2: 14 – 6: 10 Sứ vụ Tông đồ.
Một
cách đột-ngột, thánh Faolô bỏ trình-thuật hành-trình để mãi đến đoạn 7: 5 mới
tiếp-tục lại. Đoạn 7: 5 có thể ăn-khớp ngay với 2: 13. Bởi đó, có tác-giả đã muốn
coi 2: 14 – 7: 4 như một thư riêng chem. vào đây bởi lầm-lẫn. Nhưng ức-thuyết ấy
không cần-thiết. Không thể cắt-nghĩa các thư thánh Faolô theo kiểu cắt rồi dán
lại cho có liên-tục theo cái hợp-lý của chúng ta. Nhưng gián-đoạn có thể do nhiều
duyên-do, mà tâm-tình của thánh Faolô là một duyên-do fải châm-chước: có thể
ngài muốn trút cả tâm-hồn đã để rồi lấy lại mạch-lạc về hành-trình của Titô.
(Có tác-giả cho rằng 2: 12-13 không đúng chỗ, nhưng trước tiên ở trưóc 7: 5).
2: 14 – 3: 16: Sự trung-tín của Tông-đồ.
Thừa-sai
của Tin Mừng là hương thơm của Chúa Kitô giữa người ta. Người ta có thể
tin cậy vào lời của ngài. Ngài không cần đến thư giới-thiệu: chính tín-hữu,
giáo-hội ngài lập là bức thư sống tỏ cho thấy ngài là người fục-vụ Giao-ước mới,
dưới sức huy-động của Thần-Khí Thiên-Chúa.
Tiếng
‘hương thơm sự biết’ là một kiểu nói đã có trong Cựu-Ước (sách Huấn-ca
(Ben Sira) 24: 15 39:14) trong thế-giới
Do-thái (Khải-huyền Ba-rúc): Nhưng hương-thơm đó lấy tự hương-thơm của tế-lễ.
Và công-việc tông-đồ được coi như một Lễ-tế (Rm 15: 16). Nhưng hương thơm đó lại
có những hiệu-quả nghịch nhau (nên so với ICor 1: 18 23-24.)
Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Trích
Bài Giảng-huấn thập-niên 1960’
phổ-biến
nội-bộ
No comments:
Post a Comment