Sunday, 7 June 2015

Cựu Lm John Dominic Crossan Đức Giêsu có lập Đạo mới nào không?



Chương 6
Đức Giêsu có dự-tính
thiết-lập đạo nào mới không?
(bài 16)


“Là người Do-thái thuộc phái ngộ-đạo, xin hiểu cho là tôi vẫn ở vào tư-thế biết kính-trọng vũ-trụ vạn-vật, và luật thiên-nhiên. Làm sao và khi nào thì vũ-trụ khởi-đầu, điều này chắc sẽ vượt tầm hiểu-biết của chúng ta lúc này và sẽ còn vượt quá bất cứ kỳ-vọng nào về một hiểu biết, vào thời sau.

Trong lúc chờ-đợi một kết-quả khả-quan từ nay đến ngày đó, tôi nghĩ: mọi sự việc tiến-hoá sẽ tùy thuộc vào chúng-dân như ông đây từng tỏ cho mọi người biết: ông là người không muốn gìn-giữ bất cứ sự chính-thống nào mang tính cứng ngắc. Và, chính ông cũng là người can-đảm dám đứng lên nói rõ những điều như thế.”       
                        Thêm một vị từ bang Illinois viết về.

“Trong sách ông viết có tựa đề là: “Đức Giêsu: Một Tiểu-Sử Đầy Tính Cách-Mạng”, ông cũng như tôi, chúng ta đều mang mặc và tỏ-bầy nỗi sầu-buồn khi muốn giải-mã tính huyễn-hoặc/huyền-thoại mà truyền-thống trong Đạo từng ôm-ấp rất nhiều năm. Có một lúc, người anh/em trong nhóm chúng tôi từng phát-biểu, là: “Ông đây là người từng loại bỏ Sự-kiện Giáng Sinh, rồi đến  phép lạ và bây giờ lại bác-bỏ cả sự-kiện Phục Sinh nữa.”

Thật ra, ta không thể giúp-đỡ bất cứ ai đi về với lòng mình rồi tự hỏi: âm-nhạc và nghệ-thuật lỗi-lạc xưa nay từng gợi hứng cho nhiều người viết truyện kể đến như thế; và, cả các đoạn Kinh thánh cũng gồm đầy truyện kể, cũng được gợi hứng từ đó không hơn không kém.

Tuy thế, chúng tôi thừa biết là ông đây chẳng loại-bỏ truyện kể nào như thế cả. Theo cách nào đó, các truyện kể cũng mang-mặc sự-thật tràn-đầy ngay đây, rằng: truyện như thế không chấp-nhận áp-lực nặng-nề có từ chủ-trương hiểu Kinh-thánh theo nghĩa đen mà thật ra, cốt truyện trong Kinh Sách không hề chứa-đựng nghĩa đen nào như thế hết.”
                                    Một nhóm bạn hữu từ bang Ohio viết về.

“Phần đông chúng ta lại không nghĩ ra rằng: Đức Giêsu, với tư-cách là nông-gia ở huyện nhà, lại có thể dẫn-dắt nhiều người vào cuộc cách-mạng xã-hội, như thế. Tầm nhìn Ngài vẫn có, luôn bao gồm một đồng-đều, sự công-chính, không kỳ-thị, uy-lực chữa-lành, giải-quyết được nhiều sự việc. Vâng. Chúng ta thừa biết: đây là công-trình của Đạo Chúa. Nhưng, đã nhiều lần ta thường nghĩ: chính Đức Giêsu đã “mang nặng trọng-trách ấy”.
Một nữ phụ ghi thư gửi từ bang Illinois.

“Bằng tất cả lòng thành-thật, chúng tôi những muốn ông cứu-xét các vấn-đề hỏi rằng: Ông có từng sống vào thời đó hay không, khi Đức Giêsu thực-thi sứ-vụ thừa-sai của Ngài? Phải chăng ông đây cũng đã có mặt vào lúc Đức Giêsu chịu đóng đinh và đi vào lòng đất đấy chứ?

Giả như ông không có mặt vào khi ấy, thì làm sao ông lại dám tự cho mình có thẩm-quyền để phán-định sự việc nào đã xảy ra và tại sao nó lại xảy ra? Chúng tôi đây, tự biết mình không đủ thẩm-quyền để định-vị được nhiều chuyện, nhưng vẫn tin vào sự sống-lại của Ngài, như sự việc được xác-định từ nhiều chứng-nhân có mặt vào thời đó.”
Một nhóm tín-hữu sống ở bang Illinois.             

“Giả như Đức Giêsu là người chỉ sống mỗi đời dân-dã ở thôn-quê mà thôi, thì ấn-bản tiếng Do-thái của Viện Triết-Học Yếm Thế sẽ là mẫu-mã, để ta đích-thực sở-hữu, đích-thực sống trong tương-quan thoải-mái/dễ-chịu, có việc làm thẳng-thắn và chắc chắn; rồi ra ta lại cũng lấy vợ lấy chồng được nữa!?
Một người viết từ bang Arizona.

“Trước đây, qua những tháng ngày dùi mài kinh-sửngồi ở trường/lớp Trung-học, rồi Cao-đẳng đệ tam cấp… tôi thật không thể chấp-nhận loại-hình thần-thoại xoay quanh các trình-thuật Tin Mừng và cuộc sống của Đức Giêsu mà tôi từng biết từ Hội-thánh…

Các sách do ông viết, đã khoả lấp nhu-cầu tôi cần đến để khám-phá ra những gì thực-sự được Đức Giêsu giảng-dạy và sống-thực. Tôi tuyệt đối rất thích và không thể loại-trừ những chuyện như thế xuống dưới thấp!

Đọc sách ông viết, tôi bị đánh động rất nhiều do bởi sự-kiện, là: thông-điệp Đức Giêsu gửi đến có lẽ là sứ-điệp gay-go nhất để ta đeo đuổi và sống. Là, mở tâm can mình ra, mà đến với những người bị bỏ rơi bên ngoài xã-hội, ngõ hầu giúp họ được chữa lành và ngồi cùng bàn ăn chung/uống chung với những người sở-hữu rất ít hoặc chẳng có gì gọi là tài-sản hết. Thế nhưng, ít là bây giờ, tự tâm-thân tôi biết là tôi đang đi đúng đường do tôi chọn lựa.”
Một giáo-dân viết từ bang Virginia.


Phải chăng Đức Giêsu đã thiết-lập tôn-giáo mới là Đạo Chúa; hoặc ít ra, Ngài cũng đã kiến-tạo một Giáo-hội tách-bạch gửi đến Kitô-hữu chứ?     


Trả lời câu hỏi này phải là chữ KHÔNG rất to đùng. Nhưng, điều đó không có nghĩa bảo rằng: Đức Giêsu chưa từng thiết-lập chương-trình nào đặc-biệt hết. Chắc chắn Ngài hơn cả những nguời có nhìn-xa-trông-rộng từ lúc ấy đã có ý-tưởng về Thiên-Chúa. Quả là, Ngài từng có ý-định giúp-đỡ mọi người để họ sống-thực một cuộc sống do Chúa yêu-cầu.

Ý-định của Ngài, là: tái-lập cộng-đoàn nông-gia đặt dưới gọng kềm gay gắt từ đế-quốc La Mã vốn chủ-trương thực-dân-hoá và thành-thị-hoá mọi chốn miền ở dưới trướng. Ngài thực-hiện, bằng cung-cách loan-báo một lý-tưởng thần-thiêng cho thấy Thiên-Chúa công-bằng triệt-để ở Vương-Quốc đồng-đều, hiển-lộ. Mượn ý-tưởng từ câu hỏi do anh/chị đưa ra, tôi tự hỏi: Đức Giêsu có là người “độc-quyền/độc-trị” nơi Vương Quốc của Ngài không? Hoặc, Ngài có tiếp-tục sự việc ấy bằng một chương-trình xã-hội đề ra cho mọi người, cả những người vốn dĩ tham-gia vào Vương-quốc của Ngài hay không?

Tôi từng nhấn mạnh nhiều lần, ở sách này, khi bảo rằng: Đức Giêsu đến từ giai-cấp nông-gia, ở dưới thấp. Nay, điều quan-trọng là: ta nên có cái nhìn gần-cận hơn về những gì mang ý-nghĩa một sứ-vụ mà Đức Giêsu thực-hiện như chương-trình thực-thụ.

Ta cần khởi-đầu bằng việc công-nhận rằng: giai-cấp nông-gia  -đặc-biệt hơn cả, như ở Palestin vào thế-kỷ thứ nhất, lúc còn ở bên dưới gót giầy quyền-lực đầy o-ép-  mọi người khi ấy đều phải có quyết định then-chốt là làm sao để tất cả chống lại việc ấy. Và, chắc chắn mọi người trong nước đều làm thế bằng cách này hay cách khác, thôi.

Một số nhà nhân-chủng-học đã phân-biệt hình-thái mở rộng, ngoại-lệ, kín-đáo hoặc hình-thức thông-thường của lực-lượng chống đối xuất từ phía nông-gia dân-dã. Ta có khuynh-hướng chỉ suy-tư về đề-kháng nào rõ ràng không úp mở như một khởi-nghĩa hoặc nổi loạn. Nhưng, những chuyện như thế, thường chỉ là nỗ-lực tuyệt-vọng ở vào phút chót và việc như thế, thường kết-thúc một cách não-nề, đầy thất-bại.

Tuy vậy, có thứ khởi-nghĩa không úp mở phản-ứng mỗi ngày nhưng vẫn chỉ âm-ỉ ở bên dưới mặt phẳng lì ở bên ngoài. Thế nên, nó không bị phát-giác cách dễ-dàng, hoặc dễ bị trừng-phạt, loại-trừ theo cách có hiệu-năng. Mọi việc, từ phá-hoại ngấm-ngầm, đến cướp-cạn hoặc đốt-cháy cách âm-ỉ, hoặc hoạt-động cách âm-thầm, đều mắc phải nhiều lỗi lầm là: không tạo hình-thức chống-đối thường thấy mỗi ngày hầu duy-trì phẩm-cách của người bị o-ép, mà không bị dẫn đến chỗ chết.

Việc phân-biệt giúp ta định ra được những đáp-ứng từ phía nông-gia/dân-dã chống-đối quyền-bính La Mã ở Do-thái hồi thế-kỷ thứ nhất. Ở đó cũng như các nơi khác, các khởi-nghĩa thường không bắt đầu bằng một nổi-dậy ngay lập tức; dù đó có là điểm then-chốt khiến kẻ đàn-áp thấy được vấn-đề ngay từ đầu. Chắc chắn, nhiều hình-thái chống-đối không úp mở tựa hồ các vụ phản-kháng không vũ-trang, những vụ cướp-cạn có vũ-khí và/hoặc do ngôn-sứ khải-huyền cũng như các nhà lãnh-đạo này/khác có tính thiên-sai đặc-phái từ trời cao.

Ta mô-tả tình-tiết các hình-thức đối-kháng tựa hồ như thế cùng các cuộc nổi loạn rút kinh-nghiệm từ cổ-sử do sử-gia thuộc giòng-dõi quí-tộc là Josephus ghi lại. Bởi, các quan-sát-viên được tuyển-chọn, cũng chú ý đến hình-thái đối-kháng cởi mở, hiển-nhiên này.

Tuy thế, hình-thức công khai chống-đối vẫn như mút đầu của tảng băng nổi về tình-trạng chao-đảo của nông-gia, mà thôi. Phần lớn các chống-đối vụn-vặt, được giấu kín bên dưới mặt phẳng im-lìm không lộ cho giới cầm-quyền biết, khiến dễ trở-thành mục-tiêu họ nhắm đến, mà triệt-hạ.

Có lẽ, ở đây, tôi nghĩ mình cũng nên sử-dụng truyện minh-hoạ rút từ lai-lịch của riêng tôi. Câu truyện, được minh-hoạ từ các truyện kể xảy ra vào nhiều thế-kỷ trước, xuất từ cuộc lưu-đày của tầng lớp quí-tộc người Ái-Nhĩ-Lan từng bị giới tuyển-chọn người Anh giành quyền thay thế.     

Cuối thế kỷ thứ 19, nhà săn bắn người Anh tên Donegal có hỏi một nông-gia người Ái Nhĩ Lan một câu tương-tự như:

-Này anh bạn tốt lành, có phải giới quí-tộc của tôi đã đi qua lối này, không?
-Đúng thế, thưa quan lớn!
-Lâu mau rồi vậy?
-Dạ thưa, có đến cả ba trăm năm rồi, cũng không ít đâu thưa quan lớn!

Thế đó, là ví-dụ cụ-thể về hành-xử tương-đối an-toàn để việc chống-đối cứ lập đi lập lại mãi, vào mọi thời.

Lý-luận tôi đưa ra để nói về sứ-vụ của Đức Giêsu là thế này: Những gì lâu nay Ngài từng làm chắc chắn được định-hình tại đường ranh biên-giới giữa việc chống-đối không úp mở ngấm ngầm hoạt-động.

Mặt khác, sự thể chống đối một cách không úp mở còn đi xa hơn việc chỉ mỗi chơi trò lờ-vờ, tưởng-tượng một hình-thái trả-thù hoặc kể lại truyện tích có từ thời tổ-phụ Môsê hoặc Đavít, vẫn rất cổ. Việc Đức Giêsu công-khai cùng ăn cùng uống chung đụng mọi người và chữa-lành miễn-phí ngay tại đường ranh cách-biệt giữa việc âm-thầm và chống-đối không úp mở, giữa động-thái công-khai khởi-nghĩa và bí-mật hoạt-động, giữa cá-nhân riêng-tư và công-khai hành-xử giữa phố/chợ. Nhưng, dù sao, tôi vẫn nhấn mạnh một điều, rằng: sứ-vụ kình-chống của Ngài đều rất khởi động.

Theo ông, đối-kháng như thế phải chăng chỉ là ứng-đáp từ phía Đức Giêsu mà thôi không? Hay, ta phải hiểu đó như việc Ngài dấy lên một phong-trào xã-hội nào đó chăng? Có phải Ngài muốn đưa người khác đi vào sứ-vụ của Ngài?                       

Phải công-nhận là: việc dùng cụm-từ “sứ-vụ” cốt để mô-tả những gì Đức Giêsu từng thực-hiện, bởi: việc Ngài làm, mang nhiều ý-nghĩa hơn lối sống riêng-tư của Ngài. Dĩ nhiên, ý của tôi không phải bảo: ta nên hiểu cụm-từ “sứ-vụ” là toàn-bộ công-trình Ngài quyết làm; chẳng hạn như hành-trình kéo dài nhiều tháng/ngày của ông Phaolô xuyên vùng Địa Trung Hải, cũng là những điều nói về việc rao-giảng Tin Mừng của các tín-hữu thời sau này. Nhưng đối với riêng tôi, rõ ràng là: Đức Giêsu có tầm-nhìn tuyệt-vời về Vương-Quốc-Nước-Trời ở đây, dưới đất này; và Ngài đã sống-thực tầm nhìn ấy.

Cũng thế, những gì còn rõ hơn nữa, đối với tôi, là việc Ngài trợ-lực rất nhiều người khác để tất cả sẽ tham-gia/can dự một cách năng-động trong sứ-vụ này, với Ngài.

Hẳn bà con còn nhớ, chính ông Gioan Tẩy Giả cũng đã lập nên cộng-đoàn gồm những người được tẩy rửa, để rồi họ sẽ lan-truyền xuyên-suốt đất/miền người Do-thái ngõ hầu kỳ-vọng Thiên-Chúa có hành-động trà thù giùm cho họ. Tôi vẫn nghĩ: Đức Giêsu khi xưa cũng thiết-lập phong-trào nào đó, nhưng Ngài vẫn đính kèm một sứ-điệp rất khác từ một Thiên-Chúa, cũng khác lạ. Ta có thể gọi sự việc này là tình thân-thương kết bạn nhiều hỗ-trợ và đỡ-nâng,.


Có thể nào, xin ông tóm gọn cho chúng tôi biết sứ-vụ của Ngài gồm những gì?        


Ở phần trước, tôi có mô-tả việc Đức Giêsu thực-thi “tiệc bàn rộng mở” và Ngài cũng đã chữa-lành miễn phí rất nhiều người. Theo tôi, sứ-vụ của Ngài đặt nền-tảng thế này: Ngài mời gọi mọi người mặc vào mình lối sống có thách-thức, nhưng đầy trợ-lực. Trọng-tâm cuộc vận-động do Ngài thành-lập từ đầu là cùng tham-gia “tiệc bàn rộng mở” và Ngài còn chữa-lành miễn phí cho nhiều người. Phối-hợp việc sẻ-san chất-lượng ăn uống bằng chất-liệu thiêng-liêng để chữa-lành như thế, còn thấy rõ nơi cốt-lõi của sứ-vụ Đức Giêsu thực-hiện.

Tiến-trình này, còn đưa vào thứ linh-đạo khác biệt hẳn về nền-tảng. Sự việc này, nhằm mục-tiêu đưa các bản-thể gộp chung vào cộng-đoàn vốn trải-nghiệm tình thương-yêu Chúa đặt nơi bạn đồng-hành cùng một cảm-tính, không chỉ ngang qua mỗi động-thái đồng-hành ấy, mà thôi. Ngài không theo hệ-cấp trên/dưới nối kết chủ-nhân với người trung-gian/môi giới; cũng chẳng kết-hợp với người ở thế đứng trung-lập trong xã-hội vốn tạo cơ-cấu Đạo/đời ở Địa Trung Hải. Đức Giêsu sống-thực quan-hệ rộng mở và trực-tiếp với Thiên-Chúa và Ngài mời gọi mọi người hãy hành-xử giống như Ngài.

Vương-Quốc-Nước-Trời không là chương-trình dành cho người đơn chiếc, tách-biệt nhưng là đuờng lối sống đại-đồng có trợ-lực người tham-gia/can-dự để họ có thể tiếp-cận trực tiếp với Thiên Chúa, thay vì trở-thành thứ gì đó thay cho thách-thức này.

Xin hãy cùng tôi đọc các đoạn Tin Mừng từng đề-cập đến sứ-vụ này:

            “[Đức Giêsu] bảo các ông:
Anh em hãy ra đi. Này, Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.

“Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình-an cho nhà này!" Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình-an, thì bình-an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình-an đó sẽ trở lại với anh em. Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. [Với tác-giả Luca thì như thế; còn tác-giả Mát-thêu lại gọi đó là thực-phẩm] Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia.

“Vào bất cứ thành nào được người ta tiếp đón, hãy cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. Hãy chữa-lành người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều-Đại Thiên-Chúa đã đến gần các ông." Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em hãy ra quảng-trường mà nói: "Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên, các ông nên biết điều này: Triều-Đại Thiên-Chúa đã gần kề." (Lc 10: 2-11, cộng thêm một đôi điều để nhấn mạnh)


Ở đây, một số câu hỏi cần đặt ra để ta tra-vấn đoạn này. Trước nhất, hỏi rằng: Ai là người được Đức GIêsu sai lên đường thực-hiện sứ-vụ như thế? Trình-thuật tác-giả Thomas ghi, chỉ nói: họ là những người “dấn bước theo” Ngài, thôi. Còn, trình-thuật Tin Mừng Nguồn (tức Quelle) lại qui về “70 tông-đồ khác”.

Trong khi đó, trình-thuật tác-giả Mác-cô qui về nhóm “Mười Hai”. Nên, câu trả lời của tôi ở đây, cho vấn-nạn này là: các vị được Đức Giêsu sai đi, không thuộc nhóm/hội gần-cận với Ngài và chẳng phải môn-đồ đặc-biệt. Nhưng, có thể là, một số các vị lại không là người từng tự-ý từ-bỏ hết mọi sự, mà là thừa-sai vừa để mất tất cả mọi thứ. Các vị này được định-danh là người tách-bạch nghèo đói khỏi niềm tuyệt-vọng.

Ở nơi đó, đã thấy ló rạng tiến-trình thành-thị-hoá do người La Mã áp-đặt nặng-nề lên những người nhà quê chân-chất, ở thôn làng. Không phải mọi nông-gia đều ra như tuyệt-vọng hết, nhưng cuộc sống của họ lại đã trở-nên bấp-bênh, bất ổn. Theo tôi, Đức Giêsu đã tạo hệ-thống chữa-lành mang tính khải-huyền sẻ-san cho mọi người hệt như ông Gioan cũng đã tạo hệ-thống các kỳ-vọng được san sẻ.

Điểm đặc-trưng/đặc-thù tôi đưa ra để bàn về chuyện này, là cụm-từ “vốn dĩ là người…” Kịp khi tác-giả Mác-cô kể truyện, ông đã đặt vào miệng Đức Giêsu lệnh-bài sai nhóm Mười Hai ra đi từng hai người một. Ở đây, ta nên hỏi: sao lại thế? Nhìn về đoạn trước, khi hướng về truyện kể mang tính biểu-trưng để ta được học nhiều điều hơn nữa. Học kỹ-lưỡng các chương/đoạn nói về Phục Sinh –như truyện “Trên đường Emmaus” chẳng hạn, ta nhận ra được ý-nghĩa làm nền cho việc thực-hiện thừa-sai theo phương-cách đi từng cặp “hai người một”.

Truyện kể về hai đồ-đệ dấn bước theo chân Đức Giêsu đi từ Giêrusalem đến Emmaus vào Chúa Nhật Phục Sinh hôm ấy, thì: một vị mang tên Cleopas, là nam-nhân. Còn vị kia, không được nêu danh-tánh, nhưng ta vẫn đoán được vị ấy là nữ]-phụ. Tuy thế, cũng nên nhớ rằng: thừa-tác-viên nữ này chưa từng được Kinh Sách định-danh gọi là vợ của đồ-đệ mang tên Cleopas, bao giờ hết. Nên, ta phải hiểu câu “Hãy đi từng cặp hai người một” theo nghĩa nào, ở đây?

Tác-giả Phaolô, khi bàn về sinh hoạt mục-vụ của ông ở “thư thứ nhất gửi giáo-đoàn Côrinthô”, ông lại viết: “Phải chăng tôi không có quyền đem theo một chị/em tín-hữu như tông-đồ khác, như anh em của Chúa và như ông Kê-pha sao?” (ICor 9: 5)       

Tiếng Hy-Lạp, nghĩa đen của cụm từ “chị-vợ” dịch sang Anh-ngữ lại trở-thành “là vợ và cũng là kẻ tin”.

Ông Phaolô, trên thực-tế, không lập gia-đình với ai hết. Thế nên, theo tôi thì, khi định-danh bằng cụm-từ “chị-vợ”, ta không nên qui về người phối-ngẫu trong hôn-nhân, mà chỉ là thừa-tác-viên nữ từng tháp-tùng các nam thừa-tác-viên như ta thường thấy thế-giới bên ngoài làm thế. Nữ-phụ đi cùng đồ-đệ Cléopas ấy, chắc-hẳn không là ai khác ngoài bà vợ của ông. Thế nhưng, hỏi rằng: Sao phải đi từng cặp hai người một như thế? Câu trả lời, hẳn sẽ rõ là: có làm thế mới, bảo-vệ được nữ thừa-tác-viên về mặt xã-hội, vốn dĩ là người từng lữ-hành ở thế-giới do nam-nhân chuyên cầm-cân-nẩy-mực, chuyên khuynh-loát theo cung-cách rất bạo-lực.

Theo tôi, đó là chủ-đích ban đầu của Đức Giêsu khi Ngài sai-phái mục-tử “đi-từng-cặp-hai-người-một” cốt để cho nữ-giới cũng được phép làm công-tác mục-vụ, như nam-nhân. Sinh-hoạt mục-vụ “đi-từng-cặp” như thế có nghĩa rất rõ ở điểm: nó không chỉ giúp ta hiểu được ý của Đức Giêsu, nhưng còn cho phép nữ-giới có vai-trò đáng kể nơi Đạo Chúa, ở thời hiện-đại.

Đoạn trích trên, giúp ta có cái nhìn thận-trọng hơn qua lời dặn: “Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép [đó là lời dặn-dò các giới-chức]. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường.” Đây là hình-ảnh về những gì mà ngày nay ta thường gọi là “qui-định về sắc-phục” đặt ra cho cuộc vận-động Vương-Quốc-Nước-Trời.
                                                                                     (còn tiếp)

Cựu linh-mục John Dominic Crossan biên soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: