Câu
11:
Nhấn mạnh vào
nguồn-gốc độc-nhất, và tính cách tự-do nhưng-không của Thánh Thần trong việc
ban các ơn đó: kết-luận ‘không có lý gì mà coi đặc-sủng như do công-lênh riêng
mình’, đến đỗi mối duy-nhất của cộng-đoàn fải lâm-nguy: Duy nhất trong
khác-biệt là điều cần-thiết cho cộng-đoàn, cho Hội-thánh cũng như sự duy-nhất
giữa các chi-thể của thân-mình người ta.
Câu
12-26:
Ngụ-ngôn về thân-mình
và chi-thể.
Câu
27-31:
Áp-dụng ngụ-ngôn về
những đặc-sủng để xây-dựng Hội-thánh. Ngụ-ngôn danh-tiếng thời xưa: Menenius
Agrippa đã dùng để fủ-dụ dân nổi loạn. Nhưng hình như ngụ-ngôn còn đâm rễ sâu
hơn vì còn gặp thấy tại Ai Cập vào thế-kỷ 12 trước công-nguyên.
Chương này quan-hệ
trong việc tìm hiểu Hội-thánh Mình Chúa Kitô: coi L. Cerfaux, la théologie de l’Eglise… 204-218: Le corps du Christ.
Chúng ta cũng đành
fải học sơ qua theo mạch-lạc văn-chương.
Muốn lĩnh-hội ý-nghĩa
của các chương về MÌNH CHÚA KITÔ, cần-thiết fải có một quan-niệm chân-thực về
Hợp-nhất với Chúa
Kitô,
tức là một ý-tưởng căn-bản đối với thánh Faolô, cũng như đối với Hội –thánh
tiên-khởi. Người tội lỗi chỉ được nên công-chính và được Thiên-Chúa ban cho ơn
cứu-rỗi bởi có liên-lạc với Chúa Kitô và công-việc cứu-chuộc của Ngài. Xác-tín căn-bản đó, thánh Faolô diễn ra bằng
công-thức EN CHRISTO .
Sự hợp-nhất làm cho
ta được ‘ở trong Chúa Kitô’ được thành-hình như:
Tin và Thanh-tẩy: một
đạo-lý chung của Hội-thánh (coi Cv 2: 38, 19: 43 15: 9). Hai điều không thể
fân-ly, điều kiện sine qua non để
được thông-chia ơn cứu-rỗi đã thành-sự nơi thập-giá của Chúa Kitô.
Thanh Tẩy: Thánh
Faolô có một quan-niệm thâm-thúy mà lại rất xác-thực, điều ngài trình-bày trong
Rm 6: 1-11: nghi-lễ đó dìm người ta trong sự chết của Chúa Kitô để được thông-chia
sự sống do bởi Fục-sinh của Ngài. Vậy, về cứu-rỗi: cần fải có một quan-niệm
thực-tế, mới được là vật-lý (để đối-chọi với ‘tâm lý’, ‘luân-lý’!): dựa trên
một nhân-sinh-quan nhất-nguyên của Kinh-thánh: xác không fải là một fần của con
người đối-chọi với linh-hồn, nhưng là tất cả con người trong thực-tại cụ-thể
của một cá-nhân sống. Bởi đó, ‘tội’ lôi người ta vào sự chết, không những nơi
linh-hồn mà cả thân-xác. Hối-cải mà được sống trong ơn cứu-rỗi không chỉ là hồn
được giải-fóng, và cuối cùng là thoát khỏi vật-chất thân-xác, nhưng ngược lại
đòi có sự fục-hồi con người toàn-diện nhờ việc thân-xác được sống-lại.
(còn
tiếp)
Lm
Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh
thánh hồi thập-niên ’60)
No comments:
Post a Comment