Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
__________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc,
và thần-học lịch-sử
rút từ Thánh Kinh
(bài 11)
Phần 4
Ơn Cứu-chuộc,
Và ý kiến của quần-chúng
Với
xã-hội Địa Trung Hải thời cổ xưa, dân chúng ban đầu thường sống với ảnh-hình “người
của quần chúng”. Nên, ở đây, tôi sẽ sử-dụng bài viết của J. Albert Harriel, có tựa-đề là Slaves in the New Testament:
literary social and moral dimensions, Fortress 2006. Bài này được tác-giả J. Pilch và B. Malina hiệu-đính và đưa lên Review of Biblical Literature,
May 2006.
Có thể nói, những người vừa đề-cập ở bài trước,
lại biết rất rõ những gì mà người sống gần cận đã nhận ra tựa hồ như câu nói được
Chúa bảo: “Mọi người nghĩ Thày là ai thế?”.
Họ chấp-nhận điều ấy và hành-xử hệt như vậy và cũng phản-ứng lại những chuyện
giống như thế, rồi lại tự tách riêng ra để không bị phía “đối lập” có thể nghĩ
và nói mình cũng giống vậy. Thoạt đầu, họ ứng-đáp lại phán-đoán theo khuôn mẫu
đã đưa cho họ ; ở nơi đó, họ bị đóng khung theo hệ-thống quân-giai, cũng tương
tự. Ở nơi đó, có cái-gọi-là “ý-thực-hệ về người chủ”; bởi, cũng cần coi họ như
“bậc chủ” của những người từng được coi là “nô lệ” có liên quan đến chúng ta.
Cũng xin thêm ở đây, là:
theo văn-hoá của người La Mã thời đó, cấp lãnh-đạo cần phải đóng đúng vai-trò
và phải được mọi người tôn-trọng như đấng chủ-quản có quyền-lực, mới được. Ai
đó được coi là “chủ”, sẽ thay-đổi bản-vị mình và mặc lấy nhân-vị/bản-thể lâu
nay được gán cho mình. Rồi từ đó, lại cho rằng: mình sở-hữu người khác. Và, một
khi người nào trở-thành nô-lệ, tức tùy thuộc người khác, thì khi ấy, họ sẽ bị thay-đổi
bản-vị mình luôn. Và, dù nam hay nữ, họ vốn đã mang bản-chất “nô-lệ” rồi, nên sẽ
tha-hoá khỏi bản-chất nhân-vị của mình từ dạo trước. Điều này, lại sẽ trải rộng
đến độ mọi người đều hiểu là: thân-xác người nô-lệ (tức: làm thân nô-lệ thể-xác)
đã bị người khác sở hữu con người mình rồi, nên không còn tự-do nữa. Khi ấy, người
chủ có quyền mua bán/đổi chác nô lệ tùy-thuộc mình, tức: những ai làm thân nô lệ
đều có thể bị mua/bán cho người khác để họ sở hữu mình.
Cũng từ đó, mọi người đều cảm
nhận thật sâu lắng về kinh-nghiệm làm thân nô lệ hệt như những gì được qui-định
thành luật. Người người đều nghĩ rằng: ở ngoài đời, cũng có nhiều kẻ thù giống
như nô lệ. Bởi, một khi đã làm thân nô-lệ rồi, những người này vẫn tìm cách nắm
chặt qui-định đặt ra cho mình và đem nó vào với tâm trạng sống thực của mình,
thôi. Nô-lệ nào cũng tìm cách biến những khinh-khi, thoá-mạ thành lợi-điểm và
thực thi quyền-lực từ đáy vực ở bên dưới. Thế nên, thực-tế không cho phép ai có
được lựa chọn nào hết. Tức: không có quyền lực chọn làm nô-lệ hoặc chủ-nhân
ông, bao giờ. Điều này đã hằn in dấu ấn nơi luật bất thành văn của thứ “nội-qui”
có gi rõ “nội-tình” xuyên qua các nền văn-hoá ở thời đó, tại Địa Trung Hải.
Cũng nên nhớ, rằng: điều này
phản-ảnh từ thư Côlôsê, Êphêsô, sách Giáo-huấn Đi-đa-kê, Tín-lý Tông Đồ cùng
thư của thánh Barnaba cũng như thế. Xem thế thì, các nô-lệ đều thuộc về chủ-nhân-ông,
cũng giống như con cái thuộc về cha mẹ, vợ thuộc chồng mình; và, theo cách thức
đó thì Đạo của Chúa hợp-thức-hoá những sự việc tựa hồ như vậy; con dân mọi người
đều thuộc về Chúa là Đấng Chủ-quản gia đình một cách khiếm-diện.
Ở
đây, lại cũng xin mở một dấu ngoặc để chú thích, rằng: thánh Máccô đã bài bác
thứ “nội-qui gia-đình” như trên một cách có hệ-thống, như: tương-quan chủ/nô đã
bị thánh-nhân loại bỏ, và mọi người trở nên con cái; phụ nữ đồng quyền với
nam-nhân và ngay Thiên-Chúa nơi Đạo của Đức Kitô cũng không hề mang cùng một trạng-huống
như các thần ngoại-đạo.
Đức Giêsu, như ta thấy ở
trình-thuật được thánh Máccô diễn-tả, Ngài đã bước ra khỏi toàn-bộ viễn-ảnh
tương-quan chủ/nô. Ngài khác hẳn thánh Phaolô; bởi thánh Phaolô nhất-quyết chủ-trương
cũng như từng tìm cách chứng-tỏ tính kiên-trì và quyết-tâm của thánh-nhân về những
chuyện đại-loại như thế và cả những chuyện ngang qua đó, mà có. Và, Chúa cũng
ra khỏi mọi tình-huống rất tương-tự.
Cũng nên ghi nhớ thêm rằng:
“chế độ nô-lệ” không chỉ là một thực-tại xảy đến với thế-giới cổ xưa mà thôi.
Ngày nay, vẫn có tình-trạng nô-lệ nơi lực-lượng lao-động ở khắp chốn; ở cả những
trò bán-buôn/mậu-dịch và khai thác thể xác con người, trên thực-tế. Cảnh-sát quốc-tế
từng cho biết tình-trạng bán buôn nô-lệ, trên thực tế còn vượt quá chuyện buôn
bán ma túy hoặc súng ống nữa. Thật ra, đang xảy đến những chuyện sắp xếp dời đổi
rất nhiều người ở vào tình-cảnh dễ bị thương-tổn hơn cả.
Hiện có đến 12 triệu 3 trăm
ngàn người, trên thế-giới, đang bị cưỡng-bức lao-động hoặc doạ nạt đủ điều mà
phân nửa con số những người này đang trong tuổi vị-thành-niên; đồng thời, hơn
phân nửa là các nữ-phụ còn rất trẻ. Họ xuất hiện ở hiện-trường lao động xây cất,
hoặc các nông-trại hoặc đang ra sức lao-động tại các nhà máy nóng bức đến vã mồ
hôi suốt buổi làm; có người lại cứ bị ép buộc thành người ở đợ tại nhà riêng.
Có người còn bị ép-buộc làm ma-cô/đĩ điếm. Phần đông những người chịu cực-hình
như thế đang lao-động cật-lực ở châu Á và đa phần vẫn đang sống và làm việc tại
Trung Quốc. Nhiều người từ quê ra tỉnh hoặc lên thành-phố để kiếm sống qua
ngày, họ chẳng có quyền hạn gì, có khi còn chẳng được coi là người nữa.
Lương-hướng lại quá thấp để có thể sống sót. Phần đông những người này đều bị kỳ
thị, cách-ly hoặc phân biệt đủ kiểu. Phần đông giới chủ còn tìm cách tịch-thu
căn-cước, giấy tờ tuỳ thân để biến họ thành đám người sống ngoài luật pháp rất
dễ bị cầm cố, giam giữ bất cứ lúc nào. Họ buộc phải nhắm mắt lao động cật-lực mà
chỉ nhận được thù-lao rẻ mạt; thường bị bắt làm suốt đêm không nghỉ tại các căn
hộ chật hẹp không lành mạnh theo đúng nghĩa của căn hộ. Họ quả là tù-nhân theo
hình-thái nào đó, rất bi ai.
------------------
(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
-Mai Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment