Tuesday, 29 April 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ơn Cứu Chuộc và lập trường của tác giả Tin Mừng



Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
                                                                                                    Lm Kevin O’Shea, CSsR


Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc,
và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 12)


Phần 5:
Ơn Cứu-chuộc,
và lập-trường của thánh Luca
và thánh Gioan:


Thánh Luca:

Thánh Luca có cùng quan-điểm với thánh Mác-cô và còn tiến xa hơn thế nữa. Ở đây, tôi dựa vào bài viết của tác-giả Brian Capper, Reciprocity and the Ethics of Acts, Grand Rapids, Michigan, Eerdmans, 1998.

Với thế-giới La-Hy thời cổ đại, thì: mỗi khi có vị chủ-quản nào ở cấp cao  ban-bố thứ gì đó cho người ở dưới tức: những người không có khả-năng trang-trả tiền bạc, thì cấp trên sẽ được coi là “ân-nhân” của người ấy. Và từ đó, giữ mãi danh-xưng và tước-hiệu này cho các việc khác mang cùng một cung-cách giống như thế. Vì thế nên, với thế giới cổ-đại, thật ra không có tình bạn mật-thiết trên/dưới, mà chỉ có tương-quan được thiết-lập giữa ân-nhân (tức người chủ) và người nợ ơn, thôi. Tin Mừng thánh Mác-cô đoạn 10 câu 42, tác-giả lại cũng nói về việc Đức Giêsu ngăn cấm môn-đồ Ngài mơ tưởng chức-tước thủ-lĩnh, tức không được làm “chúa tể” của ai hết. Và, cũng không được phép đảm-nhiệm vai-trò của bậc trên, tức: chỉ muốn ra lệnh cho mọi người ở mọi nơi, như bậc chủ. Đại để câu trên có ý nói: nơi anh em, không ai được phép đối xử theo kiểu cấp trên/thuộc hạ ở dưới hoặc như cung-cách chủ/nô, hoặc thày/tớ. Thánh Luca còn tiến xa hơn thế nữa, như có ghi ở chương đoạn 22 và 24, thánh-nhân lại vẫn khuyên đồ-đệ Chúa đừng bao giờ dung danh-nghĩa ân-nhân/kẻ cả với ai hết, để ban phát ân-huệ từ trên cho kẻ dưới. Sách Công-vụ, thánh Luca lại cũng nhấn mạnh đến việc sẻ-san của ăn/thức uống cho mọi người mà không trông đợi họ trả ơn, mời lại mình. Nói như thế có nghĩa, là: đồ đệ Chúa phải ra khỏi hệ-thống kiếm-tìm lợi-lộc cho riêng mình. Bởi, có ra khỏi hệ-thống trên/dưới cũng như chủ/nô hoặc thày/tớ, thì cộng-đoàn mình mới đích-thực là cộng-đoàn của Chúa và mới đúng là có Ơn cứu-chuộc, hoặc cứu-rỗi.

         
Thánh Gioan

Với tác giả Tin Mừng thứ tư, ta thấy thánh-nhân cũng sử-dụng cùng một ngôn-ngữ tựa như thế. Ở đây tôi dựa vào bài tường-trình từ Colloquium Biblicum Lovaniense LIV (2005), đặc-biệt là bài đóng góp của Jorg Frey có tựa đề là: Ephemerides Theologicae Lovanienses 2005, 567-614.

Nhiều văn-bản rút từ Tin-Mừng thánh Gioan trong đó nói Đức Giêsu chết, là Ngài chết cho bạn bè Ngài, cho đàn chiên theo tư-cách Chúa Chiên Lành.

Thành-ngữ “chết cho” bên tiếng Hy-Lạp thật rất hay. Người Hy-Lạp sử-dụng cụm-từ “apothnesko”, nếu dịch từng chữ theo thứ-tự như sắp chữ, thì phải dịch là “cho đi để chết”. Thánh Gioan ưa sử-dụng cụm-từ nào khác thay vào đó, tương-đương với tiếng Hy-Lạp mang ý-nghĩa như “paradidomai”, tức: “trao tận tay”. Thánh-nhân thừa-hưởng những điều này từ truyền-thống Nhất-lãm. Truyền-thống này, với từ-vựng “paradidomai” vừa có nghĩa một hành động mang tính “bội-phản”, lại vừa là động-thái của Thiên-Chúa cốt cho thấy Đức Giêsu đã để phàm-nhân lấy đi chính Sự Sống của Ngài.

Và, thánh Gioan chọn ý-nghĩa thánh-thiêng khi nói đến động-thái rất đặc-trưng của Chúa. Thánh-nhân tái định-nghĩa từ-vựng này bằng từ-vựng “didomai” tức bỏ đi tiếp-đầu-ngữ “para” ở đằng trước và biến nó thành từ-vựng mang ý-nghĩa động-tác cứu-rỗi của Thiên-Chúa ở trong và ngang qua Đức Giêsu. “Didomai”, dịch sát chữ, là “ban phát quà tặng”. Xem như thế, ta không thể ban phát thứ quà gì khác, trừ phi ta sống “cho” người khác, “vì” người khác, thôi. Thiên-Chúa sống “” ta và “cho” ta, Ngài tặng cho ta cả Thân mình Ngài, nên ta là kẻ được ban-phát, tức được “tha/ban”. Thánh Gioan triển-khai ý-nghĩa xa hơn thế, bằng vào từ-ngữ và với chữ-nghĩa. Thánh-nhân vẫn cứ suy rằng: việc Đức Giêsu tặng ban chính Thân mình Ngài có nghĩa là: Ngài “hy sinh” sự sống của Ngài, tiếng Hy-Lạp diễn-tả việc này bằng từ-vựng “tithemi”.

Tin Mừng thánh Gioan cũng đề-cập đến việc Chúa hy-sinh, là: Ngài hy-sinh “tâm thân” của Ngài, hy-sinh cuộc sống phàm trần của Ngài, nhưng sự sống ấy tràn đầy Sức Sống vốn có nơi Sự sống của Thiên-Chúa. Việc hy-sinh/hạ mình này, đã ảnh-huởng và gợi lên việc Chúa tặng quà ngang qua động-thái “hy sinh/hạ mình” của Ngài. Việc ban tặng như thế tạo nghĩa cho việc Chúa yêu-thương con người theo cung-cách cũng giống thế. Có thể nói: theo tính-cách rất đúng-đắn của ngôn-ngữ ta thường sử-dụng, thì: Đức Giêsu đích-thực “vâng phục” Tình Thương-Yêu của Thiên-Chúa. Ngài lắng nghe và trao ban toàn tâm Ngài cho Tình Thương-Yêu một cách trọn vẹn. Và như thế, Ngài cũng diễn-đạt cách trọn-vẹn nhất ý-nghĩa của Tình Thương-Yêu đích-thực của Thiên-Chúa. Thánh Gioan đôi lúc cũng chơi chữ qua cụm-từ như thế. Sau khi Đức Giêsu chết đi, thánh Gioan còn nói các thánh tin-tưởng vào Đấng mà các ngài từng “nâng-nhấc”. Và, thánh-nhân xem ra đã hiểu điều đó qua tiếng Do-thái. “Tin tưởng” đây, tức tựa-nuơng vào thứ gì đó, tuỳ-thuộc vào ai đây. Thành thử, có người thường vấn-nạn hỏi rằng: ta có tin-tưởng vào người mà mình “nâng-nhấc” không?

Nhiều nhà chú-giải còn đề-nghị: ngôn-từ thánh Gioan viết ở chương 6 trong Tin Mừng thứ tư, có nghĩa: thịt Ta là Sự Sống cho thế-gian, vốn được dùng làm lời nguyện Thánh-Thể ở phụng-vụ. Riêng tôi không nghĩ rằng đề-xuất này diễn rộng cả ở Tin Mừng thánh Máccô viết ở đoạn 10 câu 42. Có lẽ, nội-dung ý-nghĩa của lời nguyện-cầu ta thường đọc ở câu “Tâm thần của Ta là để đoan-chắc lời bảo đảm từng hứa cho những kẻ nghèo hèn vô danh tiểu tốt”, tưởng cũng nên dùng câu đó theo nghĩa nào tương-xứng với nội-dung của lời cầu ở Tiệc Thánh-Thể thay cho câu vẫn thường nghe, là: “Thịt Ta ban cho các con, máu Ta đổ ra cho các con...


                                                ----------
(còn tiếp)

____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     
                          


No comments: