khắp đế quốc Roma (di tích : ánh hào quang nơi các nhân vật
được phong thần). Sau đó, dưới ảnh hưởng triết học, mặt trời tượng trưng cho
ánh sáng hoàn vũ, hay sự thật. Sự sáng, dấu của Thần linh. Corpus Hermeticum (sách Poimandres): Thần mặc khải là ánh
sáng cho dương gian.
3/. Đạo Do Thái.
Sáng thế 1:3 – Sự sáng là tạo vật được dựng trước tiên
– Không đồng nhất với Thiên Chúa. Nhưng, ánh sáng kèm theo việc Thiên Chúa hiện
hình (St 15:17) tượng trưng cho mặc khải, Lời dạy của Thiên Chúa (Tv 119:105),
cho sự Khôn ngoan (Ng.ngữ 8:22, Kh.ngoan 7:26, Tv 27:1) (LXX Vulg : Illuminatio).
Philô : Sự sáng đồng nhất với Thiên Chúa, với
Logos.
Rabbi : Sự sáng : Lề luật. Nhưng Sự sáng cũng có
khi đồng nhất với Mêsia. Và – Sự sáng Mêsia có khi đồng nhất với Sự sáng sơ
thủy.
4/. Nhất lãm.
Ví dụ Cây đèn (Mc 4:21t Mt 4:16/Is 9:1 Lc 2:32/ Is
49:6).
Tóm lại, về bối cảnh, Yoan
dựa trên truyền thống phúc âm. Rất có thể kiểu diễn tả đã dựa theo quan niệm
đương thời của tôn giáo Hy Lạp và tư tưởng Do Thái về Khôn ngoan và Lề luật.
*Ý nghĩa:
Chúa Yêsu – Đấng mặc khải.
Lời tuyên ngôn vừa quả quyết mà cũng là Lời hứa, lời
kêu mời. Bầu ánh sáng là Chúa Yêsu chiếu rạng về số mệnh chân thực theo ý định
Thiên Chúa. Chỉ có Ngài là Sự sáng – không ai khác và nhất là không phải cái
khôn ngoan riêng người ta tự cậy mình có 9:40 – Lời nầy giả thiết, ngoài Chúa Yêsu
là tối tăm. Mặc khải trước tiên là đặt người ta trước sự thật đó : mình là tối
tăm. Bởi sự sáng là chính Đấng mặc khải, nên được soi sáng gọi là Tin, và Tin
lại là đi theo vì Ngài là ánh sáng (12
44). Ngài ban sáng và Ngài là ánh sáng. Chỉ đi theo Ngài thì có sự sáng
sự sống: Mặc khải là biến cố định đoạt cả vận mạng. Tuy nhiên, có mà không phải
như của gì tự do sử dụng, như một tri học rồi trở nên một phẩm tính của mình,
rồi quên được cả người dạy cho mình mặc khải. Không trở nên vật kiện của mặc khải.
Sự sáng của kẻ tin có vẫn luôn là sự sáng sống – Chính
Chúa Yêsu. Chỉ có như vậy mới lấy sự sáng làm của mình. Cái điên dại của những
người mù (9:40), mắt mở chính là bởi sự
nầy : Họ tưởng có quyền sử dụng sự sáng họ được như sở hữu chắc trong tay họ.
Thế nhưng, họ đã để sự sống vuột khỏi họ rồi. Như thế, chẳng bao giờ họ có Lumen
vitae.
Câu : Yn 8: 21-30 Chúa Yêsu xuất tự Thiên Chúa.
Căn cứ lý luận vẫn có nơi Do lai và Cứu cánh của Chúa
Yêsu. Ngài không phải bởi trần gian nầy. Ngài không do hạ giới, nhưng tự trên
xuống. Nơi Ngài đi, không ai theo Ngài được, vì Ngài đi đến sự chết và đến vinh
quang – điều không ai làm được, không ai có số phận như Ngài.
Bởi các điều đó nên Chúa Yêsu là mặc khải của Thiên
Chúa. Cả sứ mệnh của Ngài luôn diễn ra dưới hoạt động của Cha. Ngài dạy điều
Cha dạy. Ngài hành động luôn trong sự vâng phục Cha. Bởi đó, chính Cha là Đấng
người ta nghe, thấy được trong mọi điều Chúa Yesu nói và làm Như thếnên cuối
cùng, Chúa Yêsu có thể dùng chính tước chỉ Thiên Chúa hằng có, hằng sống để nói
về chính mình.
Vấn đề quan trọng ở đây : EGO EIMI.
EGO EIMI.
Trong lễ Nhà tạm có dùng những đoạn Kinh Thánh nầy :
- Thứ luật
5:1tt : Việc mặc khải Torah.
- Các Thánh
vịnh Hallel (113-118), cách riêng để ý Tv 115 :9-11.
- Các Thánh
vịnh 46 50 81. Tv 46 là một Tv bên xướng
bên hát 3tt 11 12. Tv 50, cách riêng Lời Thiên Chúa câu 7,
Tv 81:9tt.
- Thứ luật
32, thánh vịnh Môsê, một Tv dưới ảnh hưởng Isaya II.
Tình hình vào thời Chúa Yêsu:
Is 40-45 được trưng và đọc nhiều. Trong đó tiếng HU là một cách chỉ Thiên Chúa rất thông
dụng. Các nhà thần học Do Thái chú trọng đến cách xưng mình của Thiên Chúa : Ani và Ani Hu, còn các Tv Hallel được dùng trong các ngày lễ
lớn : Nhà Tạm, Paskha, rồi trong dịp lễ Nhà tạm, phụng vụ Do Thái dùng cả các
Tv 46 50
81.
* ANI HU
Tiếng của Isaya II, nhưng hình như Isaya II dựa vào
phụng vụ mà tạo ra công thức đó :
+ ANI là tiếng Thiên Chúa mặc khải
chính mình (Tv 46:11 50:7 81:11 Tl 5:6)
+ HU là đại danh từ (Ille, Ipse), cũng là tiếng ưa dùng nói đến
Thiên Chúa (Người, Ngài…). Lễ Nhà tạm có dùng Tv 115 – Các câu 9-11 dùng HU để
nói đến Thiên Chúa.
+ ANI HU (LXX dịch Ego Eimi Autos, hay Ego Eimi):
Đâu lại hai kiểu nói về Thiên Chúa (Thiên Chúa nói về mình, hay người ta tôn
kính nói đến Thiên Chúa) ANI HU,
Isaya II đã tạo ra – Thời sau được thịnh hành trong Thứ luật 32:39tt.
Chứng chỉ công thức đó quan trọng trong phụng vụ lễ
Nhà tạm:
Sukkah 53a (baraitha). Lời của Hillel – Khi Hillel-cựu
vui mừng vào lúc đổ nước, ông thường nói: “Khi ANI có ở đây, mọi sự đều có ở đây. Khi ANI không có ở đây, nào ai có ở đây”. Lời bóng bẩy muốn nói đến mầu
nhiệm lớn lao của lễ Nhà tạm – vì ban hát tư tế xung quanh Bàn thờ xướng :
Thiên Chúa ở trong Đền Thờ, và ban hát khác đối lại bằng lời xưng hô của Thiên
Chúa Tv 46:6-11 – Các Levit lại hát ANI,
ANI HU (TL32:39). Như thế, Hillel
vạch ra ý nghĩa thần học của ngày lễ : Khi ANI
của Thiên Chúa có ở đây, mọi sự đều có ở đây.
Sukkah 4,5. R. Rudah ben Ilai (lối 130-160): Mỗi ngày trong tuần lễ Nhà
tạm, các tư tế đi kiệu chung quanh Bàn thờ, trong khi đó họ hát theo kiểu kinh
cầu : ANI weHU cùng lời Hosanna (Tv 118:25). Ý của họ là đọc
trại Danh Thánh Thiên Chúa đi, vì coi như tên húy – Thời sau, người ta cho tục
đó một ý nghĩa, chỉ sự liên kết chặt chẽ, hầu như đồng nhất Thiên Chúa và Dân
của Ngài.
Abbahu (lối 300) hiểu Tv 80:3 như thể Thiên Chúa
cứu mình như cứu dân – R. Aqiba (lối
135) hiểu 2S 7:23 như thể Thiên Chúa mua chuộc chính mình khỏi Ai Cập…ANI wHU chỉ sự liên đới của Thiên Chúa
và Dân của Ngài trong hoạn nạn – Đằng khác, đó cũng là lý do đòi Israel nên
giống Thiên Chúa.
Câu Yn 8:24-28. Có đụng chạm với Is 43:10.
Đằng khác lại dùng nhân dịp lễ Nhà tạm nên tiếng EGO EIMI trong các câu nầy không thể
không có ám chỉ đến Danh Thiên Chúa ANI
HU. Hàm ẩn dưới là chính Thiên Chúa đã ban chính tên của Ngài cho Chúa
Kitô. Và thực sự, Yn 17:11 nói rõ điều đó.
Đằng khác, tên lại liên kết với Vinh quang của Thiên
Chúa (trong Cựu Ước) mà Yn 12:23 17:5 –
Chúa Yêsu cầu xin Cha hãy làm vinh hiển Ngài – như thế, Vinh quang hằng có của
Thiên Chúa đã được ban cho Chúa Yêsu, cũng một thể, Danh Thiên Chúa được nên
vinh hiển.
Nếu đằng khác, ta nhớ rằng theo đạo lý các rabbi, bao
lâu còn trong Aiôn hiện tại, Tên thật của Thiên Chúa còn chưa biết được. Chỉ
khi nào đến Aiôn lai thời, Tên ấy mới tỏ hiện ra. Theo Yn 17:26 , sứ mệnh Chúa
Yêsu là làm cho thế gian biết Danh Thiên Chúa và sứ mệnh đó đã thành tựu. Nên
khó mà nói Yoan không nghĩ đến việc mặc khải SHEM HAMMEPHORASH – Tên húy
của Thiên Chúa.
Rồi nếu như nghĩa ANI
weHU trên kia đã có thời Yoan, Yoan có lẽ đã để ý đến ý nghĩa sâu xa là Tên
Thiên Chúa chỉ có thể biết được một khi sự hiệp nhất của Ngài với Dân của Ngài
được thẩm định phải chăng.Yoan đã hiểu Chúa Yêsu thay Israel trong công thức ANI weHU. Như thế, mặc khải Danh Thiên
Chúa mà Chúa Yêsu đem đến, ấy chính là
sự duy nhất giữa Cha và Con. Nhưng phải nói là chứng chỉ khá muộn.
Dù sao, EGO
EIMI :
- Chỉ
sự hằng có của Thiên Chúa (EIMI:
không quá khứ, không tương lai, siêu thời gian).
- Đặt Chúa Yêsu lên cấp trật Thiên Chúa, đồng
vị với Thiên Chúa.
Cách xưng mình sâu thẳm hơn cả, bởi những ám chỉ Cựu
Ước cách riêng (Is 43:10) – nhưng đoạn
đó lại ám chỉ đến tên YHWH, bởi truyền thống Do Thái.
Yn 8:31-59 Cũng một chủ đề
trên được tiếp diễn dưới một hình thức khác.
Quả quyết căn bản – Nhờ Chúa Yêsu, sự thật đã được ban
bố cho người ta, và nhờ sự thật, người ta được tự do : Tự do đối với tội lỗi
(34), với sự chết (51). Quả quyết đó dẫn đến chủ đề chính yếu : Sự tương phản
giữa Chúa Yêsu và các kẻ địch thù. Họ chủ trương họ là con cái Abraham, nhưng
công việc họ làm bác ngay điều đó : Hiểu ngầm chính Chúa Yêsu mới là miêu duệ
chính cống của Abraham. Nhưng, như thế thôi thì không xác đáng (quá chật hẹp,
quá thiên chủng tộc). Cuối cùng, Do Thái bởi ma quỷ mà ra – họ mang hình ảnh
của gia đình đó – Còn Chúa Yêsu là Con Thiên Chúa. Chính đó là lý do họ cứng
tin khi sự thật được rao giảng xuống cho họ.
Câu 32: Veritas liberabit vos / Sự thật cho các ngươi tự do.
Đạo Do Thái – Sự thật là lề luật – Hoc Lề luật là làm
cho người ta được tự do (R. Nehunya
b.Ha-Kanah: Ai mang lấy ách Lề luật, thì ách của nước (đế quốc), ách của
việc ưu tư trần gian được cất khỏi người ấy ; Ai rủ ách Lề luật thì chịu lấy
cho mình ách của nước và ách của việc ưu tư trần gian).
Phái Khắc kỷ: Người ta được hưởng tự do khi sống theo
Logos (Luật thiên nhiên, tức là nguyên tắc chi phối vạn vật).
Yoan nghĩ đến tội lỗi. Giải phóng đồng nghĩa với cứu
chuộc.
Câu 33: Nemini servivimus umquam / Chúng tôi không làm nô lệ cho ai.
Có lẽ lời khí khái Do Thái nghĩ về mình đây, không đem
về việc tùy thuộc chính trị. Họ nói đến sự tự do bên trong của linh hồn. Cái
khí khái – chứng tỏ một tinh thần bất khuất – kia ở đây nên kiêu hãnh khi đứng
trước Đấng đại diện Thiên Chúa. Đó chính là lòi tói nô lệ nói trong câu 34 (nên
so sánh với Mc 2:17).
Câu 35: Có ám chỉ đến St 21:9 (coi Gal 4:30), tranh
chấp giữa Isaac – Ismael.
Áp dụng cho Do Thái – Họ là con cái nô lệ, họ đã mất
địa vị của họ, coi Mc 12:9 – Và Chúa Yêsu – Con Thiên Chúa tồn tại muôn đời.
Câu 41: Do Thái quay lại lý khác để chống đối Chúa Yêsu.
Kiểu nói đó muốn ám chỉ đến lời vu cáo có gặp trong
các văn kiện Do Thái (văn kiện cựu trào có lẽ là Yebamoth 4:13 : R. Simeon ben Azzai (lối 110) : Tôi tìm thấy sổ gia
đình tại Yêrusalem và trong đó có viết “
Tên mỗ là con hoang do vợ người hàng xóm”.
Unum patrem habemus Deum / Chúng
tôi chỉ có một cha là Thiên Chúa.
Chủ trương của Do Thái – không chỉ là con Abraham – mà
là Con Thiên Chúa.
Lý luận của Yoan –âm thầm đi đến chủ trương của tín
hữu về việc Chúa Yêsu sinh làm sao (dáng vẻ bề ngoài gợi đến cho người vô tri
kiểu sinh không hợp pháp. Kỳ thực, việc sinh sản nầy ngoài phạm vi nhân loại).
Cốt yếu, Yoan đi đến quả quyết Chúa Yêsu là Con Thiên Chúa.
Câu 44: Một lời kết án mạnh mẽ Do Thái cứng tin.
Ille homicida erat ab initio / Từ khởi thủy, nó đã là kẻ sát nhân.
Vì làm Adam mất phúc bất tử (St 3 Kh.ngoan 2:24 Rm
5:12)
Et pater ejus / Và cha nó…kiểu đặt câu quá khó nghe. Ejus
ở đây thay thế cho mendacium ( nằm/ nơi bản
chất).
Câu 48: Samaritanus es tu. et daemonium habes/Ông
là quân Samarie, người bị quỷ ám.
Có lẽ hai lời lăng nhục đồng nghĩa với nhau. Còn có
quỷ ám – không mạnh hơn bao nhiêu điên rồ. Lời cáo tội có quỷ ám quan trọng hơn
trong Nhất lãm.
Câu 51: Ý tưởng. Coi lại 5:24 6:40
47 11:25.
Tại sao lại nẩy ra ý tưởng ở đây ? Vì tiếng judicare
câu 50.
Câu 52-53: Người Do Thái muốn hiểu theo nghĩa đen từng tiếng.
Còn Chúa Yêsu đã khỏi với tội lỗi, nói đến giải phóng
tội lỗi.
Ý của Yoan: Coi 4:12. Họ cho Chúa Yêsu bằng được
Abraham, các tiên tri là điều không thể được rồi, huống hồ lại còn có quyền
năng hơn các vị đó. Mỉa mai của Yoan – Họ gợi đến một điều chí lý – Chúa Yêsu
hơn các vị đó nhiều.
Câu 54: Quia Deus vester est / Ngài là Thiên Chúa của chúng tôi – dị bản –
quia Deus noster est : Có lẽ giữ nguyên bản – trưng lời Do Thái nói.
Câu 56: Abraham pater vester exultavit ut videret/ Abraham cha các ngươi đã hân hoan được thấy…
R. Aqiba tranh luận với R. Johanan b. Zakkai : Johanan nói Thiên Chúa chỉ tỏ cho Abraham
thế giới nầy thôi. Aqiba tin rằng
Thiên Chúa đã tỏ cho Abraham cả thời sẽ đến nữa. Thời sẽ đến tất nhiên gồm cả
thời của Mêsia nữa. Và người Do Thái kết luận tự St 24:1 (việc Abraham vui mừng
đó có lẽ tự St 17:17 : chú giải như thể Abraham vui mừng chứ không phải bán tín
bán nghi).
Lý luận : Phải nhận là ad hominen
Câu 57: Số 50. Số đổ đồng.
Chỉ muốn nói đến tương phản giữa một khoản thời gian
không bao lăm với một khoản thời gian quá dài giữa Chúa Yêsu và Abraham. Tuy
thế, người ta đã dùng (cùng với 2:20) để nói Chúa Yêsu.
Yoan 9-10 : Chia làm ba phần.
- 9:1-41 Phép lạ chữa người mù.
-
10:1-21 Diễn từ Người chăn chiên lành.
-
10:22-39 Tranh luận về quyền của Chúa Yêsu.
Yn 9:1-41. Trình thuật và đối thoại dưới hình thức
vụ kiện. Hai yếu tố văn chương đó liên kết với nhau chặt chẽ, thành một đơn vị
văn chương.
Yn 10:1-21. Một diễn từ - phải hơn, hai diễn từ nhỏ
liên kết với nhau về cùng một chủ đề, Đàn chiên và người chăn chiên. Kiểu sáng
tác cũng có phần tương tự 1-5, kết bằng 6 (họ không hiểu). 7-18 kết bằng 19-21
(sự chia rẽ giữa Do Thái). Sự chia rẽ đó có điều tương tự các đoạn 7-8 (7:43)
và 10:20, lời cáo tội trở lại với quỷ ám như 7:20 8:48
52.
Yn 10:22-39. Tranh luận về những chủ trương của Chúa
Yêsu xưng mình là Mêsia – Do Thái chực ném đá Chúa Yêsu (10:31), định bắt Chúa
Yêsu nhưng không thành công (10:39). Chủ đề tranh luận khá giống với vấn đề bàn
trong các đoạn 7-8.
Đứng trước các sự kiện đó, phải nói:
- Đoạn 9-10
liên kết với đoạn 7-8: “Cùng một bầu khí” và vì cũng những vấn đề chủ chốt trên
kia lại xuất hiện.
- Không thể
theo ý ít nhà chú giải mà đảo ngược đảo xuôi các đoạn được (Bultmann). Trong tình trạng hiện thời,
các đoạn đã được tác giả sắp đặt theo một thứ tự về tư tưởng khó mà duy trì
được khi tráo đổi khúc văn. Thí dụ 10:26-28 giả thiết ví dụ nói trong 10:1-18 –
Còn 10:1-18 nói được là đạo lý rút ra từ việc cụ thể tòa án Do Thái xử người
mù. Đoạn 10:19-21 có liên lạc với đoạn 7-8, nhưng cũng giả thiết 9:1-7.
* Cách tổ chức các đoạn.
Hình như – bình luận văn chương khó mà đạt hiển nhiên
– 9:1 - 10:21 có tính cách một đơn vị văn chương gồm có trình thuật – đối thoại
– độc thoại. Đối thoại chuyển sang độc thoại ở câu 10:1 với một công thức cắm
chặng như thường thấy trong Yoan : Amen amen dico vobis. Coi
3:11 5:19 12:24.
Còn 10:22-39 có tính cách phần kết thúc (tương tự 3:22-36
kết thúc và phụ chương cho diễn từ Bánh hằng sống, và có lẽ, 11:45-53 phụ
chương cho diễn từ cuối cùng).
Phần kết cho mỗi giai đoạn là cốt lấy lại ít điểm
chính đã đề cập đến trước, dẫn vào một ý tưởng khác đến sau. Ở đây, phần kết
nầy rất quan trọng : Những tuyên ngôn cuối cùng của Chúa Yêsu cách công khai
với Quyền chức đạo Do Thái – Những lời minh bạch nhất về địa vị siêu phàm của
Chúa Yêsu.
Yn 9:1-41.
Các đoạn 7-8 trình diện Chúa Yêsu như Sự sáng-Sự sống
đến cho thế gian nhưng đã bị thế gian khước từ. Còn trước kia, Yoan nhấn cách
riêng đến sự sống (Tái sinh, Nước hằng sống, việc ban sự sống, Bánh hằng sống).
Trong đoạn nầy, chúng ta có chủ đề Sự sáng (8:12 đã dọn trước). Lời chủ chốt là
Ego
Sum lux mundi (8:12 9:5). Việc
chữa người mù trở nên tượng trưng cho việc toàn thắng của Sự sáng trên Tối tăm
(coi 1:5). Chủ đề đó được nối với tượng trưng Nước. Cũng như người ta được vào
sự sống đích thực bằng Sinh bởi Nước,
thì người ta cũng được Sự sáng đích thực bởi Rữa trong Nước. Nước tẩy uế Do Thái được biến thành rượu, nước
giếng Yakob được thay thế bằng Nước hằng sống Chúa Yêsu ban. Bây giờ, nước bể
cạn có sức làm rạng sáng ra, ấy chỉ vì tượng trưng cho Siloam đích thực – Missus
chân thật, Con mà Cha sai đến.
Trong đoạn nầy, ý nghĩa của signum được diễn giải ra,
không phải bằng diễn từ, nhưng là liên kết ngay trong trình thuật. Một điểm
quan trọng : Công hiệu của Ánh sáng. 3:19-21 Ánh sáng đem phân xử - nghĩa là
tách những kẻ yêu tối tăm hơn sự sáng, vì việc họ làm đều phi pháp. Những kẻ
đến cùng sự sáng, bởi việc họ làm, họ đã làm trong Thiên Chúa.
Chủ đề đó có thoáng ngang qua trong các đoạn 7-8, nhưng
phải chờ đoạn nầy mới bàn kỹ: Sau khi trình bày qua loa việc chữa người mù,
Yoan có một cuộc đối thoại, dưới hình thức một cuộc tra vấn trước tòa án Do Thái
– Sự phán xét In actu exercito / trục xuất
– Thực là một tấn kịch. Cảnh tra vấn nầy là một đoạn rất trổi (về văn chương)
trong Yoan. Điều chính là tài mỉa mai của tác giả. Người mù ăn xin xưa, bây giờ
đứng trước những người sáng mắt, để bị quấy nhiễu đủ trò, cốt bắt nó phải chối
hẳn điều độc nhất mà nó biết chắc. Nhưng bị cáo là chính Chúa Yêsu – bị lên án In absentia. Còn người
Chúa Yêsu đã cho sáng mắt, biện hộ cho
sự sáng. Khi người ấy bị trục xuất, chính là Chúa Yêsu bị khước từ. Chính lúc đó tấn kịch xoay chiều. Bị cáo
là Chúa Yêsu thay vai đổi lốt, Ngài
chính là thẩm phán và Ngài tuyên án.
Câu 39: In judicium ego in hunc mundum
veni/ Chính để phán xét mà Ta đã đến trong thế gian.
Hình như mâu thuẫn với 3:17 5:22
8:15. Dáng vẻ mâu thuẫn đó vạch ra ý muốn Thiên Chúa trong việc sai Con
Người xuống : Để cứu chứ không phải để hủy diệt. Nhưng trong cái thế gian nầy “Hunc”
việc Chúa Kitô hiện diện không thể không kéo đến sự phán xét (3:18-21 hình ảnh
tình trạng của sự sáng và tối tăm làm ý tưởng nòng để hướng dẫn trình thuật
hiện tại.
Như thế, tất cả cuộc tra vấn của Biệt phái trên
trở nên khẩu cung buộc tội họ. Đó là có trạng chính miệng họ thú ra để Thẩm
phán Cánh chung lên án.
Ut qui non vident videant, et qui vident caeci
fiant/ Kẻ không thấy thì được thấy và kẻ thất được
lại hóa đui mù.
Đó là án của Sự sáng, là Chúa Yêsu ra cho thế gian hiện
tại.
Kiểu diễn tả có dựa trên nhiều đoạn Cựu Ước: Is
29:18 35:5 42:7
42:18 Tv 146:8. Thấy – Hóa mù :
Is 6:10 42:19. Đồng thời một phần dựa
trên phép lạ (nhưng chỉ một phần – người mù được thấy chứ kẻ sáng mắt không bị
hóa mù thực về thân xác).
* Ý nghĩa chính: Vạch ra ý nghĩa của phép lạ và
sự phán xét.
Đó cũng là ý nghĩa của sứ mệnh Chúa Yêsu.
Chúa Yêsu
– Đấng mặc khải đến trên trần gian – xuất hiện có tính cách một cuộc phán xét.
Phán xét đó, thực sự là một sự đảo lộn tình trạng nhân loại: Mù
thì Thấy, Thấy lại Mù. Mù/Tối tăm. Thấy/Sự sáng. Những cặp ý niệm đó đi
với nhau để chỉ sự khóa chặt, đóng chặt lòng mình đối với Thiên Chúa và ơn cứu
thoát Thiên Chúa ban.
Sáng mắt hay thấy nói đây có tính mỉa mai những kẻ
tưởng mình thấy (Coi ý niệm Công chính trong Nhất lãm, nơi những khúc tranh
luận : Ta đến để kêu gọi người tội lỗi, chứ không phải người công chính).
Phán xét – phải hơn – Phân tách.
Kẻ mù và người thấy được phân tách bởi việc Chúa Yêsu đến, không phải là những nhóm người nầy khác đã
xác định trước rồi, nhưng đó là lời chất vấn cho mỗi một người. Đứng trước sự
thật hằng có thì mọi người đều là mù, đều ở trong tối tăm. Đó là cái khả năng
độc nhất cho mọi người trước khi mặc khải đến (12:46). Tuy nhiên, đó chỉ là
trạng thái tạm thời. Với việc Sự sáng đến “Thấy
được” “Bị mù” mới có ý nghĩa quyết định. Ngay đó là phán xét, phân tách : Mù được thấy – nghĩa là những kẻ tin vào
sự sáng – việc thấy của họ không còn phải là tự hướng dẫn chính mình chiếu theo
cái tự đắc rằng, mình có thể thấy được, nhưng là được soi sáng do mặc khải. Hóa mù – không còn chỉ là đi phiêu bạt
trong tối tăm ( trạng thái có thể ra khỏi một khi biết mình đi lầm lạc) – nhưng
là mất cả cái khả năng để biết mình lầm lạc, để biết mình là tối tăm. Kẻ không tin bị lên án (3:18), án đó chính là ngoan cố
trong tự đắc rằng mình sáng mắt. Những kẻ mù nầy ngoan cố trong thong manh –
Bởi đó, peccatum vestrum manet.
Đó là cái nghịch nhiên của mặc khải. Mặc khải – để
có thể là ơn huệ - phải gợi nên nơi vấp phạm, phải trở thành phán xét. Để thành
ơn huệ, mạc khải phải vạch tội lỗi ra. Cự
tuyệt với sự xoi bói đó, và như thể bởi có ơn huệ, có mặc khải, mà tội hóa
thành hẳn là tội. (peccatum vestrum manet/ Tội các ngươi vẫn
còn lưu lại ).
Yn 10:1-21:
Ví dụ Người chăn chiên.
Những lời cuối đoạn 9 liên tục ngay với đoạn 10.
Ngay câu 10:1 đã đá động đến: “Trộm cướp”.
Như thế, hình như chủ đề phán xét được tiếp tục. Những kẻ chăn thuê lộ ra rồi
trong cử chỉ của Biệt phái (9:34 đuổi người mù). Trái lại, Chúa Yêsu đi tìm kiếm chiên lạc (9:35) và đem về ràn.
Tuy nhiên, ví dụ người chăn chiên đoan 10 khá phức
tạp. Không hẳn là ví dụ, cũng không hẳn là ngụ ngôn (tỉ dụ). Mang máng cả hai
hình thức – nghĩa là một diễn từ tượng trưng – Lời bóng bảy kề bên với những
lời tả cụ thể. Tư tưởng uyển chuyển, trong các tương phản, trong các hình ảnh
(người chăn chiên, cửa ràn chiên), rồi sự chết thục tội.
Do lai hình ảnh người chăn chiên :
Cựu Ước : Trước hết là Ez 34 (gần đến đỗi đụng
chạm đến cả từ ngữ nữa). Ez trước tiên là lên án các kẻ lãnh đạo bất xứng của Israel, chúng trộm cắp, giết chiên (Ez 34:3), bỏ mặc cho ác thú (Ez 34:8).
Yoan cũng lên án những kẻ giết chóc, phá phách đàn chiên (10:1-10), những kẻ
chăn thuê bỏ chiên chạy trốn (12t). Các hạng người đó giống nhau – những kẻ cầm
đầu giả dối – Đoạn 9 : Biệt phái trục xuất làm đàn chiên của Chúa tan hoang.
Ez 34 sau khi lên án hạng chăn chiên bất xứng,
chuyển qua lời hứa giải thoát đàn chiên. Yn 10 – hình ảnh phường trộm hay hạng
làm thuê đi trước – làm nổi bật dung mạo người chăn chiên tốt lành. Người chăn
chiên nầy gồm tóm nơi mình sứ mệnh của David và cả công việc của chính Thiên
Chúa nữa. Ezechiel nói rằng YHWH sẽ dẫn dắt đàn chiên, tìm chỗ cho chiên ăn,
dẫn về ràn lại những chiên lạc đường, cứu khỏi thú dữ, tra tay cứu thoát. Hết
các công việc đó, bây giờ được quy tụ tất cả vào dung mạo người chăn chiên tốt
lành là Chúa Yêsu. Nhưng sự thật đi xa
hơn hình bóng : Sự sống Chúa Yêsu ban lại là Vita
aeterna (10:28).
Chẳng những thế, người chăn chiên dũng cảm đây
liều mình đánh cùng sói rừng, thí mạng sống mình để cứu vớt đàn chiên. Nhờ khía
cạnh nầy, Yoan đã tuyên bố một cách trống trải về ý nghĩa Thương khó của Chúa Yêsu – như một sự hy sinh chính mình cách hoàn toàn
tự do vì nhân loại…
Yoan kết thúc tất cả những ám chỉ về ý nghĩa Thương
khó đã nói cách bóng bẩy trong các đoạn trước : Yn 7-8 đã cho thấy chết sẽ là
mút cùng của những tranh luận và xung đột với hàng lãnh đạo Israel. Nhưng trước
đó, (6:51) đã nói qua sự chết đó là do Chúa Yêsu muốn, mà hiệu quả là pro
mundi vita/vì sự sống thế gian. Yn
10:1-18 lấy lại các ám chỉ đó và diễn rộng ra, căn cứ vào hình ảnh người chăn
chiên dũng cảm. Sự sống đời đời đoạn 3 đã nói, đó là ân huệ Chúa Kitô ban. Yn 6
cho mường tượng thấy sự sống đó, Chúa Kitô ban bởi việc thí ban chính mình. Đây
là ý tưởng được cụ thể hóa hơn. Chúa Kitô thực sự đi đến cái chết trong việc
Ngài phải xung đột với hàng lãnh đạo Do Thái. Nhưng chính do cái chết đó, Ngài
lại ban ban sự sống cho kẻ khác. Cũng như thể người chăn chiên có thể cứu sống
đàn chiên, bằng việc nghinh đánh chó sói, cho dẫu phải liều mạng sống mình. Đó
là một phần trong việc giải quyết câu hỏi nêu ra tại câu 6:52.
Yoan giảng hòa với nhau thế nào hai chủ đề phán xét và
ban sự sống ? Việc ban sự sáng và sự sống bị khước từ. Việc khước từ đó được
thấy ngay trong việc người ta kéo đến trên đầu mình sự phán xét của Thiên Chúa,
những người chuộng tối tăm hơn sự sáng. Cũng chính trong việc đó,người ta mưu mô
làm sao Chúa Yêsu phải chết – cái chết nhờ đó Chúa Yêsu ban sự sống cho thế
gian.
Tư tưởng xê dịch một chút.Yoan cho thấy chính cái chết
của Chúa Yêsu cũng lại là phán xét trên những kẻ mưu mô giết Ngài bởi họ từ
khước sự sáng – Cũng một thể như cái chết anh hùng của người chăn chiên tốt
lành, cáo tội phường trộm cướp hung dữ, hay hạng chăn thuê nhát đảm bỏ trốn.
Nhờ những ý tưởng đan kết nhau như thế, Yoan dọn đến lời tuyên ngôn, dọi một
tia sáng trên giai đoạn quyết liệt của
Thánh sử : Nunc judicium est mundi/ Bây giờ là giờ
phán xét thế gian (12:31). Sự chết của Chúa Yêsu là phán xét
thế gian, một trật cũng là điều kiện thiết yếu trong kế đồ Thiên Chúa. Nhờ đó,
sự sống mới trào lên từ hạt giống chon dưới lòng đất (12:24).
Ví dụ nầy cũng đụng chạm nhiều với truyền thống Phúc
âm tiên khởi:
- Ví dụ
chiên lạc (Mt 18:12-14 Lc 15:4-7)
- Lời
toát yếu theo kiểu tỉ dụ Lc 12:32
- Ví dụ
về phán xét tận thế Mt 25:31-46.
- Những
logia có ám chỉ đến Ez 34:5 Zach 13:7 Mt 9:36 Mc 6:34 Mt 25:31 Mc 14:27 Yn
16:32.
Đằng khác, Yoan cũng vẫn căn cứ cách diễn tả ví dụ
trên mẫu đã có trong Nhất lãm (Diễn ví dụ - người nghe không hiểu – cắt nghĩa
sự không hiểu đó bằng chứng tiên tri – giải thích ví dụ):
- 10:1-5:
Trình bày ví dụ (phải hơn nói là ví dụ ràn chiên)
- 10:6 Người
nghe không hiểu – không hiểu vì họ thuộc những người nói trong Yn 9:39-41 – tức
là những câu dựa trên Kinh Thánh Tl 29:3 Yr 5:21 Ez 12:2, những câu luôn luôn
liên lạc với Is 6:9tt mà Yoan sẽ trưng đầy đủ trong 12:39-41.
- Cắt nghĩa
ví dụ tìm thấy trong 10:7tt.
+
10:7 dẫn vào giải thích ví dụ. Giải thích thứ nhất Ego sum ostium/ Ta là cửa, nhưng đã được chuyển theo hướng
của Yoan (công thức Ego Eimi - công thức mặc khải)
+
10:8 cắt nghĩa trộm cướp là ai.
+
10:9 lại một công thức mặc khải chiếu theo hướng của Yoan. Công thức tiên khởi
hình như không liên lạc với ví dụ -Và cửa : Chỗ ngang qua để vào sự sống.
+
10:11 Tiếp tục cắt nghĩa ví dụ. Pastor bonus /Người
chăn chiên lành. Bonus dùng cho hợp với ví dụ, nhưng
nghĩa ở đây phải hiểu như tiếng Yoan thường dùng : Verus (alêthinos).
+
10:14 Còn áp dụng ví dụ.
+
10:16 Kết thúc giải thích và áp dụng.
Trong cách dùng khuôn khổ của một đơn vị văn chương
như ví dụ, Yoan đã hướng theo đặc tính của mình : Dung hòa kiểu ví dụ với kiểu
văn mặc khải. Chúa Yêsu mặc khải chính mình trong ví dụ, trong tượng trưng bí
nhiệm, rồi đồng nhất chính mình với các tượng trưng đó : Ví dụ Basileia
đã được thu lại nơi một người – Chúa Yêsu autobasileia.
Yn 10:22-39. Ngày lễ cung
hiến Đền thờ.
Trong mạch lạc, ta thấy y như một phụ chương.
Đứng trước lời Do Thái đòi Chúa Yêsu nói rõ chủ trương
của mình, Chúa Yêsu nói :
- Họ hãy
suy xét đến các công việc của Ngài.
- Cắt nghĩa
cho những người thắc mắc đó : Họ không thể tin được vì họ không phải những
chiên của Ngài. Đức tin không phải căn cứ vào sự quyết định của người ta, nhưng
tiên vàn mọi sự là do sự lựa chọn của Thiên Chúa. Những kẻ được chọn làm chiên
Chúa Yêsu thì được hoàn toàn chắc chắn thuộc về Chúa Yêsu – tức là thuộc về Cha,
vì Cha và Chúa Yêsu là một.
Chủ trương như vậy lại gây một cuộc đả kích khác.
Người Do Thái quả quyết như thế, Chúa Yêsu xưng mình là Thiên Chúa. Chúa Yêsu
đáp lại bằng một xuất xứ Cựu Ước, trong đó nói đến những người được lời Thiên
Chúa chiếu cố đến, và như vậy được gọi là thần thiêng. Vậy thì, sao Lời nhập
thể của Thiên Chúa, lại không được gọi như thế. Chứng minh bạch cho các chủ
trương của Chúa Yêsu là ở nơi các công việc của Ngài. Nếu các việc đó là việc
của Thiên Chúa, thì lời quả quyết Thiên Chúa ở nơi Chúa Yêsu, và Chúa Yêsu ở
trong Thiên Chúa là một điều nhận được.
Như vậy, chủ đề trong đoạn nầy tương tự với chủ đề các
đoạn 7-8 : Những chủ trương của Chúa Yêsu – Ngài có phải là Mêsia không. Nhưng,
tiếng Mêsia không đặt nơi miệng Chúa Yêsu, câu trả lời của Chúa Yêsu giải thích
tư cách Mêsia siêu việt :
-
10:30 Ego et Pater unum suus./ Ta và Cha là một
-
10:38 Pater in me est, et ego in Patre / Cha ở
trong Ta và Ta ở trong Cha
-
10:36 Filius Dei sum / Ta là Con Thiên Chúa.
Một điều đáng để ý là các kiểu trình bày đó vừa thuộc
về truyền thống Do Thái, vừa lại hợp phần nào với thế giới bên ngoài Do Thái.
Câu hỏi phát từ diễn từ trước. Ez : Người chăn chiên là David (Mêsia), bởi đó
Do Thái chụp lấy : Ông có phải là Mêsia hay không? Chúa Yêsu trả lời cũng rõ -
nhưng vạch ra Mêsia phải hiểu như thế nào – Con làm một với Cha, Đấng ban sự sống đời
đời.
*Liên lạc với Nhất lãm.
Khúc nầy có liên lạc với bí mật Mêsia trong Marcô. Xét chung, kiểu trình bày đạo lý của
Yoan, các tác giả nhận Yoan không giữ đạo lý về bí mật Mêsia như Marcô. Suốt cả công vụ, Yoan luôn luôn cắm chặng
bằng những lời tuyên ngôn siêu việt. Nhưng giờ đây, Do Thái mới hỏi trắng ra.
Trước kia, trước những tuyên ngôn của Chúa Yêsu, họ vẫn do dự. Ở đây, Yoan mới
trình bày trống trải và minh bạch về chủ trương của Chúa Yêsu – Chóp đỉnh về
mặc khải của Chúa Yêsu. Tuy từ trước đến bây giờ, Yoan đã nói nhiều đến liên
lạc Cha và Con, nhưng thực sự kiểu nói minh bạch, gọn gàng như 10: 30 38 thì chưa có. Câu trả lời ở đây có tính
cách kết thúc. Cách công khai – Từ nay, Chúa Yêsu không nói gì như thế nữa. Như
thế, Yoan cũng giữ một phần nào và có ý thức về sự tiệm tiến của mặc khải.
*Hai điểm trả lời của Yoan :
- Phép lạ :
Nhất lãm cho thấy Chúa Yêsu nhất định từ chối yêu sách phép lạ bởi trời (Mc
8:11-13…//), nhưng cũng cho thấy là những việc Chúa Yêsu làm rất đầy ý nghĩa
cho kẻ nào có mắt mà xem (Mc 4:41
8:17-21 Mt 11:4-6 12:28).
-Về kẻ tin
: Nhất lãm cũng nhận có hai hạng người nghe Chúa Yêsu và việc phân tách không
phải do người ta, nhưng ý định của Thiên Chúa. (Mc4:11t Mt11:25tt 16:17)
Những lời đối thoại cuối cùng giữa Do Thái và Chúa
Yêsu, ở đây bắt phải nghĩ đến vụ xử Chúa Yêsu trước tòa Đại tư tế (Yn 10:23 gần
giống Lc 22:67, Mc 14:61-64, các việc cũng tương tự Yn 10:23tt). Hỏi rõ rằng
Mêsia hay không – Chúa Yêsu trả lời Con Người ở bên hữu Thiên Chúa. Do thái la
lên phạm thượng đáng chết. Sau đó là án xử tử Chúa Yêsu. Yn 10:23 cũng tuần tự
như thế, nhưng hợp với đạo lý hoàn bị hơn (Ego et Pater unum suus), hợp với
hoàn cảnh tranh luận (chực ném đá).
Bởi đó, ta hiểu làm sao Yoan rút ngắn hết sức vụ kiện
Chúa Yêsu trước tòa án Do Thái. Cả sứ vụ của Chúa Yêsu là một vụ kiện. Yn
10:23tt, Do Thái đã nhận ra chủ trương của Chúa Yêsu. Và một ít nữa (sau phép
lạ Lazarô sống lại) họ quyết định lên án Ngài.
Câu 22: Encaenia : Tái hiến Đền thờ.
Lễ lập ra thời Macabe
(năm -165/4) sau khi Antiokhô Epiphanê
làm uế tạp. Cách tổ chức lễ cũng tương tự lễ Nhà tạm.
Câu 29: Pater meus quod dedit mihi majus est omnibus /
Cha, Đấng ban chúng cho Ta, thì lớn lao hơn tất cả mọi sự.
Văn bản gay go. Có năm thứ. Nhưng có lẽ phải nhận : Pater meus qui (quod) dedit mihi, majus est
omnibus.
Câu 30: Tuyên ngôn chủ chốt – Có tính cách siêu việt
hơn cả.
Đạo lý trước tiên dựa trên lòng tin rằng Việc và Lời
Chúa Yêsu đích thực là Việc và Lời Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa ra mắt cùng
loài người trong Con của Ngài đã làm người. Sự duy nhất thường được diễn theo
từ ngữ của một sự hiệp nhất luân lý : Chúa Yêsu được Thiên Chúa sai đến, hành
động một cách vâng phục trọn hảo đối với ý định Thiên Chúa, đến đỗi điều Ngài
làm là mặc khải hoàn bị về thánh ý Thiên Chúa.
Từ ngữ ở đây đụng chạm với kiểu nói siêu hình hơn cả - như trong Lời tựa – Tuy thế,vẫn
không hẳn là siêu hình vì mạch lạc. Câu 10:17 : Duy nhất giữa Cha và Con - nhấn
đến là duy nhất trong Mến và Vâng phục trong nhiệm vụ cứu chuộc – cho mường
tượng thấy mầu nhiệm bên trong là liên lạc giữa Cha và Con. Cốt yếu là đoan
chắc cho kẻ thuộc về Chúa Yêsu rằng mình được bảo đảm, được chắc chắn vững tâm,
về cứu cánh “nhắc bổng vào mầu nhiệm Thiên Chúa.
Câu 34: Ego dixi: dii essis / Ta bảo: Các ngươi là thần. Lấy từ Tv 82:6.
Nghĩa tiên khởi của Thánh vịnh có nhiều uẩn khúc.
Nghĩa áp dụng trong Yoan giả thiết một kiểu hiểu đương thời Tân Ước. Người ta
hiểu những lời đây về Israel khi chịu lấy Lề luật trên núi Sinai (abodah Zarad, 5a, R.Jose -150). Khi
Israel đã chịu lấy Lề Luật, thần chết không có quyền trên họ - như đã viết
Tv82:6.
Thời sau, còn nhiều lời rõ hơn nữa. Chịu lấy Lề luật
làm người ta thành Elohim. Tuy nhiên, điều điều chủ chốt và quyết định vẫn là
Lề luật. Thế rồi các rabbi nói : Chính bởi tội Israel (thờ Bò vàng) mà lời hứa
(bất tử như Elohim) đã bị rút lại (Tv82:7).
Câu 35: Ad quos sermo Dei factus es / Kẻ có lời Thiên Chúa xãy đến cho.
Thường cắt nghĩa về các tiên tri. Có khi không nhầm.
Nếu lý luận là ad hominem – như các
rabbi đã cắt nghĩa – thì phải hiểu là Israel.
Et non potest solvi Scriptura / Vả lại không thể hủy bỏ lời Kinh Thánh.
Nguyên tắc mà Do Thái và Hội Thánh đều nhận. Có thể
lời nầy bác quan điểm rabbi nói trên : Lời hứa đã bị bãi bởi tội thờ Bò vàng.
Ý của lý luận: Do Thái không thể trốn tránh kết luận
do Sách Thánh họ nhận.
Câu 36: Quem Pater sanctificavit (17:17 19)/ Đã được Cha
tác thánh.
Nghĩa chính : Tách riêng ra vì một mục đích nào Thiên
Chúa đã nhắm. Tiếng chú trọng ở đây : Chúa Yêsu là Đấng Thiên Chúa đã chỉ định
để thực hiện trên trần gian ý định tối hậu của Thiên Chúa Cha. Cả sứ mệnh của
Chúa Yêsu là việc Thánh hóa đó – tất
nhiên , sự chết là chóp đỉnh.
Tiếng sanctificare có lẽ nhân độc bản Lễ
Cung Hiến (Ds 7:1tt) mà được dùng đến (Môsê thánh
hóa các đồ thờ…Thiên Chúa thánh hóa Chúa Yêsu để sung vào một sứ mạng).
Et misit in mundum; vos dicitis…qui dixi : Filius Dei
sum. / và sai đến trong thế gian, các ngươi lại
bảo…Ta đã nói ; Ta là Con Thiên Chúa.
Lý luận ad
hominem. Nhưng phải để ý – Nền tảng của lý luận không phải là nhận thần
tính của nhân loại được mệnh danh là Dii, nhưng là xác tín về quyên năng
tạo thành, tối thượng của Lời Thiên Chúa. Lời ngỏ ra cùng tạo vật thì nhắc tạo
vật lên quá hơn mình ngàn trùng. Nơi Chúa Yêsu, Lời đó đích thân có mặt. Như
thế, Ngài có quyền hơn biết mấy để được gọi là Thần – Thiên Chúa.
Câu 37: Yoan ám chỉ đến đạo lý Lời tựa.
Sau đó, Yoan liền trở lại căn bản lịch sử cho đức tin
Hội Thánh trước khi hội ra hoàn toàn đầy đủ Thần tính của Chúa Yêsu : Công việc
của Chúa Yêsu. Nếu công việc không phù hợp với chủ trương thì Chúa Yêsu lại nên
giống Do Thái (8:39t : Việc của Abraham và dòng giống ông).
Câu 38: Operibus credite / Tin
vào công việc.
14:11 Nhận biết các việc của Chúa Yêsu là chính việc
của Thiên Chúa, hàm ẩn Chúa Yêsu là Đấng Thiên Chúa sai đến, là nơi Thiên Chúa
mặc khải mình ra.
Ut cognoscatis et cretavis /
Để biết và cầm chắc.
Văn bản có khác nhau giữa thủ bản:
1 - Như vulgate có Sinaiticus, Omega.
2 - Chỉ có cognoscatis : D (it) sin
3 - Ut noveritis et cognoscatis : P (45)
BWO
Theo (3) thì noveritis (Hy lạp subjonctif aoriste) có nghĩa Nhận ra – chỉ việc xãy ra
một lần – còn cognoscatis ( subjonctif
present) chỉ trạng thái được biết cứ tiếp tục và tiến thêm mãi. Như thế,
điều được biết quia Pater in me est, et ego in Pater/ Cha
ở trong Ta và Ta ở trong Cha, không phải tự ngoài rơi vào hồn
tín hữu một lúc mà xong, như một định lý toán học. Đó là một chóp đỉnh đời sống
tiến đến mãi không bao giờ đạt cho cùng. Cuối cùng, Đức tin đó là kinh nghiệm
nơi chính mình hiệu lực của Lời toàn năng của Chúa Yêsu. Biết Cha và Con ở
trong nhau là hoa quả của đức tin vào việc của Chúa Yêsu, và biết như thế đòi
phải được ở trong Cha và Con nữa (17:21).
Yoan 11: LAZARÔ SỐNG LẠI.
Câu 11:1-44
Hành văn : Một trình thuật liên tiếp từ đầu chí cuối. Trình
thuật dài nhất trong Yoan, trừ ra trình thuật Thương Khó.
Khởi sự với Erat autem quidam languens / Có một người ốm liệt
Kết với lệnh Chúa Yêsu Solvite eum et sinite abire/ Hãy cổi ra cho ông ấy đi.
Còn trong chính truyện thì tả việc Lazarô đã chết và
chôn trong mồ. Trình thuật đi sâu vào nhiều chi tiết Yoan thường không có,
nhưng bây giờ đọc kỹ trình thuật, đoạn 1-44 gồm phần lớn là diễn từ, trình bày
dưới hình thức đối thoại. Trong đó, có lắm nhân vật xuất hiện (Chúa Yêsu, môn
đồ, Tôma, Martha, Maria, những người Do Thái chứng kiến và bàn tán sự xãy ra).
Đối thoại sống động chạy suốt cả trình thuật.
Những lời quan trọng là: 4 7-16
21-27 đề cập đến những chủ đề đạo lý quan trọng. Như thế, 1-44 cũng theo
hình thức hành văn chung chung của Yoan, có điều, kiểu của đoạn nầy có thay đổi
hơn. Dấu lạ/ Diễn từ được đan kết chặt chẽ với nhau. Nên so với:
- 9:1-17 Ý
đề chính được vạch ra trong một đối thoại nho nhỏ giữa Chúa Yêsu và môn đồ,
chêm vào chính trình thuật.
- Yn 7-8
Trình thuật trở nên phụ tùng, điều chính là đối thoại (Trình thuật nhờ chen
giữa đối thoại mà mặc lấy tính cách một sêmeĩon).
Đây, đối thoại và trình thuật dính liền chặt chẽ làm
một. Không tách trình thuật thành một mảng riêng ra khỏi đối thoại được. Không
có truyện Lazarô sống lại riêng ra khỏi đối thoại giữa Chúa Yêsu với các môn đồ
và Martha. Đối thoại ngược lại, vừa làm tiến trình thuật, vừa vạch ra ý nghĩa
của trình thuật.
* Phân tích chủ đề.
Trong hai chủ đề liên kết Sự sống- Sự sáng thì Yn
9-10, sự sáng là chủ đề chính. Tuy thế, ý tưởng không rời khỏi sự sống, nên ví
dụ người chăn chiên đã chuyển sang sự sống rồi. Yn 11, tất cả quay qua sự sống.
Tuy nhiên, muốn hiểu ý, ta phải quay về Yn 5: 19-47 – một diễn từ có tính tuyên
ngôn đạo lý:
Việc của Cha trong Con cốt là vivificatio và judicium
(zôopoiêsis – krísis). Công việc làm sống đó trình bày theo hai bình
diện:
-
Nghe và tin lời Chúa Kitô là được sự sống đời đời. Như thế đã là chuyển từ sự
chết sang sự sống. Theo nghĩa đó thì hora est et nunc est/
bây giờ là giờ khi người chết nghe lời Ngài mà ra khỏi mồ
(5:24t)
-
Nhưng có một thời sẽ đến (hora venit) mà mọi kẻ ở trong mồ sẽ
nghe lời Ngài mà đi ra khỏi mồ (5:28t)
Nên biết, 6:54 cũng phớt trên hai bình diện như thế.
Yn11 đảo ngược thứ tự nhưng cũng thấy được hai bình
diện đó. Yn 11:25-26 nói rõ điều đó. Chung chung, những đoạn Yoan vừa nói có
những đặc điểm nầy:
- Quả
quyết sự sống đời đời hiện bây giờ có thể hưởng thụ bởi những ai ứng đáp lai
lời mời của Chúa Yêsu.
-
Quyền năng đã bảo đảm sự sống đời đời trong sinh thời của họ, sẽ làm cho họ
phục hồi vào sự sống mới từ cõi chết ngày sau hết. Nhưng ý tưởng chủ chốt –
Chúa Yêsu là vivificans (zôopoiôn) trên cả hai bình diện.
Câu 11:23-26 vạch ra ý tưởng đó để đối chiếu với tin
tưởng chung của Do Thái, đại diện nơi Martha. Martha ở đây giữ vai trò người
đối thoại hiểu lầm, hay không hiểu, để bắc cầu cho một giải thích kỹ hơn. Ơn
ban sự sống đời đời dù hiện tại hay trong việc phục sinh sau khi chết trong
ngày tận thế, cốt thiết tại điều nầy : Sự sống là ân huệ Chúa Kitô ban, mà ân
huệ Ngài ban lại là chính mình Ngài (6:51).
- Ego
sum resurrection : Qui credit…etiam si mortus…et vivet.
Phục sinh, chính là Ta: Ai tin vào Ta, dẫu chết cũng sẽ
sống (nhiều bản bỏ sự sống)
- Ego
sum vita : Qui vivit et credit…non morietur
Sự sống chính là Ta : Mọi kẻ sống cùng tin vào Ta, sẽ
không phải chết bao giờ.
Nhưng thứ tự ở đây đảo ngược, nhấn vào anastasis.
Lazarô sống lại – điển hình cho đạo lý nói trong 5:28
– nhưng 5:28t sống lại vĩnh viễn, đây sống lại tạm thôi. Vì thế, có điển hình
cho 5:28 đi nữa, cũng vẫn còn trong giới tượng trưng. Ý nghĩa sau tượng trưng
mới thực hiện đạo lý. Như thế, Yoan chuyển biến cố tận thế đến sinh thời Chúa
Yêsu và làm thành sêmeĩon cho công việc zôopoiêsis mà sứ vụ Chúa Yêsu thực
hiện. Một trật, những đặc tính của Sống lại tận thế (tuyệt đối, chung kết) cũng
là đặc tính của công việc zôopoiêsis của Chúa Kitô.
Việc Lazarô sống lại tiếp tục diễn ra chủ đề Chúa Yêsu
: Sự sống, ban sự sống, nhưng thêm một điểm: Ơn đó là sự toàn thắng trên sự
chết – trên sự vốn là hư hoại chi phối cả vũ trụ nhân loại. Sự chắc thực lướt
được sự chết đó dựa trên một nố, một sự kiện lịch sử. Trong đó, thực sự đã có
sự phục sinh : Chúa Yêsu đã thắng sự chết bởi đã chết. Việc Lazarô sống lại –
vì là một sêmeĩon cho phục sinh – cũng diễn ra một cách tượng trưng. Đó
là tác dụng của đối thoại.
Câu 11:7-16 một đàng ám chỉ đến nguy hiểm 8:59 10:31-33, đàng khác nhắc lại ý nghĩa Yuđê
trong Yn 7:4 4:44 – chỗ mặc khải cũng là
chỗ địch thù hãm hại chực giết. Phải hiểu 11:4-10 theo ý hướng đó.
Như thế, truyện Lazarô sống lại cũng là truyện Chúa
Yêsu đi gặp cái chết để thắng sự chết. Thắng sự chết cho người mà Chúa Yêsu yêu
mến, bằng chính mình phải đương đầu với cái chết. Ý tưởng trở lại ví dụ người
chăn chiên 10:10t
Sau khi vạch ra ý nghĩa thần học của phép
lạ/sêmeĩon, thì vạch ra trình tự lịch sử. Thực sự, cách khách quan, sự
chết của Chúa Yêsu đã do những người nào thực hiện – Đó là tác dụng của
11:47-53. Còn các câu 11:45-46 có mục đích liên kết phiên hội nghị với trình
thuật Lazarô sống lại. Mục đích của trình thuật về phiên họp là Chúa Yêsu chính
thức bị Quyền chức Do Thái bỏ thăm lên án chết. Tuy nhiên, điều lạ là ý nghĩa
thần học của sự chết được diễn ra ngay trong lời tuyên án của Kaipha một cách
ngụ ý, ngoài ý tưởng của đương sự - và lời tiên tri vô ý thức đó – trở lại với
ý tưởng của ví dụ người chăn chiên 10:11-16.
Tóm lại, Yn11 – chủ đề chính – là sự sống lại, diễn ra
trong đối thoại giữa Chúa Yêsu và Martha, trong trình thuật đầy ý nghĩa về
Lazarô sống lại. Còn liên kết Thánh sử với biến cố, sứ mệnh cứu chuộc của Chúa
Yêsu với sêmeĩon được diễn ra nhờ đối thoại giữa Chúa Yêsu và môn đồ.
Như thế, chủ đề không chỉ là sống lại, mà là sống lại bởi năng lực cái chết
thục tội, sự tế hiến mình của Chúa Yêsu. Chúa Yêsu tỏ mình ra như ANASTASIS-ZOÊ bởi sự hy sinh chính mình
Ngài.
* Chú giải.
Câu 4: Phải so với 11:40. Những kẻ tin nhìn thấy
được Doxa của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, Doxa của Thiên Chúa liên kết với glorificari
của Con Thiên Chúa. Bệnh tình của Lazarô kết thúc trong doxa của Thiên Chúa cũng
như glorificari
của Con Thiên Chúa. Sự duy nhất giữa Cha và Con được tả bằng những ý niệm Định chức (fonctionnel), doxa ở đây,
Agapê ở 17:24.
Glorificari Con ở đâu ?
Không chỉ ở nơi việc thi thố một quyền năng siêu phàm
(quan niệm minh giáo) nhưng ở nơi liên lạc mật thiết với exaltation, glorification
của Giờ của Chúa Yêsu. Muốn bày tỏ điều đó, Yoan đặt sêmeĩon cuối cùng sát
bên, và hơn nữa, như nguyên nhân cho biến cố Thương khó. Phép lạ không hẳn là
một việc chứng tỏ tình nghĩa với một người bạn, nhưng cốt là để tỏ ra rằng,
Chúa Yêsu đi về với Cha mà đã nên Đấng ban phát ơn sống lại và sự sống.
Các sêmeĩa trong sinh thời Chúa Yêsu cho
thấy Chúa Yêsu là Đấng sẽ bặn sống bởi sức của Thần Khí Thiên Chúa. Khi Ngài về
cùng Cha, việc ban phát sự sống được thực
hiện. Điều đó tất nhiên còn rõ hơn trong Sêmeĩa cuối cùng. Như
thế, các sêmeĩa thấy được là điều hướng về biến cố Giờ của Chúa Yêsu. Sự
chết thập giá là sự tôn vinh Cha, thì các sêmeĩa – những việc hoàn thành trong
sự tuyệt đối vâng phục Cha – cũng làm sáng danh Cha. Một trật, cũng làm sáng
danh Chúa Yêsu, bởi trong đó. Sự duy nhất của Cha và Con được tỏ bày ra.
Câu 6: Tại sao ở lại hai ngày nữa ?
-
Không lẽ chờ cho Lazarô chết hẳn để phép lạ vinh hiển hơn ? vì 11:39
Quatriduanus, Lazarô đã chết khi người ta đem tin về bệnh tình của ông.
- Có
thể Chúa Yêsu chờ để Lazarô chết đúng 4 ngày (theo quan niệm phổ thông Do Thái,
khi đó mới tận tuyệt sự sống nơi xác chết).
-
Nhưng Yoan muốn nhấn vào việc Chúa Yêsu đi Yêrusalem, như thế, đi đến cái chết
một cách hoàn toàn tự do, chứ không phải vì tình nghĩa mà rủi lâm nạn. Điều đó
thấy rõ trong 7-16.
Câu 7: Eamus in Judaeam / Nào
chúng ta qua Yuđê lại.
Không nói đến cùng Lazarô. Nhấn vào đi đến nơi đầy
nguy hiểm.
Câu 8: Nhắc lại Ném đá. Nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 9-10: Sứ vụ của Chúa Yêsu có thời hạn.
Bao lâu còn thời đó, Ngài thi hành ý định Thiên Chúa
bất chấp hậu quả ra sao. Đó là trả lời cho câu 8. Nhưng tiếng dùng lại nhắm xa
hơn : Giờ của Chúa Yêsu, sứ vụ của ánh sáng.
Câu 16: Câu nói của Tôma có nhiều khía cạnh.
Bình thường – Sự can đảm và tận tình với Thầy.
Yoan – mỉa mai – Thái độ chứng tỏ chưa hiểu gì về sự
chết của Chúa Yêsu. Sự chết đó không có ai thông chia được. Đằng khác, lại ám
chỉ đến tư cách Kitô hữu như nói đến trong Mc 8:34.
Đây, Tôma vô tình nói ra sự thật. Hành trình đi Yuđê
kết thúc nơi sự chết của Chúa Yêsu.
Câu 17-19: Tả hoàn cảnh việc sẽ xãy ra.
Lazarô chết đã 4 ngày – quan niệm bình dân Do Thái,
trong vòng ba ngày đầu, hồn còn lẫn vẫn chung quanh xác, ngày thứ tư trở đi, vô
phương hồi dương.
Người Do Thái viếng thăm tang gia vì Yêrusalem rất gần
(15 dặm = 3 cây số)
Câu 20: Tính tình chị em giống như trong Lc 10:39t.
Martha nhanh nhẩu, Maria điềm tỉnh hơn.
Câu 21-22: Martha
– tuy không trách Chúa Yêsu tới quá trễ - hình như ám chỉ đến sự tiếc nuối
“Phải chi thầy có măt…”
Câu 22 tiếng dễ hiểu, nhưng chính trong mạch lạc mà
thành khó hiểu: Martha ngấm ngầm xin Chúa Yêsu cho Lazarô sống lại. Nhưng như
thế không liền được với các câu 24 39 và
chung chung trong cả trình thuật : Không ai nghĩ đến việc Chúa Yêsu làm cho
Lazarô sống lại. Vậy câu 22 có thể hiểu chung
một sự tuyên tín về Chúa Yêsu, Đấng làm phép lạ chung, hơn là đem rõ rệt
về phép lạ làm cho sống lại.
Câu 23: Xác định trước điều sẽ xãy ra.
Quay mắt về một chân lý xa hơn như trong các câu sau
bàn đến. Trong bố cục truyện, lời nầy khai mào cho đạo lý Kitô luận: Chúa Yêsu –
Anastasis /Thẩm phán công minh.
Câu 24: Hình như Martha coi lời Chúa Yêsu như một lời an ủi.
Chết không phải là hết, sẽ có ngày sống lại, chị em sẽ
gặp nhau. Martha đáp lại mình tin sẽ có ngày sống lại thực, nhưng nổi ưu phiền
hiện tại vẫn y nguyên.
Sống lại ngày tận thế - một tín điều của Biệt phái (Cv 23:8 Josephus: Bell II 163, Sanhedrin
10:1 (Bonsirven 500), Shemone esre 2 (Bonsirven 3). Đức tin đó không phải
Yoan muốn bác, nhưng muốn xác định: Việc sống lại không phải là một sự tất
nhiên ở ngoài chính mình Chúa Kitô. Chính Chúa Yêsu là sự sống lại. Người có
mặt ở đâu thì biến cố Cánh chung được thụ hưởng trước thời.
Câu 25-26: Đã cắt nghĩa trên.
Nên để ý đến vấn đề văn bản câu 25. Chung chung, các
thủ bản : Ego sum resurrection et vita, nhưng P 45 a sin(Cypr. Orig.): Ego sum resurrection – rất có thể
nhận được vì các tiếng et vita thêm cũng dễ.
Câu 27: Lời tuyên tín của Martha. Gồm 3 khoản.
Bình luận về sự tiệm tiến đức tin trong Hội Thánh, ta
phải nói lời đó nơi Martha là quá sớm. Hình
thức tuyên tín phải hơn là một công thức cựu trào của Hội Thánh sơ khởi.
Nhất là Credidi/Tôi tin (perfectum
trong Hy Lạp): ở trong trạng thái tín hữu.
Câu 28: Có một chút khó khăn về lý do và văn bản.
Vulgata dịch silentio là dị bản của D it sin. Các thủ bản khác :
Furtim /lén (rỉ thầm)
Tại sao? Không thể biết. Vả lai trong truyện Chúa Yêsu
đã gọi Maria đâu. Có lẽ cùng với Chúa Yêsu vẫn ở ngoài là, Yoan lấy lại những
đặc điểm về Chúa Yêsu dè dặt về phép lạ như thấy trong Marcô.
Câu 32: Cử chỉ Maria khác Martha, nhưng cũng là một
lời nói.
Cũng phải cắt nghĩa như trên, hai chị em cũng một lòng
tin tưởng Chúa Yêsu, tuy khiếm khuyết, nhưng cũng khác thái độ các người Do
Thái (câu 37).
Câu 33: infremuit spiritu…/
Bực dọc tâm thần…
Rất khó giải cắt nghĩa, không vạch ra ý nghĩa và nhất
là lý do một cách dứt khoát. Nhưng có điều chắc là Vulgata dịch infremuit thì tiếng Hy lạp là embrimãsthai
: Chắc chắn có nghĩa tức giận, nổi giận, cáu tiết lên. Một điều chắc nữa là tâm
tình đó của Chúa Yêsu phát ra nhân dịp thấy sự ưu phiền của Maria và các người
Do Thái.
Ý nghĩa của tâm tình đó trong mạch lạc và lý do tại
sao:
-
Chúa Yêsu phát cáu lên bởi thấy cái ưu sầu, nước mắt cá sấu của người Do Thái
ngược với Maria. Phải nói lý do nầy nên
loại hẳn.
-
Nhiều người dựa theo bí mật Mesia nên
cắt nghĩa Chúa Yesu bực bội bởi buộc mình làm phép lạ cách công khai, chiếu
theo Mc 2:43.
-
Phải đặt liền với câu 38 – Có nhiều tác giả và tôi (Nguyễn Thế Thuấn) cho là đúng với ý nghĩa Yoan hơn – Họ
vẫn là những người có mắt mà không thấy. Trước sự hiện diện của Chúa Yêsu mà họ
vẫn hoàn toàn thất vọng trước sự chết. Giữa tình trạng tuyệt vọng, Thiên Chúa
can thiệp.
Yoan 12:1-36.
Gồm hai trình thuật : 12: 1-8 : Xức dầu tại Bêthania.
12:12-15
Vào Yêrusalem.
Một diễn từ, có phần đối thoại, bàn đến ý nghĩa của Thương
khó gần đến.
Tuy nhiên, chiếu theo 5:1 6:4, ta phải kéo 11:55-57 vào khúc nầy, mà
coi như lời nhập đề cho cả đoạn. Còn 12:36 là kết luận.
Yoan 12:37-50.
Lời kết cho cả phần thứ nhất của Yoan. Từ 1-12.
Cũng như các đoạn khác ý nghĩa của cả đoạn phải tìm ở
diễn từ. Diễn từ đây có một chủ đề đơn giản: Chết và Sống lại:
- 12:
24 Hạt giống thối đi nhưng lại làm dậy cả mùa màng.
- 25 Nguyên tắc có chết mới sống.
- 26tt Chúa Kitô tế hiến mình
- 31tt Sự chết của người là sự phán xét
thế gian mà cũng là Exaltatio.
Chẳng những đã vạch ý nghĩa chính trong diễn từ, Yoan
luôn luôn có ghi lại chỗ nầy chỗ khác ít nét nhẹ để kéo ý tưởng độc giả nữa.
Thí dụ :
-
11:57 Lệnh bắt Chúa Yêsu bất cứ gặp ở đâu.
-
12:1 Bêthania, nơi Chúa Yêsu cứu sống
Lazarô, nhưng liều sự sống.
-
12:2 9:11 17-18 những ý tưởng về Lazarô, ý nghĩa của
Lazarô sống lại : Sự sống bởi sự chết.
12:1-11: Trình thuật I. -
Việc xức dầu tại Bêthania.
(Bình luận và chú giải, chúng ta nên dành cho việc
bình luận Nhất lãm) Nên để ý, trình thuật của Yoan tương tự Marcô (cả tiếng
nữa) và trình thuật của Luca về người phụ nữ tội lỗi (7:36-39).
Ý nghĩa của Yoan : Cốt thiết ở câu khó khăn 12:7 (ý
chính vẫn rõ : Đặt liên lạc sự xãy ra với việc chôn cất Chúa Yêsu, dọn tư tưởng đến lời nói về hạt
giống chon dưới lòng đất 12:24. Như thế, trình thuật nầy vạch việc xứ dầu ra
như sêmeĩon
cho việc tống táng Chúa Yêsu. 11:53 Chúa Yêsu bị lên án chết – đây – Ngài sẽ bị
tống táng nữa.
12:12-19 : Trình thuật II - Vào thành Yêrusalem.
(Chú giải hẳn dành lại để bàn với Nhất lãm).
Trình thuật tuy ngắn hơn Nhất lãm nhưng cốt yếu cũng
như Nhất lãm. Để ý Yoan dùng tiếng Basileus (rex/
vua) như Luca và trưng Zach 9:9 (như Mt). Đối với Yoan, chủ đề Chúa Yêsu : Vua có
tính cách quan trọng trong Thương khó.
Còn ý nghĩa Yoan muốn hiểu trong biến cố, thì cốt tại
các câu 16-19 :
1/. Môn đồ chỉ hiểu sự xãy ra sau khi Chúa Yêsu đã được
vinh hiển (12:16). Theo ý của Yoan : Chúa Yêsu được vinh hiển bằng Chết để Sống
lại. Kiểu ghi chú của Yoan nhắc lại kiểu nói trong 2:22 về việc Tẩy uế Đền thờ.
Đây Chúa Yêsu chết và sống lại tượng trưng ngồi trên lừa, và dân chúng tung hô
làm vua.
2/. Nhân vật được tung hô đó chính là
Đấng đã gọi Lazarô ra khỏi mồ và làm cho sống lại (12:17-18): Vua đang đến
chính là Đấng đã thắng sự chết (bằng sự chết của Ngài).
3/. 12-19 Lời phàn nàn của Biệt phái :
Toàn dân đi theo Chúa Yêsu cả. Kosmos
– Dân chúng nơi miệng Biệt phái – nhưng Yoan : Cả thiên hạ (3:16t 4:42). Lời mỉa mai đó muốn coi dân chúng hoan
hô Chúa Yêsu làm vua như đại diện cho cả nhân loại hợp nhất dưới quyền cai quản
của Chúa Kitô Vua.
Chung chung, việc vào thành Yêrusalem nên sêmeĩon
cho quyền thống trị của Chúa Kito, Đấng khởi thắng sự chết và Chúa sự sống. Đó
như hậu kết của Ngài bị tống tang trong mồ.
12:20-36 Diễn từ.
Trước tiên, Yoan đặt liên lạc giữa trình thuật vào
diễn từ tiếp sau. Trong khi Biệt phái bất đắc dĩ phải chứng kiến về việc cả
thiên hạ đến cùng Chúa Kitô, thì ngay đó một nhóm Hy Lạp đến cùng Chúa Yêsu, họ
xin 2 môn đồ (Hai người có tên Hy Lạp) để giáp mặt Ngài.
Hoàn cảnh có thể xãy ra – Đó là những người Hy Lạp
tòng giáo đi chầu lễ - Nhưng đối với Yoan – Họ đại diện cho toàn thể dân ngoại
trong thiên hạ - những người Hy lạp đó bắt đầu cuộc hành hương vĩ đại các tiên
tri đã mường tượng thấy, muôn dân thiên hạ lên chầu lễ tại Đền thờ Yêrusalem
(Chính Chúa Yêsu 2:19-22). Họ đến để thấy Chúa Yêsu. Một tiếng dùng có ý nghĩa.
Thấy
– tức là chiêm ngưỡng Thiên Chúa – bởi đó, được sự sống đời đời.
Việc những người Hy Lạp đến – Khung cảnh để đặt vị trí
cho diễn từ - đều nhấn đến cách riêng là tính cách phổ cập của công việc Chúa
Yêsu : Khởi với việc hạt giống gieo
xuống đất để gây thành mùa màng, và kết
với lời Chúa Yêsu omnia traham ad me ipsum / Ta sẽ kéo mọi
người lại với Ta.
Nhưng hết các điều đó tuyên bố ra đã đúng ngay trước
sự hoàn thành công việc : Tức là Thương khó. Thay vì Hora veniet/ Giờ đến thì có Hora venit/ giờ đã đến..
Trong trình thuật – Người Hy lạp muốn gặp Chúa Yêsu đó
không hề giáp mặt Ngài, không phải do ngẫu nhiên hay đãng trí của tác giả, hay
muốn giữ đúng lịch sử. Kỳ thực, họ chưa có thể gặp Chúa Yêsu được. Nhưng một
việc họ có mặt, là một triệu chứng cho thấy Giờ của Chúa Yêsu đã đến. Nguyên nhân, chỉ sau thập giá đã dựng
nên, mà dân Chúa mới sẽ gồm có cả Do Thái và dân ngoại. Từ nay, Chúa Yêsu không
còn có chân trong đạo Do Thái nữa. Họ đã loại Ngài ra rồi. Một trật, họ cũng tự
loại họ ra khỏi những ý định của Thiên Chúa thu lại tất cả nơi Con Người mà họ
đã loại.
Câu 20-22: Nhập đề : Trình diên nhân vật để tạo khung
cảnh.
Sau đó, các lời Chúa Yêsu diễn ra ý nghĩa của Giờ.
1/. Sự chết của Chúa Yêsu là điều cần thiết để công
việc, sứ mệnh của Ngài đạt thấu tầm vóc thực thụ phải có.
Điều đã ám chỉ từ trước (10:15-18 11:51-52) nay được diễn giải trong hình ảnh
hạt giống phải mục nát đi để trở nên khởi điểm cho một mùa màng mới. Không chết
đi, hạt giống trơ trọi một mình. Không có sự chết của Chúa Yêsu, thì không có
sự thu họp cả loài người lại.
Nhiều nhà bình luận về Nhất lãm dám hiểu sứ vụ của
Chúa Yêsu trong Nhất lãm thế nầy: Đầu tiên, Chúa Yêsu rất lạc quan mà trông đợi
một sự thành công chớp nhoáng nguyên chỉ việc Ngài rao giảng Nước Thiên Chúa.
Nhưng về sau, đứng trước sự thực phũ phàng, Ngài tế nhận ra rằng thành công chỉ
có thể ngang qua nhiều đau thương, và sự chết nữa. Nhiều người bình luận đó
muốn hiểu một kiểu như thế về Yn 4:35t (nhãn giới lạc quan) 12:24t (nhãn giới
thực tiễn). Đó không đúng gì về ý Yoan (Ta không cần nói ở đây vấn đề về Nhất
lãm).
Suốt từ trước đến bây giờ, Yoan cho ta thấy Chúa Yêsu
như Đấng ban cho người ta ánh sáng và sự sống tuyệt đối, thuộc giới Thiên Chúa
: Thời sẽ đến Hora venit et nunc est /đến giờ và là bây
giờ. Nhưng cuối cùng, mới chỉ
có những sêmeĩa về sự sống, sự sáng đã ban ra thôi: Sáng mắt cho người
mù, sức khỏe cho người liệt, bánh cho kẻ đói, sự sống thân xác cho người đã
chôn trong mồ. Sêmeĩon và thực tại siêu phàm kết chặt với nhau, nhưng dù sao,
thực tại chỉ mường tượng thấy thôi. Còn ở bên kia sêmeĩon : Việc ban sự
sống / sự sáng thực sự hoàn toàn tùy vào sự chết/sự sống lại của Chúa Yêsu. Lý
ra Ngài đã được hiến tế (11:53 12:7), và
như thế thực tại mà sêmeĩa là dấu chỉ đã được bảo đảm. Tuy nhiên, để tín hữu vượt
qua được sêmeĩon mà đạt thấu thực tại, thì chết-sống lại phải nên hiện
thực, phải thành biến cố lịch sử. Điều mà sêmeĩa mùa màng, thu gặt đã mường
tượng thấy được trong sứ vụ Chúa Yêsu, chỉ nên một sự thực một khi hạt giống bị
vùi lấp để vụ lua được nở bông.
Venit hora :
Giờ đã diễn ra ngay tự sêmeĩon tiên khởi và cắm
chặng các biến cố đời Chúa Yêsu. Đằng khác, các việc Chúa Yêsu đều báo hiệu
biến cố của Giờ - như chúng ta đã
thấy trước: Tẩy uế Đền thờ, phép lạ Bêzêtha, phép lạ Bánh, Lazarô sống lại. Rồi
các diễn từ, đàm đạo đi sát với các phép lạ kia cũng hướng đến mặc khải cuối
cùng (Nathaniel 1:51, Nicodem 3:13t, Phụ nữ Samarie 4:23t, diễn từ về Bánh
6:62t rồi 7:37t). Tất cả đời Chúa Yêsu hướng đến Giờ cuối cùng chính Cha đã định để mặc khải ra chân tướng và sứ
mệnh đích thực của Chúa Yêsu.
Vậy, 12:23 là tuyên ngôn đánh dấu chỗ ngoặt trong
trình thuật Yoan về đời Chúa Yêsu: Rõ ràng có nghĩ đến 7:30 8:20 (giờ chưa đến). Bây giờ, giờ đã đến đó.
Do Đó, ta thấy được rõ Thương khó là nội dung chính yếu của Giờ. Cùng với Thương khó, glorification.
Ut clarificetur Filius hominis / Con người được tôn vinh
Giờ là một điều nghịch nhiên, gồm cả chết và
tôn vinh trên trời. Yoan không phân biệt những sự kiện kế nhau – thương khó,
chết, sống lại, lên trời, ban Thánh Thần – Tất cả các sự kiện là một việc duy
nhất, không tách rời nhau. Yoan không tả từng chi tiết theo lịch sử, nhưng vạch
ra ý nghĩa thần học, ý nghĩa cứu chuộc. Đằng khác, phía trái của Giờ Chúa Yêsu là giờ của quyền lực tối
tăm.
Giờ mặc khải cuối cùng, là một cuộc thần
hiện (Theophanie) làm trong vinh quang (clarificetur): Vinh
quang Thiên Chúa bao trùm Chúa Yêsu – Chóp đỉnh của sự ngóng đợi vinh hiển
YHWH. Điều Do Thái ngóng đợi thì Yoan cho ta thấy đã thực hiện lúc Chúa Yêsu
lên về với Cha. Lúc đó, Chúa Yêsu được đặt làm Con Người, chủ tọa việc phán xét
tận thế. Giờ vinh quang đó là Giờ
Chúa Yêsu nên thẩm phán tối cao – không còn có thể nghi ngờ quyền Mêsia của
Ngài: Chỉ có một việc thấy hay không thấy Con Người. Một bên đối với Do Thái :
đã quá muộn. Nhưng đối với tín hữu : Mặc khải lớn lao hơn cả.
Giờ mặc khải chức thẩm phán của Ngài một trật cũng bày tỏ ra do lai cùng
Con Người đích thực : Bẫm tính Ngài. Ngài trở về với Cha cho thấy Ngài bởi
Thiên Chúa, bởi trời mà đến (3:13
16:28). Trong mạch lạc phải nhớ đến những sấm ngôn Isaya (4:1tt 40:5 60:1ss
62:1-3 66:1tt)
Câu 24: Bối cảnh tư tưởng.
- Nhất lãm
(Mc 4:3-9 26-29 31t Mt 13:24-30)
- Phaolô
(1Cr 15: 36-38 - sát hơn vì Phao lô cũng
đang bàn về sống lại)
- Thời tiết
tuần hoàn, thiên nhiên như chết đi, hồi sinh lại. Căn cứ cho nhiều thứ tôn giáo
thời xưa. Cuộc tuần hoàn đó có thể diễn lại trong một thứ drômeon của việc chết và
hồi dương của vị thần (Adonis, Tamouz,
Orisis).
Yoan – cốt thiết là truyền thống Phúc âm với sự kiện
Chúa Yêsu đã chết và sống lại. Các điều đó dư đủ để ngài dùng kiểu nói nầy.
Nhưng phải nhận là ngài chọn những hình ảnh gợi nhiều ý tưởng cho các độc giả.
Ý tưởng : Phải để ý đến lời tiên tri về Ebed Is 52:13-15. Vậy ý tưởng không chỉ
nói đến sự sống lại của Chúa Yêsu (áp dụng hình ảnh của 1Cr 15: 36-37), nhưng
trong mạch lạc: Có nhóm người Hy Lạp đứng đó như đại diện – hạt giống chết đi
để sinh sôi nẩy nở trong Hội Thánh dân ngoại. Ý nghĩa đem về hy sinh tín hữu
không phải là cốt yếu ở đây, nhưng có ám chỉ đến sau.
Câu 25-26 : Logia Nhất lãm. Mc 8:35 Mt 10:39/ Lc 17:33.
Cũng như Marcô, Yoan đêm lời nầy vào mạch lạc báo Thương
khó (Nhất lãm – Báo thương khó kèm theo báo thống khổ cho môn đồ Mc 8:34 10:39) Col 1:24 Luật hy sinh cũng thuộc luật cao cả là bắt chước
Chúa Yêsu.
In vitam aeternam custodit eam/
giữ nó cho sự sống đời đời.
Vita aeternam đối chiếu với in hoc mundo/ nơi
thế gian. Chỉ sự sống của
thời sẽ đến. In (Eis) với accusatif
: chỉ hướng nhắm đến, một trật cũng chỉ mục đích.
Câu 26 coi Mc 8:34 9:35 10:43-45
Lc22:26t.
Si quis mihi ministrant /
Ai hầu hạ Ta.
Diakonein : Hầu hạ, giúp đáp, làm tôi. Nhưng việc gì? Phải hiểu
theo mạch lạc – tức là tiếp theo sau logion phải hy sinh, thí mạng mình. Hầu hạ
Chúa Yêsu tức là theo Ngài và Ngài đang đi đến cái chết.
Ubi sum ego illic et minister meus erit/ Ta ở đâu, kẻ hầu hạ Ta cũng ở đó.
Lời để trổng. Có hai ý tưởng. Chỗ của Chúa Yêsu là
Thập giá – nhưng đó chỉ là ngang qua thôi. Chỗ cuối cùng, Bên hữu Thiên Chúa.
Như thế, môn đệ Chúa Yêsu cũng chung số mệnh – chết để sống lại, bị hổ nhục và
được vinh hiển. Đó là một yêu sách phải đi vào đường Thương khó, mà cũng là một
lời hứa. Môn đồ phải bị bắt bớ như thầy, nhưng một trật cũng theo thầy mà về
cùng Cha, trong vinh quang của Cha.
Honorificabit eum Pater meus/
Cha Ta sẽ tôn trọng nó.
Cha ban cho tín hữu chính vinh dự của Con.
2/. Diễn từ bây giờ diễn ra chủ đề vinh quang Thiên
Chúa trong sự hy sinh chính mình Chúa Kitô.
Đoạn nầy là kiểu của Yoan dùng để thay thế cho chính
cảnh Ghetsemani mà ngài không thuật lại. Đằng khác, cũng có gì tương tự với Hp
5:7-9 và một cảnh bất ngờ khác, mà Yoan cũng không thuật lại (Mc 9:2-8 //).
Chúa Yêsu ý thức về sự lo sợ theo tính loài người
trước thử thách đang đến, đã bỏ ngoài (tự ý) một lời khấn xin để thoát khỏi.
Ngược lại, Ngài thốt ra lời xin ưng thuận điều Cha đã định : Pater
clarifica nomen tuum / Lạy Cha, xin hãy tôn vinh
Danh Cha. Vinh quang Thiên Chúa đã tỏ bày trong sứ vụ của Chúa
Yêsu. Bây giờ, đến lúc vinh quang đó đạt thấu chung kết trong sự chết và sống
lại của Ngài. Hành vi của Ngài được Thiên Chúa hoàn toàn y chuẩn trong một
tiếng bởi trời – et clarificavi et iterum clarificabo / Ta
đã tôn vinh Danh Ta và Ta sẽ lại tôn vinh – Chính trong sự kinh
nguyện và ứng đáp đó mà hành vi bên trong của Chúa Yêsu hy sinh chính mình đã
hoàn thành, đối chiếu với hành vi bên ngoài của những người đã khép án Chúa
Yêsu (11:53).
Chính trong những lời nầy mà một đạo lý cốt yếu của
Yoan được đầy thêm ý nghĩa- Ý tưởng về Doxa. Bắt đầu nơi 5:40, Yoan đối
chọi vinh dự người ta có nơi nhau với vinh dự đến tự Thiên chúa. Vinh dự loài
người tức là vẻ vang, thể diện, danh tiếng – nhưng vinh dự Thiên Chúa là gì thì
không nói đến. Câu 7:18 – Kẻ nói tự mình, tìm vinh cho mình. Kẻ tìm vinh cho
Đấng sai mình mới là người dạy chính đáng. Hàm ẩn Chúa Yêsu là người dạy đó.
8:50-55 – Chúa Yêsu chỉ chịu lấy vinh dự tự nơi Thiên Chúa mà đến. Câu 11:4 –
Vinh quang của Chúa Yêsu chẳng những là do tự Cha, nhưng còn liên kết với vinh
quang của Cha. Tiếp đó, Chúa Yêsu – sau khi cám đội ơn Cha – đã cho Lazarô sống
lại. Kẻ chứng kiến, nếu tin thì thấy Doxa của Thiên Chúa. Việc Lazarô
sống lại có nghĩa rằng, Chúa Yêsu là chính Đấng ban sự sống bởi chính việc Ngài
hy sinh sự sống mình. Như thế, ta mường tượng thấy được rằng trong việc Chúa
Yêsu thắng sự chết bằng thí mạng sống mình mà Ngài làm vinh quang Thiên Chúa,
chịu lấy vinh quang chân thật của Thiên Chúa. Nhưng điều đó chưa hoàn toàn rõ
ràng. Nguyên tắc 7:39 vẫn còn.
12:23 – Tiếng loa báo giờ đã đến. Vinh quang của Chúa
Kitô không chút vị kỷ, liên kết với vinh quang của Cha : Kết liễu trong sự hy
sinh chính mình. Ám tỉ hạt giống cho thấy trong ý niệm Doxa bao gồm sự hy sinh
như điều cốt yếu.
Sau cùng – Pater clarifica nomen tuum/ Lạy Cha, xin hãy tôn vinh Danh Cha.
Chúa Yêsu tế hiến mình và một trật dâng lên Cha tất cả
vinh quang của Nomen/ Danh
Thiên Chúa.
3/. Việc Chúa Kito hiến mình hoàn tất, thì hiệu quả
trực tiếp được tuyên bố : Phán xét thế gian (luôn luôn đi với việc dạm ban sự
sống đời đời)
Nunc judicium est mundi / Chính
bây giờ là cuộc phán xét thế gian nầy.
Cũng phải hiểu một cách như Venit hora (23), giả thiết Thương
khó đã khởi sự, phán xét thế gian cũng khởi sự. Việc kết liễu – kẻ thù bị trục
xuất – cũng đã định rồi, tuy vẫn chưa hoàn toàn thực hiện bao lâu Thương khó
chưa đạt chung kết nơi sống lại (ejecietur foras/
Phán xét đã nói đến 5:22-30. Quan niệm thông thường
trong Hội Thánh chờ phán xét tận thế: Ngày Chúa quang lâm, bắt kẻ thù hàng
phục. Thánh Phaolô đã thấy trong khi Chúa Yêsu chết, Ngài đã toàn thắng mọi
quyền năng phép tắc. Trong Yoan – Phán xét liền có khi ánh sáng chiếu dọi :
Người ta tùy treo trạng thái, chân tướng mình bởi hạnh kiểm việc làm, mà yêu
mến hay thù ghét ánh sáng. Nhưng, ánh sáng chiếu dọi như mặt trời chính ngọ là
lúc Chúa Yêsu lên thập giá - mặc khải
chóp đỉnh – thì phán xét cũng thể phải chờ NUNC
: Thương khó khởi sự. Điều đó thấy được bởi liên lạc câu 31-32.
Liên lạc : Tương phản giữa 2 câu: 31/ satan-phán xét 32/ Chúa
Yêsu-traham. Hai việc đều đồng thời NUNC. Phán xét và satan bị trục xuất bởi vì Exaltatio. Nhưng phán xét
không nói thẳng là hậu quả trực tiếp của Exaltatio – Hậu quả (tiêu cực) bởi
kết luận. Hậu quả đích thực, chính yếu traham ad me-ipsum/ Kéo
mọi người đến với Ta – một ý tưởng như 3:17.
Traham ad me-ipsum/Kéo mọi
người đến với Ta.
Muốn hiểu tiếng đó phải xét đến tương phản với satan ở
trên. Et Ego / Và Ta – đầu câu,
đối chọi với Princeps ở trên. Nghĩa trước tiên là thâu họp Cộng đoàn
những kẻ được cứu chuộc (10:16 11:52 –
Các câu nầy đều liên kết hậu quả đại đồng của công việc Chúa Yêsu với Thương
khó cà Sự chết).
Et ego si exaltatus fuero a terra / Và Ta, một khi Ta được giương cao khỏi đất..
Đối với câu 23 trên, chúng ta có hupsothễnai đi với doxasthễnai,
danh từ và ý tưởng lên đến Is 52:13 – Người tôi tớ được nhắc lên cao, được vinh
quang sau khi chịu thương chịu khó.
Ý tưởng của Yoan thấy rõ nơi 12:33 – một câu thường
cho là do một soạn giả chứ không do tác giả - và câu 12:34 – dân chúng đã hiểu
về sự chết (nếu câu 34 không thể do soạn giả thì câu 33 chẳng những đúng ý tác
giả , mà lại không có thể ra lý gì để bảo là không bởi tác giả). Đằng khác, nên
nhớ exaltari
trong Hội Thánh sơ khởi đã thường hiểu về việc được tôn lên bên Hữu Thiên Chúa.
Vậy, Exaltari có bao gồm crucifigi,
nhưng bởi cách dùng tiếng đó có gì hơn là crucifigi, đó là do những xuất xứ
Yoan dùng : 3:14 Exaltari được đặt liên lạc với sic dilexit…ut filium sum daret
mà hiệu quả là habeat vitam aeternam/ có sự sống đời đời.
Câu 8:28 Hậu quả của Exaltatio sẽ là khi đó :
Chân tướng, địa vị đích thực của Chúa Yêsu sẽ được mặc khải ra. Ý nghĩa đích
thực của Ego Eimi được tỏ bày.
Câu 12:32 :Hậu quả của traham ad me ipsum thu
họp những kẻ được hưởng ơn cứu rỗi. Nhắc lên và thu họp (kéo lại) được đặt sát
vào nhau và gợi ta ý tưởng : Chính Chúa Yêsu treo khổ giá kéo người ta lại cùng
mình, và Ngài thống trị từ Thập giá – Một ý nghĩa bao la – vì muốn biết nói
trắng ra, không còn hình ảnh nữa, thì phải nói người ta được kéo đến cùng Đấng
bị đóng đinh, một trật cũng bị lôi kéo vào Thập giá. Thập giá và Sự sống đời
đời liên kết với nhau nơi Chúa Yêsu cũng như nơi môn đệ. Như thế, ta gặp lại ý
tưởng 24-26 – Lôi kéo đó là sao ? Chúng ta phải nghĩ đến Yn 6:44-45 : Thiên
Chúa lôi kéo, Thiên Chúa giáo huấn, nhưng không phải là đụng chạm huyền diệu
trực tiếp với Cha. Phải nghĩ đến Yr 31:33t
Is 54:13 – Lời hứa ơn huệ Cánh chung. Yoan – ân huệ Cánh chung đó thực
hiện nơi lời Chúa Yêsu (trực tiếp trong sứ vụ sinh thời Ngài hay gián tiếp do
các sứ giả của Ngài), vang dội bên ngoài cùng với ơn được lựa chọn hiệu lực bên
trong (14:26 – do Thánh Thần). Cả hai đoạn 6:44 và 12:22 – mục đích của việc
lôi kéo đó là Chúa Yêsu. Nếu đối chiếu với 8:28 – để nhận biết Cha đã dạy Chúa
Yêsu như thế nào thì Nhài đã nói như vậy : Chúa Yêsu là Đấng mặc khải độc nhất,
nhưng mặc khải tối thượng của Ngài lại là Exaltari. Khi ấy, Ngài mặc khải Doxa
của Cha.
Câu 34-35: Dân chúng cãi lại về ý tưởng Con Người phải
bị nhắc lên.
Lý luận : Đấng Mêsia tồn tại muôn đời.
Con Người phải chết (bị nhắc lên)
Nhưng Con Người và Mêsia là một.
Nếu chỉ có mệnh đề thứ nhất là được bảo đảm bởi lời
Kinh Thánh (có lẽ ám chỉ đến Tv 110:4 Is
9:6…) thì các mệnh đề sau không hiển nhiên tí nào.
Chúa Yêsu chặn đứng lại khuynh hướng bình luận suông
về ít điểm Kinh Thánh đó bằng một lời cảnh cáo nghiêm khắc : Trong ít khoảnh
khắc họ còn đứng trước sự sáng, còn có dịp thuận tiện mà biết Thiên Chúa trong
lòng tin mà thôi. Bình diện họ muốn dùng dằng ở lại, thói bình luận lý thuyết
chẳng qua chỉ là một cách thoái thác: Sự thật có trước mắt họ, nếu họ muốn nhận
ra. Bây giờ là lúc quyết định.
Câu 36: Abiit et abscondit se ab eis / Ngài bỏ đi và ẩn mình khỏi họ.
Thế là sứ vụ Chúa Yêsu chấm dứt. Ánh sáng vụt biến
mất. Kẻ không tin bị bỏ lại trong tối tăm.
No comments:
Post a Comment