Tuesday, 14 July 2015

Gs Ts John Dominic Crossan Phục Sinh có là Sống lại về thể xác?



Chương 8
Chuyện gì xảy ra
Vào Chúa Nhật Phục Sinh?
 (bài 21)



“Với tôi, sách của ông đã dọn sạch những dây-mơ-rễ-má cứ lan rộng ở “truyện kể” về Đức Giêsu. Đây là thành-tựu cơ-bản cho mọi nỗ-lực nhằm tái-tạo niềm tin trong Đạo hầu trình bày về lãnh-vực tin-tưởng vốn dĩ là cốt-tủy cho sự sống-còn và là động-lực đốc-thúc cuộc sống đạo-hạnh trên thế-giới… Nhờ lằn sáng soi rọi vào con người mình, ta không nên và cũng chẳng cần ai đưa ra truyện-kể mỗi khi có nỗi khó-khăn  mỗi khi quyết rằng Đức Giêsu xuất tự giòng-dõi Đavít, hoặc bàn việc Ngài sinh ra từ cung lòng của Đức Nữ Trinh Maria, cũng như về Phục Sinh hoặc sự việc tương-tự…

Thiết tưởng, ta cũng nên trân-trọng sự việc ấy như một huyền-thoại dễ nghe, hoặc như bài thơ hay, đầy hứng-thú xuất tự các vị mộ-đạo, có lòng sùng-kính, luyến-ái nào đó. Hãy tự giúp mình xử-sự cho liêm-chính và cũng chỉ nên coi đó như sự việc tựa hồ như thế thôi, để rồi mọi người sẽ hiểu và chấp-nhận một cách đàng hoàng, tử tế… Theo tôi, Giáo-hội ta phải sống đúng chức-năng của mình. Và quan-trọng hơn, phải chôn vùi và xoá/tẩy những giáo-huấn nằm sau bức tường dầy đặc được xây-đắp từ nhiều thế-kỷ dài bằng những sai sót thiếu cân-nhắc và thiếu cả tính-chất  nghiên-cứu, học hỏi, nữa.”
Một người từ Vermont viết về.

“Riêng tôi, vẫn muốn viết thư này để gửi đến ông đôi lời cảm-kích về công-trình nghiên-cứu ông lưu-tâm qua chủ-đề “Đức Giêsu Lịch sử”. Thú thật là, bản thân tôi vẫn trông-đợi chuyện này từ hồi lên 10 hoặc lớn hơn rằng: sẽ có đấng bậc nào đó chịu làm công việc này. Bởi, thời xưa, nhà Đạo mình lại cứ quan-niệm rằng: chỉ đấng bậc kinh-điển đạt tuổi 85 trở lên, mới nên viết về những điều khúc mắc như thế…

Chắc hẳn, rồi ra ông sẽ thích-thú biết rằng: nhiều vị trong Đạo mình đã thấy vui vì được đọc những tư-tưởng do ông đề-cập, và cả các học-giả ở đây đó sẽ nghiêm-túc học-hỏi về “Đức Giêsu Lịch-sử” hơn khi trước, chứ!”
Một thức-giả viết từ bang Illinois.

“Chủ-đề “Đức Giêsu Lịch Sử” do ông chủ-trương viết, đã đem đến cho người đọc một đường-lối mới để rồi ông cũng như tôi, ta cùng với Giáo-hội tìm-hiểu thêm về Ngài và nếu cần, sẽ gia-tăng đường-hướng phát-triển do Ngài lập bằng ngôn-từ hiện-đại, cập-nhật…

Chính ông là người đã đem đến cho tôi giòng suy-tư tìm-hiểu về Đạo;  đồng thời, tạo sự kiếm-tìm và học-hỏi cho chin-chắn. Tôi vẫn biết là chuyện này sẽ kích-động nhiều người đến độ gây thích-thú…”
Một vị khác cũng viết từ bang Illinois.

“Hôm nay, viết cho ông đôi giòng này, tôi chỉ muốn nói lên niềm cảm-kích sâu-sắc về những việc ông từng làm, có liên-quan đến lập-trường làm sáng-tỏ tính-chất sử-học nơi hoạt-đông của Đức Giêsu. Là tín-hữu trong Đạo không chịu trải qua cuộc phẫu-thuật não, tôi vẫn nhận ra được nơi ông tính khiêm-nhu/chính-trực khi ông đề-cập đến những điều mà Đạo mình thực-sự biết về Đức Giêsu, cho thêm phần tươi mát. Ở thời buổi trong đó học-giả các nơi vẫn đòi-hỏi lòng ngoan-cường triệt-để, cả với những người chỉ muốn kiếm-tìm sự thật khách-quan, thì việc ông làm đã trợ-lực rất nhiều người giống như tôi… Thật ra, tôi chỉ muốn nói thêm, là: niềm tin của tôi được củng-cố rất tốt đẹp khi tôi đã hiểu tường-tận bối-cảnh thực-thụ qua đó Đức Giêsu đã sống và đã hoạt-động trong lịch-sử của Do-thái.
Lại một vị cũng viết từ bang Illinois.

“Là sinh viên từng sống vào thập-niên ‘70, tôi đây vẫn nối-kết chặt-chẽ với phong-trào lao-động của Đạo mình, tức: một đạo-giáo luôn nhấn mạnh đến khía-cạnh triệt-để ở lời dạy của Đức Giêsu. Trải-nghiệm này, mang đến cho tôi nhiều nguồn-hứng sống cuộc đời của một người lâu nay chỉ biết chuyên lo về phụ-sản. Tôi lại cũng khám-phá ra rằng: nhiều người tuy sắp chết nhưng vẫn không tìm được sự thoải-mái/mãn-nguyện nơi “Đức Giêsu Lịch sử”, và họ cũng thấy dễ chịu hơn do bởi Tin Vui An Bình được loan-báo rất rõ lại kéo theo lời khẳng-định bảo rằng: “Đó là Lời Chúa!” Điều này bao-hàm sứ-điệp xác-định cả về “mộ-phần trống rỗng” lẫn những lần Ngài xuất-hiện với các đấng bậc nữ-lưu, cũng như thánh Tôma, vị tông-đồ được khuyến-khich hãy sờ-chạm vào thương-tích còn nằm đó, nơi Ngài. Nếu bảo rằng, những sự việc như thế không có thật, thì Đạo ta dù có trải qua thêm nhiều năm nữa, vẫn là “trò chơi khăm” đầy man trá, đảo lừa. Hệt như thánh Phaolô khi xưa vẫn từng bảo: “Tin-hữu Đức Kitô là những người khốn-khổ nhất trong muôn vàn người khốn-khổ, giả như toàn-bộ sứ-điệp này, lâu nay vẫn bị các huyền-thoại gây độc hại.”
Một nữ giáo-dân viết từ Florida

“Tôi rất thích đọc các sách ông viết. Như cuốn “Đức Giêsu: Một Tiểu-Sử đầy tính Cách Mạng”, chẳng hạn. Và, tôi hy-vọng là những điều ông viết, về lâu về dài, sẽ góp phần đem sứ-điệp của Đức Giêsu vào một khuôn-khổ có lý sự hẳn-hòi. Với tôi, lập-trường/quan-điểm ông đưa ra, có thể, sẽ củng-cố nhiều hơn nữa, sứ-điệp này hơn là làm cho nó bớt đi phần ý-nghĩa, Dù sao, tôi vẫn muốn nói rằng: trong nhiều năm qua, tôi luôn được dưỡng-dục để trở-thành tín-hữu phái Mêtôđích; nhưng nay, tôi nắm trọn-vẹn ý-nghĩa về Đức Giêsu Phục Sinh, chí ít là: trong khuôn-khổ truyền-thống Đạo mình từng có từ lâu nay. Thêm vào đó, là ý-niệm về sự sống đời sau, tức: ý-tưởng bảo rằng: cả sau khi chết, ý-thức của tôi vẫn tồn-tại cách nào đó. Và, đó mới là khó-khăn ngày càng gia tăng, khả dĩ khiến ta chấp-nhận –cả vào lúc tôi đây còn giữ mãi sự thích-thú được ở lại trong Đạo, bởi vì trong đó tôi vẫn còn đầy kỷ-niệm đẹp về Giáo-hội mình.”
Một giáo-dân viết từ bang Michigan.

“Việc ông nghi-ngờ tính-chất sử-học nơi các hoạt-động của Đức Giêsu, vẫn mang đến cho nhiều người các nụ hôn chào mừng và ngợi-ca có được từ thế-giới trần-tục. Nhưng con người không là loài duy-nhất nói được lời sau hết. Tôi không là linh-mục, cũng chẳng là  mục-sư gì hết, mà chỉ là tín-hữu bình-thường dù không đứng cạnh loại người cứ là công-kích tới-tấp những người khác, mà chẳng đáp lại lời nào! Ông cũng nên nhớ, rằng: chính Đức Giêsu từng đánh ông Saolô gục ngã khỏi lưng con lừa nhỏ và Ngài cũng đã làm cho ông ấy nên mù loà dù chỉ chốc lát, để ông ta chú-tâm đến việc mình làm cho Giáo-hội Ngài. Bởi thế nên, tôi thách-thức và mời gọi ông, trong tình yêu-thương đại-đồng của tín-hữu Đức Kitô, hãy tự làm cho mình khiêm tốn hơn một chút, để từ đó mà ra đi kiếm tìm Ngài, rồi khi ấy Ngài sẽ khiến ông hiểu/biết Ngài nhiều hơn nữa, như chính Ngài đã làm điều ấy cho tôi và mọi người. Và rồi, ông sẽ không còn vấn-nạn gì về tính thánh-thiêng của Ngài, hoặc sự Phục-Sinh quang-vinh của Ngài nữa. Rồi ra, ông sẽ hiểu là Ngài đã Phục Sinh vinh-hiển đến thế nào!!”
Một giáo-dân viết từ Miền Tây Virginia.

“Mới đây tác-giả Jeff Lyon có đưa ra lời tuyên-bố trên tờ Chicago Tribune Magazine hôm 17/7/1994, mà theo tôi, có thể gán cho ông vào lúc này, thưa ông Tiến-sĩ Crossan. Lời ấy nói rằng: cũng chẳng là chuyện phi lý, nếu Đức Giêsu không trỗi-dậy từ cõi chết. Phải chăng ông tìm cách bảo rằng: sau khi bị hành hình, Ngài không Phục-sinh từ cõi chết, sao? Nói cách khác, có phải ý ông muốn nói rằng: Ngài vẫn còn đang chết chứ? Không. Theo tôi hiểu, Đức Giêsu của tôi vẫn đang sống vì Ngài vẫn từng sống trong tâm can của tôi, tự bao giờ. Hơn nữa, tôi còn thấy được những sự tuyệt-vời Ngài làm cho mỗi người, vào mọi ngày. Ngài cho tôi sống sót bằng làn khí tôi hít thở, mỗi ngày. Ngài gìn-giữ tôi, nuôi tôi ăn, cho tôi mặc và cung-cấp cho tôi đủ những thứ tôi cần đến. Vậy, sao ông lại dám bảo rằng: Ngài chưa bao giờ Sống Lại từ cõi chết? Ngay đến Kinh thánh cũng từng nói lên điều đó, nữa là. Ông kiểm lại mà xem, rồi ông sẽ thấy điều tôi nói rất đúng.”
Một thiếu-nữ còn rất trẻ viết từ bang Illinois.


                                                                        Ông hiểu thế nào
về Chúa Nhật Phục Sinh?


Ở trang trước, khi bàn về việc đóng đinh Đức Giêsu vào thập-giá, tôi có luận ra rằng: truyện kể về việc chôn-cất Đức Giêsu do bạn bè/người thân của Ngài thực-hiện, không mang tính lịch-sử gì hết. Giả như Ngài được chôn-cất thật sự, thì việc chôn xác Ngài không thể do bạn bè/người thân của Ngài thực-hiện, mà do các kẻ thù-địch với Ngài có thể họ làm thế là vì lý-do nào đó, thôi. Và, việc chôn xác Ngài, không ở trong mộ-phần làm bằng đá tảng gì hết, nhưng xác Ngài có thể lại được chôn duới lớp đá vụn rất nông cạn, dễ làm mồi cho loài thú-hoang tới rút rỉa, đến tận xương. Đó là kết-luận, thoạt mới nghe qua cũng thấy nhờm-tởm rồi. Nhưng, tôi không thể tránh-né sự việc phải nói lên những lời đáng buồn như thế.

Về Phục Sinh, thử hỏi ta có nắm vững chuyện đó như đá tảng lịch-sử không?
Nếu không, sao ta lại có thể giải-thích được sự tồn-tại của niềm tin vào Đức Giêsu chứ?
Và, giả như ta quả-quyết là mình không nên đọc truyện Phục Sinh và hiểu từng chữ theo nghĩa đen được, thế thì ta là ai để đọc ra những điều được viết như thế?

Sở dĩ tôi phải nêu các câu hỏi ở trên, là vì, với những người sống ở thế-kỷ thứ 21 này, thì nội ý-niệm “phục-sinh từ cõi chết” thôi, xem ra cũng không thể thấy được niềm tin ở bề mặt được. Tôi phải đặt câu hỏi tương-tự, vì những gì được ghi ở Tân Ước buộc tôi phải nói ra như thế, thôi. Các tác-giả Tin Mừng Mát-thêu, Luca và Gioan kể cho ta truyện Phục Sinh, xem ra theo cách khác nhau. Thật sự, ta có thể bảo: các trình-thuật ấy thật khác biệt. Khác, đến độ ta không thể dung-hoà văn-bản của các ngài vào với nhau được. Thành thử, ta cũng nên đặt vấn-nạn về chủ-đích và ý-nghĩa khi tác-giả ghi như thế.

Nói tóm lại, tôi đi vào phần kết-luận để nói lên những điều sau đây:
Thứ nhất, truyện Phục Sinh không cốt kể lại các biến-cố xảy ra trong một ngày trời, nhưng chỉ phản-ánh sự việc các vị từng dấn bước theo chân Đức Giêsu đã phấn-đấu suốt thời-gian dài nhiều năm tháng, hầu tạo ý-nghĩa việc Ngài chết đi và việc các vị hoạt-động chung với Ngài từng trải-nghiệm liên-tục khi Ngài trợ-lực các vị ấy được sống đúng nghĩa.

Hai nữa, truyện Đức Giêsu Phục sinh và hiện ra với các bậc thánh-nhân


Ông hiểu thế nào
về Chúa Nhật Phục Sinh?


Ở trang trước, khi bàn về việc đóng đinh Đức Giêsu vào thập-giá, tôi có luận ra rằng: truyện kể về việc thi-hài Đức Giêsu được bạn bè/người thân của Ngài đem chôn-cất cho tử-tế, lại không mang tính lịch-sử gì hết. Giả như Ngài được chôn-cất thật sự, thì việc chôn xác Ngài không thể nào do bạn bè/người thân thực-hiện, mà do các kẻ thù-địch Ngài làm thế vì một lý-do nào đó, thôi. Và, việc chôn xác Ngài, không phải là chôn trong mộ-phần bằng đá gì hết; nhưng có thể là duới lớp đá vụn rất cạn, dễ làm mồi cho loài thú-hoang tới rút rỉa. Đó là kết-luận, thoạt nghe qua đã thấy nhờm-tởm rồi. Nhưng, tôi không thể tránh-né việc nói lên những lời đáng buồn như thế.

Về Phục Sinh, thử hỏi ta có nắm vững chuyện đó như đá tảng lịch-sử không?
Nếu không, sao ta lại có thể giải-thích được sự tồn-tại của niềm tin vào Đức Giêsu chứ?
Và, giả như ta quả-quyết là mình không nên đọc truyện Phục Sinh và hiểu từng chữ theo nghĩa đen được, thế thì ta là ai để đọc ra những điều được viết như thế?

Sở dĩ tôi phải nêu các câu hỏi ở trên, là vì, với những người sống ở thế-kỷ thứ 21 này, thì nội ý-niệm “phục-sinh từ cõi chết” thôi, xem ra cũng không thể thấy được niềm tin ở bề mặt được. Tôi phải đặt câu hỏi tương-tự, vì những gì được ghi ở Tân Ước buộc tôi phải nói ra như thế, thôi. Các tác-giả Tin Mừng Mát-thêu, Luca và Gioan kể cho ta truyện Phục Sinh, xem ra theo cách khác nhau. Thật sự, ta có thể bảo: các trình-thuật ấy thật khác biệt. Khác, đến độ ta không thể dung-hoà văn-bản của các ngài vào với nhau được. Thành thử, ta cũng nên đặt vấn-nạn về chủ-đích và ý-nghĩa khi tác-giả ghi như thế.

Nói tóm lại, tôi đi vào phần kết-luận để nói lên những điều sau đây:
Thứ nhất, truyện Phục Sinh không cốt kể lại các biến-cố xảy ra trong một ngày trời, nhưng chỉ phản-ánh sự việc các vị từng dấn bước theo chân Đức Giêsu đã phấn-đấu suốt thời-gian dài nhiều năm tháng, hầu tạo ý-nghĩa việc Ngài chết đi và việc các vị hoạt-động chung với Ngài từng trải-nghiệm liên-tục khi Ngài trợ-lực các vị ấy được sống đúng nghĩa.


Hai nữa, truyện Đức Giêsu Phục sinh và đã hiện ra với các bậc thánh-nhân hiền-lành không là “thị-kiến” đích-thực, mà chỉ là văn-chương giả-tưởng cốt gợi cho ta sự phấn-đấu tranh-giành quyền lãnh-đạo Giáo hội, thời tiên-khởi, chỉ mỗi thế.      

Thứ ba, Phục sinh/trỗi dậy chỉ là một  -vẫn là một mà thôi- một ẩn-dụ được sử-dụng rộng rãi để nói lên việc Ngài có mặt liên-tục với bạn bè và những kẻ theo chânb Ngài, thôi.


Như thế, ông có ý bảo: Phục Sinh chỉ là truyện thần-tiên theo thể-loại phim Hollywood có hậu mà thôi sao?     


Không. Ý tôi không phải như thế, chút nào hết. Quí vị hẳn cũng có cảm-giác này nếu chỉ đọc truyện Tin Mừng theo cách không có phê phán gì hết. Và, quí vị hẳn cũng biết câu truyện cứ xuyên-suốt như giòng chảy bi-ai vào Thứ Sáu Tuần thánh, rồi lại tuyệt vọng vào thứ Bẩy, nhưng đến Chúa Nhật đã thấy mộ-phần chôn Ngài trống-rỗng không có xác chết của ai hết. Tất cả diễn-tiến một cách có trình-tự, thật rất tốt.

Có điều hay ho lại bảo rằng: những vị dấn bước theo Đức Giêsu đều đã bỏ chạy khi Ngài bị bắt và đưa đi hành-quyết. Đó là chuyện hoàn-toàn có thể hiểu được. Nhưng, thật ra truyện này cũng giống hệt những chuyện “đố vui để học” từng giả-định rằng những ai dõi bước theo Ngài đều mất đi niềm tin khi đi vào ngày Thứ Sáu; và rồi như một phép lạ hiếm thấy, các vị đã có lại niềm tin-tưởng như lúc trước, vào Chúa Nhật sau đó. Tôi đây vẫn một lòng tôn trọng, kính-cẩn tín-hữu thời tiên-khởi; nhưng thiết nghĩ: thay vì để mất niềm tin-tưởng trước đây mình vẫn có, vào lúc Đức Giêsu bị trừ-khử, thì các tín-hữu khi xưa vẫn giữ được niềm tin của các ngài không chỉ tồn tại mãi mà thôi, nhưng còn làm cho niềm tin ấy thêm sâu-sắc.


Thế, ông nghĩ sao về mộ-phần trống-rỗng?


Phải chăng câu truyện mộ-phần của Ngài nay trống-rỗng, có tính sử gì không? Câu trả lời của tôi là: truyện này không mang tính lịch-sử gì hết. Như ở trang trước, tôi đã giải-thích lý-do tại sao tôi nghi-ngờ việc Đức Giêsu, khi chết đi, Ngài chưa từng được chôn tử tế nơi mộ-phần nào hết. Tôi nghĩ là, các vị dấn bước theo Ngài, cũng biết rõ nơi chôn xác Ngài, nếu quả là Ngài được chôn-cất tử tế. Về chuyện này, các tác-giả Tin Mừng lại cũng không đồng-thuận với nhau về nhiều điểm.

Thành ra, tác-giả Phaolô là người viết về đề-tại Phục Sinh vào những tháng ngày sớm nhất mà ta còn giữ được đến hôm nay. Và, thư do ông Phaolô ghi đã xuất-hiện truớc mọi trình-thuật Tin Mừng của tác-giả nào khác; và ở đây, không chỗ nào cho biết là ông đã nghe biết về chuyện mộ-phần chôn Đức Giêsu, hết.

Thật khó mà nhận ra rằng: câu truyện về mộ-phần trống-rỗng được coi như sự-kiện nền-tảng mang tính lịch-sử, về Phục Sinh.


Vậy, đâu là sự-kiện nền-tảng mang tính sử, đây? 


Vâng. Giờ đây, ta hãy bỏ ra một khoảnh-khắc nhỏ để tìm tư-liệu ngoài ký-ức của tín-hữu thời tiên-khởi, để xem việc này xảy ra như thế nào. Hỏi rằng: có chăng nhân-chứng nào ngoài Đạo khả dĩ khiến ta tìm đến nhờ giúp đỡ, không? Câu trả lời, là: Có!

Trước tiên, là sử-gia người Do-thái mà tôi thường trích ở các trang trước, tức: Josephus, sử-gia Do-thái từng ghi lại sự-kiện lịch-sử xảy ra vào cuối thế-kỷ thứ nhất. Ông này tả Đức Giêsu là người khôn-ngoan, từng điều-chế những điều mà ông gọi là “kỳ tích hiếm có” gây kinh-ngạc, mà hầu hết các lãnh-đạo Do-thái ở cấp cao đều đã kết tội và đem ông đến Philatô để được luận tội và xử chết.

Nhưng, Josephus lại thêm rằng: những ai từng đến với Ngài, đều đã mến mộ Ngài rất mực đến độ bộ tộc tín-hữu thời đầu lại cứ bước theo ông ta, mãi đến nay không hề ngơi.

Nhân-chứng thứ hai, là: sử-gia La Mã, Tacitus từng viết sử vào những năm đầu thế kỷ thứ hai. Ông này ghi: “tín-hữu thời ấy đều bị Philatô xử tội chết”. Và, bằng vào cung-cách đầy nhạo-báng, sử-gia này lại cũng ghi: đó chỉ là trò mê-tín/dị-đoan đầy độc-hại của những người bén gót theo ông ta, mà thôi. Chứ, hoạt-động của những người này không hề bị dập tắt; họ vẫn tìm đường đến được La Mã, ở đó chuyện kinh-hoàng/nhờm-tởm đáng hổ-thẹn trên thế-giới được thu-thập và tán-thưởng cách rộng rãi.

Thành thử, ta có đến hai nguồn-mạch ở ngoài; một, mang tính trung-lập về âm-sắc; còn nguồn mạch kia, đầy chi-tiết mang tính-cách chửi bới, nhục mạ. Nhưng, cả hai đều đồng-thuận về việc phác-thảo sự-kiện diễn ra, vào thời đó. Và khi ấy, đã có phong-trào xuất-hiện bên trong “thuộc-điạ”. Đấng sáng-lập ra phong-trào này, đã bị Philatô hành-quyết. Nhưng, câu chuyện này thay vì dừng ở đó như mọi người từng trông ngóng, thì ‘phong-trào’ này lại tiếp-tục và sau đó tới được La Mã. Cả Tacitus lẫn Josephus dĩ nhiên, đều không là tín-hữu vào thời đầu và chẳng bao giờ nói đến sự-kiện “Phục-Sinh” gì hết. Tuy nhiên, họ vẫn làm nhân-chứng cho diễn-tiến liên-tục lâu nay được trông ngóng, trong phong-trào từng nối-kết với Đức Giêsu.


Nói thế, có phải để bảo: đó là con đường dài lại rất xa chuyện Sống Lại chứ?


Có thể, là như thế. Nhưng, cũng có thể Phục Sinh chỉ là ảnh-hình đầy chữ-nghĩa đề-cập đến sự hiện-diện của Đức Giêsu luôn ở với người dấn bước theo chân Ngài, mà thôi.

Ở trình-thuật Tin Mừng do tác-giả Tôma ghi, có danh-xưng luôn được sử-dụng rộng-rãi về Đức Giêsu. Ngài được gọi chỉ bằng tên đơn giản là: “Đức Giêsu sống động”. Những vị theo chân Ngài từng coi Ngài là Đấng Khôn-Ngoan của Thiên-Chúa ở dưới thế, nay vẫn hiện-diện và hoạt-động rong-ruổi mọi ngõ ngách quê miền của các vị.

Các thừa-sai, ta từng nói ở trang trước, được Đức Giêsu trao bài sai ra đi chữa-lành mọi người và sẻ san của ăn/thức uống công-khai tại nhà riêng ở mọi thôn-ấp suốt vùng Galilê vào hôm trước. Nói vậy, thử hỏi bà con đây có nghĩ là: các vị này từng bỏ hết mọi sự, khi nghe tin Ngài đã chết, không? Hay, các vị đã mất trọn niềm tin của mình, ngay lập tức? Không. Hoàn-toàn không phải như thế!

Theo tôi, các vị cũng thấy mình được trợ-lực như mọi thời, vào độ trước! Và, điều mà các vị này muốn nói, lại là cung-cách cho thấy Đức Giêsu còn ở với các ngài, mãi mãi. Thành ra, các ngài vẫn phấn-đấu tìm cho ra đường-lối nào đó, hầu nói lên sư hiện-diện đầy uy-lực và trợ-lực của Đức Giêsu.

Và, chính đó từng là truyện kể về Phục Sinh.    


Cho đến giờ, ông kể truyện Phục Sinh như sự việc diễn-ra không chỉ trong một ngày, mà cả một chuỗi ngày kéo dài nhiều năm tháng, cũng không chừng. Vậy, ông hiểu việc này theo nghĩa gì đây?              


Điều tôi muốn nói, chỉ có ý bảo rằng: việc hành-quyết Đức Giêsu đã buộc các vị đi theo Ngài phải vật-lộn với những câu hỏi rất ư là gay-go. Những câu đại loại như: Sao Ngài lại có thể kết cục cuộc đời mình khốn khổ đến như thế? Làm sao chuyện sinh tử của Ngài lại nằm trong tay giới cầm cân nảy mực thuộc đế-quốc dã-man/tàn-bạo như thế; để rồi cái chết của Ngài lại vẫn thuyết phục các vị ấy bằng trải-nghiệm xác-chứng Ngài là sự không-ngoan và quyền-uy của Thiên-Chúa?

Ở đây, ta có nhận ra được ảnh-hình về hai nhóm tín-hữu khác hẳn nhau. Một nhóm gồm các nhà thừa-sai ở đất miền Galilê từng định-vị được sự-kiện ấy bằng những bước chân trần đầy thương-tích khi các ngài đi đến từng nhà mà thực-hiện sứ-vụ thừa sai Ngài khích-lệ. Và, các học-giả kinh-điển ở Giêrusalem còn diễn-tả mạnh mẽ hơn trên bản văn Kinh Sách để hiểu biết những gì từng diễn tiến. Không do sự việc các vị này từng để mất đi niềm tin của mình, nhưng là do các vị từng tìm cách am hiểu diễn-giải sự thể làm sao niềm tin của mình lại có thể bền vững, bất kể nhiều sự-kiện từng xảy đến.

Truyện Con Đường Emmaus được ghi ở trình-thuật Tin Mừng Luca đoạn 24 đã được đề-cập trước đó ở chương 6, chính là ví-dụ cụ thể về việc này. Suy nghĩ như thế, ta sẽ thấy sự việc xảy ra không phải chỉ trong vòng có một ngày khiến ta có thể ghi vào trong băng hình hoặc máy chụp nếu ngày ấy ta có được các tiện-nghi như thế. Nhưng, đó chỉ là bản tóm tắt bằng ảnh-hình trọn-vẹn sự phấn-đấu trong suy đi nghĩ lại của các vị ấy, như đã đề-cập ở trang trước, Ta hãy cứ xem thử chuyện như thế có đem lại ý-nghĩa gì xác-đáng theo cung-cách suy nghĩ của ta không.

Trong truyện, cả hai nhóm thừa-sai “rày-đây-mai-đó” đều ra đi xuất tự cộng-đoàn Giêrusalem vào ngày Phục Sinh rong-ruổi trên đường về Emmaus, dài 7 dặm đường. Trong lúc đi, các ngài cảm thấy sầu-buồn ra mặt, chỉ những nói về sự-kiện kinh-hoàng về việc Đức Giêsu bị bắt giữ và sau đó Ngài lại bị đóng đinh vào thập-tự. Lúc ấy, một người lạ xuất-hiện để cùng đi bèn hỏi xem các ông đang suy-nghĩ điều gì xem ra đăm-chiêu thế.

Các vị này lại kông thể tin là vị khách lạ này chẳng biết chút gì về chuyện đang diễn-biến, xong rồi bèn kể đầu đuôi câu truyện hành-quyết Đức Giêsu vẫn được coi như “vị ngôn-sứ quyền-năng cả trong lời nói lẫn hành-động trước mặt Thiên-Chúa cũng như thiên-hạ”. Thế là, các thừa-sai này bèn kể lại đầu đuôi câu truyện lạ-lùng về các nữ-phụ đã khám-phá ra mộ-phần trống rỗng của Ngài. Và rồi, vị khách lạ kia bèn chê-trách các thừa-sai này là những kẻ có “tâm-can chậm-lụt” chẳng tin-tưởng gì về những điều ghi trong Kinh Sách từng quả-quyết rồi xét/hỏi bằng những câu nói rất hùng-biện rằng: “Phải chăng là điều thiết-yếu để Đấng Mêsia phải khốn khổ chịu-đựng chuyện như thế, để rồi từ đó mới đi vào chốn vinh-quang, sáng ngời của Ngài?”

Tuy nhiên, Clêôpas và bạn đồng-hành của ông vẫn không hiểu là khi tác-giả kể về người khách lạ, ông muốn ám-chỉ ai đây? Kịp đến khi, các ngài đến gần thành Emmaus, người khách-lạ kia xem ra cố ý tiếp-tục câu chuyện đang bàn-luận, nhưng các thưà-sai này khi ấy bèn mời khách lưu lại với họ. Các ngài bèn vào bên trong để ăn uống, đồng thời nghe tiếp câu truyện kể, bảo rằng:


Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. Họ mới bảo nhau: "Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?"


Thế đó, là truyện kể. Giả như quí vị đây hỏi tôi một câu rằng: truyện này có mang tính lịch-sử đúng theo ý-nghĩa một trình-thuật thẳng tuột về những gì từng xảy đến với hai nhà thừa-sai vào Chúa Nhật Phục Sinh không? Thì, câu trả-lời của tôi là: Không! Tuy nhiên, truyện này chỉ mang tính sử-liệu theo nghĩa diễn-tả một tiến-trình trải dài đến hôm nay về những gì xảy đến ở cộng-đoàn tín-hữu thời ban đầu, thôi. Điều đó, có nghĩa là: các tín-hữu thời đầu cuối cùng cũng tin rằng Đức Giêsu Sống-động “đã mở trí cho các ngài hiểu được truyện Kinh Sách”.

Các ngài thật đã thấy nơi truyền-thống của cộng-đoàn mình các dấu-hiệu mà các ngài lâu nay tìm kiếm, tức là: Đức Giêsu, dù Ngài có chết cách nhục-nhã thế nào đi nữa, Ngài vẫn là tác-nhân trong ý-định của Thiên-Chúa. Và, Ngài luôn tìm gặp các thừa-sai ngang qua việc “bẻ bánh”. Đó là, sự việc các tín-hữu thời tiên-khởi vẫn tiếp-tục tụ-tập lại ở “Tiệc Bàn Rộng Mở” với cộng-đoàn, qua đó Đức Giêsu đã dẫn đưa giới-thiệu các vị này và các vị thừa-sai đều trải-nghiệm sự hiện-diện của Ngài với anh em, mọi người. Đức Giêsu vẫn tiếp-tục trợ-lực các ngài trong công việc của Vương Quốc Nước Trời, như tư-cách của “Đức Giêsu rất sống động.”

Bà con mình có thể nói như thế này: Truyện kể Con Đường Emmaus không là sự-kiện lịch-sử, nhưng vẫn có thật. Đó là ảnh-hình mang tính biểu-trưng cho niềm tin của tín-hữu thời đầu vẫn sâu sắc suốt mọi thời. Phục Sinh lại vẫn mang ý-nghĩa còn đậm sâu nhiều hơn là biến-cố xảy đến trong một ngày, thôi.

                                                                                                            (Còn tiếp)
Cựu Lm John Dominic Crossan
Mai Tá lược dịch.                                         

No comments: