Chương 7
Ai đã ra tay giết hại
Đức Giêsu
và sao họ lại làm thế?
(bài 19)
Có lần ông qui về kinh
Tin Kính để bảo rằng: ‘Đức Giêsu chịu đóng đinh thập-giá thời Phongxiô Philatô’
và lính của ông ta đã đến vây bắt Ngài. Há chẳng phải là Philatô đã rửa tay vụ
này rồi sao?
Truyện
Thương Khó ghi ở Tân Ước còn đó vẫn bảo rằng: Phongxiô Philatô được mô-tả là
người chính-đáng, phải lẽ. Thực tình thì, ông ta muốn bắt giữ Đức Giêsu lắm, nhưng
lực bất tòng tâm, chưa thực-hiện điều mình nhất-quyết. Vả lại, nếu bắt giữ Đức
Giêsu vào thời-điểm đó, thì việc này đi ngược lại ước-vọng của người Do-thái và
dân Giêrusalem xưa nay vẫn nằng-nặc đòi đóng đinh Ngài rồi lại van nài ông hãy làm
theo ý họ. Đằng khác, những gì ta biết về Phongxiô Philatô từ nhiều văn-bản
khác cho thấy: câu truyện không giống như hình-ảnh được vẽ lên, ở Tân Ước.
Hẳn
mọi người trong chúng ta đều biết đôi chút về Philatô, nơi sử-học. Các bằng-chứng
do một số các nhà khảo-cổ cũng như văn-chương ngoài Đạo nói về Philatô, cho thấy:
năm 1961, tại hí-trường Cêzarê người ta tìm ra được viên đá-quý khi xưa dân con
dưới trướng đã dâng lên Hoàng-đế Tibêrius, trên đó ghi rõ hàng chữ “Phongxiô Philatô, quan thái-thú xứ Giuđêa”.
Ông trị-vì xứ này suốt 10 năm, từ niên-đại 26 đến 36 sau Công nguyên, có nghĩa
là: ông chỉ là quan-chức hạng hai ở vương-triều La Mã trong một thời-gian tương-đối
khá dài. Và, sử-gia Josephus cũng đã ghi một số truyện kể về tài cai-trị của
ông ta.
Ví-dụ
như, khi Philatô đem binh-đội dưới trướng từ Cêsarê về Giêrusalem để sống 3
tháng mùa Đông trong tăm tối, ông đã đưa về đây nhiều huy-hiệu thêu đính hình Hoàng-đế
như vẫn thấy nơi cờ-hiệu binh đội do ông quản-trị. Điều này, lại khiến người
Do-thái nổi giận, do bởi theo luật hiện-hành thời bấy giờ, thì: không một ai được
phép tạo ảnh-hình phàm-trần lên cờ-quạt cách công-khai như thế hết. Và, chuyện
này đã bị cấm tiệt, từ rất lâu. Dân thành Giêrusalem càng nổi giận hơn, bèn thực-hiện
cuộc phản-kháng bằng cách đi bộ đến thủ-phủ Cêsarê yêu-cầu truất-bỏ hình-hài sai-trái
ấy. Khi Philatô cự-tuyệt việc này, thì dân-chúng bèn ngồi lì phản-đối suốt năm
ngày liền, quanh dinh-thự của ông.
Để
đối-phó tình-trạng này, Philatô bèn ra lệnh cho đám biểu-tình tập-trung về vận-động-trường
ở thủ-phủ này chờ ông quyết-định. Ngay hôm ấy, ông cho lính vây quanh đám dân vô-tội
này, rồi doạ giết hết bọn họ, trừ phi họ ngoan-ngoãn quay về nhà. Nhưng, thoạt từ
lúc đám đông dân-chúng kê cổ cận kề lưỡi gươm/ngọn giáo của quân binh hung-hổ ấy,
thay vì nhượng bộ niềm-tin vững-chắc của họ. Cuối cùng thì, Philatô đành lặng lặng
đầu hàng trước sức ép của dân oan hơn là chấp-nhận rủi ro vốn dĩ có thể xảy ra cuộc
thảm-sát khó lường khiến cho giới cầm-quyền La Mã bất-đồng với ông.
Một
lần khác, Philatô tìm cách dấy lên cuộc phản-kháng khác bằng việc sai ba quân thu
lẫm tiền-của bòn rút từ kho đồ thánh đặt ở Đền Thờ, nhằm trang-trải tiền xây-dựng
hế-thống dẫn nước rất qui-mô, đồ sộ. Lần này khôn hơn, ông cho cài đặt một số quân
binh giả-dạng dân-thường trà-trộn giữa đám đông đang nổi-giận, cùng mật-lệnh
không ai được dùng gươm/giáo giết bất cứ người dân nào mà chỉ đánh họ bằng gậy,
nếu thấy cần. Và cứ thế, Philatô bắt đầu sử-dụng phương-pháp mềm-dẻo hầu đạt mục-tiêu
do ông đề ra.
Thêm
một sự-kiện khác, qua đó Philatô buộc phải đối-đầu không những với đám người biểu-tình
mà thôi, nhưng cả với ngôn-sứ khải-huyền nữa. Hôm đó, có nhóm người Samaritanô
tụ-tập trên núi Ghêrizim chờ Chúa tỏ bày quyền-uy/sức mạnh của Ngài theo cách
Khải-huyền, thì Philatô lại theo vết cũ, ức-hiếp phong-trào nổi dậy rất nặng
tay khiến một số người bị giết chết, một số khác bị phân tán đây đó, ngay các lãnh-tụ
tôn-giáo cùng tù-nhân này/khác cũng bị ngấm-ngầm đưa đi thủ-tiêu. Trên thực-tế,
phương-cách ông sử-dụng cũng khắc-nghiệt đến độ viên lãnh-sự xứ Syria là
Vitellius phải yêu cầu đưa Philatô rời khỏi Rôma để ông ta giải-quyết mọi chuyện
theo cách khác.
Theo
nhận-định của người La Mã, Philatô bị coi là đã quá tay một cách không cần-thiết.
Thành thử, thật khó cho tôi ở đây, hôm nay, cứ bị buộc phải coi sự-kiện ghi ở
Tân Ước như nguồn-sử mô-tả Philatô theo như diện-mạo của ‘người đứng ở ngoài’ rất
vô-tội trước tấn bi-kịch xảy đến với Đức Giêsu. Nhưng sự thật, thì chính ông ta
mới là người tạo tình-huống khó-khăn cho dân lành người Do-thái.
Có phải ông ta là người
muốn thả Đức Giêsu, nhưng dân-chúng lại đòi tha cho Barabas thay vì Ngài, chứ?
Bản
thân tôi vẫn không coi truyện này có dáng-dấp lịch-sử như đã nói ở các trang
trước.
Thứ
nhất, là vì: hình-ảnh một Philatô ngoan-cường dễ-dàng cho phép đám đông la ó yêu
cầu chuyện này khác, nhưng kỳ-thực sự việc xảy đến, lại trái-ngược những gì ta
từng biết về ông. Theo nhận-xét của sử-gia Josephus cũng như ý-kiến của triết-gia
cận-đại là Philo của Alexandria, vẫn coi Philatô như mẫu người xấu-xa, tệ lậu ở
chốn quan-quyền. Xưa nay, Philatô nổi tiếng là người từng hành-hạ/bức-bách đám
đông quần-chúng một cách mạnh bạo, không nương tay. Đó chính là sở-trường của
ông.
Hai
nữa, ta cũng chẳng có bằng-cớ xác-đáng để nói rằng: đế-quốc La Mã xưa lại ban ân-xá
cách đại-độ mà ngày nay ta quen gọi là phóng-thích tù-nhân theo yêu-cầu của
chúng-dân dịp Lễ Vượt Qua đầy ý-nghĩa. Biến-cố tha chết cho tay cướp xừng-xỏ là
Barrabas thật sự chưa từng xảy đến trong quá-trình lịch-sử Do-thái, từ trước đến
giờ. Theo tôi, ta cũng hiểu được lý-do tại sao tác-giả Mác-cô lại chế ra truyện
kể tương-tự như thế, hẳn ngài có ý gì trong đó.
Ở
trên, ta vừa kể về các loại-hình đối-kháng chống lại nhà cầm quyền từng nổi lên
ở đất nước của người Do-thái, như: các vụ biểu-tình, sự vùng dậy của ngôn-sứ khải-huyền
từng lên tiếng van nài Đấng Thiên-Sai đến giải-thoát. Khi xưa, nhiều nhóm nông-dân
khác cũng đã phản-chống vua quan/lãnh chúa trên toàn nước Do-thái vào thế-kỷ thứ
nhất, mà nhiều người lại đã gọi họ là đám ‘cướp
cạn’, hoặc quân ‘phản-loạn’. Họ là ai?
Thật
ra, họ là đám nông-gia rơi vào tư-thế bắt buộc phải rời nông-trại do mình trông
nom/trồng-trọt từ dạo trước, để rồi sẽ chạy lên các ngọn đồi cao tít cốt hầu cướp
bóc người dân hiền-lành, hơn chọn-lựa chấp-nhận lối sống chui rúc ở lề đường để
xin ăn. Họ không còn là dân hiền ở huyện nhà nữa, những đã trở-thành đám cướp cạn ở xã-hội, được nhóm nông-gia ở nơi đó coi là anh-hùng hảo-hán đã dũng-cảm
chiến-đấu cho tự do. Bất cứ nơi nào có đám cướp
cạn hoặc phản-tặc tương-tự là y
như rằng dân lành thuộc giai-cấp bên dưới sẽ bị dồn/đẩy vào chốn thấp-hèn, nên
buộc phải gia-nhập nhóm người phản-kháng có võ-trang, dù kết-cuộc có vô-hiệu hoặc
trở-thành người tuyệt-vọng, cũng vậy.
Tiếng
Hy-Lạp có tự-vựng khá chính-xác nhằm mô-tả đám phản-loạn chuyên cướp cạn giống như ngôn-từ được tác-giả Mác-cô gán
cho Barrabas. Tay này nổi tiếng làm phản, tức: một người cũng nổi dậy quyết đấu-tranh
cho tư-do. Tác-giả Mác-cô viết trình-thuật Tin Mừng cũng không lâu sau ngày xảy
ra chiến-tranh đầu-tiên giữa La Mã và Do-thái, khi thành thánh Giêrusalem và Đền
Thờ bị phá-hủy vào thập-niên ‘70, sau Công-nguyên.
Trong
truyện, tác-giả lại đã ghi cách giải-thích tai-ương do những người quái-ác điều-động.
Trong số những người chiến-đấu chống quân La Mã cách vô-vọng, có nhóm người Nhiệt-thành
mà họ gọi là Zealot, tức liên-minh nhỏ
gồm nhiều nhóm cướp cạn cũng như phản-loạn khi xưa từng là nông-dân chân-chất.
Những
gì tác-giả Mác-cô ghi ở trình-thuật, chỉ cốt diễn-tả mỗi điều ấy, mà thôi. Xem
thế thì, đây là chọn-lựa của dân thành Giêrusalem thời đó. Thời, mà họ chọn
Barrabas thay cho Đức Giêsu, Đấng Thiên-Sai hiền-lành. Và họ lại cũng chọn đám người
tạo-phản có võ-trang, thay vì chọn Đấng Cứu-độ không có đến tấc sắt nào ở trong
tay.
Truyện
kể về Barrabas xưa, là tấn bi-kịch tượng-trưng cho số-phận của thành thánh Giêrusalem
theo quan-niệm của tác-giả Máccô, vào độ trước. Kể lại bi-kịch này, không nhất-thiết
để ta biết về vụ xử án Đức Giêsu, cho bằng tác-giả chỉ gợi cho ta biết một nhãn-giới
thần-học theo quan-niệm tư-riêng của mình về vụ/việc thành thánh Giêrusalem bị sụp
tan-tành thời muộn màng, về sau.
Nếu vậy, há chẳng phải
ta có đầy đủ hồ-sơ ghi lại biến-cố lịch-sử xảy ra vào tuần lễ cuối của Đức Giêsu
sao? Nói cho cùng, ta cũng có tuồng-tích kể về vụ đóng đinh Ngài vào thập-giá chứ?
Như
tôi nói ngay từ đầu, rằng: cái khó cho việc đối-đầu với biến-cố ‘đóng đinh thập-tự’,
là ở chỗ: chính giải-pháp trừng-trị kẻ đối-kháng/nổi dậy bằng việc đóng đinh nạn-nhân
trên thập-tự chắc chắn từng xảy ra trong lịch-sử của Do-thái. Nhưng việc thêm
thắt tình-tiết quanh sự việc này, lại tạo vấn-đề cho sử-gia. Và, đó là lý do khiến
ta thấy được nhiều điều.
Hẳn
bà con còn nhớ nỗ-lực mà các tác-giả Kinh Sách từng thực-hiện khi ghi chép về
thời thơ-ấu của Đức GIêsu ở trinh-thuật Mát-thêu và Luca, là thế nào! Bằng cách
tương-tự, tín-hữu thời tiên-khởi cũng dùng trí tưởng-tượng của các ngài, để
thêu-dệt sự việc Đức Giêsu chịu ‘đóng đinh thập-tự’ và làm tươi mát thêm bằng việc
kiếm tìm các truyện kể ở Cựu-Ước khả dĩ ứng-hợp để rồi sẽ đưa ra: không chỉ mỗi
lý-do làm sao cho ăn khớp với thân-phận Ngài, mà cả đến giòng chảy đặc-biệt ở
truyện kể nữa.
Có phải ý ông nói là:
ta không nên tin vào các tác-giả Tin Mừng không? Phải chăng ông vẫn bảo: các vị
đây chỉ dựng truyện cho ăn khớp với sự việc xảy ra thôi, ư?
Ý
tôi không có ý bảo rằng: các tác-giả Tin Mừng lâu nay chỉ viết truyện giả-tưởng
theo cách hiện-đại, thế đâu! Các ngài từng dấn-thân vào lối suy-tư linh-đạo
theo cách thông-thường của Do-thái-giáo hồi thế-kỷ đầu, mà thôi. Chẳng hạn, những
gì ta biết rút từ các cảo-bản ở Biển Chết được khám-phá vào năm 1947, theo đó
cuộc sống cộng-đoàn của Do-thái-giáo ở thế-kỷ đầu khi mái ấm/cơ ngơi của các
ngài, đều bị phá tan-tành trong cuộc chiến giữa La Mã và Do-thái. Lúc đầu, các vị
thuộc bè/nhóm do tư-tế dẫn-dắt đã rút khỏi Đền Thánh Giêrusalem và sống chui sống
nhủi nơi hoang-vu/rừng rú với lòng tin-tưởng rằng: Đền Thánh bị cấp lãnh-đạo
sai-trái làm cho ô-nhiễm, hết sống được. Rút tỉa bài học từ tài-liệu tuyệt-tích,
ta cũng biết thêm nhiều điều về cộng-đoàn trong đó các ngài từng sống. Và đây,
là trọng-điểm để ta qui về các ngài khi diễn-giải Kinh Sách.
Là
kinh-sư Qumran, áp-dụng Kinh Sách của Do-thái vào tình-huống xảy đến lúc đó,
các ngài đã đan-kết văn-bản xưa/cũ với lối giải-thích đương-thời khéo léo đến độ
càng khó cho ta để bảo rằng: Kinh Thánh bị quên lãng rất nhiều, nay các ngài thay
vào đó bằng các lời bàn, mà thôi.
Bằng
chủ-trương theo-dõi việc diễn-giải như thế thôi, cũng đủ khiến ta long đầu/long
óc mà tìm hiểu. Ở đây, tôi sẽ không đi sâu đi sát từng chi-tiết sự việc, nhưng chỉ
muốn bà con mình hiểu cho rằng: các văn-bản ghi chép cũng như lịch-sử, đều đan-xen
vào nhau, ảnh-hưởng/chồng-chéo nhau. Điều, tôi muốn đề-nghị mọi người là: ta
nên suy về tiến-trình xảy đến với các vị lâu nay từng dấn bước theo chân Đức
Giêsu, thôi.
Xét
về chuyện này, có hai ví dụ cụ-thể được ghi lại ở Kinh Sách. Đó là truyện kể về
đám lính hè nhau chia-chác áo sống của Đức Giêsu (ở Tin Mừng Máccô 15: 24) được
quảng-diễn từ lời thánh-vịnh được tín-hữu thời tiên-khởi sử-dụng rất nhiều hầu giải-thích
cái chết của Đức Giêsu, như:
“Áo mặc ngoài chúng đem chia chác,
còn áo trong cũng bắt
thăm luôn.”
(Tv
22: 19)
Và
theo sau truyện này, trình-thuật còn kể đi kể lại việc Đức Giêsu bị đám lính giam-giữ
trao mật đắng, chất độc những giấm hoặc rượu chua khi Ngài kêu “Ta khát!” (như ở
trình-thuật Máccô đoạn 27: 34) cũng rút từ câu Thánh vịnh khác, như sau:
“Thay vì đồ ăn, chúng trao mật đắng,
con khát nước, lại
cho uống giấm chua.”
(Tv 69: 22)
Cùng
một kiểu, nhiều chi tiết khác ở truyện kể về việc ‘đóng đinh thập-tự’, lại có sự
kiện đám dân/quân nhổ nước miếng chế-nhạo Đức Giêsu, rồi còn đặt triều-thiên ‘gai’
lên đầu Ngài, chuyện hai tay trộm/cướp cũng bị treo thập-tự cạnh Ngài, việc trời
đất đâm tối sầm vào giữa trưa, nhất nhất đều rút từ Cựu-Ước hết.
Theo
truyền thống, tín-hữu thời tiên-khởi vẫn bảo nhau: “Kìa xem nỗi thống khổ Đức Giêsu gánh chịu đã được các ngôn-sứ khi xưa
đà nói trước”. Thật ra thì, phải nói ngược lại mới đúng. Ngôn-sứ Do-thái
khi xưa đâu có tiên-đoán những điều sẽ xảy đến với Đức Giêsu vào tuần-lễ cuối đời
Ngài, đâu! Đúng ra, nhiều truyện kể dân-gian rút từ cuộc sống cộng-đồng thời
tiên-khởi được dựng truyện là để ứng-nghiệm lời người xưa, hầu minh-chứng Đức
Giêsu, dù Ngài có bị hành quyết cách nào đi, thì Ngài vẫn luôn còn và mãi mãi ở
trong tay Thiên-Chúa là Cha Ngài.
Theo
tôi, ta nên hiểu thế này: đồ-đệ tiên-khởi dấn thân theo Đức Giêsu gần như không
hề biết chi tiết nào về việc Ngài bị ‘đóng đinh thập-tự’ hoặc chịu chết hoặc đã
được chôn cất cẩn thận. Ta chỉ có được chi-tiết truyện kể về ngày giờ cuối của
Ngài là do các tác-giả trình-thuật lấy chi-tiết truyện kể từ các văn-bản Cựu-Ước
rồi định-vị biến-cố vào thế-kỷ đầu, thôi. Hơn nữa, Kinh Sách Do-thái không
là lời tiên-đoán về những gì sẽ xảy đến
với Đức Giêsu, mà là những gì được sử-dụng sau này để kiến-tạo truyện kể về những gì xảy đến với Ngài. Đó, là những điều
được kiếm tìm theo cách ngược giòng thời trước, rồi cứ hiểu như chuyện ấy có thật
xảy ra sau cái chết của Ngài. Nói cách khác, lời tiên-đoán của ngôn-sứ chỉ biết
được sau khi sự-kiện xảy ra chứ không phải chyện đã được đoán trước, từ thời đã
qua.
Mới đây, tôi có đọc một
bài viết về ông trên tờ Detroit Free Press dưới đầu đề: “Học-Giả Chuyên Gây Tranh-Cãi
Có Nói Cảnh-trí Dẫn đến việc Đức Giêsu Bị Hành-Quyết kể trong Kinh Thánh là
chuyện Giả Tưởng”mà thôi. Sao lại thế?
Không
quá-trình nào thiết-yếu hơn ở đây. Chưa có trình-thuật Tin Mừng nào, được coi
là sử-liệu đích-thực hoặc tiểu-sử trung-thực, mà chỉ là Phúc
Âm, tức Tin Mừng, mà thôi. Tin Mừng,
bao giờ cũng có hai đặc-trưng rõ rệt: Tin-tức Vui-mừng. Hình-dung-từ “vui mừng”
nhấn mạnh điều ấy lấy từ lập-trường của ai đó, nói như thể: tín-hữu tiên-khởi là
những vị theo chân Đức Giêsu, chứ không phải từ giới cầm-quyền La Mã. Còn, cụm-từ
‘tin-tức’ nhấn-mạnh ‘chất-lượng’ của Tin Mừng, tức: luôn được cập-nhật-hoá. Mỗi
trình-thuật, không chỉ kể về Đức Giêsu mà thôi, nhưng còn cập-nhật-hoá tin-tức
đúng thời-điểm, nơi chốn, tình-huống gửi đến cử-toạ, khi loan đi.
Có
thể là, ta có thích hay không thích chuyện cập-nhật-hoá Tin Mừng, cũng không là
điều. Nhưng, đó vẫn là lý-do cho thấy: ta chỉ có thể có duy-nhất một Đức Giêsu,
nhưng lại có nhiều trình-thuật khác nhau. Tin Mừng cập-nhật-hoá các lời nói và
hành-động của Đức Giêsu bằng việc chấp-nhận và thích-nghi, sáng-chế các câu nói
cũng như biến-cố/sự-kiện, các cuộc tranh-luận và trao-đổi. Đến hôm nay, điều
này vẫn rất tốt. Nhưng, các biến-cố/sự-kiện cũng cập-nhật câu truyện kể về kẻ thù của Đức Giêsu và từ đó mới nảy-sinh
thêm rắc-rối, ngay từ đầu.
Điều
đó, không hẳn để nói rằng: tín-hữu thời tiên-khởi đã ngồi xuống với nhau rồi bảo:
“Nào, ta hãy chế ra những câu lếu-láo nói
về kẻ thù mình đi nào!” Tín-hữu tiên-khởi, ban đầu chỉ là một nhóm người
Do-thái giữa các nhóm Do-thái-giáo khác vào thế-kỷ đầu, thôi. Có thể, các ngài
cũng từng đấu-tranh giành quyền-hạn và kiểm-soát/không-chế này khác cho tâm-can
và đầu óc cũng như thân-phận và tài lãnh-đạo dân con của mình. Thế nhưng, điều
đó xảy ra bên trong, chứ không chống lại Do-thái-giáo, của chính họ. Không cần
biết mọi người gọi tên các ngài bằng gì, hoặc kết án các ngài ra sao, chẳng ai
nói về chuyện chống-đối lại Do-thái-giáo hoặc dị-ứng với chủ-nghĩa Do-thái vào
khi đó.
Thế
nhưng, đặc biệt sau tai-ương xảy đến từ cuộc chiến giữa La Mã và Do-thái, các
tín-hữu tiên-khởi càng trở nên thế-lực ngoài rià như một lực-lượng nằm bên
trong Do-thái-giáo và ngàng càng ít đạt giai-tầng lãnh-đạo chính con dân của
mình. Tương-lai khi ấy nằm trong tay Do-thái-giáo của hàng tư-tế chứ không phải
Do-thái-giáo của tín-hữu Đức Kitô.
Như
tác-giả trình-thuật Mác-cô từng mô-tả vào thập-niên ’70, kẻ thù của Đức Giêsu
vào lúc Ngài bị ‘đóng đinh thập-tự’, lại là “đám đông dân-chúng” từ Giêrusalem. Đến thời tác-giả Mát-thêu vào thập-niên
’80, thì đám đông ấy lại đã tăng-trưởng trở-thành “tất cả chúng dân”. Và, kịp đến thập-niên ’90, với tác-giả Gioan, lớp
người này lại chỉ trở thành “người
Do-thái”. Tôi không nghĩ, là ngay như tác-giả Gioan lại cũng định-nghĩa
‘người Do-thái’ như lớp người khác hẳn những người “không phải là Do-thái”. Điều
mà tác-giả này muốn nói đến, chỉ là: những người Do-thái xấu xa kia, ngoại trừ
chúng ta là người Do-thái tốt-lành! Điều này, như thể bảo: giả như một số người
Mỹ buộc phải nói “Người Mỹ họ quá bạo-tàn”,
không vì thế chối bỏ rằng mình cũng là người Mỹ nhưng chỉ khác mỗi định-nghĩa
khi bảo rằng: “Những người thế kia là người Mỹ xấu-xí còn chúng ta là người Mỹ
tốt-lành”.
Không
tiến-trình nào như thế, ngay đến lối coi mặt đặt tên cách kỳ-cục nhất, cũng
không tạo khác-biệt gì ở thế-kỷ thứ hai hoặc thứ ba khi Đạo Chúa, dù cho đến
khi ấy đã là đạo-giáo khác với Do-thái-giáo, cũng không có sức mạnh để trả-đũa.
Nhưng, vào thế-kỷ thứ tư,khi đế-quốc La Mã đã chính-thức trở-thành Kitô-giáo.
Thì những chuyện ‘đóng đinh thập-tực’ cũng tương tự lại đã mang ý-nghĩa của các
Kitô-hữu nay kết tội người Do-thái, và trở thành tiến-tring dài đằng đẵng đầy chết-chóc
hầu chuẩn bị cho châu Âu trở-thành Lò-thiêu-sống con người vào thời-điểm đầy
tính quái-gở.
Lập-trường/quan-điểm
của tôi ở chương này, tức chương/đoạn đưa ra câu hỏi: “Ai ra tay giết hại Đức Giêsu” đây? Có lẽ, ta cũng nên hiểu là các
truyện kể về việc ‘đóng đinh thập-tự’ vào dạo trước cho đúng và tính-toán cách
đặc-biệt về tiến-trình cập-nhật cài đặt vào với Tin Mừng, thời trước. Đồng thời,
với tư-cách tín-hữu Đức Kitô thời cận-đại, ta lại phải bàn cãi một cách có
trách-nhiệm những gì liên-quan đến việc đọc các truyện kể đầy “thương khó” ấy
cho công-chúng nghe cũng như việc học-hỏi trong chỗ tư riêng các văn-bản nổi bật
ấy, nếu không sợ rằng mối hận-thù người Do-thái đã đong đầy trong quá-khứ cứ tiếp-tục
gây ám cho tương-lai, mai ngày. Chính vì lý-do đó mà tiêu-đề của sách này lại
viết rằng: “Phơi bầy cội rễ chủ-nghĩa chống
Do-thái trong truyện kể Tin Mừng về Nỗi Chết của Đức Giêsu.”
(còn
tiếp)
Cựu linh-mục John
Dominic Crossan biên-soạn,
Mai
Tá lược dịch.
No comments:
Post a Comment