Chương 8
Chuyện gì xảy ra
Vào Chúa Nhật Phục
Sinh?
(bài 22)
Thế cũng được, điều
này xem ra cũng có lý. Nhưng tôi vẫn muốn quay về đề-tài Phục Sinh. Vậy, đây là
đòi hỏi chính-yếu từ Tân Ước chứ?
Vâng.
Điều tôi muốn nói ở đây, là: một trong muôn vàn phương-cách cốt cho thấy tín-hữu
thời tiên-khởi, có lẽ đã suy-tư nhiều về kinh-nghiệm từng-trải, có Đức Giêsu ở
với các ngài. Thành thử, vấn-đề là để hỏi: “Việc ta luôn đặt điểm nhấn vào truyện
Phục-Sinh do từ đâu đến? Câu trả lời đích-thực, là: từ tác-giả Phaolô!
Nếu
để ý, khi đọc thư do tác-giả Phaolô viết cho các giáo-đoàn, nhất là ở thư thứ
nhất Côrinthô đoạn 15, ta sẽ thấy Phaolô –chuyện này, ông từng viết có đến 20
hoặc 40 năm trước ngày xuất-hiện trình-thuật Tin Mừng của mọi tác-giả- Phaolô vẫn
bảo-vệ ý-tưởng “Phục Sinh” theo thể-lý. Nhưng, ở đây, ta thấy có sự méo-mó cũng
rất lạ, ở chỗ: tác-giả đây chẳng bao giờ nghĩ: Phục Sinh, là phép lạ dành riêng
chỉ cho Đức Giêsu, thôi. Ngược lại, mới đúng. Việc Đức Giêsu Phục Sinh, mang đến
cho Ngài một ví-dụ cụ-thể về sự Sống-lại, cũng rất chung.
Thật
cũng dễ, để mọi người thấy được, là: tác-giả Phaolô từng quảng-bá lối biện-luận
của ông, khá gắt gao. Trước khi hồi-hướng trở về, Saolô là thành-viên Pharisêu
năng-nổ, khổ-sở về chuyện ra tay bách-hại Đạo Chúa. Thông thường, thì mọi thành-viên
Pharisêu đều tin rằng: Thiên-Chúa sẽ đỡ/vực người chết nào khi xưa từng sống
chính-trực đến phút cuối, cuộc đời mình.
Tác-giả
Phaolô như ta biết, khi ấy đang trên đường đến Đamát, quyết bách-hại các tín-đồ
theo chân Đức Kitô, cả vào lúc ông trải-nghiệm điều mà nay ta gọi là “thị-kiến”,
hoặc “niềm mê say”, tức: ánh-sáng khiến ông mù loà, là tiếng gọi, là ngã gục/kiệt
quệ trên đường đất.
Với
Phaolô, đây là cảm-nghiệm sâu-xa về sự đối-đầu với Đức Giêsu, Đấng ông tìm đến
để tấn-công. Hỏi rằng: Phaolô hiểu thế nào về việc ông trải-nghiệm nhiều về Đức
Giêsu? Theo tôi, câu trả lời là: ông sẽ đi đến kết-luận mà bảo rằng: sự việc sống lại nói chung, đã khởi đầu! Thật
ra, đó là đường-lối diễn-tả niềm tin ông có, tức: Đức Giêsu là “hoa quả đầu mùa cho những người đã chết”.
Vốn nghĩ rằng: ông ngóng đợi sự “Sống-lại” rất chung xảy đến với mọi người, nên
kinh-nghiệm ông từng-trải về Đức Giêsu đã thuyết-phục ông là sự việc ấy đã khởi
đầu rồi. Đức Giêsu, không là Đấng Duy-nhất được nâng-nhấc/trỗi-dậy, nhưng Ngài
là Đấng trước tiên ra như thế.
May,
mà ông Phaolô khi xưa đã không nói: “Giả
như mộ-phần chôn Đức Kitô không trống rỗng, thì niềm tin của ta sẽ vô-bổ”, nhưng
ông lại cứ bảo: “Nếu Đức Giêsu không trỗi
dậy từ cõi chết, thì niềm tin của ta ra hư-luống.” Viết thế, ông không có ý
nói về việc phục-hồi thân xác Đức Giêsu, mà về sự hiện-diện của Ngài theo cách một
hiện-hữu rất mới mẻ.
Với
các tác-giả có cùng một chiều-hướng giống như ông Phaolô, thì: chỉ mỗi Đức
Giêsu là Đấng hiện-diện ở dưới thế, cũng bị hạn-chế bởi thời gian và
không-gian, những nay Ngài đã trở-thành Hữu-thể Siêu-việt luôn hiện-diện với mọi
người; nhưng Ngài không bị hạn-chế bởi thời-gian và không-gian, nữa.
Nếu thế, thì tác-giả Phaolô
có sai sót không khi ông ta viết về Đức Giêsu Phục Sinh?
Không
phải thế đâu! Ý tôi, không có ý bảo rằng: tác-giả Phaolô đã sai-sót, mà chỉ muốn
nói: đó là kinh-nghiệm từng-trải của riêng ông mà thôi, chứ không phải hết mọi
người.
Tuy
nhiên, tôi không thấy có lý-do nào để tin rằng tất cả những ngươi theo chân Đức Giêsu đều lý-luận theo cùng
một kiểu, rặt như thế. Cuối cùng thì, phần lớn các vị nói ở đây đều là
nông-gia, chứ không là thành-viên Pharisêu như ông Phaolô, từng được huấn-luyện
có đẳng/cấp bằng vào việc diễn-giải Kinh Sách của Do-thái. Và, bởi Phaolô từng
là địch-thù khá cay-cú của phong-trào này, nên kinh-nghiệm ông
từng-trải. lại trở-thành công-việc duy-nhất chống thân-tâm đầy tính tâm-lý
rất riêng của ông ta.
Thành
thử, tôi không thấy có lý-do gì để giả-định rằng: có thể kinh-nghiệm riêng-tư của
ông hoặc cung-cách ông ta diễn-giải sự việc như thể ông từng gặp mặt Đức Giêsu
Phục Sinh quang-vinh, là chuyện tiêu-biểu cho tín-hữu thời đầu. Như tôi có nói ở
các trang trước, các nông-gia trên từng dõi bước theo chân Đức Giêsu ở Galilê,
biết rõ là Ngài hiện-diện cả ở bước chân âm-thầm rong-ruổi những trầy-sướt của thừa-sai
giống như thế. Các kinh-sư, tác-giả ghi chép trình-thuật ở Giêrusalem xưa, đã gặp
ông thêm lần nữa, trong nghiên-cứu học-hỏi Kinh Sách của Do-thái. Thành thử, ông
Phaolô có sử-dụng phạm-trù “Sống-lại” cũng chỉ là cách duy-nhất để ông ta diễn-tả
sự hiện-diện đầy uy-lực của Đức Giêsu, trong cuộc sống những người dõi bước theo
Ngài.
Thật
ra, tôi còn muốn đi xa hơn, vì ảnh-hình Đức Giêsu của tác-giả Phaolô coi như “hoa quả đầu mùa của những người đã khuất dạng”
còn tuỳ ý-niệm về sự gặt-hái trọn-vẹn có trong tầm tay với. Nhưng, giả như đó
không là trường-hợp đích-thực xảy ra, thì ẩn-dụ đây, cũng hoạt-động không tốt đẹp
cho lắm. Giả như, Phaolô có mặt ở đây, hôm nay, chắc chắn tôi cũng sẽ bảo với ông
câu này: “Này ông Phaolô, chúng tôi chờ ông
lâu lắm rồi; chờ từ ngày có “hoa quả đầu mùa” cho mùa gặt ông từng nói. Có thể,
khi xưa ông cũng không có lý là bao về sự Sống-lại nói chung đang trờ tới. Vậy,
ông có cách nào hay hơn để ta nói về sự hiện-diện của Đức Giêsu đang ở với ta,
hơn sự “Sống-lại” như thế không, thưa ông?”
Riêng ông, ông có suy-tư
gì về chuyện này không? Ông tin Phục Sinh như thế nào?
Với
tôi, Phục Sinh là sự trợ-lực thánh-thiêng luôn hiện-diện nơi Đức Giêsu. Nhưng
Phục sinh như thế, có lúc cũng bị hạn-chế với tín-hữu Galilê và Giuđêa, khi xưa
từng tiếp-cận Ngài, nay dành-để cho bất cứ ai, bất kỳ nơi nào trên trần-thế, tức
những vị từng gặp Thiên-Chúa ngang qua Đức Giêsu. Riêng tôi, nói theo văn-hoa
chữ nghĩa, thì: về chuyện xác-phàm Ngài biến khỏi mộ-phần hoặc theo diễn-tả tân-kỳ,
thì: mộ-phần nay trống-rỗng, hoặc “thị kiến” hoặc bất cứ thứ gì khác, mọi chuyện
ở đây chỉ là cách diễn-tả niềm tin đại-loại mang tính bi-ai, đầy cảm-xúc.
Nhưng, trọng-tâm của Phục sinh, với tôi, là uy-lực của Thiên-Chúa nay dành để cho
mọi người, ngang qua Đức Giêsu, theo cách không bị hạn-chế bởi thời-gian hoặc
không-gian, và cho bất cứ ai có niềm tin cũng như kinh-nghiệm về điều này.
Vậy, truyện Đức-Giêsu-sống-lại
đã hiện ra với nhiều người thì sao? Nếu Phục Sinh không liên-quan đến thị-kiến
hoặc “sống-lại” không hiểu theo nghĩa đen, thì ông ứng-xử ra sao với những truyện
như thế?
Đây
là câu hỏi rất quan-trọng. Hãy để tôi kể cho quý vị nghe những gì tôi đi đến kết-luận,
rồi sẽ đưa ra vài ảnh-hình để minh-hoạ, cho rõ ràng.
Lâu
nay, ta vẫn coi các truyện kể về việc Đức Giêsu hiện ra với nhiều người sau ngày
Ngài Phục-sinh đều như thị-kiến theo đủ kiểu. Theo tôi, sự thể lại không thế. Các
truyện kể như thế, không mang dấu-tích như ta trông-đợi là nó xảy đến, tức:
không có lằn sáng chói-lòa đến mù mắt, không có tiếng nói của ai đó vọng từ trời
cao vọng xuống, cũng chẳng có ai bị quật ngã trên đường đi đầy những đất, chút
nào hết. Cũng chẳng có sự-kiện Đức Giêsu lật ngược từ tình-trạng “đối-nghịch” sang
sự việc tặng thêm cho ông vài mặc-khải nào đó, như ta tưởng.
Đúng
hơn, điều trở-thành vấn-đề ta nên đặt ra, là: Ai là người được Đức Giêsu hiện ra, mà thôi. Đúng là, truyện kể như
thế đều sẽ được bi-kịch-hoá với chủ-đích chính-trị, có trong đó mà thôi. Và sở
dĩ có chủ-đích này, là để kể cho ta nghe biết ai đang nắm giữ quyền-bính; và cũng
để bảo rằng: giờ này đây, Đức Giêsu không còn hiện-diện theo cách thể-lý,
xác-phàm nào đi nữa.
Dưới
đây, là ví-dụ rõ nét nhất. Trình-thuật Tin Mừng do tác-giả Gioan viết ở chương
20, ta thấy tác-giả kể về hai đồ-đệ thi nhau chạy về phía mộ-phần trống rỗng.
Phêrô và vị đồng-hành theo chân Đức Giêsu không nêu rõ danh-tánh, nhưng lại được
gọi là Đồ-đệ Dấu-yêu đều đã chạy về hướng mộ-phần của Ngài. Đồ-đệ kia, nhanh
chân hơn, đã chạy lấn Phêrô nên đến trước, nhìn vào trong thấy băng vải còn rơi
rớt ở đó. Và bởi, theo truyền-thống “cựu-trào” thời trước từng nghĩ rằng Phêrô là người đầu tiên đến trước nhất,
nên theo văn-bản này, ông là người trước nhất bước đến mộ. Và, chỉ mình ông nói
rằng: “Ông đã thấy và đã tin.” Xem thế
thì, “Đồ đệ Dấu-yêu kia, là người đạt danh-hiệu “người đến trước”, tức danh-hiệu được gán cho Phêrô theo truyền-thống
thời xưa/cổ.
Nhưng
còn nhiều yếu-tố, hơn thế nữa. Cũng trong tinh-thần ghi chép truyện như thế,
thì người đến tiếp theo sau vị “Đồ-đệ Dấu-yêu” trong truyện kể, phải là Maria
Magđalêna, chứ không ai khác. Trình-thuật Tin Mừng do Mát-thêu ghi, thì Maria
Magđalêna đã gặp gỡ phụng-thờ Đức Giêsu Phục Sinh, như đã chép ở đoạn 28 câu 8-10
ở Tin Mừng này. Và, theo trình-thuật do ông Gioan ghi, thì bà Maria này lại
không nhận ra Đức Giêsu khi Ngài xuất-hiện ngay trước mắt bà. Và rồi, bà cứ lầm-lẫn
diễn-tả mộ-phần trống rỗng những 3 lần, qua câu thưa/gửi bảo là: “Người ta đã lấy mất Chúa của tôi rồi!” Cuối
cùng thì, vị Đồ-đệ Dấu-yêu lại được khen ngợi hơn cả Tôma nữa. Ông này, còn bị
ghép cho chết cái tên để đời là “Tôma cứng
tin!”
Ở
truyện kể, ông là người chối từ không tin những điều được kể lại cho ông nghe, đến
khi nào chính mắt ông thấy và sờ/chạm được vết thương của Thày từ ngày đóng-đinh
Thày vào thập-tự. Khi Đức Giêsu ở trước mặt ông, thì ông lại bị trách-cứ bằng lời
nặng/nhẹ cùng một lúc Đồ-đệ Dấu-yêu kia lại được ngợi ca bằng những câu như: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những
kẻ không thấy mà tin!"
Truyện
kể như thế, lại chẳng cho ta biết điều gì về giá-trị lịch-sử nơi gốc nguồn niềm-tin
của tín-hữu thời đầu, chút nào hết. Nhưng, điều này cho thấy vấn-đề rất lớn lao
về nguồn-gốc các “thẩm-quyền” trong cộng-đoàn tín-hữu, thời bấy giờ.
Đó, là ảnh-hình ganh đua nhau nói lên ai là người có ưu-tiên và uy-lực hơn ai hết,
trong cộng-đoàn giáo-hội thời mới chớm. Chẳng hạn như, trình-thuật do tác-giả
Gioan ghi chép, lại cho thấy: trong cộng-đoàn của vị Đồ-đệ Dấu-yêu, thì thẩm-quyền
của bà Maria Magđalêna đã bị thử-thách cũng lớn như quyền của ông Phêrô hoặc
Tôma.
Dĩ
nhiên, ngoài Tân Ước ra, ta lại có Tin Mừng
Phêrô, Tin Mừng theo Maria Magđalêna
và Tin Mừng Tôma. Truyện kể như thế, là
để mạo muội cho thấy cộng-đoàn đây đó ,vốn có lâu nay -có thể là đã có từ một, hai thế-hệ trước,
cũng không chừng. Tuy thế, chẳng cộng-đoàn nào đả động chuyện Đức Giêsu xuất-hiện
với các ngài vào Chúa Nhật Phục Sinh, hết. Tất cả, chỉ là kịch-bản bi-ai, kể
chuyện ai là đấng bậc có “thẩm quyền” và “uy-lực” kéo dài vào thời Giáo hội vừa
mới chớm.
Và,
truyện kể như thế cũng không mang tính đơn-sơ, vô tội chút nào hết. Giả như ta
đọc truyện kể ấy cho cẩn-thận, sẽ nhận ra khuynh-hướng đi trệch khỏi cộng-đoàn đồng-quyền có từ Đức Giêsu, chuyên hướng về
quyền-lực lại có uy-lực trọn-vẹn trong nhóm/hội cầm-đầu (tức: Nhóm Mười Hai) hoặc
cá-nhân đặc-biệt nào đó (như ông Phêrô hoặc Đồ-đệ Dấu-yêu, chẳng hạn). Từ đó,
ta lại hướng về một giáo-hội là hệ-cấp cầm quyền gồm toàn những nam-nhân chuyên
dẫn-dắt. Và, đó là đoạn đường kể từ khi Đức Giêsu nhen-nhúm lập thành nhóm/hội.
Vậy thì, truyện kể lại
việc Ngài “hiện ra” không là dữ-liệu ghi chép cái ngày đã định, tức Chúa Nhật
Phục Sinh sao?
Vâng.
Đó, là điều hiện tôi đang biện-luận, ở nơi đây. Dĩ nhiên, xưa nay có nhiều thị-kiến
hay tầm-nhìn cũng khác-biệt nhau đấy chứ. Trong tôn-giáo, bao giờ cũng có đủ mọi
thị-kiến, và ông Phaolô chắc chắn cũng có thị-kiến nào đó về Đức Giêsu. Lập-trường
của tôi là: truyện kể xuất-hiện ở cuối mỗi Tin Mừng do các tác-giả ghi ở Tân Ước,
không phải và chưa từng có chiều-hướng tả về thị-kiến như thế, đâu.
Vậy nếu được, ông có
thể tóm tắt những điều để lại cho chúng tôi, theo tính sử được không?
Những
gì xảy ra theo lịch-sử, là điều mà những ai tin vào Đức Giêsu trước khi Ngài bị
hành-quyết vẫn tiếp-tục như thế, cả
vào thời-gian sau đó. Phục Sinh, không là chuyện nói về một khởi-đầu của niềm-tin
mới, mà là tiếp-tục tin như cũ. Với các vị dõi theo chân Đức Giêsu, thì cho dù
có việc đóng đinh Ngài vào thập-tự, Ngài vẫn sống động và vẫn hiện diện, trợ-lực
các ngài để có thể thực-hiện Vương Quốc Nước Trời, kéo dài mãi trong mai ngày.
Đó, là huyền-nhiệm duy-nhất và là “phép lạ” có một không hai, như tôi hằng quan-niệm.
Và như thế, nội chỉ hai sự việc ấy thôi, cũng đã đủ. Dĩ nhiên, lâu nay có lẽ bà
con ta cũng thấy được nhiều thị-kiến và nhập-định khác nhau từng xảy ra tựa như
thế. Tôn-giáo nào cũng có những điều tựa hồ như thế. Và, tôi cũng chẳng có
lý-do nào để nghĩ rằng một mình ông Phaolô lại đã cảm-nghiệm được điều này, mà
thôi đâu. Nhưng sự thật căn-bản là: các vị có được Đức Giêsu trợ-lực, đã trở-thành
người chữa-lành cũng như được mời gọi ngồi vào “Tiệc Bàn Mở Rộng” ở các nơi duy-trì thị-kiến của ông Phaolô và giữ
cho chương-trình ấy được tồn-tại và cứ thế trải-nghiệm sự hiện-diện của Ngài,
nơi thị-kiến và chương-trình ấy. Với tôi, đó chính là Phục Sinh, rất hết mình.
Tự thân, ông có tin là
có sự sống sau khi chết, vẫn ban cho mọi người không?
Trước
hết, hãy có một chút lịch-sử, để xem sao. Toàn-bộ Sách Cựu-Ước trải dài mãi đến
thời Macabê tức có đến hai thế-kỷ trước Công nguyên, vẫn không thấy có gợi ý
nào dù rất nhẹ, nói về niềm-tin của người thời xưa vào sự sống sau khi chết,
ngay đến thế-giới quanh Do-thái cũng không thấy ai tin vào điều này. Theo
tinh-thần Kinh Sách, Thiên–Chúa là Đấng Vĩnh-hằng, nhưng dân Ngài, dù là dân được
chọn, cũng không được như thế.
Nếu
các vị có được sự sống vĩnh-cửu, thì các vị phải là thành-phần người của
Thiên-Chúa, bởi người của Ngài vốn được coi là cộng-đoàn tiếp-tục sống hoài sống
mãi đến muôn đời, muôn kiếp cơ mà! Tôi có lần nhìn vào bia đá khắc trên mộ người
Do-thái từ thế-kỷ thứ hai hoặc thứ ba sau Công nguyên, và cả lúc đó, chữ nghĩa ghi
trên mộ cũng lẫn lộn/pha-trộn nhiều, có bia ghi rằng người này từng tin vào đời
sau, có cái không. Thế nên, niềm tin vào sự-sống-sau-khi-chết, chắc chắn chẳng
bao giờ là thành-phần niềm-tin được nói ở Kinh Sách.
Thứ
hai nữa, theo tôi nghĩ: ta cũng cần nêu lên câu hỏi, bảo rằng: phải chăng mục-tiêu
đầu của Thiên-Chúa là bảo-đảm cho ta sữ vĩnh-cửu, không thể chết? Có thể, là sự
thể xem như thế với nhiều người mà, với họ, nếu không có sự sống vĩnh-cửu, thì cả
đến chuyện tin vào Thiên-Chúa, sẽ không có nghĩa gì hết.
Thứ
ba, tôi thiển nghĩ: một phần nhân-loại của ta cần tạo-dựng nên cái mà tôi gọi
là “ẩn-dụ về sự sống vĩnh-cửu”. Điều này có nghĩa: tất cả chúng ta cần có điều
gì đó lớn hơn chính mình, để mà sống. Và thứ gì đó, lớn hơn cả chính mình, để rồi
sẽ lại sống mãi sau ta nữa. Đó, có thể là gia-đình, là quốc-gia, hoặc một tổ-chức,
cơ-quan, Giáo-hội hoặc bất cứ thứ gì rất đích-thực mang tính đại-đồng hơn cả
tính cá-nhân của ta nữa. Ẩn-dụ về sự sống vĩnh-cửu, sẽ tặng-ban cho ta ý-nghĩa
của sự sống và cả sự chết, nữa.
Bản
thân tôi, có tin vào sự sống sau khi chết hay không, ấy à? Không. Tuyệt nhiên
không! Nhưng nói theo cách thành-thật đầy lương-thiện, thì: tôi không thấy điều
đó là vấn-đề quan-trọng cách đặc-biệt theo cách này hay cách khác. Tôi không
màng chuyện đấu-tranh/cãi vã chống-chế với những ai tin hoặc hy-vọng vào chuyện
ấy. Điều tôi quan-tâm hơn cả, là cung-cách ta sống cuộc sống của chính mình ở
đây, dưới thế này. Tôi chắc chắn một điều, rằng: ta được gọi mời để thực-hiện
ý-định của Thiên-Chúa “ở dưới đất cũng như trên trời”. Tuy nhiên, thiên-quốc là
nơi tôi dâng lên Thiên-Chúa. Trái đất, là chốn miền dàn-trải trách-nhiệm của ta
và mọi người. Chính đó, là Vương Quốc Nước Trời từng để lạc mất hoặc nay tìm thấy.
Nhưng,
nếu ta xây-dựng ý-nghĩa cuộc sống hiện-tại đặt lên trên ý-nghĩa vĩnh-cửu là
căn-bản của nó, thì tôi nắm rất chắc là ta không sai lầm chút nào hết. Hoặc, giả
như ta sử-dụng viễn-tượng sự-sống vĩnh-cửu để loè-bịp chính mình vào cuộc sống
hiện-tại và những điều bất-công hoặc bất-ưng nào đó, hẳn là ta đang sai lầm, rồi
đó. Giả như cuộc sống này không đủ ý-nghĩa để sống, thì ta nên tưởng-tượng ra
là mình sẽ có lại nó trong cuộc sống tương-lai, điều này lại cũng sai nốt! Tôi
nghĩ: những ai thuộc hệ trước kia từng vẽ vời ra các ảnh-hình về hoả ngục cũng như
thiên-đàng, thì các vị ấy hẳn cũng có lý do nào đó, của họ thôi. Bởi, các ngài
thấy cả chuyện tốt đẹp cùng xấu xa trong mọi chuyện của nhân-loại, về đời người.
Vấn-đề các ngài gặp phải, là cứ bị xua khỏi thiên-đường hoặc bị ném vào vùng lửa
đỏ hỏa ngục trong tương-lai, mai ngày. Vấn-để của ta, là: tìm cách tin-tưởng
vào thiên-đàng mà không phải giáp mặt hoả-ngục. Lập-trường tôi đưa ra, là: cả
thiên-đàng lẫn hoả-ngục, đang hiện-hữu ngay tại đây, lúc này. Đến nay và nói
chung, ta đang biến cuộc sống thành hoả-ngục, nhiều hơn là thiên-đường. Nếu sử-dụng
ngôn-từ của Kinh Sách, thì: ta phải tìm cách tạo ra một thế-giới theo hình-tượng/mẫu-mã
của Vương Quốc Nước Trời, mà Đức Giêsu mường-tượng ra; hoặc ta rời bỏ thế-giới ấy
để đi vào với thế-giới của César và/hoặc Philatô, mà thôi.
(Xem tiếp chương 9)
Gs John Dominic
Crossan
Mai
Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment