Chương 7
Ai đã ra tay giết hại
Đức Giêsu
và sao họ lại làm thế?
(bài 18)
“Viết đôi giòng này gửi đến ông, tôi muốn tỏ-bày lòng cảm-kích
biết ơn ông đã bỏ bao công-sức và thì giờ ra để nghiên-cứu và viết lên các sách
rất đáng đọc về Đức Giêsu lịch-sử. Đọc tác-phẩm do ông thực-hiện, tôi có được
niềm vui và sự thách-thức; đồng thời, các sách ấy đã mạc-khải cho tôi rất nhiều
điều. Thú thật, tôi “lớn lên” trong cương-vị của thừa-tác-viên phục-vụ Giáo-hội
Scốt-Len, đó là một trong các trọng-trách tôi từng trải, lúc này. Một lần nữa,
cảm ơn ông rất nhiều.
Một độc-giả viết từ
Scốt-Len
“Riêng tôi, vẫn hy-vọng mọi người sẽ cho ông biết, là:
các nỗ-lực do ông tạo nên đã chứng-tỏ tính kinh-điển trổi-bật và hết mình trung-thực.
Tôi thật lòng cảm-kích các bài do ông viết, cũng như lòng can-đảm ông tỏ ra khi
thực-thi công-tác này. Tôi hy-vọng những người từng phê-bình ông ở đây đó sẽ
không thể cản bước tiến lâu nay ông tạo được. Tôi sẽ không đề-cập cuốn Đức
Giêsu: Một Tiểu-sử đầy tính Cách-mạng” của ông cho đến khi đọc xong cuốn ấy,
tôi mới làm.
Thật ra thì, rất ít người có được khả-năng ngồi xuống
giáp mặt và làm việc qua va-chạm về đạo-đức, chức-năng. Và cả đến những va chạm
giữa sử-gia và những người chỉ biết mỗi tin tưởng. Với những ai có khả-năng như
thế, xin cứ đeo đuổi công việc mình quyết tâm thực-hiện để rồi lại sẽ tiến bước
về phía trước, không do dự. Là linh mục Giáo hội Anh-Giáo, lâu nay tôi thấy
trơ-trọi, một mình sống đơn-độc trong một thế-giới không chịu suy-tư. Nay, tôi
không còn đơn-chiếc nữa. Cảm ơn ông rất nhiều.”
Một
đấng-bậc viết từ bang Illinois.
“Tôi đây vẫn thích tự mình đến Dòng kín Camêlô để cầu-nguyện,
nhưng lại không biết là các vị ở đó sẽ nghĩ thế nào nếu biết rằng tôi chẳng hề
tin rằng chỉ mỗi Đức Giêsu là Con Thiên Chúa thôi. Bởi, nếu Ngài như thế, thì
tôi là ai? Phải chăng tôi được cư-dân Sao Hoả chọn nhầm làm con nuôi đấy chứ nhỉ?
Tôi lại cũng chẳng tin rằng: Thiên Chúa vẫn bắt Ngài phải chịu cái chết tàn-ác,
dã-man đầy bạo-lực để chuộc mọi lỗi/tội cho tôi và mọi người.”
Một
nữ-phụ viết từ bang Illinoi viết về.
“Phần tôi, vẫn muốn ông nhận biết cho rằng: sách ông viết
dưới đầu đề là: “Đức
Giêsu Lịch-Sử: Cuộc Đời của một Nông-dân Do-Thái ở Địa Trung Hải” đã khiến tôi đi vào truy-tầm tìm kiếm rất nhiều
điều. Là người vốn hăng say để nhiều giờ ra mà không ngơi nghỉ, chỉ vì muốn đạt
cho được vài giải-pháp hữu-lý hầu tạo quân-bình khi đọc kinh Tin Kính ở Tiệc
Thánh, cùng nghi-thức này khác trong phụng-vụ, cùng việc tuyên-xưng lòng tin dưới
ánh sáng đầy phê-bình/chỉ-trích ở cấp cao; và khi học môn Kitô-học gia dĩ dẫn đưa
học-viên đi vào ngờ vực thêm nữa. Hôm nay, tôi có câu hỏi đặt ra như sau: Tìm
đâu cho được sự liên-tục và phương-thức nào khả dĩ giúp ta hiểu được sự kết nối
giữa niềm tin và lý lẽ lại cũng mang tính sử-học và Giáo-hội-học, đây kia chứ?
Một
nam-nhân viết từ bang Georgia.
“Thiên-Chúa sai Ngài xuống thế-gian là để hy-sinh cho tội
lỗi của con người một lần là tất cả, để người phạm tội không cần phải ra tay mỗi
năm một lần, lấy máu của loài thú mà chuộc tội lỗi của mình. Lại nữa, việc Ngài đến với thế-gian, bất cứ ai và tất
cả mọi người, rày sẽ được cứu-rỗi khỏi nỗi chết do ông Adong và bà Evà tạo cho
con người.”
Một
nữ-phụ viết từ mạn Bắc bang Carolina
“Cách đây ít tháng, tôi được yêu-cầu giảng-giải cho học-viên
ở một lớp dạy ngay tại nguyện-đường Luther vùng tôi sống. Hôm ấy, tôi bèn hỏi
đám học-viên trẻ: “Sao Đức Giêsu bị người ta giết hại đến độ như thế?” Sau một
hồi, học-viên nọ lên tiếng: “Thưa, như thế là để cứu-độ chúng ta mà thôi!”
Tôi liền đáp ngay: “Không. Không phải thế
đâu! Ngài bị người ta hãm-hại vì Ngài là kẻ gây rối, khuấy-động. Bởi, khi xưa
Ngài từng đe-nẹt giới-chức có thẩm-quyền, các nhà lãnh-đạo tôn-giáo và tầng lớp
cai-trị con dân ở dưới, mà thôi.”
Một nữ-lưu
viết từ Pennsylvania.
“Tôi nhớ có lần ông bảo rằng: Đức Giêsu từng giảng-dạy về
chủ-nghĩa công-bằng/đồng-đều một cách rất triệt-để. Và Ngài yêu-cầu mọi người
hãy ra đi mà giảng rao cho muôn dân nước. Xét về sự công-bằng/đồng-đều về xã-hội
và chính-trị thì không thế. Ngài đã không làm vậy. Chương 17 ở trình-thuật do
tác-giả Gioan ghi lại, ta đã thấy Đức Giêsu nói thẳng ra rằng Vương Quốc của
Ngài không thuộc về thế-gian. Và, Ngài từng khước-từ vương-triều cùng mọi thứ
xa hoa trên dương thế. Đó là lý-do cho thấy tại sao đế-quốc La Mã lại ghét người
Do-thái đến độ thế. Lý-do là bởi, người Do-thái chủ-trương rằng chỉ Đức Giêsu mới là Đấng quản cai trái đất này,
khởi từ Giêrusalem mà ra. Lập-trường này cũng sai sót giống hệt sự việc ta thấy
ngày hôm nay. Vương-Quốc của Ngài là ở chốn trời cao và giờ đây, triều-đại của
Ngài vẫn trị-vì mãi mãi. Từ rày trở về sau, cũng chẳng bao lâu nữa, đạo của các
ông và nhiều người khác lại cũng sẽ bị huỷ-diệt, ngoại trừ có mỗi Đạo Chúa là
thoát khỏi chuyện đó, mà thôi.”
Một
người viết từ Canada
“Tôi thì tôi nghĩ, các thành-viên nhóm “Chuyên Đề Về Đức
Giêsu” sẽ nhận ra tính nghiêm-túc trong việc “bóc vỏ bỏ ruột” cả cuốn Tân-Ước
trong Đạo của mình nữa. Kinh thánh được hoạch-định theo cách trọn-hảo ngang qua
Tân Ước cũng như Cựu-Ước. Thiên-Chúa đặc-biệt nhắm từng câu/từng nét chữ ở
Thánh-Kinh, nên theo tôi thì mọi câu mọi chữ Ngài nói đến đều sẽ được duy-trì như
thời xưa/cũ.
Tôi viết thư này không phải để nhiếc móc hoặc xúc-phạm bất
cứ một ai. Tôi viết ra, là để bảo cho ông biết rằng: Đức Giêsu từng chết trên
thập-giá là để, một lần nữa, đem mọi người về với Ngài. Emmanuel có nghĩa:
“Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta” chẳng cần gì sự-kiện lịch-sử nào và cũng chẳng cần
đến nhà chú-giải nào hết. Tôi biết rõ rằng điều này có thực, bởi vì Ngài vẫn ở
với tôi, ngay lúc này, là Đấng Cứu-Độ và là Người Bạn gần-gũi nhất của tôi,
thôi.”
Một
nữ-phụ viết từ Michigan gửi về.
Đóng đinh thập-giá là
gì? Sao thời xưa nhiều người hay bị như thế?
Bảo
rằng: Đức Giêsu khi xưa bị đóng đinh vào thập-giá dưới thời quan Phongxiô
Philatô như kinh Tin Kính từng diễn-tả, lại vẫn là điều chắc-chắn khiến ta tin như
đinh đóng cột. Đó còn là điều mà lịch-sử từng ghi chú. Sử-gia Do-thái là
Josephus và chuyên-gia sử-học Tacitus cũng đồng ý nói rằng: Đức Giêsu bị xử tử
theo lệnh của quan toàn-quyền người La Mã, ở Giuđêa.
Thật
khó tưởng-tượng rằng: người đầu tiên bước theo chân Đức Giêsu, lại có thể chế
ra truyện kể lạ lùng như thế, phi trừ việc ấy đã thực-sự diễn ra trên thực-tế.
Cái
chết của Đức Giêsu trên thập-tự, theo sử-liệu, có chắc-chắn thế nào đi nữa, thì
các truyện kể ở trình-thuật Tin Mừng lâu nay ta sử-dụng, lại càng tạo thêm nhiều
vấn-đề, về chi-tiết. Các chi-tiết kể lại, ít mang tính chắc-nịch theo nghĩa sử-học.
Chẳng hạn như: điều tiên-quyết lại khác biệt hẳn hòi.
Nhìn
vào việc quan quân người La Mã vẫn cứ đóng đinh tử tội trên thập-tự một cách không
do dự, ta thấy ngay sự đớn-đau, ê chề không chỉ có đối với các kẻ tin vào Đức Giêsu
mà thôi, nhưng còn diễn-lộ nơi những người chỉ tin chuyện con người trần-tục, giống
hệt thế.
Đóng
đinh tử-tội vào thập-tự, là phương-sách cực-kỳ tàn-bạo do kẻ cầm-cân-nẩy-mực định
đoạt sự sống/chết của người khác, tức họ những muốn cho kẻ bị trị phải đớn đau kinh-hãi,
để không còn dám làm điều gì trái luật do kẻ xử trị ở trên, ban ra.
Xin
cho tôi bắt đầu câu chuyện bằng cách mô-tả việc ‘đóng đinh thập-tự’ như một hành-xử
vẫn thấy ở thế-giới cổ/xưa. Có học giả kinh-điển nọ, đã tóm tắt chứng-cứ về sự
việc này, ở cuốn “Crucifixion” do tác giả Martin Hengel kể ở trang
86-88. Tôi trích đoạn này, ở đây, là để mời quí vị đọc cho hết cuốn hầu mới thấy
được danh-sách các loại kinh-hãi/khiếp-sợ được ghi chú một cách rất chi-tiết
như sau:
“Đóng đinh tử tội vào thập-tự để trừng-trị, là việc làm
phổ-biến rất rộng vào thời xưa/cổ. Họ thực-hiện việc này theo cung-cách khác
nhau, cả với người từng sống vào thời xưa cổ, vào thời mà cả văn-minh Hy Lạp
cũng đều làm thế. Đây là lối trừng-trị mà người xưa từng áp-đặt vào địa-hạt
chính-trị và quân-sự. Với người Ba Tư và người thành Carthage ở Phênixia, thì
ban đầu họ cũng áp-dụng loại trừng-trị này lên quan-chức cao cấp và chỉ-huy trưởng
ở bên trên, cũng đều như thế. Sau đó, lối
trừng-trị cực-kỳ tàn-bạo này, lại áp-đặt lên tầng lớp chúng-dân ở dưới thấp, tức:
các nô lệ cùng can-phạm hình-sự bị xử một cách rất tàn-bạo; đồng thời, lại có yếu-tố
‘bất thành luật’ đặt ra cho tỉnh/thành nào từng tạo phản, như chuyện từng xảy
ra ở Giuđêa, thật không ít.
Lý-do khiến vua quan/lãnh chúa thời đó đem lối trừng-trị
này vào sử-dụng, vì họ cho rằng hình-phạt này tạo hiệu-quả tuyệt-vời nhất coi như
biện-pháp ngăn-ngừa kẻ nào rắp ranh muốn làm phản. Dĩ nhiên, việc này công-khai
áp-dụng cho mọi người. Thông thường, nó còn phối-kết với hình-thức khác để
tra-tấn tội-phạm, trong đó tối thiểu là việc ra roi đánh vào thân mình người phạm-pháp
một cách không thương-tiếc. Nội việc phơi bày thân mình trần-trụi của nạn-nhân
tại nơi nào dễ thấy nhất, như: ngoài đường phố, chốn đông người qua lại, trên
sân-khấu lộ-thiên, ở mặt bằng trên cao, nơi phạm-nhân hoặc tử-tội từng xuất đầu
lộ-diện.
Hình-phạt ‘đóng đinh thập-tự’ nặng-nề hơn, còn thấy ở sự
việc nạn-nhân có chết đi, cũng không được phép đem chôn, ở đâu hết.
Thời xưa, nhiều hình-ảnh cho thấy việc đóng đinh tội-phạm
vào thập-tự được dùng làm thức ăn cho loài thú hoang và làm mồi cho chim ưng rỉa
rói ăn tươi nuốt sống. Theo cách này, việc nhục-mạ nạn-nhân đạt hiệu-quả tối đa
hơn cách nào khác. Xem thế thì, với người thời xưa, thì: điều tệ-hại nhất dành
cho tử tội là họ bị cấm tiệt không được đem chôn khi đã chết; và thêm vào đó,
là tình-trạng mất hết danh-dự do lệnh-truyền hoặc thứ tập-tục quái-đản mà người
văn-minh hiện-đại không bao giờ nghĩ là mình có thể chấp nhận được.”
Ở
đây, tưởng cũng nên chú ý đến tự-vựng nói về việc “không cho phép tử tội được đem
chôn nơi nào hết”. Nếu nạn-nhân bị đóng đinh thập-tự đã chết rồi, thì người nhà
cũng không được phép đem tử tội đi chôn ở bất cứ nơi nào. Như thế, rõ ràng là
luật này mang nghĩa hủy-diệt bản-vị của nạn-nhân cùng là “người” như kẻ ra lệnh
hành hạ họ.
Mấy năm gần đây, tôi
nghe nói có người đã khám-phá ra xương của tử-tội bị đóng đinh thập-tự. Vậy xin
hỏi: điều đó có đúng không?
Tháng
6 năm 1968, lần đầu-tiên trong lịch-sử, người ta đã khai-quật được một bộ xương
của nạn-nhân bị đóng đinh vào thập-tự tại đất miền của người Do-thái ở
Giêrusalem, tại một địa-điểm có niên-biểu dự-đoán là vào thế kỷ thứ nhất.
Đó
là các xương tìm thấy ở nhiều bộ rải rác của 35 tử-tội bị hành-hạ cho đến chết.
Dù sao thì việc này cũng đem đến cho ta một tia sáng cho thấy tính khắc-nghiệt
của cuộc sống con người ở thế kỷ đầu. Nhìn các xương được khai-quật, thấy có mười
người trong số 35 tử-tội bị giết một cách thê-thảm.
Lại
có xương một phụ-nữ chết cùng với đứa con của bà lúc bé em vừa sanh ra. Kế đến,
là xương của 3 trong số trẻ thơ chết vì đói/khát. Thêm vào đó, còn có xương của
5 người chết trong tình-trạng bị hành-hình cách tàn-bạo, cộng với 2 người bị
thiêu sống, 1 người bị banh xác như bị đâm lủng bụng bằng thứ vũ-khí nào đó; 1
bé em bị tử-thương do tên bắn vào người; và, 1 thanh niên ở độ tuổi hai mươi, lại
đã chết trên thập-tự. Danh tánh tử-tội này là Yehochanan.
Nhìn
kỹ xác thanh niên này, thấy tay anh không bị đóng đinh, nhưng lại xiết cột vào
thanh ngang thập-tự. Có thể là, phần trên cánh tay của anh chạy xuống tận khuỷu
tay bị cột chéo vào thanh ngang thập-tự. Hai chân anh dính thẳng dọc hai bên cột
bằng mũi đinh đóng vào xương bàn chân ở hai bên cột. Không có bằng-chứng để bảo
rằng xương chân tử-tội bị đánh dập ống, tức: điều ta thường thấy khi tử-tội bị
đóng đinh thập-tự, và có tử-tội chết rất mau bằng cách bị xịt hơi ngạt vào lồng
ngực đã lép kẹp.
Đóng
đinh thập-tự, được áp-dụng rộng rãi ở thế-giới cổ đại. Riêng người La Mã, lại đưa
các yếu-tố bất-thành-luật áp-đặt vào tỉnh/thành nào tạo phản, tựa hồ trường-hợp
những người sống ở miệt dưới Giuđêa, thuộc phía Nam. Như ta biết, quan toàn-quyền
người Syria là Varus, đã phải gọi 3 lữ-đoàn cộng thêm một số binh-đội khác đến hỗ-trợ,
mới dẹp được đám phản-loạn từng khuấy động nơi vùng đất Do-thái, trong đó có ba
vụ khởi-nghĩa sau khi Hêrôđê Cả băng-hà tức: trước/sau thời Đức Giêsu sinh hạ.
Theo
sử-gia Josephus, thì: khi Varus đến thành Giêrusalem cai-trị, ông từng ra lệnh đóng
đinh hai ngàn dân phản-loạn. Ngoài ra, Josephus còn kể là: năm 66 sau Công
nguyên, khi cuộc chiến giữa người La Mã và Do-thái bắt đầu, quan toàn-quyền La
Mã Florus đã hành-hạ dân con Do-thái bằng roi vọt khiến ba ngàn sáu trăm người bị
chết trong đó có đàn bà, con trẻ và nam thanh nữ tú. Và, ông lại cũng treo các
nạn-nhân trên thập-tự, trong vòng chỉ một ngày.
Bốn
năm sau, khi binh-đội Titus bủa vây thành thánh Giêrusalem, nhiều người đã tìm
cách chạy ra khỏi thành để tìm thức ăn, nhưng tất cả đều bị bắt trở lại rồi bị tra-tấn,
đóng đinh thập-tự. Theo sử-liệu do Josephus ghi chú, có đến năm trăm tội-phạm
hoặc nhiều hơn, từng bị hành-xử theo cách đóng đinh thập-tự, như thế.
Sở
dĩ tôi liệt kê các ví dụ kinh-hoàng của việc đóng đinh thập-tựá phổ-biến một
cách rộng-rãi như thế là để gợi lại câu hỏi khiến mọi người vẫn đưa ra, là: tại
sao số lượng nhiều ngàn người bị đóng đinh thập-tự vào thế kỷ đầu chung quanh
thành thánh Giêrusalem như thế, mà giới khảo-cổ chỉ khai-quật có một bộ xương người
vào thời đó thôi?
Lý-do
thấy rõ và cũng kinh-hoàng không kém, khi ta chợt nghĩ tới chuyện ấy. Có ba lối
hành-hạ nạn-nhân đến tột-mức do nhà cầm quyền La Mã đề ra, đó là: đóng đinh thập-tự,
đốt xác tử-tội và vứt bỏ cho thú hoang ăn thịt. Có điều làm cho lối hành-hạ nạn-nhân
trở nên dã-man đến cùng-tột không chỉ là hành-động tàn-ác/vô-nhân-đạo do bọn họ
đề ra hoặc bởi tính kinh-hoàng bất-nhẫn của chúng, nhưng sự thể là chẳng có gì
sót lại từ thân xác của người chết đem chôn, vào giờ chót. Việc hủy-hoại cơ-thể
tử-tội được đưa vào lò lửa hoặc ném cho thú hoang ăn thịt là bằng chứng cho thấy:
thế cũng đủ.
Thế
nhưng, có điều khiến ta thường không nhận ra khi đề-cập chuyện đóng đinh thập-tự,
là loài quạ thối tha kêu gào bên trên thập-tự và loài chó hoang bới xác rồi còn
cất tiếng gầm gừ ở bên dưới thập-tự đã hoặc đang chết dần chết mòn. Các tác-giả
người Hy-Lạp và La Mã từng viết nhiều về đề-tài đóng-đinh tử-tội trên thập-tự
coi xác chết nạn-nhân là thức ăn tởm lợm vứt bỏ cho loài chim ưng riả-rói và như
đồ thừa thãi hôi hám bỏ đó cho loài chó hoang đang chực chờ”. Đó, là thực-tại
đáng nhờm tởm của sự việc đóng đinh thập-tự ở thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
Nhưng Đức Giêsu xưa có
làm gì nên tội để đi đến kết thúc bằng việc đóng đinh thập-tự? Việc ấy là dành
cho đám làm loạn, sao Ngài lại tránh không công-khai chống lại giới cầm quyền
La Mã?
Đây
là câu hỏi thật cũng khó mà trả lời và phải mất khá nhiều giờ mới giải-quyết
chuyện nan-giải ấy.
Nay,
ta bắt đầu bằng truyền-thống Tin Mừng vẫn từng bảo: Đức Giêsu chịu đóng đinh thập-giá
trước lể Vượt Qua. Dù các tác-giả Tin Mừng không đồng ý về thời-điểm chính-xác
việc này, tôi thấy chẳng có lý-do để không chấp-nhận coi đó như sự-việc có tính
sử qua nối kết thông thường cái chết của Đức Giêsu vào lễ Vượt Qua.
Hãy luôn nhớ ý nghĩa
của lễ Vượt Qua. Đây,
là tiệc mừng việc giải-cứu dân con Do-thái khỏi ách nô-lệ từ người Ai Cập và giải-phóng
họ đưa về Đất Hứa. Dĩ nhiên, đây là lễ hội mang sắc màu hiểm nguy trong đất nước
vẫn còn nằm dưới ách thống-trị của ngoại-bang. Có lẽ cũng không cần tưởng-tượng
gì nhiều về người Do-thái ở thế-kỷ đầu để định xem người Rô-ma hiện thời coi người
Ai Cập xưa để tự-do thoát tầm khống-chế của những người như thế.
Ta
dư biết là: đám đông dân-chúng lại đã cùng nhau kéo đến chốn tập-trung ngay ở bên
trong thành thánh Giêrusalem. Sử-gia Josephus viết về các buổi lễ Vượt Qua thời
trước đó, và sau cái chết của Hêrôđê Cả, ông cũng đề-cập đến sự-kiện “số đông dân-chúng
không thể đếm nổi đã từ quê làng đồng-nội đến và cả những người từ nước ngoài nữa,
tất cả đều đến để phụng-thờ Thiên-Chúa”.
Câu
viết này, xuất-hiện trong bối-cảnh của một thời trong đó đám đông dân-chúng tụ-tập
để chống lại binh-đội Archelaus, là một trong các hoàng-tử kế-thừa đã tấn-kích
những kẻ chống-đối, để rồi kết-cuộc có khoảng 3 ngàn người sùng-kính phụng-thờ đã
bị giết chết ngay bên trong khuôn-viên Đền Thờ.
Sự-kiện
này chứng-tỏ tình-hình lễ Vượt Qua có thể mang ý-nghĩa: đám đông dân-chúng tụ-họp
bên trong sức ép đã có vào lúc ấy để ăn mừng việc thoát cảnh o-ép xảy ra ở thời
cổ. Trong một bữa Vượt Qua, quan án Philatô lại đã mang thêm binh-đội từ Cêzarê
đến pháo-đài Antônia hầu quan sát sân Đền Thờ cho dễ. Vào dạo ấy, ông cũng chuẩn-bị
để chấm-dứt mọi binh-biến trước khi nó xảy đến. Và tình-hình này, lại có bối-cảnh
lịch-sử qua việc bắt giữ Đức Giêsu và giết chết Ngài.
Nhưng nói thế, tức là
ông vẫn chưa trả lời câu hỏi rằng: việc Đức Giêsu thực-hiện có khiến Ngài bị bắt
và đóng đinh thập-giá không?
Nay,
hãy nhìn vào hai sự-kiện riêng-biệt vào ngày xảy đến cả từ lúc trước khi Đức
Giêsu bị bắt, xem có điều gì khả dĩ giúp ta cắt nghĩa đúng những gì xảy đến với
Ngài không.
Trước
nhất, là truyện kể về điều ta có quen gọi là “việc Đức Giêsu hùng-dũng tiến vào
thành thánh Giêrusalem” mà ngày nay ta thường mừng vào Chúa Nhật Lễ Lá.
“Hai ông đem con lừa về cho Đức Giêsu, lấy áo choàng của
mình trải lên lưng nó, và Đức Giêsu cỡi lên. Nhiều người cũng lấy áo choàng trải
xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành chặt lá ngoài đồng mà rải. Người đi
trước, kẻ theo sau, reo hò vang dậy: "Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân
danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đavít, tổ phụ chúng
ta. Hoan hô trên các tầng trời!" (Mc 11: 7-10)
Với
tác-giả Mác-cô thì điều đó được viết theo cách ngầm hiểu, còn trình-thuật do
tác-giả Mát-thêu và Gioan ghi lại, thì việc này được ghi là: hành-động của Đức
Giêsu coi như để ứng-nghiệm lời ngôn-sứ Zakaria viết ở đoạn 9 câu 9, như sau:
“Nào thiếu nữ Xion, hãy vui mừng hoan hỷ!
Hỡi thiếu nữ
Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò!
Vì kìa Đức Vua của
ngươi đang đến với ngươi:
Người là Đấng Chính
Trực, Đấng Toàn Thắng,
khiêm tốn ngồi trên
lưng lừa,
một con lừa con vẫn
còn theo mẹ.”
Hẳn
là hành-động mang nghĩa tượng-trưng rút từ niềm hy-vọng của người Do-thái có Đấng
Thiên-Sai sinh hạ sẽ khiêu-khích một bức-bách từ giới cầm-quyền là những người,
như tôi có nói ở trang trước, trong tư-thế báo-động cao độ vào thời xảy ra Lễ
Vượt Qua của người Do-thái. Thế nhưng, việc cho rằng điều đó để ứng-nghiệm một
đoạn tiên-tri mà thôi, khiến tôi đâm ngờ-vực về giá-trị lịch-sử của sự việc ấy.
Như
ta thấy, các kinh-sư Đạo Chúa thời sau này, lại hay nhìn ngược về lịch-sử ngôn-ngữ
của Kinh Sách để chọn các đoạn viết từ Kinh Sách người Do-thái khả dĩ diễn-giải
sứ-vụ của Đức Giêsu –và đôi lúc các đoạn này lại cũng trở-thành nguồn-hứng cho
sự-kiện tân tạo cách đích-thực. Thế nên, tôi vẫn nghi ngờ rằng: việc Đức Giêsu
hùng-dũng tiến vào thành Giêrusalem lại là sự-kiện đích-thực xảy đến, chưa từng
thấy.
Lý-do
xem ra có vẻ đúng thực hơn là việc quan quân La Mã bắt giữ Đức Giêsu thấy ở sự-kiện
“có rắc-rối ở Đền Thờ”. Ở đây, ta dựa
vào nền-tảng có phần vững-chắc hơn để xét về sử-tính, đó là: ta có đến ba nguồn-văn
độc-lập kể về sự-kiện này.
Đây,
là văn-bản từ tác-giả Mác-cô nói về rắc rối xảy ra ở Đền Thờ, là đoạn 11, câu
15-19, như sau:
“Thầy trò đến Giêrusalem. Đức Giêsu vào Đền Thờ, Người bắt
đầu đuổi những kẻ đang mua bán trong Đền Thờ, lật bàn của những người đổi bạc
và xô ghế của những kẻ bán bồ câu. Người không cho ai được mang đồ vật gì đi
qua Đền Thờ. Người giảng dạy và nói với họ: "Nào đã chẳng có lời chép rằng:
Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao [Ys 56: 7]? Thế mà các
người đã biến thành sào huyệt của bọn cướp!" [Giê 7: 11] Các thượng-tế và
kinh-sư nghe thấy vậy, thì tìm cách giết Đức Giêsu. Quả thế, họ sợ Người, vì cả
đám đông đều rất ngạc nhiên về lời giảng dạy của Người. Chiều đến, Đức Giêsu và
các môn đệ ra khỏi thành.”
Nhìn
vào truyện kể như thế, so với các bản-dịch
khác (như trình-thuật do tác-giả Gioan viết, và in Mừng tác-giả Tôma), tôi đi đến kết-luận rằng: tác-giả Mác-cô đã
mô-tả hành-động của Đức Giêsu ở Đền Thờ chỉ như để thêm vào những gì do ông kể ở
các trình-thuật cốt qui chiếu đoạn tiên-tri của ngôn-sứ Ysaya và Giêrêmia để diễn-giải
điều đã viết.
Có
văn-bản trình-thuật do tác-giả Tô-Ma ghi đã chứa-đựng câu nói rất giống câu của
Đức Giêsu lịch-sử. Khi ấy, Đức Giêsu bảo rằng: “Tôi sẽ [phá-hủy] căn nhà này và không ai có khả-năng xây được nó.” Như
thế thì, chính Đức Giêsu khi xưa đã phá-hủy
Đền Thờ, một cách rất tượng trưng.
Chuyến
đi này của Đức Giêsu có lẽ là sự-việc duy-nhất Ngài từng đến Giêrusalem. Tầm
nhìn về Tiệc bàn rộng mở và chữa-lành miễn phí của Ngài va-chạm một
cách mãnh-lệt với những gì Ngài từng thấy ở Đền Thờ, ghế ngồi và biểu-tượng về
tất cả mọi thứ từng mang ý-nghĩa: nhà bảo trợ, hệ-cấp cầm quyền, môi-giới bán
buôn, cả việc o ép lên tầm-mức tôn-giáo và chính-trị nữa.
Đền
Thờ, khi ấy nằm trong tay các vị thượng-tế, mà theo luật Do-thái thì họ cũng không
thuộc dòng-dõi chính-thống nào hết; nhưng lại được người La Mã và quan quyền
Hêrôđê thuê mướn hoặc tống-cổ khi không cần tựa hồ tôi tớ, tức: chỉ như ‘con rối’
của ngoại-bang, thôi. Hành-động tượng-trưng cho việc phá-hủy của Đức Giêsu lại
đã củng-cố những gì lâu nay được dạy-dỗ, là những gì Ngài diễn-tả ngang qua việc
Ngài chữa-lành, và là những gì Ngài đưa vào hiệu-năng của việc thực-thi chuyện
ăn uống theo cách mở rộng với mọi người.
Sự
việc Ngài làm cũng tương-tự như tham-gia đăng-trình gia-nhập cuộc chiến Việt
Nam vào ngày trước và đổ máu đào lên ngăn/tủ đựng phiếu hồ-sơ, hoặc như leo
hàng rào vào khu đặt-đựng hoả-tiễn và dùng búa báng-bổ lên chop mũi tên lửa của
trung-tâm ICBM, thuở nào.
Đây,
còn là hành-xử chối-bỏ một cách tượng-trưng tất cả mọi thể-chế đã thiết-lập.
Không còn nghi-ngờ gì nữa để bảo rằng: hoạt-động của Đức Giêsu ở Galilê rất có
thể sẽ dẫn đến việc quan quân La Mã đến bắt Ngài bất cứ lúc nào họ muốn.
Thế
nhưng, trong bầu khí dễ bắt lửa ở Đền Thờ vào mùa lễ Vượt Qua, khi có sự hiện-diện
của binh-đội Philatô luôn để mắt theo dõi rất gần/cận mọi hành-tung đáng ngờ của
Ngài, thì thách-thức từ Đức Giêsu cũng đủ để khiến đội binh ấy ra tay bắt Ngài.
Đến
đây, tôi xin được nhấn mạnh lên hai điểm. Thứ nhất, là: việc Đức Giêsu đi
Giêrusalem không phải để “dọn sạch” Đền Thờ. Hai nữa, cũng chẳng phải do hành-động
của Ngài mà có người định-vị cho rằng đây là kịch-bản về cuộc tranh-chấp giữa Đạo
Chúa với Do-thái-giáo.
Đền
Thờ, khi xưa từng là và phải là chân bệ của sự hợp-tác với quan quyền La Mã đã
chiếm đóng. Các vị Thượng-tế dù muốn dù không vẫn phải là gạch nối giữa dân bị
trị và các lãnh chúa của đế quốc.
Trong
tình-hình này, bất cứ người Do-thái nào, và đến hoặc đặc-biệt là người Essênê
sùng-đạo- vẫn có thể thực-hiện bằng hành-động giống như Đức Giêsu từng làm. Việc
đó biểu-trưng cho việc phá-hủy Đền Thờ như người dân từng kỳ vọng và như thể
chuyện lây lan nhượng-bộ.
Đền
Thờ khi ấy, có là nhà để cầu nguyện hoặc hy-sinh này khác; hoặc trụ-sở/cơ ngơi
để hợp-tác hoặc áp-bức? Thượng tế có là đấng bậc mang tính hợp-pháp, chính-thống
hoặc hợp-lệ và tính bất-hợp-lệ như thế đã làm những gì cho căn nhà của Thiên-Chúa?
(còn
tiếp)
Cựu Lm John Dominic
Crossan biên-soạn
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment