Thursday 9 July 2015

Cựu Lm John Dominic Crossan: Đức Giêsu chết, Ngài có được chôn cất tử tế không?



Chương 7
Ai đã ra tay giết hại Đức Giêsu
và sao họ lại làm thế?
 (bài 20)


Mãi đến giờ, ta cứ mải nói về những gì không xảy ra, ở thời đã qua. Và, ông có ý-nghĩ gì về Đức Giêsu khi Ngài đi dần vào những ngày cuối đời Ngài không?


Tái tạo sự-kiện lịch-sử, theo tôi thì: ta chỉ làm được đôi điều như sự việc Đức Giêsu bị bắt giữ vào lễ Vượt Qua, là để ứng-đối với việc Ngài làm ở Đền Thờ, hôm ấy. Lúc bấy giờ, đồ đệ thân quen thân cận Ngài lại đã chạy thoát thân, để cầu an. Ở đây, tôi không nghĩ là giới quan quyền cao cấp như Cai-Pha, Philatô và Hêrôđê Antipas lại có thể tranh-chấp nhau khi họ buộc phải ra quyết-định “về” Đức Giêsu hoặc “với” Đức Giêsu. Không còn nghi-ngờ gì nữa: các quan-viên này đều đồng ý là họ phải nhanh chóng giải-quyết sự việc trước ngày lễ hội, để còn phòng hờ mọi chuyện có thể xảy đến; và việc ‘đóng đinh tử-tội trên thập-tự’ sẽ hữu-dụng nếu họ dập tắt được mưu-đồ ấy, ngay từ đầu.

Tôi ngờ nhiều về giả-thuyết cho rằng quan-quân lo an-ninh trật-tự hoặc lính-tráng người La Mã lại quá lo xa khi nghĩ rằng họ cần thực-thi hiệu-lệnh đã ban ra cho mau cho chóng hầu có thể đối-phó với đám dân quê-mùa người Galilê như Đức Giêsu. Thành thử, thật khó cho ta khi tưởng-tượng là: hành-xử tàn-bạo là cách hay nhất để bắt giữ Đức Giêsu và đem Ngài đi hành-quyết. Các chi-tiết về “tuần lễ cuối” ở trình-thuật, lại khác với sự-kiện thô-thiển như được kể, tức: vẫn coi lời tiên-đoán của ngôn-sứ như sự-kiện lịch-sử, trong khi đó những chuyện đại-loại như thế chỉ là những ý-tưởng do tác-giả trình-thuật suy ra, mà thôi.


Ở trên, ông có nói: thường thì, các tử-tội bị đóng đinh thập-tự đều bị bỏ cho chim ưng rỉa xác. Thế còn, trường-hợp Đức Giêsu, Ngài phải được chôn cất tử tế nơi mộ-phần do ông Giuse Arimathêa lo, chứ?


Trước hết, cũng có thể: thi-hài các tội-phạm chết trên thập-tự có thể đã được trao cho người nhà để đem chôn, như trường-hợp Yehochanan nói ở đầu chương/đoạn này. Nhưng, điều này thật ra cũng hi-hữu, bất thường. Ở xã-hội thời cổ-đại, thì việc xin phép quan/chức được đem tử-thi đi chôn cho tử tế, có lẽ cũng gây ảnh-hưởng nào đó, thật khó biết. Nói chung thì, nếu ta “quen lớn” đầy uy-tín lại cũng rộng, thì chẳng khi nào phải kết-cục đời mình trên thập-tự, hết. Và, nếu ta kết thúc đời mình trên thập-tự, thì điều đó có nghĩa là ta không uy-tín đủ để được phép đem thì-hài tử-tội đi chôn, cho đàng-hoàng.

Thông thường, thì lính canh xác tử-tội vẫn theo-dõi cho đến khi người ấy chết thật sự trên thập-tự, sau đó mới thí bỏ cho chim-ưng rỉa xác. Và, những gì còn rơi vãi lại sẽ bỏ cho chó hoang đang chực bên dưới hoặc bỏ cho thú hoang ở đâu đó đến dọn sạch hiện-trường bầy nhầy ấy. Như đã đề-cập ở trang trước, nỗi kinh-hoàng về việc không được phép chôn xác tử-tội, là thành-phần của tục “đóng đinh tử-tội vào thập-tự” do giới cầm-quyền cố tình lập ra hầu cảnh-cáo kẻ nào có ý-định chống đối hoặc người bàng-quan đi ngang đó, mà thôi.

Dĩ nhiên, ta không thể biết chắc điều gì thực-sự xảy ra với Đức Giêsu khi Ngài sinh-thì, nhưng nay đã rõ: có nhiều điều xảy đến với tín-hữu thời tiên-khởi vốn ưu-tư nhiều về cách giải-quyết thi-hài Ngài. Truyện kể đây, càng cao quý và kéo theo niềm hy vọng cùng nỗi tưởng-tượng do bởi mọi người đều ghê-rợn về sự tàn-bạo xảy ra trên thực-tế, nên mới biến-cải câu chuyện thành sự-kiện chôn cất thi-hài Ngài theo cách dành cho vua quan, thật thoả-đáng.

Nay, ta bắt đầu trả lời câu hỏi bằng cách ngang qua trình-thuật Tin Mừng Phêrô, một văn-kiện không được đưa vào Tân Ước, qua đó người đọc được bảo rằng: Đức Giêsu, khi chết, Ngài đã được các kẻ đã đóng đinh Ngài vào thập-giá một cách dã-man, tàn-bạo nhưng bọn họ lại đem xác Ngài đi chôn. Chuyện này lan rộng ngoài sức tưởng tượng của người Do-thái mỗi khi họ nghĩ rằng thi-hài tử-tội không được chôn cất tử-tế, như đã tả ở sách Đệ Nhị Luật đoạn 21 câu 22-23, sau đây:


Mọi người trong thành sẽ ném đá cho nó chết và nó phải chết. Anh (em) phải khử trừ sự gian ác, không cho tồn tại giữa anh (em). Nghe chuyện ấy, toàn thể Ísrael sẽ sợ. Khi một người có tội đáng phải án chết đã bị xử tử, và anh (em) đã treo nó lên cây, thì xác nó không được để qua đêm trên cây, nhưng anh (em) phải chôn ngay hôm ấy, vì người bị treo là đồ bị Thiên Chúa nguyền rủa. Anh (em) không được làm cho đất của anh (em) ra ô uế, đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em) làm gia nghiệp.”

Tín-hữu Đức Kitô hy vọng là: kẻ ra lệnh đóng đinh Đức Giêsu vào thập-giá, có thể, lại cũng đem thi-hài Ngài chôn ở đâu đó, ngõ hầu ứng-nghiệm đoạn Kinh Sách nói ở trên. Nhưng, theo truyền-thống, thì việc chôn cất Đức Giêsu là do đám thù-địch bạo-tàn đã trao xác Ngài cho người thân-thuộc lo-liệu, tức: một việc không mấy xứng-hợp với thân-phận Ngài, nên các vị bèn đổi câu chuyện thành sự-kiện chôn xác Ngài cách trọn-hảo, toàn-diện.

Sự việc này, đưa ta về lại truyện trình-thuật Mác-cô ghi ở đoạn 15 câu 42-46 rằng:

“Chiều đến, vì hôm ấy là ngày áp lễ, tức là hôm trước ngày Sa-bát, nên ông Giuse tới. Ông là người thành Arimathê, thành viên có thế-giá của hội đồng, và cũng là người vẫn mong đợi Triều Đại của Thiên Chúa. Ông đã mạnh dạn đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. Nghe nói Người đã chết, Philatô lấy làm ngạc nhiên, và cho đòi viên đại đội trưởng đến, hỏi xem Người đã chết lâu chưa. Sau khi nghe viên sĩ quan cho biết sự việc, tổng trấn đã cho ông Giuse lãnh lấy thi hài. Ông này mua một tấm vải gai, hạ xác Đức Giêsu xuống, lấy tấm vải ấy liệm Người lại, đem đặt vào ngôi mộ đã đục sẵn trong núi đá, rồi lăn tảng đá lấp cửa mộ.”


Theo tôi, thì câu truyện diễn ra như thế là do ý tác-giả Mác-cô tự chế ra, mà thôi. Đằng khác, nội danh-tánh ông Giuse thành Arimathêa qua vụ Barabbas thôi cũng không đảm-bảo xác-chứng nào về sử-tính chính-xác của truyện kể. Giả như ta có thể chế ra nhân-vật nào đó, thì chuyện dễ thực-hiện nhất, là biến chế danh tánh của người ấy sao cho dễ nghe là được.

Ở đây, tưởng cũng nên nhớ lại những gì do tác-giả Mác-cô từng ghi lại ở trình-thuật của ông. Ông Giuse nói ở đây, vừa là “thành-viên đáng nể-trọng của Hội-đồng, tức: ông đứng về phiá những người chủ-trương đóng đinh Đức Giêsu vào thập-tự. Đồng thời, ông lại cũng là “người vẫn trông-ngóng Vương Quốc Nước Trời đến với mình”, tức: ông lại cũng đứng về phía Đức Giêsu và những người theo Ngài. Với tác-giả Mác-cô, thì như thế.

Trong khi đó, tác-giả Mát-thêu và Luca thì lại khác. Hai vị này, lâu nay tìm cách biến-đổi câu truyện cho khác một chút. Tác-giả Mát-thêu tả ông Giuse là “đồ đệ Đức Giêsu” hơn là thành-viên Hội-đồng, tức: ông thuộc về những người từng kết tội Đức Giêsu. Trong khi đó, tác-giả Luca lại đề tên ông Giuse vào Hội-đồng, rồi lại bảo: “tuy là thành-viên Hội-đồng, nhưng ông không đồng-ý với kế-hoạch hành-động của đồng-nghiệp có chân trong đó”. Hai tác-giả Mát-thêu và Luca đều đã cố giải-quyết nỗi khó-khăn vốn xuất-hiện ở truyện do tác-giả Mác-cô ghi; tức hỏi rằng: sao ông Giuse lại có thể vừa là thành-viên của cả hai phiá nghịch-ngạo ở Hội-đồng, là đám người từng kết tội Đức Giêsu, vừa là người đi nhận xác Ngài đem về chôn theo cách dành cho bậc cao-quý, được?

Cuối cùng thì, khi viết tuồng Thương Khó Đức Giêsu, tác-giả Gioan đã kết-hợp nhân-vật ‘Giuse thành Arimathêa’ chung làm một với ông Nicôđêmô là người xuất hiện ở đầu sách Tin Mừng của ông; và ông ghi-chép trình-thuật theo cách để cho ông Giuse-Nicôđêmô đưa thi-hài Đức Giêsu đi chôn cất tử tế. Điều này, khiến ta chỉ có thể hiểu như cung-cách diễn-tả việc chôn-cất vua quan/lãnh chúa nơi mộ-phần vừa dựng ở trong vườn. Và, nay ông Giuse-Nicôđêmô lại được kể là môn-đệ Đức Giêsu cách bí-mật “vì sợ người Do-thái biết.”

Cứ theo cách diễn-nghĩa câu truyện về việc đem thi-hài Đức Giêsu đi chôn, tôi cũng thấy là: điều đó khó thành hiện-thực. Khó, là bởi ý của người viết chỉ muốn tránh né kết-cục nào đó, rồi bảo: ta có ở đây, nỗ-lực tuy phi-thường nhưng vẫn hiểu được. Bởi, ông làm thế là để tránh nỗi kinh-hoàng khi mọi người luận-bàn về tác-động cuối cùng nơi việc ‘đóng đinh Đức Giêsu vào thập-giá’. Nỗi kinh-hoàng tệ-hại nhất vẫn hiểu được, lại chính là: theo lịch-sử, không một sự-kiện nào lại đã kể về việc đem thi-hài Đức Giêsu đi chôn ở đâu hết. Nói thế tức là: Ngài đã chết trên thập-giá và sau đó, xác Ngài bị bỏ thí cho chim ưng rỉa-mổ.

Thêm một hy-vọng nữa, là: chính đám quân-binh thù-địch canh xác các tử-tội đã đem thi-hài Ngài đi chôn vì lý-do nào đó, không biết được. Nhưng hay nhất, là: ta đừng tưởng-tượng rằng: quả có sự-kiện đám lính canh đã làm việc ấy bằng cách tô vôi sống lên xác Ngài chăng? Hoặc bọn họ chôn xác Ngài nơi mộ-phần không sâu chứ? Hoặc, bọn họ lại đặt xác Ngài vùi dưới đống đá vụn, thì sao? Và, còn một khả-năng nữa, là: giới cầm-quyền hoặc ai đó ra quyết-định đặc-biệt cho phép gia-nhân đem xác Đức Giêsu đi chôn rồi chăng? Nhưng dù sao, thì trường-hợp này sẽ tạo nhiều vấn-đề khác khiến ai ai cũng có thể tin như thế.

Đằng khác, ngoại trừ việc sắp-đặt chôn cất thi-hài Đức Giêsu nơi mộ-phần nào đó cách riêng-biệt, còn thì tất cả đều dồn mọi sự vào Ngài thì sao đây? Nếu quả có thế, thì sự thể lại càng khó cho ta để hiểu được sự-kiện là: ngay ngày hôm sau, đồ đệ Ngài đã phát-hiện mộ-phần chứa xác Thầy, nay trống-rỗng!

Hay nhất là: ta nên coi Đức Giêsu được các đấng bậc yêu mến Ngài hết mực, đã tìm cách đem xác Ngài đi chôn cất tử-tế, là giải-pháp tốt nhất hạng, thôi.


Nhưng, phải chăng giả-thuyết bảo rằng gia-nhân đem xác Ngài đi chôn là việc khả-thi và hiểu được chứ?

Vâng. Rất có thể là như thế! Nhưng theo tôi, thì đã là sử-gia, tức người đối đầu nhiều sự việc, mà lại nói về tính khả thi của sự việc này, vẫn chưa đủ. Nếu tôi làm nhân-chứng trước toà, bị hạch-hỏi những câu như: “Này Giáo-sư Crossan, phải chăng có thể có sự-thể là vv và vv…” thì có lẽ, tôi sẽ trả lời rằng: “Thưa vâng! Dĩ nhiên là thế!”

Trong việc tái-tạo lịch-sử, chúng ta không thương-lượng hoặc nhượng-bộ sự việc nào mang tính chắc-chắn. Cái, tôi đề-nghị ở đây và trước đó, như một lý-án tốt đẹp nhất, dựa trên nghiên-cứu về tính-sử của kịch-bản phải gần với sự thật, mới được.

Như ông kể, chuyện bắt giữ và hành-quyết Đức Giêsu có vẻ như nhân-bản, là việc Ngài thách-thức đám cầm-quyền nhân-danh tầm nhìn mới về xã-hội, nên họ mới vùi dập Ngài. Nhưng, sao ông lại từ đó rút ra đôi điều để đề ra một thần-học bảo rằng: Đức Giêsu chết là để cứu ta khỏi các lỗi/tội mình làm?                                                           

Tôi thiết nghĩ, ta nên phân-tách cho rành-mạch 3 lối nhìn khác nhau về sự-kiện này, tức: nhìn theo lịch-sử, niềm tinthần-học. Nhìn sự việc theo cách lịch-sử thì rõ ràng: Đức Giêsu đã chết trên thập-tự vào thời vua quan/tổng-trấn La Mã là Phongxiô Philatô đang cai-trị. Còn, những người tin vào Đức Giêsu, lại tìm được ý-nghĩa nơi việc hành-quyết Ngài, là bảo rằng: Ngài chết, là chết cho chúng ta. Và, thần-học xưa vẫn phát-triển lại đưa ra ý-tưởng bảo rằng: cái chết của Ngài là để “đền tội cho cả và nhân-loại”.

Nay, ta hãy nhìn vào từng chiều-hướng ấy, xem thế nào.
Việc Đức Giêsu chịu “đóng đinh vào thập-tự” rõ ràng là một cú “sốc” kinh-hoàng với những ai hy-vọng vào Ngài, vẫn dấn thân theo Ngài. Cái chết nhục của Ngài khi xưa không được coi như thân-phận hèn-mọn của những người cùng ngồi vào “Tiệc Bàn Rộng Mở”, cùng sẻ-san một chữa-lành họ từng trông ngóng, nên tín hữu thời đầu đã trải-nghiệm buổi ban sơ của Vương Quốc Nước Trời. Thành thử, các vị mới tìm cách làm sao để Vương Quốc Ngài có ý nghĩa đích-thực.   

Niềm tin tìm ra được ý-nghĩa nơi Lịch-sử. Chắc chắn, chúng ta đều tưởng-tượng ra được là người Ấn-giáo ở Ấn-độ là những người “không thể sờ chạm hoặc tiếp-cận” được thế-kỷ ta đang sống, khi nghe nói về thánh Gandhi bị ám-hại, nên mới bảo: “Ngài chết vì chúng tôi và cho chúng tôi.” Người nhặt rác da mầu ở Memphis có thể cũng sẽ nói về bậc thánh hiền của họ là Martin Luther King Jr cũng như thế: “Ngài chết, là chết cho bọn tôi.”

Cả hai đấng bậc trên, đều được nói đến cách cụ-thể ở lịch-sử, tức: nói theo cách kiếm tìm một “ủi-an/hy-vọng” cho người bị ức-hiếp, tức: nhóm người bị đẩy lùi khỏi xã-hội. Cả Mahatma Gandhi lẫn Maritn Luther King Jr đều rõ biết cái chết của mình là chuyện không thể tránh khỏi. Thật không khó, để tưởng-tượng một người nhà quê ở Galilê từng biết rõ chính thị-kiến của Đức Giêsu đã đưa Ngài vào cuộc xung-đột với sức mạnh đầy quyền-uy nên mới bảo: “Ngài chết, là chết cho tôi, mà thôi.”

Và những người này, đương nhiên phải diễn-tả như thế mới giống ngôn-ngữ tự-nhiên ở đời thường của họ và ở truyền-thống trong Đạo lâu nay vẫn làm thế. Ngay sau cái chết của Đức Giêsu, như đã nói ở trang trước, người hiểu biết dấn thân theo Ngài lại vẫn kiếm tìm ở Kinh Sách những chỗ và những đoạn diễn-đạt một đồn-đoán tưởng là như thế.

Sách Lêvi đoạn 16 nói: dân con đi Đạo đã tìm ra nghi-thức cho việc “đền bù tội lỗi”, trong đó vị Thượng Tế có thể sẽ xưng-thú mọi lỗi/tội của chúng dân trong Đạo để rồi sau đó đổ lên đầu loài “dê-tế-thần” được thả vào hoang-địa, tức được là “dê tế-thần” hiểu theo nghĩa mang theo mọi lỗi/tội của chúng dân.

Với tín-hữu Đạo Chúa thời tiên khởi, điều này lại trở thành lời tiên-tri về Đức Giêsu, là Đấng mang mặc lỗi/tội của con người. Dĩ nhiên, ảnh-hình này chỉ dành cho những ai sống trong truyền-thống đạo-hạnh chuyên nhấn mạnh vào hành-động hy-sinh đầy máu chảy.

Với các cộng-đoàn khác, như cộng-đoàn viết trình-thuật Tin Mừng “Nguồn” (tức: Tin Mừng Quelle), không thấy nói thứ thần-học vốn đặt nặng vào việc hy-sinh. Cộng-đoàn Tin Mừng Nguồn vẫn coi Đức Giêsu như Đấng Khôn Ngoan của Thiên-Chúa. Ngài đến, từ Thiên-Chúa nên đã bị hành-quyết/diệt-trừ, nhưng Ngài lại sẽ quang-lâm trở về.

Thần-học của Cộng-đoàn này như thể bảo: Quyền-lực thế-gian đã diệt-trừ Đức Giêsu, nhưng Ngài đã về với Thiên-Chúa và nay Ngài đang ở với ta dù Ngài đã chết về thể xác, theo tư-cách Đấng Khôn Ngoan của Thiên-Chúa. Cộng-đoàn này, có thể đã nói lên ý-nghĩa cái chết của Đức Giêsu mà không cần dùng bất cứ ẩn-dụ nào.

Còn, cung-cách diễn-tả của ta thì sao? Vấn-đề khó khăn cho tôi, là thế này: ngôn-ngữ diễn-tả việc hy-sinh đổ máu đào ra mà chết, thích-hợp với người xưa là những người quen chuyện hy-sinh/hãm mình, coi đó như thành-phần quan-trọng không thể thiếu của việc phụng-thờ ở Đền thánh thời xưa/cũ. Nhưng, lối diễn-tả này với thế-giới ta đang sống, thì như thể một truyện kể xảy đến từ hành-tinh nào khác.

Xã-hội ta, nếu có ai đó tìm cách hy-sinh đổ máu đào dù của loài trâu/bò hoặc chiên/dê đi nữa, ta cũng sẽ coi đó là chuyện vi-phạm luật-pháp thời đương-đại. Thêm vào đó, thần-học qui vào việc “đền bù tội lỗi” lại bảo rằng: Thiên-Chúa đã hy-sinh chính Người Con của Ngài thay cho nhân-loại cần trừng-phạt vì lỗi/tội họ vướng-mắc. Hy-sinh này, có thể, khiến tín-hữu Đạo Chúa thêm yêu-thương Đức Giêsu hơn. Nhưng, đó lại là ảnh-hình phàm-tục rất trơ trẽn về Thiên-Chúa. Nói theo ngôn-ngữ đời thường hôm nay, thì đây cũng tựa như một lối xách-nhiễu con trẻ theo kiểu của trời cao. Và, có thể còn nhiễu lạm trí tưởng tượng của ta theo mức-độ trần-thế nhiều hơn nữa, cũng nên.

Ở đây, tôi không muốn diễn-tả niềm tin riêng của tôi ngang qua thần-học có những ảnh-hình về Thiên-Chúa đòi-hỏi sự hy-sinh đầy những máu mà Ngài đổ ra để giao-hoà ta với Thiên-Chúa.


Nhưng, Đạo Chúa vẫn cử hành Bữa Tiệc Ly và Tiệc Thánh Thể để mừng kính cái chết của Đức Giêsu chứ? Sao việc cử-hành như thế lại có thể ăn khớp với những gì ông vừa nói được chứ?


Trong đời Ngài, Đức Giêsu làm sống lại sự hiện-diện của Vương Quốc Nước Trời bằng việc cử hành ăn mừng “Tiệc Bàn Rộng Mở”. Thế nhưng, đó lại là bữa tiệc dành cho những người, phần lớn, thực-sự không được ăn hoặc uống như thế. Có thể một số người trong chúng ta sẽ cười khẩy mà gọi đó là Vương Quốc chum/vại hạnh-phúc, bởi lẽ ta vẫn đều đặn ăn và uống cùng sẻ san với mọi người. Và, khi san-sẻ như thế, ta lại vẫn san sẻ đầy đặn mọi thứ với mỗi người, và mọi người.

Với tín-hữu Đạo Chúa thuở đầu đời, thì “tiệc Bàn Rộng Mở” ấy có nghĩa là lương-thực mà các vị vẫn từng có. Thiên-Chúa, là Thực-khách trân-quí của các vị. Và, Đức Giêsu đã chết cho và bởi thị-kiến ấy. Thế nên, thật rất đúng và không thể khác hơn được, Tiệc Bàn Rộng Mở vẫn trở-thành hiện-thực để tất cả mọi người lại sẽ cùng nhau cử-hành cuộc sống của Ngài; đồng thời tưởng nhớ nỗi chết của Ngài nữa.


Cho đến nay, ông không đả động gì về lời chối Thày của ông Phêrô chút nào hết. Phải chăng đây cũng là sự-kiện tiêu-biểu của lịch-sử?


Truyện vừa kể, là trình-thuật do tác-giả Mác-cô là người đầu tiên ghi lại. Sau đó, các tác-giả khác như Mát-thêu, Luca và Gioan đã chép lại theo cùng kiểu. Lâu nay, ta được bảo: các tác-giả này có đặc-điểm là đã trình-bày phong-cách đặc-trưng của tác-giả Mác-cô, qua đó sự-kiện thứ hai được đan-xen giữa phần mở và phần kết ở trình-thuật thời thơ-ấu của Ngài; cả hai được viết ra cốt gây rung động mọi người, bằng lối diễn-giải nhiều cảm xúc.

Tỉ như, khi ở trình-thuật Mác-cô đoạn 11 câu 11-12, có ghi cây vả bị chúc dữ và vật-dụng Đền Thờ bị “phá đổ” đều là lối diễn-tả theo cách này hay cách khác của tác-giả Mác-cô, thôi. Thêm nữa, lời tỏ-bày quả-cảm của Đức Giêsu ở trước toà là một đan-xen/trộn-lẫn giữa phần mở và phần kết việc chối-bỏ sự quen biết từ ông Phêrô.

Dĩ nhiên, cuối cùng thì: ông Phêrô cũng được tha-thứ hết. Đan-xen như thế là cấu-trúc câu truyện do tác-giả Mác-cô tạo ra, cốt hướng thẳng vào cộng-đoàn của ông trong trong thời-kỳ xảy ra hoặc sau cuộc chiến của người Do-thái chống đế quốc La Mã từ năm 66 đến 74. Cộng-đoàn Mác-cô dư biết mọi việc liên-quan đến cuộc bách-hại xảy ra từ hai phía, cả người La Mã lẫn quan-quyền Do-thái. Và đây, là lối kể truyện đầy tính ủi-an, như thể bảo: hãy tỏ ra can-đảm như Đức Giêsu, cả vào lúc các ngươi bội phản như ông Phêrô đi nữa, các ngươi vẫn cứ trông chờ được tha thứ.

Tôi nghĩ là: ông Phêrô đã cao bay xa chạy tựa hồ phần đông bạn bè đồng-hành với Đức Giêsu đã để mất dũng-khí chứ không phải niềm tin của họ. Và, truyện kể đây sở dĩ sử-dụng ông là vì tư-cách lãnh-đạo của ông coi như mẫu mực cho việc tha thứ chuyện ông chối bỏ Thày mình. Truyện ông Phêrô chối thày, chỉ mang tính biểu-trưng chứ không hề có chút sử-tính nào hết.


Phải chăng sự việc này lại cũng áp-dụng vào trường-hợp Giuđa bội phản chứ?


Vấn-đề này, lại càng tế-nhị và khó xử hơn nữa. Lâu nay, mọi người từng nghĩ rằng nhân-vật Giuđa-kẻ-phản-bội được dàn-dựng một cách có chủ ý như vết nhơ khích-bác chống lại người Do-thái. Bởi, danh-tánh “Giuđa” đây lại chỉ có nghĩa là “người Do-thái” mà thôi. Lối đọc truyện và hiểu tình-tiết như thế, có thể đã dấy lên một cách dễ-dàng nơi tín-hữu sống lẫn lộn với người ngoài đạo, chứ khó có thể khơi chuyện của tín-hữu người Do-thái ở thời đầu. Tương-tự như, việc Đức Giêsu có một người em tên là Giuđa hoặc Giuđê, cũng là thế.

Thông thường, người Do-thái khi nghe gọi tên “Giuđa” có nghĩa là: người gọi muốn nói đến “Do-thái” cốt để phân-biệt với những người không cùng giòng giống như họ mà thôi. Thành thử, trừ phi câu truyện về ông Giuđa được chế-biến vào thời sau này- lại ở trong cùng khung-cảnh cộng-đoàn tín-hữu sống lẫn lộn với người ngoại-giáo, mới đúng. Bởi thế nên, bản thân tôi không bao giờ chấp-nhận lối biện-luận như thế được.

Đằng khác, không giống trường hợp ông Phêrô chối-bỏ Thày mình –sự-việc này độc-nhất rút từ trình-thuật do tác-giả Mác-cô ghi ra mà thôi-  qua đó thì, việc ông Giuđa tạo-phản đã được tìm thấy ở một số trình-thuật khác, như: các đoạn viết của tác-giả Mát-thêu ở đoạn 27 câu 3-10; và sách Tông-đồ Công vụ đoạn 1 câu 18-20. Theo một số nguồn-văn như thế, thì vai-trò người tạo-phản có thể chỉ muốn định-vị nơi-chốn Đức Giêsu đang có mặt vào đêm hôm ấy, khi Ngài có khả-năng bị bắt/giữ cách êm thắm, bởi nhà cầm-quyền lúc đó đã sẵn-sàng thực-hiện việc hành-quyết xử chết Ngài, trước công-chúng.

Việc bội-phản như thế, có thể, cũng bao gồm việc định-hình danh-tánh, chứ không chỉ định-vị nơi chốn Ngài lưu lại, mà thôi. Nay, ta hãy đoán thử và coi đó đơn-thuần chỉ như một ví-dụ không hơn không kém, để bảo rằng: nhà cầm-quyền đã bắt/giữ một trong các bạn đồng-hành của Đức Giêsu, ngay sau biến-cố xảy ra ở Đền Thờ, mà họ cần biết ai là người gây rối vào hôm ấy.

Đó, là vai-trò mà tôi từng suy nhiều về trường-hợp của ông Giuđa, đã diễn ra. Đức Giêsu chịu đóng đinh trên thập-tự tại Giuđêa, nhưng điều đó không hẳn do phong-trào chống Do-thái nói cho ta biết.

Đức Giêsu bị ông Giuđa tạo-phản, là một sự-kiện. Nhưng sự-kiện này, lại không do phong-trào bài-chống người Do-thái nói lên hoặc dựng chuyện. Dù sao, tôi vẫn không nghĩ rằng: ông Giuđa là thành-viên Nhóm Mười Hai Tông Đồ của Ngài. Nhóm Mười Hai được thành-lập chỉ sau khi Đức Giêsu quá vãng, mà thôi. Và khi ấy, ông Phêrô đã lãnh-đạo sứ-vụ rao giảng cho người Do-thái nào quyết hồi-hướng trở về với Đạo Chúa. Và Nhóm Mười Hai là con số biểu-trưng 12 chi-tộc Israel, hệt như tác-giả trình-thuật nói ở trên lên tiếng về 12 tổ-phụ đại diện cho Do-thái thời xưa cổ, trước ngày đó.                                                                       
          
                                                                                                                  (Xem tiếp chương 8)

Cựu Linh mục John Dominic Crossan,
Mai Tá lược dịch






         

No comments: