Chương 9
Làm sao từ một Đức
Giêsu
lại tới được Đức Kitô
như thế?
(bài 23)
“Tối hôm trước, có
người bạn dẫn con đến thăm tôi.
Tiện dịp, tôi đọc cho
anh ta nghe đôi giòng chảy
do ông viết về loại-hình
chống-đối giới cầm quyền
xuất-phát từ giới nông-gia
Do-thái.
Tôi đã không cho anh ta
biết gì về Đức Giêsu
dù anh là người rất
biết điều, và nếu tôi có làm thế cũng không sao.
Thật ra, tôi bàn nhiều
về Đức Giêsu với bạn bè Phật-tử của tôi
hơn với tín-hữu Đạo
Chúa.
Đây là sự thực khá
đau lòng.
Bởi thế nên, nay hãy
cho tôi dành vài phút trích-dẫn
sự việc nói ở đoạn
này, rằng:
Mở rộng đề-tài nói về
Phục sinh/trỗi dậy
là sự việc trở-thành nghi-lễ
chính-thức
đó là chuyện khó
tránh,
dễ băng-hoại mà lẽ đáng
ra ta không nên làm thế.
Tôi không là tín-hữu
gương-mẫu
nên cứ loay-hoay mãi với
ý-nghĩ này suốt đêm trường;
đành phải đợi cho
sách của ông phát-hành xong đã, rồi mới tính.”
Một vị viết từ
Washington viết về.
“Này hỡi ông tiến sĩ.
Ông là người nay tạo ra khuôn vàng thước ngọc cho tôi, qua đó nay tôi có thể
nói: mình là tín-hữu Đạo Chúa rất đích-thực; nhưng đó là điều mà nhiều năm qua,
tôi chưa từng có khả-năng chứng-tỏ mình làm được như thế.”
Một vị viết từ bang Minnesota.
“Tôi thật lòng xin lỗi
ông về những điều tệ-hại tôi lại đem đến cho ông trong thời-gian theo môn
Kitô-học với ông… Nhiều lúc, tôi và một số đồng-môn khị học ở trong lớp cũng chẳng
buồn mở sách ông ra để theo-dõi, nhưng vẫn cứ bài bác tư-tưởng ông chuển-tải, rồi
lại chụp mũ bảo: ông là loại người đê tiện, vv...
Tôi vừa nhận được cuốn
“Đức
Giêsu: một tiểu-sử đầy cách-mạng”, là món
quà quí giá do bạn bè gửi tặng; nhưng, tôi vẫn chưa mở ra đọc, mãi đến hôm vừa rồi
mới có dịp… Theo tôi, ông đã nêu ra nhiều vấn-đề khá nghiêm-túc đòi tín-hữu Đạo
Chúa phải có tâm-hồn lắng-đọng và thật lòng chú-tâm vào chuyện Đạo, mới hiểu được
vấn-đề ông chủ-trương…
Sách ông viết, mang dấu-ấn
tuyệt-vời, là nguồn hứng-khởi trợ-lực cho mọi tâm-hồn. Quả là, ông đã giúp mọi người
thấy được cung-cách thông-thoáng/cởi-mở khi nghiên-cứu thần-học Kinh-thánh để rồi
sẽ có lòng can-đảm mà đưa ra cho mọi người vấn-nạn về những gì mình đã biết rồi,
nhưng vẫn cần tham-khảo nhiều hơn nữa. Tôi nguyện-cầu cho chính mình có được sức
mạnh của con tim, như ông từng xác-chứng trong sách để mọi người am-tường.”
Một học trò xưa nay đã viết từ Virginia
“Phần lớn các giáo sĩ
của ta, cũng như các vị đang làm công-tác giảng-dạy về Đạo ở Anh Quốc, cứ hiểu là:
Đức Giêsu từng nói và làm mọi thứ dựa vào Tin Mừng như sách sử-ký. Có nhóm/hội nọ,
lại thấy khó chịu khi cứ phải nghe đi nghe lại mãi các bài chia sẻ ở nhà thờ
và/hoặc các bài giáo-lý ở trường, vốn quên-sót/phớt lờ phần căn-bản quyết bảo rằng:
ta có được những thứ đó là do sự hiểu-biết kinh-điển của mình về Sách thánh.
Riêng nhóm/hội của chúng
tôi ngày càng thấy chuyện ấy nay càng tẻ-nhạt ở chỗ: cứ ngồi đó mà nghe các bài
chia-sẻ hoặc giảng-giải vẫn bỏ sót hoặc quên-lãng kết-cục nền-tảng, tức kinh-điển
của Kinh Sách. Sống chung đụng với nhau, mà lại tách-biệt như thế, thì quả là một
trong những thách-thức tiêu-biểu.
Một mặt, việc
nghiên-cứu học-hỏi giúp ta rất nhiều khi bàn bạc với chuyên-gia “ngoài luồng” về
Đức Giêsu, cũng như các vị từng dõi theo chân Ngài lại không thoá-mạ tầm tri-thức
kiện-toàn của các vị ấy. Mặt khác, mô-hình trợ-lực việc giảng-giải và phụng thờ
ở Giáo-hội vẫn đi đến kết-cục căn-bản, khiến giáo-dân có được khả-năng đối đầu
với mọi sự. Phải chăng ông đang ở vào tình-huống đối-đầu với cách-biệt sâu lắng,
giống như thế?
Một nhóm giáo-dân hiện sống ở nước Anh.
“Chừng như, qua giòng
chảy tư-tưởng của riêng ông, người đọc nay thấy được, là: ông đã xử-sự theo cách
nào đó, hầu chứng tỏ là ông không tin vào trình-thuật Tin Mừng không mang tính sử
chứ gì? Riêng tôi, vẫn mạo muội nói lên đôi điều với tư-cách cá-nhân, để bảo: Đức
Giêsu là Con Thiên-Chúa như Đạo ta lâu nay hằng công-nhận. Thật tình, tôi vẫn tự
hỏi: không biết ông cảm thấy thế nào về Đạo Chúa, thời này đây?
Ông nghĩ gì khi hàng
triệu triệu người vẫn tin vào Vương-Quốc-Nước-Trời, thời tương-lai có đặt nặng nền-tảng
trên sự chết và sự sống lại của Ngài, cũng như có tin vào việc Ngài đền-bù tội-lỗi
cho nhân-loại bằng cái chết đầy tính hy-sinh của Ngài, không? Và, ý-niệm về ơn cứu-độ
rất vĩnh-hằng có được coi như quà tặng ân-sủng của Thiên-Chúa, không? Sao ông
có thể nghĩ ra rằng: những thứ ấy, đã và đang đưa-dẫn tín-hữu đi vào con đường
lầm-lạc, sai sót rất nhiều thứ, chứ!”
Một nữ-phụ viết từ bang California
“Hãy xem lại ảnh-hình
ông từng vẽ về Đức Giêsu Lịch-sử, mà xem! Phải chăng điều đó, với tôi, cũng có
nghĩa như đồ-đệ của Đức Giêsu chứ? Nói theo ngôn-từ chắc-nịch hơn, thì ngày
nay, việc dõi theo chân Đức Giêsu ra như thế nào? Tín-hữu nay sống ra sao?
Một độc giả viết từ Virginia
Nay, đã đến lúc ta nên
tóm tắt câu chuyện mình bàn ở đây. Giả như có ai đó chưa nghe biết nhiều về Đức
Giêsu, lại yêu-cầu ông kể cho họ nghe chuyện về Ngài trong 2, 3 phút thôi, vậy ông
sẽ nói với họ thế nào đây?
Nếu
có ai hỏi thế, tôi sẽ bảo: Đức Giêsu khi xưa sống ở Do-thái, tức đất miền bị
ngoại-bang xâm-chiếm. Ngài cùng với nhiều dân quê khác, sống ở thời này, còn bị
ức-chế nhiều hơn nữa. Đây là thế-giới được
thiết-kế theo cách rất bất công, không đồng đều.
Thế-giới
này, Ngài đã cống-hiến và sống-thực đời Ngài bằng một thị-kiến thay cho mọi sự.
Và, Ngài mời gọi mọi người hãy sẻ-san sự sống của mình với cộng-đoàn có chữa-lành
miễn phí và cùng ăn cùng uống với nhau, sẻ san cho nhau hết mọi sự, trong cộng-đoàn
thân-thương gồm những người chủ-trương sống công-bằng với nhau và với Chúa.
Với
đàn bà, con trẻ hoặc nam-giới cùng những người bị phong/cùi hoặc tật nguyền, những
kẻ nghèo-đói/túng-bấn, Ngài mời họ đến với Ngài ăn chung uống chung, để được chữa-lành
và nhận-lãnh kinh-nghiệm sống từ người khác.
Cộng-đoàn
mới Ngài tạo-dựng là Vương-Quốc-Nước-Trời, tức: thế-giới sinh-động trong đó mọi
người sống ngang bằng/đồng đều như nhau trong mọi tình-cảnh, cả vào lúc Thiên-Chúa
(chứ không phải hoàng-đế La Mã) đã và đang trực-tiếp quản-cai thế-trần này. Điều
đó có nghĩa: mọi sự đều thuận theo ý Chúa ở thế-trần này cũng như thiên-quốc.
“Thiên-quốc”
Ngài thiết-lập, mang khuôn-thước đúng-đắn, đích-thực. Còn, thế-trần này mới thật nhiều chuyện. Chính vì lý-do đó, Đức Giêsu
không chỉ nói đến Vương-Quốc-Nước-Trời mà thôi, nhưng Ngài còn sống-thực sự-thật
ấy nữa. Ngài vun/xới thị-kiến Vương-Quốc-Nước-Trời ngay bên trong xã-hội Ngài sống.
Điều này, đã khiến Ngài trở-thành nhà Cách-mạng lừng-danh, lỗi-lạc. Cách-mạng Ngài
hiện thực, không có chiến-tranh, dành quyền nhưng là xã-hội rất ổn-định.
Ngài
chết vì thị-kiến Vương-Quốc-Nước-Trời vĩ-đại. Ngài thách-thức lề-lối sắp-xếp mọi
sự trên/dưới nơi thế-giới Ngài từng sống cùng và sống với. Việc này, khiến Ngài
rơi vào trạng-huống có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Và, việc Ngài tuyên-bố dẹp/sập
Đền thờ đang vững như trụ đồng, tạo hậu-quả ngay tức
thì,
đã khiến giới cầm-quyền La Mã và Do thái đã phải tìm đủ mọi cách chống-báng
Ngài. Ngay như chúng ta đây, cũng thấy khó mà tưởng-tượng ra tình-huống ‘nới rộng
vòng tay’ mà Ngài từng tỏ-bày với đám dân quê hèn-hạ, khiến Ngài bị bách-hại
ngay tại Giêrusalem vào thời Caipha và Philatô, đến như thế.
Thế
nhưng, ta không thể ngờ được, là: những gì từng khiến giới cầm-quyền ra
lúng-túng, lại do đám dân quê nghèo/hèn người Do-thái tác tạo. Những ai, cảm-nhận
quyền-uy của Thiên-Chúa qua chung sống với Ngài, vẫn tiếp-tục trải-nghiệm sự thể
như thế, cả sau khi Ngài quá vãng. Nay, uy-lực của Ngài không còn bị hạn-chế bởi
thời-gian và không-gian nữa; nhưng đã nên hiệu-lực cho người gặp gỡ Thiên-Chúa
qua Đức Giêsu.
Đó,
là lý-do khiến sử-gia trung-lập Do-thái là Flavius Josephus đã khéo-léo ghi lại
sự-kiện xảy ra hồi cuối thế-kỷ thứ nhất, khi ông nói: “Những người yêu thương Ngài
ngay từ đầu, sẽ còn tiếp tục thương-yêu Ngài như thế mãi. Đến hôm nay, nhóm Kitô-hữu,
tức những người mang Danh Ngài vẫn không hề biến-dạng, bao giờ hết.”
Đó,
là ảnh-hình tôi có về Đức Giêsu Lịch sử. Bằng động-thái cống-hiến chữa-lành miễn-phí
và sự việc cùng ăn chung uống chung với Ngài tại “Tiệc-Bàn-Mở-Rộng”, Ngài
loan-báo, kiến-tạo cộng-đoàn quyết nói tiếng không với hệ-cấp xã-hội theo hệ-cấp chủ/nô ở nơi Ngài sinh sống.
Sợ
rằng, Ngài bị mọi người coi như Đấng trung-gian chốn bán-buôn/thương-mại đặt ra
cho một Đức Chúa rất mới lạ, Ngài lại đã liên-tục tiến về phía trước, rất không
ngừng. Ngài không bao giờ là trung-gian/môi giới theo nghĩa nào hết.
Nói
cho đúng, Ngài là Đấng loan-báo cho mọi người biết: không trung-gian/môi-giới
nào khả dĩ hiện-hữu nơi con người và với con người, hoặc giữa con người với
Chúa, được hết. Nói khác đi, Ngài loan-báo Vương-Quốc-Nước-Trời không có
trung-gian/môi-giới theo kiểu bán-buôn ở phố chợ hoặc bất cứ nơi nào khác.
Có người từng
phê-bình: ông quá nhấn-mạnh vào Đức Giêsu như dân quê nghèo-hèn từng chống lại
đế-quốc quan-quyền, là do kinh-nghiệm bản thân ông lớn lên ở Ái-Nhĩ-Lan thời nước
Anh trở-thành đế-quốc chiếm-đóng nước này, thôi. Điều đó, có đúng thật không?
Vâng.
Đúng thế. Với mọi người, những gì ta thấy, đều tùy vào vị-trí ta đứng nhìn,
thôi. Giả như ta là phụ-nữ sống trong xã-hội do nam-giới thống-trị, hoặc giả
như ta là người Mỹ gốc Phi-Châu sống trong một xã-hội toàn người da trắng chẳng
hạn, thì có thể: ta sẽ thấy được thực-tại mà người bị mất mát hoặc bị từ-chối mãi.
Và,
khi đã định-hình như thế rồi, không có gì đáng ngờ là tôi lớn lên không giống người
nhìn đế-quốc như một thực-tại nhỏ bé chút nào hết. Tuy nhiên, dù có như thế,
tôi sẽ bảo rằng: kinh-nghiệm sống đã khiến tôi thấy được điều gì đó thực-sự xảy
ra “với” và “quanh” Đức Giêsu, chứ không do tự mình chế ra sự thể như thế.
Tôi
lớn lên với thế-hệ đầu, sau thời Ái-Nhĩ-Lan bị thực-dân chiếm đóng, đúng vào
lúc nước Anh đang trên đà tụt hậu. Thật ra là, tôi học rất nhiều điều xấu-xa mà
Anh-quốc đã làm cho đất nước Ái-Nhĩ-Lan của tôi. Thế nhưng, tôi cũng được hấp-thụ
một nền giáo-dục cổ-điển từ Anh-quốc, trong đó có đủ mọi văn-bản được chọn-lựa
để chuẩn-bị cho giới trẻ người Anh sau này cai-trị toàn Đế-quốc.
Và,
trong khi họ hàng bên nội của tôi, thuộc giai-cấp nông-dân quê-mùa/mộc-mạc, thì
họ hàng bên ngoại tôi lại thuộc giai-cấp trung-lưu thị-thành có cửa hiệu bán
buôn đủ mọi thứ. Xin nhắc lại, là: tôi hy-vọng rằng lý-lịch của tôi đã khiến
tôi nhạy-bén hơn với mọi bất-công xảy đến vào thế-kỷ đầu đời, cũng như ở thế kỷ
thứ 20, 21 này.
Nhưng,
tôi hoàn-toàn bác-bỏ việc bảo rằng: điều đó, đã tạo cho tôi có được động-thái khôn-khéo
chế-biến các chứng-cứ thuộc thế-kỷ đầu đời, mà trên thực-tế lại không thế.
Đức Giêsu do ông tạo đã
kích-động người dân đồng quê xây-dựng lại xã-hội từ dưới lên, xem ra giống Đức
Giêsu của thần-học giải-phóng ở Châu Mỹ La-tinh chứ?
Nếu
quả có thế, thì điều này không do tôi là sinh-viên từng học thần-học giải-phóng
mà có. Giả như Đức Giêsu Lịch sử, rập theo khuôn-mẫu của người dân sống ở Châu
Mỹ La-tinh, thì có lẽ điều đó là do tình-cảnh của họ giống tình-huống Ngài từng
sống, thế thôi.
Hãy
thử nghĩ trường-hợp của Tổng Giám mục Oscar Rômêrô chẳng hạn. Cuối thập-niên
1970, ông trở thành Tổng Giám mục Giáo-phận San Salvador, đất miền trong đó một
số rất nhỏ gồm các chính-trị-gia giàu-sụ được tuyển-chọn, lại đã kiểm-soát
toàn-bộ nền chính-trị, kinh-tế và quân-sự của nước này; trong khi đại đa-số quần-chúng
vẫn phải sống trong cảnh nghèo-hèn, dân-dã.
Theo
lịch-sử, Giáo-Hội ở đây đã tự định-hình vào với quyền-lợi của nhóm được tuyển,
đã chọn thế đứng rất tách rời. Thế nhưng, Tổng Giám mục Rômêrô với tư-cách mục-tử
nhân-hiền, ngài lại đã ra ngoài để sống cùng và sống với dân nghèo, rồi từ đó
dân con các nơi họp lại để biến-cải ngài.
Ngài
khởi-sự nói lên tiếng nói mạnh-mẽ, uy-quyền chống lại quyền-bính bất-chính, bạo-tàn;
và đòi-hỏi quyền chính-trị cho người dân thấp-cổ-bé-họng. Tổng Giám-mục Rômêrô luôn
chống lại bạo-lực cùng ý-thức-hệ, để rồi cuối cùng, ngài đã nghiêng về cánh tả,
tức: những người du-kích mộc-mạc, chân-chất.
Chống-đối
những người chỉ muốn hỗ-trợ thứ Tin Mừng quái-gở không dấn thân dính-dự chuyện
trần-gian để cứu-vớt thế-giới gian-trần này, chút nào hết, Ngài Giám Mục Rômêrô
từng nhấn mạnh: “Thiên-Chúa nay đang
thực-hiện” những gì Đức Kitô đã làm thuở
trước, tức: “gỡ bỏ mọi ách nặng-nề vẫn áp-đảo người dân quê, ngõ hầu mang
niềm vui sống đến với tâm can mọi người, gieo vãi hy-vọng cho hết mọi người.”
Ngài
Giám-mục đã trở-thành tiếng nói cho người con không còn tiếng nói nữa, tức: những
người lang-bạt không nơi ăn chốn ở, các dân-công hái gặt cà-phê, những người
dân nghèo hèn bị đánh đập, hoặc đã “biến dạng” khỏi xã-hội nơi mình sống. Ngài
từng bảo: “Chỉ những ai quan-tâm đến người
đói khát, trần truồng, bị tra tấn, bách-hại mới là người được Chúa ở gần.”
Ngài
còn nhấn mạnh: “Nếu Giáo hội chỉ tỏ ra
bác-ái bằng đường-lối bố thí, phát cơm tặng bánh thôi, chưa đủ. Bởi, đó là “bức
tranh biếm-hoạ” về tình-yêu cốt che-đậy bằng những động-tác rất bề ngoài chứ không nỗ-lực tái-tạo công-bằng/chính-trực
cho dân quê nghèo/hèn.” Trong một bài giảng lễ Giáng Sinh năm 1979, ngài còn
bảo:
“Ta không nên tìm diện-mạo đích-thực của Hài-Nhi Giêsu
nơi bộ mặt xinh xắn/mũm mĩm được tô-điểm nơi ảnh-tượng ở hang-đá. Nhưng, ta phải
tìm ra Ngài giữa các trẻ suy dinh-dưỡng mỗi tối lên giường ngủ không hột gạo
trong bụng chúng, cũng nên tìm Hài-Nhi Giêsu nơi trẻ bán báo nghèo-khổ đứng cạnh
sạp, chỉ khoác mỗi tờ giấy mỏng lên người chúng vào mùa đông lạnh.”
Là
người từng bị các chính-trị gia và giới truyền-thông tố-cáo là mình hỗ-trợ cho
cuộc nổi-loạn nhằm lật-đổ chính-quyền, Tổng Giám Mục Rômêrô đã phản-bác cáo-buộc
ấy và bảo: “Trừ phi Tin Mừng được coi như
phương-tiện kêu gọi một lật đổ, còn thì đây là cung-cách để ta thật sự sờ-chạm
vào nền-tảng của một trật-tự lẽ đáng không được hiện-hữu, bởi nó hoàn-toàn bất-công
với mọi người.”
Như
mọi người đều dự-đoán, và ngài cũng biết rõ số-phận đang chờ mình, Tổng Giám mục
Rômêrô đã bị tổ trinh-sát giết hại đang lúc ngài cử-hành thánh-lễ Mùa Chay năm
1980.
Tuy
nhiên, cũng giống truyện Đức Giêsu, câu truyện về ngài Tổng Giám-mục không kết-thúc
ở đó. 13 năm sau, khi một nhóm học-giả tụ-tập tại Chicago để tổ-chức một hội-luận
chuyên-đề về đề tài nghiên-cứu lịch-sử, tôi đã bị đánh-động bởi những suy-tư về
bà Catherine Keller, vị thày dạy tại trường Thần-học thuộc Đại-học Drew ở đây.
Bà vừa trở về từ El Salvador, nơi đó bà đã nhận ra rằng: lần đầu tiên trong đời,
truyện kể về các tín-hữu Đạo Chúa thời tiên-khởi đã trở thành hiện-thực đối với
bà.”
Tại
nơi đó, bà đã giáp-mặt chứng-kiến tận mắt một cộng-đoàn cơ-sở ở đây đã tổ-chức
được buổi cùng ăn cùng uống (tức: đem
của ăn/thức uống đến cho các sinh-viên đại-học đang bị giữ trong tù nhưng không
được chính-phủ cho ăn) và việc chữa lành cơ-thể
cũng như tâm-thân của nhiều người.
Dù
sao thì, ảnh-hình của “ngài Rômêrô đã trỗi dậy” xuất hiện trên các bờ tường ở
khắp nơi, bà Catherine Keller từng bảo: “Ngài
lên-tục xuất-hiện cùng với các vị tử-đạo của đám người khác, cả nam lẫn nữ, là
những người dám hy-sinh tánh-mạng cho những người này, chắc một điều là họ làm
không theo cách thô-kệch để làm vừa lòng Thiên-Chúa ngang qua việc hy sinh đền
tội, nhưng bằng cách san-sẻ sự sống tràn đầy tuy biết rằng uy-lực của thần chết
không tha họ.”
Và,
bà Keller đã gặp gỡ nhiều người từng sống quả-cảm trước cái chết đang đe doạ họ,
với sự vui vẻ có tính dí dỏm rất cao, có cả sự sảng-khoái vui thích trong cuộc
sống ở thế-trần này, có được hy-vọng dù không lạc-quan nhưng vẫn phối-hợp và phân-tích
then-chốt về lịch-sử lẫn nền chính-trị toàn cầu”. Bà còn nói: “Trong cộng-đoàn như
thế, bà thấy gần gũi những gì mà khi xưa Đức Giêsu từng gọi là Vương-Quốc-Nước-Trời.”
Sự
việc Đức Giêsu chịu đóng đinh vào thập-tự và sống lại đã thành hiện-thực đối với
bà, ngang qua tâm-tính bén nhạy của phụ-nữ xứ San Salvador được thừa-hưởng từ một
người mẹ khi trước từng bị bắt cóc, hãm-hiếp và ám-sát cho đến chết chỉ vì cụ
bà đã quyết-tâm tranh-đấu cho công-bằng xã-hội: “Sức-mạnh của ác-thần/sự dữ không thể làm ngưng trệ được sự sống rất quả-cảm
của người dân.”
Ai
nghe truyện kể như thế mà lại không nhận ra được rằng: ngay thế-hệ mình sống,
đã thấy hiện-diện một thực-tại được tiếp tục và uy-lực của Tin Mừng về Vương Quốc
Nước Trời sao?
(còn
tiếp bài cuối cùng nữa là hết)
Gs
John Dominic Crossan biên soạn
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment