Friday, 12 June 2015

Lm Yuse Nguyễn-Thế-Thuấn DCCT: THƯ II CORINTHÔ 1: 1-11 - 1: 20-22



Thư thứ 2 gửi giáo-đoàn Côrinthô đoạn 1 -11 và 1: 20-22

Nhập-đề:
Lời chào không nhấn đến tính-cách phổ-cập của Tin Mừng như trong 1 Côrinthô-  nhưng có nới rộng để bao gồm cả các tín-hữu Akhaia.

Không có lời tạ-ơn; báo trước nội-dung của thư (một bức thư có kèm quở mắng. Ngược lại, có lời chúc-tụng Thiên-Chúa: nhân dịp những tai-ương khốn-khó thánh Faolô đã ngang qua (x. Allo).

Tai-ương khốn-khó đó là gì? Có thể là một cơn-bệnh trầm-trọng, hay là cấm-cách bắt-bớ do bởi người ngoại hay là Do-thái, không thể xác-định được. Điều quan-trọng là nhân đó mà thánh Faolô bởi kết-hợp với Chúa Kitô mà lại được thêm an-ủi, và thông được sự an-ủi đó cho tín-hữu Côrinthô.

1: 12 – 7: 16
Phần 1: Biện-hộ cho sứ-vụ tông-đồ của Faolô.

Lời biện-hộ này gồm có 3 fần:
1: 12 – 2: 13 đáp lại lời trách là đã nhẹ-dạ nông-nổi, mưu-mẹo, xuyên-tạc Tin Mừng.
2: 16 – 6: 10  vinh-dự của sứ-vụ Tông-đồ
6: 11 – 7: 16  lời kêu gọi tâm-hồn tín-hữu.

1: 12 – 2: 13  Thánh Faolô đã fải thay-đổi dự-định hành-trình. Người ta trách ngài là nhẹ-dạ. Những lời thanh-minh đầy tâm-tình, nhưng khá fức-tạp. Fải chính người trong cuộc mới biết các tiếng nói có ám-chỉ đến những gì. Các nhà chú-giải fải đoán mà hiểu. Nhưng không thể dựa trên những dữ-kiện của 1 Côrinthô vì hoàn-cảnh khác.

Thánh Faolô nói: ngài đã thay-đổi ý-định hành-trình, không fải vì nông-nổi, là tông-đồ của Chúa Kitô, tức là lời đáp ‘Ừ’ của Thiên-Chúa cho mọi lời hứa, ngài đã không dụ-dựa giữa ‘có có, không không’. Nhưng kỳ-thực, ngài đã nể-nang tín-hữu Corinthô và muốn tránh cho chính mình một nỗi ưu-fiền, như đã diễn ra trong việc viếng thăm mới trước đây.

2: 1-4  Nhắc lại cái thư ‘đẫm lệ’
2: 5tt    Nhắc lại sự xúc-fạm và người xúc-fạm đã trừng-phạt do cộng-đoàn. Và, thánh Faolô xin cộng-đoàn hãy khoan-dung với người đó.

Điều đáng chú ý:
Câu 17: chắc có ngụ-ý đến logion của Chúa: Mt 5: 57 /Yk 5: 12. Theo hình-thức logion, thì hình như Yk5: 12 cựu-trào hơn cả. Còn trong
2Cor 1: 17 có điều khó cắt-nghĩa về việc lặp lại hai lần ‘có có, không không’ : hiểu là ‘có khi thật là có, không thì thật là không’ thì không đi với mạch-lạc (nghịch với Hofmann, Zahn, Schlatter). Baljon, Schmiedel muốn đổi : ‘có’ lại ‘không’, ‘không’ lại ‘có’: đúng với mạch-lạc, nhưng chứng-chỉ văn-kiện không có giá-trị. Vậy, hãy hiểu ‘có có, không không’ như những kiểu nói nhấn mạnh thôi.

1: 20-22 : một điểm đạo-lý quan-trọng: hình như ám-chỉ đến các bí-tích. Nhưng khó mà hiểu rõ-rệt: xức dầu, niêm ấn,: chỉ các bí-tích ‘thanh tẩy’ và ‘thêm sức’. Nên để ý đến ám-chỉ về Chúa Ba Ngôi.

Lm Yuse Nguyễn Thế Thuấn
Trích Bài Giảng-huấn thập-niên 1960’
phổ-biến nội-bộ



No comments: