Monday, 1 June 2015

Cựu Lm John Dominic Crossan Đức Giêsu có làm sự lạ hay chữa lành có nghĩa vực dậy mọi đau yếu?



Chương 5
Có phải khi xưa
Đức Giêsu làm nhiều phép lạ?
(bài 15)

Có phải là, với tư-cách học-giả ở thế-kỷ 21, ông cho biết ý của mình rồi đem vào đầu óc người xưa ở thế-kỷ đầu chứ?  

Bao giờ cũng thế, hãy thận-trọng khi đem các quan-ngại của người thời nay ngược trở về với đầu óc của người xưa. Nhưng ở đây, hãy để tôi đưa thêm ví-dụ hầu thưa với quý vị rằng: đây không là trường-hợp giống như truyện vừa kể, chút nào hết.

Ví-dụ thêm ở đây, có liên-quan đến bộ-tộc nọ có tên là Lunda-Luvale được-cho-là đã từng sống ở mạn Bắc Rhodesia. Với học-giả nọ, thì: những người sống ở vùng này thường mắc phải chứng/bệnh truyền-thống xuất từ sự việc họ bị thần-hồn lẫn thần-tính của tiền-nhân ám-ảnh suốt đời mình. Đây là sự/việc được tự-vựng địa-phương định-danh cho đó là: cơn ám-ảnh rất “Mahamba”.

Và từ đó, bệnh-trạng này phát-triển thành thứ tai-ách được gọi là cơn sốt “Bindele”, cốt để định-danh cho những người từ châu Âu đến bức-bách. Bệnh mới này đòi-hỏi một loại chữa-lành đặc-biệt từ nhóm-hội chủ-trương trừ tà-ma ra khỏi con người họ; và đòi người bị bệnh quái-đản này phải trải qua tiến-trình chữa-chạy dài đằng đẵng. Với tôi, xem ra cụm-từ Lữ-đoàn nói ở truyện kể do tác-giả Mác-cô thuật lại, là sự việc xảy đến với đất nước Palestine từng bị La Mã đô-hộ, tựa hồ bệnh “Bindele” Rhodesia từng bị người châu Âu đem đến.

Cả hai trường-hợp, đều do thực-dân khai-thác/bóc-lột thân-xác người bị trị như ma/quỷ ám-hại. Thế nên, khi Đức Giêsu trừ tà, Ngài không chỉ chữa-lành từng cá-thể, nhưng Ngài lại đã tham-gia cuộc cách-mạng đặc-trưng chống quyền-bính do từ nhóm người chuyên thống-trị kẻ khác, đã tước đoạt.


Ông vẫn chưa trả lời chuyện Đức Giêsu chữa-lành người bệnh nói ở trình-thuật là việc Ngài tống-xuất đám tà-ma-quỷ-quái khỏi người bệnh, đấy chứ?   


Đây là câu hỏi rất hay. Dĩ nhiên, điều này thật khó mà trả lời cho xuôi chảy.
Tuy nhiên, tôi tin chắc một điều là: mọi người đều biết, rằng: trong các nền văn-hoá xã-hội thời sơ-khai đã và đang được khám-phá, thì tình-trạng có ý-thức sự việc và tình-trạng ấy thường được sử-dụng trong động-tác chữa-lành. Đây là điều rất thực ở các nền văn-hoá có trước thời hiện-đại, khi đó rất ít người có khả-năng chữa cho tiệt nọc hơn là chữa-lành mọi cơn đau/yếu.

Với các nền văn-hoá khác, các người chữa-lành cơn đau/yếu lại đi vào trang-thái thôi-miên, tức tình-trạng thay thế ý-thức, hoặc tạo tình-trạng hôn-mê như thế nơi người bệnh làm thành-phần trong tiến-trình chữa-lành cơn đau/yếu.

Với thế-giới hiện-đại, các y-sĩ và tâm-lý-gia lại sử-dụng tính dễ bị ám-thị được tăng-cường nơi người bệnh như thành-phần của tiến-trình chữa-chạy, như có bằng chứng thấy rất rõ ở tiến-trình thôi-miên.

Trong bối-cảnh này, tôi đề-nghị ta thử có cái nhìn rất thoáng qua về sự-kiện Đức Giêsu bị tấn công từ các chỉ-trích của người đương-thời, như ở Tin Mừng do tác-giả Luca viết ở đoạn 11 câu 14-15, như sau:

“Bấy giờ Đức Giêsu trừ một tên quỷ, và nó là quỷ câm. Khi quỷ xuất rồi, thì người câm nói được. Đám đông lấy làm ngạc nhiên. Nhưng trong số đó có mấy người lại bảo: "Ông ấy dựa thế quỷ vương Bê-en-Dê-Bul mà trừ quỷ." 

Bê-en-dê-bul, là tên của vị thần cổ/xưa thuộc người Canaan, ở đây tác-giả dùng danh-xưng này làm biểu-tượng cho Satan. Lại nữa, quý vị có thể bảo: ở đây, chỉ thấy Tin Mừng nêu danh-tánh quỉ-vương mà thôi. Thế nhưng, bằng vào những lời kết tội ở trước, khi họ bảo: Đức Giêsu thuộc giới “phàm phu tục tử ham ăn/ham uống”, thì có lẽ việc “coi mặt đặt tên” là dựa trên thứ gì đó khiến cho việc định-danh khả dĩ đáng tin tưởng.

Có câu hỏi thoáng hiện ra trong đầu tôi lúc này, là: không biết Đức Giêsu đôi lúc có chữa-lành ở trạng-huống nào khác thay cho tình-trạng tỉnh-trí/có ý-thức hoặc thôi-miên, không? Tôi hiểu rằng không có bằng chứng xác-đáng để bảo rằng Đức Giêsu là vị thầy chữa-lành chuyên sử-dụng đường-lối thôi-miên lan tràn như kỹ-thuật trị-liệu nào hết.

Tuy thế, tôi cũng hiểu rằng việc nói-năng, giảng-giải và khía cạnh thuyết-giảng của Đạo xảy ra cũng không nhiều tại nhà riêng hay đâu đó về khía-cạnh xúc-cảm, đánh-động tâm can, hoặc hãi-sợ.

Thành thử, ít ra cũng có thể là: truyền-thống văn-hoá đã bỏ qua khía-cạnh này nơi Đức Giesu  cả vào khi sự-thể đã có đó ngay từ đầu. Tôi nhận ra rằng đề-nghị tôi đưa ra đây chỉ để biện-luận thôi, nên tôi chỉ muốn vấn-đề này được để ngỏ cho mọi người suy-nghĩ, rồi ra trong tương-lai mai ngày biết đâu sẽ có người muốn đặt lại vấn-đề, chửa biết chừng.                

Đây là điều rất chắc chắn, và tự thâm sâu nơi đáy lòng, ai cũng nghĩ rằng Đức Giêsu không chỉ bàn-luận về Vương-Quốc-Nước-Trời mà thôi, nhưng Ngài còn kích-hoạt sự việc ấy nữa. Và, việc kích-hoạt có nghĩa là đã chữa-lành được nhiều người trong bối-cảnh tạo thách-thức giới cầm-quyền trong xã-hội cũng như quyền-bính của đám đế-quốc rất thực-dân.


Xin cho tôi hỏi một câu rất chung, về các ‘phép lạ’ trước khi ta nói về Đức Giêsu. Ông có tin vào phép lạ xảy ra khi ấy, bây giờ và mãi mãi không?     


Xin nhớ lại những điều ta vừa định ra được là có sự khác-biệt giữa nhận-định về sự-kiện xảy ra với nhận-định về lòng tin. Nay, ta áp-dụng điều ấy ở đây, qua xác-định về sự khác-biệt giữa tính huyền-diệu và phép lạ/sự lạ. Tính huyền-diệu/tuyệt vời là điều gì đó tôi hoặc chúng ta không có được giải-thích nào thoả-đáng vào lúc ấy hết.

Và, trên thế-gian, vẫn có muôn vàn điều huyền-diệu/tuyệt-vời xảy ra ở quanh ta khiến ta dễ dàng chấp-nhận mà không thắc-mắc gì hết.

Tôi không tin, là ta sống trong vũ-trụ khép kín trong đó ta hiểu hết mọi sự/mọi việc cách trọn-vẹn. Cả khi ta hiểu hoặc biết thế-giới, cách trọn-hảo thế nào đi nữa, đó vẫn là hiểu hoặc biết của riêng ta mà thôi. Bởi thế nên, tôi kỳ vọng sẽ tìm ra được muôn vàn sự việc mà tôi không hiểu rõ hoặc giải-thích được. Nhiều chương-trình truyền-hình vẫn thích gọi đó là bí-nhiệm hoặc bí-ẩn. Và, những gì tôi gọi là huyền-diệu/tuyệt-vời hoặc khúc-mắc/rắc rối, có những hiện-hữu trên đời theo cách khách-quan, chính là sự huyền-diệu, tức sự-việc đưa ta cảm-kích đến độ ưa-thích, là bởi vì ta không có giải-thích nào thoả-đáng về nó hết.

Khi mọi người tuyên-bố gọi sự huyền-diệu là sự lạ hay ‘phép lạ’, là họ đã có động-thái xuất tự lòng tin của họ mà ra. Và, họ tuyên-bố điều đó là cho chính họ, mà thôi. Thiên-Chúa vẫn hành-động cách trực-tiếp, ngay tức khắc trong hoàn-cảnh này, Ngài vẫn can-thiệp chuyện bình-thường ở ngoài đời cách đều-đặn, hoặc theo tiến-trình tự-nhiên để tạo sự huyền-diệu/lạ lùng ấy. Thế thì, bằng vào định-nghĩa về động-thái của lòng tin, tức động-tác diễn-giải cách cơ-bản vượt mọi bằng-chứng hoặc chẳng có chứng-cớ gì hết, cũng vậy.

Thành ra, không thể có cái-gọi-là ‘sự lạ’ hay ‘phép lạ’ một cách khách-quan được, trừ phi ta sống trong một thứ vũ-trụ tuyệt-đối khép kín, mà tất cả mọi tiến-trình và luật-lệ mình đều nắm vững. Khi ấy, mọi chuyện ta không thể giải-thích nổi sẽ là ‘phép lạ’ hoặc ‘sự lạ’, tức thứ xâm nhập của thế-lực siêu-nhiêu đi vào hệ-thống khép kín của thế-giới tự-nhiên.


Đồng ý chuyện tuyên-bố sự/việc này nọ là phép lạ, đều là động-thái của lòng tin, thế ông có tin vào phép lạ không?      
 

Có chứ! Nhưng, không theo cách xâm-nhập từng đợt, vào trật-tự thiên-nhiên/khép kín. Tôi tuyệt-đối mở ngỏ những gì Thiên Chúa có thể làm được, nhưng tôi lại có những suy-nghĩ dứt-khoát về những gì Thiên-Chúa đã và đang làm. Chuyện siêu-nhiên hoặc thần-thiêng/thánh-hoá không là thứ gì đó đã từng đợt hoặc tạm thời xuyên-phá nhiều thứ hoặc nhiều sự qua mặt-bằng phẳng-lặng rất thông-thường của thiên-nhiên hoặc thế-giới con người. Siêu-nhiên, lại càng giống thứ gì đó được giấu kín, nhưng là tâm-can của thiên-nhiên diễn ra bên ngoài bằng nhịp đập vĩnh-cửu.

Ở đây, có nhiều điều mà những ai có thần-tính lẫn thần-hồn đều thấy rất rõ hoặc nghe rất tỏ, bằng niềm tin. Và, trước kia hay bây giờ, vẫn có người thấy được sự hiện-hữu như thế, ở đây hay ở đó, mà chính tôi không có gì để chê bai hoặc khinh dễ; bởi lẽ, tôi cũng hiểu được các trải-nghiệm này mà bản thân tôi từng thấy được sự hiện-hữu rất như thế.

Điều sai lạc nghiêm-trọng đối với tôi là nhận ra sự thần thiêng chỉ thấy có ở các kẽ hở hoặc đường nứt nơi trật-tự thiên-nhiên hơn bất cứ nơi nào ở trên/dưới, xung quanh và qua trật-tự thiên-nhiên ấy. Tôi tin rằng, lúc ấy, phép lạ coi như chốn miền qua đó các cá-thể hoặc nhóm người nào đó thấy được Thiên-Chúa đang hoạt-động. Với tôi, Đức Giêsu đã là ‘phép lạ’/’sự lạ’ rất cả thể rồi.


Nói thế, phải chăng là ông đã có thành-kiến/định-kiến đối với các ‘phép lạ’ không làm thành nền-tảng khi ta đọc Tin Mừng nói về Đức Giêsu sao?


Trước nhất, mọi người đều kẻ ra một đường vạch dài ở đâu đó, về tính khả-tin. Mỗi khi đi mua sắm đồ đạc xếp hàng ở quầy tính tiền, tôi thấy mình cứ phải trực-diện các tờ báo lá cải chuyên bàn bạc những vấn-đề ‘ngồi lê đôi mách’ như thể các xì-căng-đan và cả các chuyện lạ mà một số người cứ gọi đó là ‘phép lạ’ ở đâu đó, nữa. Riêng tôi, chả bao giờ tin vào bất cứ thứ gì ghi lại ở trong đó hết; và có gọi đó là thành-kiến hay định-kiến, cũng đúng thôi.

Thứ đến, tôi cũng nhận ra rằng thiên-nhiên vạn-vật vẫn có tính kiên-định của nó trong mọi việc. Khi triết-gia chuyên kể truyện cổ-tích là Aesop đã khiến các loài thú nói được tiếng người, thì riêng tôi không coi các loài thú có tài như thế chỉ xảy ra ở đất nước Hy Lạp thời xưa/cổ thôi, và cả đến người Hy-Lạp thời cổ/xưa lại cũng tin rằng chúng vẫn làm được chuyện ấy, rất tinh tường. Nhận-định chuẩn-mức về tính kiên-định, đã giúp tôi định-vị được văn-phong/thể-loại ngụ ngôn trong đó các bài học luân-lý/đạo-đức quan-trọng vẫn được đội lốt theo hình-thức truyện kể về loài thú biết nói tiếng người.

Triết-gia Aesop đã đem đến một cảnh-báo cho nhiều người. Nếu hiểu ý ông muốn nói chỉ theo nghĩa chữ, tức nghĩa đen, tức là ta đã hiểu sai hoàn-toàn ý của người kể truyện, tức chỉ với nghĩa xấu mà thôi. Mỗi lần đọc truyện, tôi thường gọi đó là “những sai sót theo kiểu của Aewsop”; và ta sẽ đi quá xa, nếu đọc Kinh thánh và hiểu những điều viết trong đó hoàn toàn theo nghĩa đen, hệt như vậy.

Thứ ba, là: tôi cũng nhận ra được điều này khi định-danh/định-vị tính kiên-định ở các sự việc mang tính thần-thiêng/thánh-hoá. Những gì Thiên-Chúa là hôm nay cũng hệt như những gì Ngài từng làm vào dạo trước. Thiên-Chúa “can-thiệp” vào với thế-giới ở thế-kỷ đầu đời không hơn không kém những gì Ngài đã và đang làm cho ta ở thế-kỷ 20, 21 này. Đó, là các giả-định có từ trước; hoặc nếu muốn, ta có thể gọi đó là thành-kiến hay định-kiến cũng không sao. Nhưng, xem thế thì, dĩ nhiên, đó là lập-trường tư-tưởng, rất trái nghịch.


Trước kia, ông có nói: các vụ chữa-lành của thần-linh Hy-Lạp ngoài đời và của Đức Maria trong Đạo giống hệt ‘sự lạ’ Đức Giêsu làm. Còn, việc Đức Giêsu làm cho nhiều người sống lại thì sao? Ông nghĩ thế nào về trường-hợp Lazarô? Việc ấy có xảy ra thật không?

Điều thú vị, là: chiều-kích tượng-trưng lại đã tập-trung cách đậm đặc chung quanh truyện kể về ông Lazarô nữa. Dưới đây, là đoạn chính câu truyện:

Cô Mácta nói với Đức Giêsu: "Thưa Thầy, nếu có Thầy ở đây, em con đã không chết. Nhưng bây giờ con biết: Bất cứ điều gì Thầy xin cùng Thiên Chúa, Người cũng sẽ ban cho Thầy." Đức Giêsu nói: "Em chị sẽ sống lại!" Cô Mácta thưa: "Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết." Đức Giêsu liền phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết. Chị có tin thế không?" Cô Mácta đáp: "Thưa Thầy, có. Con vẫn tin Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian." 


Nghe kể thế, ta hiểu thế nào?
Theo hướng kiên-định về tính thần-thiêng/thánh-hoá, tôi không nghĩ rằng bất cứ người nào, ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào kể cả Đức Giêsu, lại đem người chết trở về lại cuộc sống được.

Dĩ nhiên, ở đây, tôi không nói đến các trải-nghiệm cận-kề nỗi chết hoặc việc hô-hấp-nhân-tạo phục-hồi thân-xác bất-động, nhưng chưa chết. Chết, có nghĩa là: ta không quay về lại cuộc sống được nữa rồi. Làm được như thế, tức là: người ấy chưa chết hẳn. Theo thiển ý, tôi thấy có việc gì đó xảy đến ở các truyện kể như thế, tức: hiểu theo nghĩa thật sâu-sắc, thì đó cũng là sự thật rất thực.

Lấy ví-dụ từ xã-hội của ta, mà xem. Đặt giả-thiết, quí vị đứng trước cửa trường “Trung-học Lincoln” đặt ở nơi nào đó ở miền Trung-Tây nước Mỹ chẳng hạn, thấy có tượng tổng-thống Mỹ Abraham Lincoln tay cầm búa rìu giơ cao chực sẵn những muốn chặt nát mối xích cột chân người nô-lệ, chẳng hạn. Và rồi, câu hỏi đặt ra là: chuyện ấy có thật không? Vâng. Dĩ-nhiên, ta không có được sự-kiện lịch-sử nào xảy ra như thế ở nước Mỹ. Sự thật thì, các sự-kiện xảy ra trên đời chưa hề có chuyện tương-tự mà chỉ cốt biểu-trưng diễn-trình ý-nghĩa cuộc sống của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, thôi.

Cũng thế, ta không thể bảo rằng: ý-tưởng dùng làm biểu-tượng đặt ở bức tượng đó lại là sự-thật dù chẳng có sự-kiện lịch-sử nào lại đã xảy ra như thế theo cách rất thực được, phải thế không?

Thế đó, là những gì tôi dự-đoán sẽ diễn-tiến trong các truyện kể về việc lay/vực người chết để họ được sống lại. Việc tái-tạo cuộc sống cho ông Lazarô ở Tin Mừng tác-giả Gioan ghi là để minh-hoạ một ‘trỗi-dậy’ nói chung của những người đã chết; và đó là sự việc sẽ xảy đến trong tương-lai xa vời vợi.

Tuy thế, có thể ta vẫn tưởng-tượng được trường-hợp các nông-gia trên khắp vùng Galilê ở vùng dưới phía Nam, là những người có thể cũng từng nói và từng tả cảnh/tả tình tính đậm-đặc tưởng-như-là-sự-thật, rằng: Đức Giêsu đem sự sống ra khỏi cõi chết, là để họ có thể đến với những người ở đây, ngay bây giờ, trong cuộc sống hiện-tại.

Sự sống xa-rời-cõi-chết, là điều mà người dân thường ở nơi đó từng hiểu/biết những kinh-nghiệm từng-trải của họ về Vương-Quốc-Nước-Trời, ở nơi đó họ bắt đầu tái-tạo kiểm-soát/khống-chế thân-thể họ, cả đến hy-vọng cũng như bản-mệnh của chính họ, nữa. Đức Giêsu từng nói Vương-Quốc-Nước-Trời, là ý-định của Thiên-Chúa ban cho con người ở dưới đất này, không theo cung-cách của César. Điều Ngài nói, hoàn-toàn đi ngược chủ-trương của César, tức: nghịch-chống việc chiếm-lĩnh đất nước của người Do-thái cùng việc hợp-tác và hợp-lực, o ép và thống-trị, kỳ-thị và đẩ ra bên lề xã-hội, hoặc những chuyện tương-tự.

Chủ-trương như thế, chắc-chắn là hành-động nền-tảng rất tiên-quyết về việc chữa-lành xã-hội, tức: thứ chữa-lành thuộc địa-hạt ý-thức-hệ mà không có nó, thì mọi việc chữa-lành sẽ không thể xảy đến trên bất cứ lĩnh-vực nào khác. Các đấng bậc khi xưa chung lưng chữa-lành với Đức Giêsu, là những người từng trải-nghiệm sự hiện-hữu của Vương-Quốc-Nước-Trời có uy-lực vực dậy; các ngài biết rõ rằng sự việc ấy mang ý-nghĩa nâng/vực toàn-bộ sự sống ra khỏi nỗi chết.

Việc Đức Giêsu gõ mạnh vào cửa mồ người chết, là ngụ-ngôn tỏ-lộ cho ta thấy được kinh-nghiệm từng-trải giống hệt thế. Có thể nói, đó là màn diễn rất bi-ai theo thể-loại được ví như băng “video” ở thời này; nhưng theo chiều-kích rộng lớn hơn, mà thôi.

Một lần nữa, quan-điểm của tôi không giống lập-trường của chúng-dân khi xưa, và cũng không tương-tự trường-hợp tông-đồ Phaolô từng đến Giêrusalem khoảng trước/sau năm 38 Công-nguyên, ông đã gặp được ông Giacôbê-Hậu là bào-đệ của Đức Giêsu cũng có mặt ở đó với ông Phêrô trong tư-thế các vị nắm quyền lãnh-đạo.

Và ở đây, lại có vấn-đề như thế sao? Hỏi rằng: chuyện gì xảy ra giữa các đấng-bậc vào lúc ấy? Sao ông Giacôbê-Hậu lại đi từ sự thể không hề tin ai hết đến giai-đoạn có được niềm tin rất vững-vàng? Và, đi từ thôn làng Nazarét rồi lại đến thành-đô Giêrusalem, đến độ như thế? Theo tôi, thật ra toàn-gia Đức Giêsu đều tin vào quyền-uy/thế mạnh của Ngài; và vào sứ-vụ Ngài thực-hiện nhưng không phải là các đấng đều tin mọi sự, theo cung-cách Đức Giêsu từng thể-hiện, vào thời đó.

Với nền văn-hoá kiểu Địa-Trung-Hải, thì tương-quan họ vẫn có, chỉ là quan-hệ chủ/khách, mà thôi. Quý vị hẳn còn nhớ: khi ấy, đã có giai-cấp ở trên cao bao gồm chỉ một số người rất ít oi, Và ngược lại, cũng đã có giai-cấp ở dưới thấp lại cũng gồm tóm nhiều người rất đông-đảo. Những gì người xưa gìn-giữ sao cho mọi người sống trong xã-hội có thể ở được với nhau, lại là sợi giây xích sắt thắt chặt quan-hệ chủ/khách, mỗi thế thôi.

Những ai không có quyền-hành/thế-lực gì, sẽ chỉ là ‘khách thể’ đối với ‘chủ thể’, rất ở trên. Và, các người ‘chủ’ cũng có thể chỉ là ‘khách’ đối với những người có quyền-thế hơn mình nhiều, ở bên trên. Người trung-gian/môi-giới những bán/buôn lại là ‘khách’ của những người ở bậc cao, phía trên họ. Và cứ thế, họ cũng là ‘chủ’ của các ‘khách’ ở các bậc cấp, phía dưới họ rất nhiều tầng.

Hệ-cấp trên/dưới đặt ra như thế, ở vào mức tốt-đẹp nhất, lại đã tạo hy-vọng cho các cá-thể thuộc giai-cấp bên dưới được biết đến, theo mức xấu-xa/tồi-tệ nhất, để rồi: tất cả sẽ xác-nhận việc mình tuỳ-thuộc vào ai, bị ai ‘o-ép’, áp-đặt mọi chuyện.

Tôi vẫn tin, vấn-đề mà toàn-gia Đức Giêsu từng có vào lúc ấy, đối với Ngài chỉ cốt ý bảo rằng: các đấng muốn Ngài ổn-định mọi việc đối với gia-đình Ngài tại Nazarét và thiết-lập ở đó thứ tôn-thờ/sùng-bái đầy ‘chữa-lành’. Ngài sẽ làm ‘chủ’ nhóm người như thế, còn toàn-thể gia-đình Ngài sẽ đóng vai người trung-gian/môi-giới cho các nhóm tương-tự, ở ngoài đời.

Và như thế, tiếng-tăm của Ngài sẽ lan rộng xuống tận vườn nho ở nông-trại quanh vùng. Và, người đau/yếu sẽ đến đó với tư-cách là ‘khách’, để được chữa-lành. Làm thế, sẽ tốt đẹp cho mọi người. Nhưng thay vì thế, Đức Giêsu lại cứ rong-ruổi-đường-trường; Ngài vẫn cứ chủ-trương chữa-lành cho người có nhu-cầu được chữa hơn ai hết.

Và cứ thế, Ngài khởi-đầu sự-việc thật mới-mẻ mỗi ngày và mọi ngày. Đó là cách-thế hay nhất để xúc-tiến công-cuộc mục-vụ mang tính chữa-lành. Và, không có cách nào khác để thuyết-phục toàn-gia của Ngài, ngoài những việc như thế. Đặc-biệt hơn, là đối với thế-giới Địa Trung Hải chuyên để tâm/chú ý đến giá-trị trọn vẹn như thế.

Thành thử, ta cũng không lạ gì khi thấy có lần Đức GIêsu ra đi theo cách rong-ruổi-đường-trường, nhưng lại thấy bào-đệ Ngài là ông Giacôbê-Hậu vẫn dứt khoát muốn ổn-định cơ-ngơi ở Giêrusalem quyết nhận-lãnh trọng trách được mọi người giao-phó.                             

Có truyện kể khác nhằm soi-dọi cho thấy lý-do tại sao Đức Giêsu lại cứ muốn ‘rong-ruổi-đường-trường’ như tác giả Mác-cô từng kể ở trình-thuật đoạn 1 câu 35-38, bảo rằng:

“Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó. Ông Simôn và các bạn kéo nhau đi tìm. Khi gặp Người, các ông thưa: "Mọi người đang tìm Thầy đấy!" Người bảo các ông: " Nào ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh để Tôi còn rao giảng ở đó nữa, vì đó là lý-do để Tôi đi đến.”

Và rồi, Ngài vào nhà ông Simôn Phêrô chữa-lành cho nhạc-mẫu ông và người trong làng lâu nay đau/yếu vẫn tập-họp ở trước cửa. Ai từng sống ở Địa Trung Hải đều đoán được rằng: nhà ông Phêrô ở, đã trở-thành nơi dành cho các vị trung-gian/môi-giới kể cả Đức Giêsu tới đó mà chữa lành cho người đau/yếu, rất rối bời. Thế nhưng, sáng sớm ngày hôm sau, Ngài đã ra đi tìm nơi hoang sơ/hẻo lánh để nguyện cầu. Kịp đến khi, ông Phêrô bắt gặp Ngài đang ở đó, đã tìm cách thuyết-phục Ngài về, nhưng Ngài nói: “Nào ta đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh để Tôi còn rao giảng ở đó nữa, vì đó là lý-do để Tôi đi đến.”      

Tác-giả Mác-cô cũng viết lên cốt truyện như thế, ngõ hầu chứng-tỏ Đức Giêsu từng chống-đối ông Phêrô, bởi theo quan-điểm của tác-giả Máccô, thì: các Đấng bậc đều có lập-trường khác nhau rất nhiều. Ông Phêrô những muốn Đức Giêsu ổn-định mọi sự để làm trung-gian/môi-giới chữa-lành cho ‘khách’ là những người đau/yếu cần quan-tâm nhiều nhất. Trong khi đó, Đức Giêsu lại cứ ra đi do bởi Ngài muốn cống-hiến cho mọi người một Vương-Quốc-Nước-Trời không có trung-gian/môi-giới những bán/buôn cho bất cứ ai cần đến Ngài. Việc san-sẻ quà-tặng tinh-thần và vật-chất và cả các ‘phép lạ/sự lạ’ lẫn ‘tiệc-bàn-rộng-mở’ không thể tập-trung một nơi, một chỗ được. Bởi nơi đó, sẽ đầy tính quan-liêu và hệ-cấp trên/dưới. Không thể nói: nơi này hay hơn nơi kia ở trên đó; chốn này hơn hẳn mọi chốn/mọi nơi, rất ở dưới.

Nói cách khác, làm như thế sẽ huỷ-diệt đặc-trưng/đặc-thù làm biểu tượng cho cộng-đoàn-rộng-mở cách triệt-để mà Đức Giêsu muốn loan báo. Bởi, với Đức Giêsu, Vương-Quốc-Nước-Trời rộng-mở không do Ngài cống-hiến qua tư-cách ‘chủ-nhân-ông’ hoặc như người trung-gian/môi-giới những bán/buôn cho ‘khách’ như người yếu/đau sầu/buồn.

Vương-Quốc-Nước-Trời, là cộng-đoàn triệt-để không tạo môi-giới bán/buôn dù theo cách đồng-đều, bởi trong đó các cá-thể đều có quan-hệ trực-tiếp với nhau và với Thiên-Chúa, là Đấng ta không thể coi Ngài là Trung-gian/Môi-giới cho chốn-miền nào đã định sẵn hoặc thiết-lập từ trước đó. Chính đó mới là vấn-đề. Cho mọi người.          
                                                                                                                (xin xem tiếp chương 6)
Cựu linh-mục John Dominic Crossan
Mai Tá, giáo-dân lược-dịch

No comments: