Chương 9
Làm sao từ một Đức
Giêsu
lại tới được Đức Kitô
như thế?
(bài 24)
Ảnh-hình do ông tạo về
Đức-Giêsu lịch-sử, làm sao ăn khớp với giáo-huấn Hội thánh nói về Ngài?
Trả
lời câu hỏi này cho sâu cho sát, có viết nguyên cuốn sách cũng không hết. Ý tôi
muốn nói, là: chỉ mỗi danh xưng Đức Giêsu Kitô ghi ở đây, cũng tóm tắt phần nào
vấn đề này. “Đức Giêsu” là nhân-vật lịch-sử, chuyện này thật rất rõ. Còn,
Danh-xưng “Đức Kitô” lại đã khẳng-định Ngài là Ai với kẻ tin, rồi. Danh-hiệu “Đức
Kitô” phát-xuất từ tiếng Hy-Lạp, đồng-nghĩa với tự-vựng “Đấng Thiên Sai”, dịch chữ “Mêsia”
của Do-thái mà ra. Hai cụm-từ này đều có nghĩa: “Đấng Được Xức-Dầu”.
Cả
hai, đã tóm-kết niềm hy-vọng mà người Do-thái vẫn nghĩ về Đấng Chí Thánh Chúa gửi
cho nhân-loại. Thế nên, Danh-xưng “Đức Giêsu Kitô” không là tên gọi ban đầu hoặc
lần chót của Ngài bao giờ hết; nhưng là Danh-hiệu mang ý-nghĩa: Đức Giêsu là Đấng Mêsia, rất Kitô.
Niềm-tin của tín-hữu
thời tiên-khởi, là tin vào Đức Giêsu Lịch-sử như để mặc-khải
việc Chúa xử-sự với ta. Niềm tin đây, hơn hẳn việc tái-tạo sự-kiện lịch-sử cũng
rất nhiều. Rất có thể, nhiều người cứ cho rằng: mãi đến nay, tôi mới hoàn-tất
công-trình nghiên-cứu kinh-điển, lại sẽ bảo: “Quả, đây là công việc thích-thú
có liên-quan đến hành-trình rong-ruổi của Đức Giêsu, cung-cách Ngài thử-thách lối
sống có qui-ước và “Tiệc Bàn Rộng Mở” dành
cho mọi người. Nhưng, bản thân tôi, không có ý-định sắp xếp cuộc sống của mình
ra như thế.
Thật
ra, ta vẫn chấp-nhận yếu-tố lịch-sử diễn-biến ở đây đó; nhưng không thể đi đến
kết-cục bảo rằng: “Đức Giêsu là Đấng Bậc không thực-tế, từng sai-sót/thất-bại,
là Đấng Thánh Hiền rất chung chung. Thật ra thì, niềm tin nơi tín-hữu theo chân
Đức Kitô, lại có nghĩa: các vị đều đã thấy nơi ảnh-hình Đức Giêsu Lịch-sử, uy-lực
và sự khôn-ngoan của Thiên-Chúa Tối Cao rồi các vị lại coi đó là việc
nghiêm-túc nên áp-đặt nó vào cuộc sống ở đây, bây giờ.
Thành
thử, niềm tin vượt quá lằn ranh lịch-sử cứ phải đấu-tranh/vật lộn với ý-nghĩa của
sự việc như thế. Tuy nhiên, niềm tin ta có, không bỏ sót/phớt lờ hoặc băng
ngang yếu-tố lịch-sử như thế được. Thật sự, thì những gì khiến ta tin là nhờ niềm-tin
với ý-nghĩa tối-thượng về những gì ta am-tường nhờ lịch-sử. Và việc tái-tạo lịch-sử
cốt làm sáng-tỏ niềm tin ta có bấy lâu nay, mà thôi.
Ví
thử, ta thấy sự-kiện Đức Giêsu Lịch-sử kêu gọi mọi người đi vào quan-hệ mật-thiết
với Thiên-Chúa, nhưng Ngài không mang tính Trung-Gian/Môi giới chốn bán-buôn,
nên ta không thể đặt niềm tin của mình vào một Đức Kitô được quan-niệm như Đấng
Trung-Gian Độc-nhất giữa Thiên-Chúa và con người, được.
Giả
như ta gặp gỡ Đức Giêsu Đấng từng hiện-thực Vương-Quốc-Nước-Trời nơi “Tiệc Ban Rộng Mở”, ắt hẳn ta không thể
đem niềm-tin ấy vào với Đức Kitô là Đấng chuyên đấu-tranh giai-cấp rất phân-biệt,
cả về xã-hội lẫn đạo-đức. Đức Kitô hơn Đức Giêsu nhiều! Ngài không yếu kém chút
nào hết. Nói vắn gọn, thì: nếu niềm tin ta có vào Đức Kitô không lý-giải theo mức
sâu lắng giống những gì ta am-tường về Đức Giêsu Lịch sử, chính vì thế nên ta
phải tìm-hiểu lại niềm tin của mình, mới được.
Sách ông viết, đem đến
cho tôi nhiều bổ-ích, nhưng khi ngồi ở ghế nhà thờ mỗi Chúa Nhật, tôi vẫn thấy
câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu về sự việc xảy đến thời mai hậu. Ý tôi muốn nói:
làm sao ta dung-hoà lối hiểu-biết về Đức Giêsu theo cách mới, với tư-cách
thành-viên Hội-thánh đây? Theo ông, tôi phải làm gì?
Vâng.
Thật sự, ở giáo-xứ nào cũng thế, vẫn có nhiều yếu-tố trong Đạo cần được tín-hữu
đem ra mà cải-tổ, mổ xẻ. Chẳng hạn, nếu vị mục-tử nào đó có nhiều quyền trong xứ
của ông rất bao quát, thì tôi sẽ hỏi rằng: ông có dám chấp-nhận một đổi-thay
nào trong giáo-xứ của mình không?
Tôi
không thấy các “cụ” lại có thể tranh-luận về những chuyện như thế. Đức Giêsu từng
bảo: ai muốn làm chủ, phải xử-sự như người đầy tớ, mới được. Ngài còn nói:
lãnh-tụ Đạo-giáo, không thể lúc nào cũng hành-xử như kẻ cả, hoặc người ở cấp
cao trên đó, được. Thành thử, tôi không đủ kiên-nhẫn ngồi chờ xem giáo xứ này
khác có dám thay-đổi lối sống như Ngài dạy không?
Về
Tiệc Thánh-Thể, tôi thiết nghĩ: ý-nghĩa của Tiệc Lòng Mến đặt nặng vào điều bảo
rằng: Thiên Chúa và Đức Giêsu vẫn hiện-diện nơi ta như của ăn/thức uống phát đều
cho mọi người. Ai ai cũng được phân-phát chỉ một bánh thánh cùng tầm cỡ. Chẳng
ai hơn ai và cũng không người nào được nhiều hơn người khác. Rượu thánh cũng thế.
Không nhiều thì ít, cũng chẳng khác biệt là bao, chí ít là ở nghi-thức phụng-vụ
hiểu như tiệc thân-thương Lòng Mến.
Vấn-đề
đặt ra là: các hình-thức phụng-thờ hôm nay có cho thấy sự nối-kết liên-tục những
gì Đức Giêsu làm trong thời-gian Ngài thực-hiện cuộc thừa-sai mục vụ của Ngài
không, mà thôi. Với tôi, ý-nghĩa của sự ngang bằng/đồng đều trước mặt Chúa, nơi
cộng-đoàn niềm tin, tuyệt-đối phải coi đó là chuyện chính-yếu, rất quan-trọng.
Giả
như ta không duy-trì ý-nghĩa ngang-bằng/đồng-đều như thế, hẳn “Tiệc Bàn Rộng Mở” do Đức Giêsu thực-hiện
nối-kết với Tiệc Thánh Thể, sẽ bị đứt đoạn và không còn ý-nghĩa chính-đáng, thiết-thực
nữa. Thành thử, vấn-đề quan-trọng là hỏi rằng: đường-lối sống-thực của Hội
thánh thời đương-đại được diễn-tả qua việc cử-hành Tiệc Thánh có mang ý-nghĩa
thực-thụ như thế nữa không? Hoặc giả, hoạt-động của Hội-thánh ngày hôm nay vẫn
mang tính nối-kết liên-tục với đường-lối ta luôn có, chứ?
Dù
sao thì, mỗi lần đề-cập đến phụng-vụ Tiệc Thánh, điều tôi muốn nhấn mạnh hơn cả
vẫn là việc cử-hành Tiệc Hiệp-thông, rất “Hiện Xuống”. Chẳng hạn, như câu nói
trong buổi “Hiện Xuống” hôm trước: “Ai
cũng nói tiếng của mình” thì người đi Đạo kết-cục cũng bảo rằng: nếu những
người “nói tiếng của mình” lại ở vị thế cao hơn người khác, thì việc cử-hành Tiệc
Thánh như thế, hẳn đã bẻ gẫy nối-kết với Đức Giêsu rồi.
Và,
giả như các vị tham-dự Tiệc lại bảo: Thần Linh Chúa gửi đến mọi người theo cách
đồng-đều, không ngờ trước, thì khi ấy tất cả mọi người tham-dự Tiệc Thánh sẽ
liên-tục nối-kết với Đức Giêsu. Đó là vấn-đề đặt ra cho hình-thức sống Đạo ta
đang sống, chứ không phải câu hỏi: khi xưa Đức Giêsu có làm thế không? mà là:
nghi-thức phụng-vụ ta thực-hiện mỗi tuần có phù-hợp những gì Ngài nhấn mạnh
không? Tôi cũng muốn đặt thêm câu hỏi, bảo rằng: việc cử-hành phụng-vụ hàng tuần
có chạy khỏi thế-giới thực-tại ta đang sống hay không? Hoặc, làm việc ấy có giống
như việc Đức Giêsu rong-ruổi hướng về miền biển, để đi dần vào lòng thế-giới
nhân-trần không?
Ông có ý-định nói lên
điều gì về đời linh-đạo nối-kết với Hội-thánh không?
Tôi
từng sống những hai mươi năm trong cuộc sống chiêm-niệm ở chốn tu-viện khắc-kỷ
mỗi ngày nguyện cầu 4, 5 tiếng đồng hồ rất chính-thức. Năm 1969, tôi rời bỏ chức
linh-mục, như tôi có nói ở các trang trước, là để về với thế-giới thực-tại lập
gia-đình và một lý-do khác là bởi vì tôi thấy chán ngấy cung-cách mà hệ-cấp thần-quyền
của Công Giáo La Mã đã hành-xử.
Lương-tâm
và trí-óc của tôi cứ liên-tục bị nhục-mạ; và tôi cứ luôn luôn bị rắc rối nên cứ
phải nói lên thật to những gì mình khám-phá được trong công-cuộc nghiên-cứu do
mình thực-hiện. Tôi vẫn muốn ra khỏi đó rất nhiều lần. Tôi chẳng muốn cứ phải
tranh-luận liên-hồi với hệ-cấp nắm quyền trong Đạo hoặc để họ lập nghị-trình buộc
tôi làm theo ý họ. Cuối cùng thì, tôi đã quyết-định nói to lên rằng: “Hãy để tôi yên thân, rồi tôi cũng sẽ để các
ngài yên-thân như thế.”
Nhưng,
tôi vẫn luôn coi mình là thành-viên của truyền-thống Công giáo La Mã cũng như Cộng
đồng Công giáo La Mã vẫn như cũ. Tôi chỉ muốn có khoảng cách nào đó để trị-liệu,
một chia-cách nào đó có tính chiến-thuật khỏi hệ-cấp cầm-quyền của Giáo-hội
Công-giáo La Mã, mỗi thế thôi. Nhưng, tôi cũng muốn nói lên rằng tôi không còn
phân-biệt việc nguyện-cầu với học-hỏi được nữa.
Giả
như chức năng của nguyện cầu là để cho Thiên-Chúa đến với mình, thì vấn-đề
kinh-điển chỉ là đích-điểm nay đang xảy đến với tôi, mà thôi. Có thể ai đó sẽ
yêu-cầu được phỏng-vấn là tôi có làm điều gì khác-biệt nếu tôi quyết sống-thực
một cuộc sống ở trên đó hay không? Tôi sẽ sống-thực hệt như thế bây giờ và mãi
mãi, cũng một kiểu; bởi lẽ, tôi thích lối sống xảy ra như thế, với riêng tôi.
Giả như tôi buộc phải làm thế nhiều lần nữa, tôi cũng sẽ sống 20 năm nữa trong
viện-tu khắc kỷ, một lần nữa. Và, nếu tôi phải làm thế mãi, thì tôi cũng sẽ rời
đời tu thêm lần nữa.
Giả như ông có đôi
đũa thần khiến Hội thánh có đổi-thay như lòng mong muốn, thì chuyện ấy sẽ phải thế
nào?
Thì,
tôi sẽ quay ngược toàn-bộ cung-cách đưa ra quyết-định để rồi mọi vấn-đề sẽ được
giải-quyết từ dưới lên trên. Tôi vẫn muốn có một Giáo-hội trong đó không có “đôi đũa thần” nào khiến bất cứ ai lại
dám múa máy từ trên xuống. Quí vị biết đấy, nếu như ngày mai đây Đức Giáo Hoàng
nhà mình lại phán bảo rằng tất cả mọi nữ-phụ trên thế-giới đều có thể trở-thành
linh-mục, thì dù vậy tôi cũng không lấy làm chắc rằng đó là ý-tưởng hay ho, đơn
giản chỉ vì đó lại cũng là phán-quyết từ trên xuống. Thế-giới lâu nay từng
thay-đổi từ lối sống công-khai kiểu độc-tài, có hệ-cấp trên/dưới, và Giáo hội
xưa giờ lại chẳng khi nào chịu thay-đổi hết, nên mới chết.
Ngay
đến ngôn-từ kiểu-cách có từ thời đế-quốc La Mã cũng chả bao giờ đổi, thì làm
sao. Khi xưa, tôi từng là ông thày dòng sống ở Rôma, tôi chỉ được phép nhận những
gì trang trải cho cuộc sống của tôi mà thôi, tức: theo ngôn-từ bên tiếng
La-tinh gọi là ơn mưa móc do người La Mã trả cho đám nô-lệ của họ, mà thôi.
Theo tôi nghĩ, những gì cần-thiết cho Giáo-hội chỉ là tạo tranh-cãi tối-đa về
những vấn-đề quan-yếu, như: kiểm-soát sinh đẻ và phá thai, thay vì cứ phán bảo
mọi người phải nghĩ và làm điều này điều nọ. Thành thử, giả như tôi có “đôi đũa
thần” để vung lên vung xuống, tôi sẽ vứt bỏ việc vung đũa những chiếc đũa thần
như thế.
Thắc-mắc sau cùng của
tôi là vấn-nạn về câu hỏi đặt ra. Giả như ông đây buộc phải hỏi Đức Giêsu điều
gì, thì câu hỏi của ông ra sao?
Một
trong số những người từng viết thư cho tôi cũng hỏi như thế với chiêu-bài viết
hai thư gửi cho Đức Giêsu. Tôi nghĩ không có câu nào hay hơn thế để hỏi Đức
Giêsu bằng những câu được viết trong đó, Dưới đây, là đoạn trích-dẫn trộn lẫn,
như sau:
“Giêsu hỡi, Đấng mến thương,
Nhiều người trong chúng con vừa đọc tiểu-sử Ngài do tiến
sĩ John Dominic Crossan tác-tạo. Theo nhịp-độ bọn con đọc, có thể bọn con cũng
chẳng bao giờ kết-thúc được bản-văn do ông ta viết, dù ngắn gọn hơn ai hết. Một
trong các sự việc do ông tiến-sĩ này làm từ đầu, là về thế-giới của Ngài, tức
thế-giới trong đó Ngài đang bước vào. Con tin rằng lập-trường ông đưa ra, là:
giả như bọn con thực-sự hiểu được Ngài, ắt hẳn sẽ tìm cho biết bối-cảnh Ngài từng
sống. (Lâu nay, vì trót gian-lận nên con đã đọc trước những tư-tưởng ấy)…
Thành thử, nhiều vấn-đề xem ra khác hẳn. Con đây, vốn là
thành-viên của nhóm/hội có uy về chính-trị; còn Ngài thì không. Con đây, có khả-năng
cổ-vũ nhiều đổi-thay trong luật-lệ vẫn áp-dụng, còn Ngài lại không có thứ đó.
Con đây, cũng có uy-tín khiến các đạo-luật ít nhiều được công-bằng hơn; còn
Ngài thì không… Con đây, biết nhiều chuyện không trọn-vẹn, nhưng vẫn không nghĩ
rằng mình đã bước ra được khỏi nơi đó. Chuyện đó, có thể giúp ích nhiều người.
Luật của Chúa, kết-cục ra, vẫn là luật Thương yêu đùm bọc. Và con nghĩ, đó
chính là những điều bọn con phải làm được như thế…
Giêsu hỡi,
Xem ra Ngài vẫn còn hơn nhiều lãnh-đạo tôn-giáo ở chốn
cao vốn phải chăm lo cho cuộc sống nhiều người cần đến; chăm-sóc cơn đau buồn,
sầu khổ cùng những mất mát của họ. Giả như bọn con biết sống cuộc sống theo
cách thương yêu đùm bọc, thì điều đó cũng không có nghĩa là bọn con buộc phải sử-dụng
bất cứ khí-cụ gì để yêu và để thương hầu mở ngỏ cho mọi người, phải thế không
thưa Ngài? Phải chăng luật yêu thương, đùm bọc áp-dụng cho cả bọn con nữa?...
Phải chăng ngôn-từ khi xưa Ngài sử-dụng, vẫn không phù-hợp
với hoàn-cảnh của con, lúc này? Con không tin là: trên thực-tế, lề-luật buộc
chúng con phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nay lỗi thời rồi….
Con đây, ngày càng lo rằng trong nhiều trường hợp, điều
Ngài từng nói lại có nghĩa là Ngài muốn mọi người hiểu như thế, chứ không như
các ấn-bản trình-thuật được chải chuốt, chỉnh-sửa khiến con thích chọn cho dễ
nuốt. Tiến-sĩ Crossan đây, lâu rày cứ mải thuyết-phục bọn con về những điều do
Ngài từng bảo: “Phúc
cho những người nghèo/khổ, vì họ là những người không có bàn tay nhớp-nhúa để
làm bậy” hệt như Ngài từng muốn mọi người
hiểu như thế.
Đây là thông-điệp không êm-ả và cũng chẳng dễ-chịu chút
nào. Và đó mới chỉ là một trong rất nhiều điều được đề cập đến. Điều làm cho sự
việc ra tệ-hại, đó là: tiến-sĩ Crossan giống như những người bước theo chân
Ngài, ít là theo nghĩa sinh-vật, thể-lý, từng biết Ngài là Đấng tuân-theo luật
vật-lý giống mọi người.
Thay vì làm cho vị-thế của Ngài yếu kém đi, ít là trong đầu
con hiện nay đang nghĩ như thế, sự việc ấy phải gia-tăng nhiều hơn nữa. Điều đó
có nghĩa: nếu không có sự giúp đỡ của thiên-thể nào ngoài hành-tinh này, thì
không ai lại có thể sống giống như Ngài từng sống và có khi cũng chết như Ngài
từng chết nữa. Và, đó là những suy-nghĩ không êm-ả con đang có…
Nay, con quyết định hỏi Ngài 3 điều sau đây:
1. Lối sống nào được Ngài chủ-trương vào thời-gian và
không-gian Ngài đã từng sống? (Chuyện này, ông Crossan đã giúp cho nhiều người
hiểu, là những điều con nhận ra ngay từ đầu, rất bén nhạy);
2. Thông-điệp ấy, nói cho con hiểu thế nào, thời buổi
này? (Ở đây nữa, ông Crossan cũng đã giúp nhiều người hiểu được như thế; và
theo con, ông ta có thể làm nhiều hơn thế qua các sách do ông viết!);
3. Giả như con có khả-năng trả lời câu hỏi số 2 ở trên
cho đúng, con đây sẽ hỏi thêm một câu khác nữa, là: Phải chăng con cũng đã đồng
ý với Ngài, theo cách nào đó rồi? Con làm thế cũng rất tốt; nhưng nói đúng hơn,
phải hỏi: con và mọi người có ý-định thực-hiện điều này hay không, mà thôi?
Con đây, có cảm-giác cũng đáng sợ là: có thể, con sẽ tìm
ra câu giải-đáp không được ưng ý cho lắm. Nhưng, con nghĩ là mình sẽ lại nói:
“Ngài sai rồi, Giêsu hỡi!” (câu này xem ra hơi phạm thượng, nhưng còn hơn là cứ
lẩn tránh không dám nói để rồi lại cứ cho rằng Ngài thật sự chẳng bao giờ nói
như thế hết. Nhiều lúc con vẫn nghĩ rằng mình sẽ an-tâm khi tự bảo rằng: mình
không thể thực-thi điều Ngài dạy được. Thay vào đó, cứ việc sống giống như người
giả-hình lâu nay những muốn làm điều Ngài chỉ dạy, nhưng lại thôi. Với con, xem
ra hay hơn cả là: cứ bảo đó là việc giả-hình cho xong chuyện, bởi lẽ lâu nay
Ngài vẫn dạy những điều hệt như thế, mà thôi…
Một
nữ-phụ viết từ bang Ohio
No comments:
Post a Comment