Sunday, 14 June 2015

John Dominic Crossan, cựu Lm: Phải chăng Đức Giêsu khi xưa dự-tính thiết-lập đạo mới?



Chương 6
Đức Giêsu có dự-tính
thiết-lập đạo nào mới không?
(bài 17)


Qui-định phục-sức ở Vương Quốc Nước Trời gồm những gì?

Vâng. Thật ra, phải nói: đây là qui-luật rất gắt gao trong điều-lệ về mục-vụ. Dĩ nhiên, quan-điểm ở đây, chỉ là chủ-trương tương-đối về qui-cách phục-sức mà thôi. Trên thực tế, ta thấy ở các ấn-bản thời sau này, khi kể truyện, tác-giả cũng sử-dụng văn-phong/thể-loại hệt như ở trình-thuật Máccô nói về phục-sức theo cách nhẹ-nhàng hơn.

Rõ ràng là: các thừa-sai mục-vụ được dặn là: đừng nên mang tiền bạc, bao bị, giày dép hoặc đưa-dắt nhân-viên đi cùng. Riêng tác-giả Mác-cô lại cho phép các vị này được dắt theo nhân-viên mình cùng đi và vẫn mang giầy dép mà chẳng có vấn-đề gì hết. Có nhóm/hội còn triệt-để hơn nữa bằng việc đòi-hỏi các thừa-sai phải tuân giữ thủ-tục rửa chân hoặc việc gì khác nữa. Ngài nay, thực-tế cho thấy: thời gian qua, Giáo Hội lại đã và đang điều-chỉnh lối sống của Đức Giêsu Lịch sử sao cho thích-hợp nhu-cầu của Giáo hội thời hiện-tại.

Thành thử, ta có thể kết-luận ở đây mà bảo rằng: việc dặn-dò thừa-sai không nên mang tiền bạc, bao bị, giày dép, không dắt nhân viên đi cùng; và khi chào/hỏi bất cứ một ai cũng chỉ nên chào và hỏi theo cách thông thường như Đức Giêsu từng dặn.


Vậy, Đức Giêsu có đề ra qui-định nào chặt-chẽ về việc chuẩn-bị và xử-sự ở trên đường không?         


Để có được mấu-chốt căn-bản hầu trả lời cho đúng phép, xin được đưa-dẫn quí vị đi một vòng quanh Địa-Trung-Hải xem cách xử-sự của các thừa-sai nòng-cốt ở thế-kỷ đầu, tức: những vị đã tuân-lệnh hành-xử như Đức Giêsu từng dạy dân thường ở huyện về chuyện: sống làm sao và rao giảng thế nào và phục-sức những gì cho phải đạo. Ở đây, tôi qui về phong-trào triết-học được gọi là thuyết “Khuyển-nho” hầu xem xét sự việc cho rõ.

Ngày nay, mọi người dùng cụm-từ “Khuyển nho” để mô-tả những người không tin chuyện gì hết; hoặc để nói về các vị luôn nghi-ngờ đủ mọi thứ.  Thế-kỷ đầu, việc này không đơn-giản chỉ mang nghĩa như động-thái không tin-tưởng theo triết-học, nhưng là cách đối-kháng thực-tế để chống lại mọi giá-trị về văn-hoá. Giới Khuyển-nho thời đó, từng ra nỗ-lực quyết đạt cho được niềm hạnh-phúc bằng vào động-thái thoát khỏi vòng cương-toả của ước-vọng hoặc cảm-xúc cũng như khước-từ mọi thái-độ kềm kẹp, có quyền-lực, có cả tài-sản và cuộc sống gia-đình nữa.

Qui-định phục-sức cách đặc-trưng/đặc-thù như: đeo ba-lô, dắt-díu nhân-viên đi cùng và mặc quần áo xốc-xếch, tả tơi, dơ bẩn có khi còn để lộ bờ vai trần, vẫn là điều ta cần bàn.

Thông thường thì, khi thực-hiện thừa-sai/mục-vụ ở đâu cũng thế, các vị này đều không mang giầy dép cũng chẳng để râu/tóc bù-xù tua-tủa như đám “hippies” hồi thế-kỷ đầu đời chuyên ăn vận theo cách bi-ai/khổ-ải cốt để chối-bỏ mọi giá-trị vật-chất của xã-hội. Nhóm Khuyển-nho, bởi đó, là phong-trào khởi-nghĩa chống qui-ước xã-hội và đặc-biệt tham-gia việc chất-vấn quyền-thế cùng những qui-định về lề-lối thống-trị hoặc về triều-đại của vua quan/lãnh chúa.

Hẳn ta còn nhớ truyện kể nổi bật về trường-hợp nhà Khuyển-nho nọ là Diogenes từng yêu-cầu Alexandre Đại-Đế liệt-kê danh-sách những gì mình từng ước-nguyện, nên mới yêu-cầu người chiến-thắng hãy ra khỏi ánh hào quang chói-lòi của ông, thôi. Truyện nổi tiếng ấy lại đã đưa ra vấn-đề như sau: Ai mới thực là người cầm-cân-nảy-mực, tức những người ham muốn hết mọi sự; hoặc người chẳng có nhu-cầu nào hết? Ai đích-thực là người giàu-sang/phú-quý? Phải chăng họ là những người muốn nắm hết mọi quyền ở Châu Á hoặc người chỉ hài-lòng mỗi ánh mặt trời nhỏ nhoi, thôi? Giới Khuyển-nho có cuộc sống và cách phục-sức theo khuôn-thước của sân khấu ngoài trời giữa bá quan thiên-hạ, rất bình thường. Bởi thế nên, họ mới đặt dấu hỏi giả-định lên nền văn-hoá/văn-minh của họ nữa.

Giả như giới Khuyển-nho ở Địa Trung Hải đề ra thứ gì đó giống như phong-trào do Đức Giêsu tạo-lập, thì cả hai hẳn sẽ phải đề ra qui-định phục-sức cho chuẩn-mực mỗi khi lên đường giảng-rao, tức: không mang giày dép và cũng không cần-thiết phải chào hỏi/chuyện vãn theo kiểu tầm-phào, lao-xao trên đường, dù họ có thẳng-thắn bất-đồng chuyện gì không. Ở đây, cũng nên nói thêm về túi xách, bao bị và việc để cho nhân-viên cùng đi theo mình.

Thật ra thì, cụm-từ “bao bị đựng tiền” là lối dịch không được chuẩn cho lắm. Bởi, với ta, nó mang nghĩa khác hẳn câu ta thường nói về tiền-tài/của-cải để lót túi. Dịch tiếng Hy-Lạp cho hay, phải gọi đó là “ba-lô đựng đồ vật”, mới đúng. Bởi, đối với đấng-bậc thuộc phái Khuyển-nho, thì: những gì mang tính biểu-trưng, lại mang nghĩa tự mình có đủ mọi thứ, tức: không cần mang nhà cửa/tài-sản đi theo mình. Mọi điều cần-thiết, ta đều có thể để trong ba-lô nhỏ đeo lủng- lẳng trên vai mình, thôi. Với đồng-môn đi cùng, cũng thế. Câu này cốt diễn-tả tình-huống “rày-đây-mai-đó” của thừa-sai, tức sự-việc cho thấy các vị này luôn rong-ruổi-đường-trường rất linh-đạo, ở đâu đó. Thành thử, đeo ba-lô và dắt nhân-viên đi cùng, là câu nói tượng-trưng cho sự việc mình tự sắp-sửa mọi thứ để di-hành vào khắp chốn.

Ngược lại, sứ-vụ thừa-sai của Đức Giêsu được kể là Ngài không mang theo ba-lô cũng chẳng có nhân-viên hoặc người hầu đi theo Ngài bao giờ. Đây là điểm khác-biệt rất đáng kể, và ta cũng nên hỏi: điều đó có nghĩa gì? Theo tôi, việc này có nghĩa là: trong khi giới Khuyển-nho mải lo nhấn mạnh vào đặc-tính “tự mình sắp-sửa đủ mọi thứ”, thì thừa-sai Đức Giêsu lại đặt nặng vào sự-kiện tùy thuộc của chung mọi người.

Giới Khuyển-nho không cần đến ai và họ cũng chẳng muốn thứ gì hết. Còn,  thừa-sai Đức Giêsu vẫn cần thức ăn và chốn ấm để ngơi-nghỉ do người khác chu-cấp, để rồi cùng nhau san-sẻ ở “tiệc bàn rộng mở” hầu chữa-lành miễn phí. Cả hai đều rong-ruổi-đường-trường. Nhưng, trong khi giới Khuyển-nho là kẻ đơn-thương-độc-mã tự mình có đủ mọi thứ, thì thừa-sai Đức Giêsu lại tùy-thuộc cộng-đoàn mới thành-lập, mà họ chưa bao giờ gặp.



Có phải ông muốn nói: Đức Giêsu đã thích-ứng một số tư-tưởng từ phái Khuyển-nho hay không?


Ta thực sự không rõ Đức Giêsu khi xưa có nghe nói gì về giới Khuyển-nho không. Nhưng, quan-điểm tôi đưa ra, ở đây, không phải bảo rằng: Đức Giêsu từng mượn ý-tưởng của người khác hoặc Ngài cũng bắt-chước cung-cách hành-xử của giới Khuyển-nho hầu thực-thi công-tác.

Tuy là thế, lại có điều lý-thú rất xây-dựng, là: ta thấy Đức Giêsu cũng giống như các nhà giảng-thuyết thuộc phái Khuyển-nho đã mời/gọi dân thường thực-hiện chuyện gì đó. Cả Ngài lẫn nhjóm trên, đều đã sống đích-thực điều mình chủ-trương ngõ hầu biện-hộ cho quan-điểm của mỗi bên không chỉ bằng lời mà thôi, nhưng bằng cả hành-động nữa. Các đấng đều biểu-tượng-hoá thông-điệp mình đưa ra theo cách bi-ai/sầu-thảm nơi việc phục-sức khi lên đường giảng-rao. Đức Giêsu cũng như phái Khuyển-nho đều truyền-dạy và sống rất thực, hầu đả-phá chủ-thuyết duy-vật chất, chuyên chèn ép chúng-dân. Không những thế, phái Khuyển-nho “cầm trịch” này, còn đề ra ý-nghĩa méo-mó về quyền-bính tự-tạo vào thế-kỷ đầu, nữa.

Dĩ nhiên, khác-biệt giữa đường-lối sống của Đức Giêsu và phái Khuyển-nho, do ở điểm các đấng từng đánh động nhiều người theo cách rất hiện-thực. Phái Khuyển-nho thuộc tầng-lớp sống ở thị-thành, trong khi đó, Đức Giêsu lại xuất-xứ tự chốn đồng-quê chân-chất, rất chân-phương. Phái Khuyển-nho chỉ theo thuyết cá-nhân/vị-kỷ luôn cho mọi người thấy là mình có thể tự-cung tự-túc, ở mọi tình-huống. Trong khi đó, Đức Giêsu lại chỉ tổ-chức phong-trào nào mang tính quê-làng đồng-nội, thôi.

Thuyết-lý đại-diện cho phái Khuyển-nho đòi mọi người đi rao giảng phải đeo ba-lô và có nhân-viên tháp-tùng mỗi khi lên đường giảng rao. Trong khi đó, Đức Giêsu lại khuyên các thừa-sai/mục-vụ đừng lo-toan chuyện tiền bạc và bao bị, cũng chẳng nên đem nhân-viên tùy-tùng theo hầu mình. Có lẽ sẽ không quá lời, nếu bảo rằng: Đức Giêsu cũng có chủ-trương tựa hồ như thế; nhưng Ngài chỉ lo toan/phục-vụ đám người Do-thái ở quê-làng đồng nội, thôi.

Dù gì đi nữa, cho dẫu Đức Giêsu chưa từng nghe biết gì về phái Khuyển-nho thời đó, nếu ta đem nhóm người này so với Ngài, thì việc này cũng chỉ để ta hiểu ý-nghĩa qui-định phục-sức mỗi khi lên đường rao giảng, mà thôi.


Có lẽ, ông cũng nên giải-thích thêm về động-thái Chữa-lành miễn phí phối-hợp với Tiệc bàn rộng mở?


Tôi lại cũng thấy: có hành-xử tương-tác giữa công cuộc thừa-sai do Đức Giêsu sai phái đồ-đệ đi khắp thôn-làng và người đón tiếp các vị đến nhà mà trú-ngụ. Theo tôi, chương-trình Đức Giêsu thực-hiện, tựa hồ phong-trào dân-dã nào đó nhắm vào đường giây tách-bạch những kẻ tuyệt-vọng khỏi người khó-nghèo, vào sự phân-cách giữa người để luột mất đất đai với những kẻ tìm cách sống-sót ở đất miền ấy. Lai-lịch mất mát, nợ thế-chấp và tình-cảnh nghèo-mạt là kinh-tế nổ bùng hồi đầu thế-kỷ, mà người xưa thường đặt cho tên gọi Hoà Bình La Mã.

Điều này hiện rất rõ ở miền Nam Galilê, nơi mọc lên hai thị-thành bọc quanh bằng tường rào. Mỗi thị-thành như thế chỉ chứa khoảng hai mươi lăm ngàn cư-dân. Một, được dựng-xây sau ngày đền thờ sụp đổ, tức: thủ-phủ Sephoris. Còn thị-thành kia, được xây-cất từ đống gạch vụn đổ nát, tức: thủ-phủ Tibêrias suốt hai mươi năm, cách nhau đến hai mươi dặm đường, xuất-hiện vào hai thập-niên đầu trong cuộc sống của Đức Giêsu.

Cứ tưởng-tượng xem, những gì hai thành này đem đến cho cuộc sống dân-dã và đất miền trải dài vùng quê ở quanh đó. Đám du-thủ-du-thực và những người trú tạm-thời trú-ngụ tại nhà mình, thường chỉ cách nhau có vài bước; nhiều lúc lại thấy người ở bên này và bên kia đường ranh phân-cách đến khủng-khiếp tựa hồtình-trạng sống của người Mỹ giữa những người có nhà cửa và kẻ vô gia-cư sống lệt bệt ở lề đường.

Chương-trình Đức Giêsu đưa ra, là để xây-dựng cuộc sống dân-dã có gốc nguồn từ bãi cỏ rạ, cố vươn mình vượt lên trên có kéo theo lớp người tuyệt-vọng/nghèo-đói, nhiều hơn là đường giây phân-cách giàu/nghèo vẫn tương-tác sống chung đụng. Vương-Quốc-Nước-Trời xuất hiện ngay ở mối giây tương-tác ấy, do bởi Vương-Quốc này lưu-trú không chỉ với đám lữ-hành rày-đây-mai-đó mà thôi, nhưng cả trong tương-quan giữa đám người luôn di-hành và kẻ có nhà có cửa sống hẳn-hòi.

Một bên, là những người luôn di-động/lữ-hành cứ rày-đây-mai-đó, vượt mọi ghét-ghen/hận-thù hoặc đố kỵ. Còn nhóm kia, lại là những kẻ có nhà/có cửa vẫn vượt thoát mọi nỗi â-lo và kinh hãi. Một đằng, cần ăn cần uống rất nhiều bề. Còn đằng kia, lại cũng cần được chữa-lành đến nơi đến chốn. Và, ở chốt-điểm nào đó, việc ăn uống/chữa-lành lại sẽ “nên một”, cũng không chừng.


Chúng ta thì sao? Muốn trở-thành Kitô-hữu đích-thực ta phải thích-nghi với văn-hoá tương-tác, với lối sống di-động chứ? Điều này xem ra không mấy thực-tế.


Đây là câu hỏi rất hay, cần coi lại. Nay, ta quay về động-thái tách-bạch giữa những người luôn di-động rày-đây-mai-đó với các cư-dân đã ổn-định. Khi vị thừa-sai thực-hiện cuộc lữ-hành rày-đây-mai-đó từ làng này đến làng nọ, các ngài chấp-nhận “sống qua ngày” ở với cư-dân đã ổn-định, thì các cư-dân lại không được bảo cho biết, là quý vị cứ việc bỏ mọi thứ/mọi sự ở đó, hãy lên đường mà thực-hiện giảng-rao như họ. Cuối cùng, thì: thông-điệp do các vị lữ-hành đem đến, lại vẫn bảo: “Vương Quốc Nước Trời đã gần kề, chư vị ạ!” Cũng thế, các cư-dân ổn-định lại cũng trải-nghiệm một Vương-Quốc hệt như thể mình cũng được sẻ-san ăn/uống và chữa-lành ngay vào lúc mình đang sống nữa.

Vào thời mới chớm, ta đã cảm-nhận sư căng-thẳng giữa lớp người “rày-đây-mai-đó” và đám cư-dân ổn-định. Nhu-liệu xuất từ thời này là Sách Điđakê, tức Giáo-huấn của bậc thày thời đó, đã cho thấy lập-trường/quan-điểm của cư-dân thị-thành rất ổn-định. Chẳng hạn, một số đoạn trong sách từng dạy rằng: “Chớ xét-đoán các nhà tiên-tri (tức: các vị lữ-hành rày-đây-mai-đó) và cũng đừng bắt chước họ!” Đằng khác, hãy nên sống-thực tầm-nhìn của Vương-Quốc-Nước-Trời, ngay trong làng mình. Và các vị còn được dạy: “Giả như quý vị mang trọn ách Thiên-Chúa trao, quý vị sẽ nên hoàn-thiện; bằng nếu quý vị không làm thế, hãy cứ làm những gì mình có thể làm được.”

“Hãy làm những gì mình có thể làm được.” Theo tôi, đây là điều quan-trọng để trả lời cho câu hỏi quý vị vừa đặt ra. Sống đời Kitô-hữu, là sống có sự căng-thẳng giữa thông-điệp về lối sống triệt-để của Đức Giêsu và các đòi hỏi cũng như qui-định của đời thường, gửi đến cho ta. Gặp gỡ Đức Giêsu, cũng tương-tự như coi Michael Jordan chơi bóng rổ vậy. Có lẽ, quý vị cũng như tôi, ta không thể ngày một ngày hai trở-thành một Michael Jordan nào đó, nhưng ta thấy nơi anh một khả-năng tuyệt-vời là có được thể-xác rất tuyệt-vời. Và, có thể quý vị cũng sẽ bắt đầu tự hành-xử với chính mình một cách hợp-lý, cũng kính-trọng mình nhiều hơn.

Theo cách hệt như thế, nơi Đức Giêsu, ta thấy nhiều khả-năng rất mới để con người sống cuộc sống của con người mình. Nhìn ngắm Ngài cách nghiêm-túc, là ta đang sống trong sự căng-thẳng đầy sáng-tạo giữa các qui-định và đòi-hỏi từ cuộc sống thường-nhật của ta (tựa hồ cư-dân ổn-định sống ở nhà) có thách-thức căn-để ở cuộc sống có văn-hoá tương-tác như các vị lữ-hành rày-đây-mai-đó trên đường phố.

Tôi lại cũng nghĩ về thủ-đô Hoa Thịnh Đốn, ở đó, một hôm tôi gặp được nhà hoạt-động nọ đang cố vận-động để khống-chế vấn-đề về nạn đói trên thế-giới. Lúc ấy, có một số các người quan-sát hỏi ông ta là: làm cách nào ông lại ở mãi tư-thế ấy mà không bị người khác khoả-lấp hoặc chính mình phải đầu hàng và không còn tranh-đấu gì nữa. Lúc ấy, ông thủng thẳng trả lời: “Ta phải có cả hai thứ, một là tầm nhìn; còn cái kia, là: khả-năng ăn mừng chiến-thắng nhỏ.” Theo tôi, đó là cung-cách rất không tệ để diễn-tả sự căng thẳng giữa lý-tưởng và thực-tại mình sống. Cũng giống hệt những người được sách Điđakê nhắm để khuyên-bảo, chúng ta phải ra khỏi nhà mà đi làm từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thay tã lót dơ cho bọn nhỏ và phải trả tiền cho chuyên gia chỉnh-sửa răng cỏ, nhất nhất cần phải nghe thông-điệp xưa vẫn cứ bảo: “Hãy làm những gì các ngươi làm được.”

Trước khi chấm-dứt đề-tài thừa-sai/mục-vụ của Đức Giêsu, tôi muốn quý vị coi lại chương/đoạn nói về việc Đức Giêsu sai đồ-đệ ra đi thực-thi công-cuộc thừa-tác với dân con mọi người. Có thể, quý vị sẽ bắt gặp câu nói của tác-giả Luca, khi xưa từng viết: “…Hãy lưu lại tại nhà người ấy và ăn uống những gì họ cấp cho, bởi lẽ thợ đáng ăn công của mình…” . Trong khi đó, ấn-bản của tác-giả Mát-thêu lại viết: “Người thợ đáng hưởng lương-thực mình làm.” Theo tôi, sự khác-biệt giữa điều mà hai tác-giả trên từng diễn tả về lương-thực tiền công, cũng quan-trọng không kém.                                                                         

Ở đây, ta có sự chuyển tiếp từ ý-niệm lương-thực trong bối-cảnh Tiệc bàn rộng mở đến thứ lương-thực như tiền công phải trả. Xem ra, sự phát-triển từng hiện ra như phong-trào do Đức Giêsu thiết-lập, đã thành thể-chế; và có lẽ việc chuyển-tiếp cũng cần-thiết. Thế nhưng, giả như sứ-vụ của Ngài trở nên hiệu-lực hơn, được tổ-chức cách hữu-hiệu hơn và thích-hợp nhiều với thị-thành hơn ở thôn-làng dân-dã, thì nó cũng trở thành sứ-vụ nào khác diễ-tiến giống như thế.

Điều tôi muốn nói ở đây, là: Tiệc bàn rộng mở với Đức Giêsu, không chỉ là chiến-lược cổ võ sứ-vụ như cách trả tiền công cho những ai được sai đi làm thừa-tác-vụ. Đúng hơn, Tiệc bàn rộng mở là chiến-lược dựng-xây cộng-đoàn thôn-làng của các nông-gia trên nền-tảng. Chính vì lý-do đó, mà bất kỳ tiến-trình nào đi từ việc san-sẻ thực-phẩm đến việc trả lương cho công-nhân/viên-chức, cũng là bước tiến đi vào công-trình phát-triển phong-trào này. Đó là bước tiến có từ cộng-đoàn mới thành-lập, để ta đi vào thể-chế, từ phong-trào ra đi trở thành Giáo-hội.             

                                                                                                          (xem tiếp chương 7)

Cựu linh-mục John Dominic Crossan
Mai Tá lược-dịch.

No comments: