Chúa Nhật
2 Phục Sinh Năm A
“Tháp cho người đôi cánh lớn hăng say”
Như đại
bàng khi dũng mãnh nghiêng vai
Săn
hạnh phúc từ vòm trời lý tưởng.
(dẫn nhập từ thơ
Nguyễn Tất Nhiên)
Ga 20:
19-31
Đại
bàng dũng mãnh trên đời, có còn săn hạnh phúc như thời xưa không? Việc này
không rõ. Nhưng, Đại Bàng Tình Thương, nay vẫn tháp cánh cho người. Để người
người cứ hăng say rao truyền hạnh phúc, nơi vòm trời lý tưởng. Chốn an bình.
Vòm trời lý tưởng –
hăng say hạnh phúc, cũng là tình tự thân thương, ngày Chúa hiện đến.
Trình thuật ngày Chúa
hiển hiện, mang an vui đến với tất cả mọi người. Từ dân con đồ đệ, cho chí dân
lành nhà Đạo, đang hãi sợ. Dân con hãi sợ, vì vốn biết mình đồng hành với Đức
Chúa, ắt phải chung số phận, bị đóng đinh. Vì sợ hãi đủ điều, nên đồ đệ Chúa
vẫn “cửa đóng then cài”, không ngờ Ngài đến thăm.
Bình an cho anh em - shalom, là một khẳng định, và
cũng là lời chúc. Lời chúc, người Do
thái vẫn quen gửi đến mọi người mình gặp, trong ngày. Shalom - Bình an cho anh em, cũng
là lời chào của Đức Chúa, tái khẳng định về lời hứa, khi tạ từ. Lời hứa ấy, nay
được thực hiện. Lời hứa hôm tạ từ, Ngài quả quyết: bình an Ngài để lại, sẽ
không hư nát, và cũng chẳng bị lấy đi. Bình
an cho anh em, nay đã thành một thực thể. Thực thể có Chúa. Có anh em đồng
đạo. Có cả niềm hoan lạc, Chúa đem đến.
Như Cha đã sai Thầy thế nào, Thầy cũng sai anh em như thế
(Ga 20: 20). Một lần nữa, sứ mạng Thầy sai
đi, gồm tóm những hai điều: trước nhất, là sự bình an Cha trao cho Thầy. Nay,
Thầy cũng chuyển lại cho anh em, hệt như thế. Anh em cũng nên theo cùng một
kiểu, mà làm cho nhau. Để rồi, cùng Thầy, anh em sẽ tiếp tục sống đời cộng
đoàn. Có tình thương. Với an bình, của Thầy.
Và, sứ vụ Thầy gửi
gấm, là phần cốt thiết nơi vai trò người đồ đệ. Và, là kinh nghiệm nhận thức và
yêu thương của Đức Chúa. Và, đem kinh nghiệm này đến với mọi người. Để rồi,
người người sẽ hoà hợp và hân hoan tiến bước hầu rao truyền tình thương rộng
rãi, chốn dương gian. Đích thực ý nghĩa phụng vụ, ta tiến hành.
Hãy nhận Thánh Thần và tha thứ cho nhau, đây là một sáng tạo
mới, Chúa tác thành. Sáng tạo mà Ngài đã làm cho người con, ngay từ buổi đầu
đời. Tác thành đổi mới, là yêu cầu cấp thiết Chúa gửi đến với dân con đồ đệ.
Tác thành đổi mới có Thánh Linh ở cùng, sẽ giúp tông đồ chắp cánh hăng say bằng
thị kiến và năng lượng, cũng rất mới. Khi tiếp nhận năng lượng - thị kiến Ngài
trao ban, ta cần chuyển đạt cho người anh người chị trong cộng đoàn yêu thương,
có Chúa.
Tha thứ và cầm buộc Chúa nói, không chỉ có nghĩa ta hãy
quên đi các lỗi phạm đã vướng mắc, thôi. Nhưng, còn làm hoà một cách thâm sâu
với Chúa. Với nhau. Đây, cũng là sứ mạng mới Chúa uỷ thác. Ngõ hầu thu phục mọi
người về lại với nhau. Như anh em một nhà. Và, đây còn là mục tiêu mọi người
phải đạt: chính là Vương Quốc Nước Trời. Chốn vui sống an hoà ở trần gian.
Chính là điều, mà các tông đồ đồng thanh kêu lên: “Chúng tôi đã THẤY Chúa.” (Mt
28: 25)
Hãy đặt ngón tay vào đây, và xem tay của Thầy. Tô-ma thánh nhân đã
làm như thế. Và, ông THẤY được Bình An. Ông bèn thưa: “Lạy Chúa của con!”. Và,
Chúa cũng tiếp lời: “Phúc cho ai chẳng
được THẤY, nhưng vẫn tin!” Lời vàng tựa hiến chương đây, Chúa không chỉ
chuyển đến cho riêng mình Tô-ma, mà thôi. Nhưng, cho tất cả những người chưa
BIẾT Ngài, vào độ trước biến cố Phục Sinh. Và cũng từ biến cố Phục Sinh, dân
con đồ đệ đã nhận BIẾT Chúa, bằng niềm tin – yêu. Tin rằng Thầy sẽ ở lại mãi
mãi. Với mọi người. Qua việc ta làm. Bởi, Ngài là Bình An và An vui đích
thực.
Trong bối cảnh an
bình như thế, Hội Thánh Chúa đã được gầy dựng. Gầy dựng lúc này, để rồi ta cử
hành ngày sinh của Hội thánh vào lễ Ngũ Tuần, sắp tới sau. Nhưng, ngay từ giờ
phút ấy, đàn con Hội thánh Chúa đã quây quần tụ hợp, thực hiện lời Chúa trăn
trối, cả vào trước lúc Chúa Phục Sinh. Quây quần, như bài đọc hôm nay ghi rõ:“Tín hữu ân cần nghe Tông đồ giảng, luôn
hiệp thông tham dự lễ bẻ bánh và không ngừng nguyện cầu.” (Cv 2: 42)
Quây quần hiệp thông, để ta có thể cùng sống với Đức Kitô.
Trong Đức Kitô. Bằng sinh hoạt cụ thể, ở đời thường. Tin tưởng và lắng nghe lời
dạy của Hội thánh; ta luôn nối kết các người anh em trong cộng đoàn. Quây quần hiệp thông, để ta cùng tham dự
lễ bẻ bánh. Và nguyện cầu. Đó, chính là huyết mạch đời sống của Hội thánh. Bây
giờ, và lúc xưa.
San sẻ và cùng sống
với Hội thánh, tín hữu Đức Kitô vẫn tuân
theo lời giảng dạy từ các bậc thày trong Đạo. Đây mới là truyền thống liên
kết, hết mọi thành viên chúng ta. Truyền thống liên kết, ngang qua chứng từ
tiên khởi được duy trì nơi Tân Ước. Liên kết, cả vào bối cảnh hiệp thông được
duy trì, từ nhiều thế kỷ. Truyền thống Hội thánh, vẫn được thể hiện qua cách
sống của người tín hữu. Sống theo lời dạy của Đức Chúa. Qua nhiều thế hệ.
San sẻ và cùng sống
với Hội thánh, còn là thể hiện tình thân thương anh em mà tiếng Hy lạp gọi là “koinonia”, tức sống tình đệ huynh của
người con cùng nhà. Sống tình huynh đệ, là sống Lời Chúa qua căn dặn: “Bằng vào lối sống này mà mọi người biết được
các con là môn đệ của Thầy, là các con hãy yêu thương lẫn nhau như anh em”.(Ga 13: 35).
Yêu thương nhau theo
cách thế của anh em, ta mới chứng minh cho mọi người biết được quyền năng của
Đức Kitô, trong đời sống. Có yêu thương nhau, ta mới lôi kéo được mọi người về
với cùng một niềm tin và niềm yêu. Bởi, ta chỉ có thể đến với Chúa, qua các
người anh em của ta, thôi.
Dự tiệc Bẻ bánh, nay gọi là Tiệc Thánh Thể, (hay Tiệc agapè của Lòng Mến), là sinh hoạt trọng
tâm của cộng đoàn tín hữu Đức Kitô. Có tham dự Tiệc của Lòng Mến, ta mới xác
minh được là mình đã quyết tâm sống hiệp thông san sẻ, trong yêu thương. Đùm
bọc. Sống như con cùng một Cha. Như tông đồ đích thực của Thầy Chí Thánh.
Sống nguyện cầu, là cuộc sống của mỗi thành viên Hội thánh,
trong mọi ngày. Sống không cho riêng mình. Nhưng quan tâm đến nhau. Nguyện cầu
cho nhau. Cả trong nguyện đường. Lẫn ngoài phố chợ. Sống trong nguyện cầu, là
lối sống đã và đang được đào sâu, mở rộng từ nhiều thế kỷ qua. Sống trong
nguyện cầu, không chỉ đơn giản có ca hát, hoặc đọc kinh. Nhưng, còn chiêm
nghiệm hoặc có kinh nghiệm niệm suy, thương mến. Sống nguyện cầu, là việc cần
thiết cho mọi kẻ tin. Không nguyện cầu, không thể bảo mình là đồ đệ theo Chúa,
rất chính danh.
Tóm lại, khi đã quyết
tâm sống nguyện cầu với cộng đoàn, ta mới được bảo đảm như thánh Phê-rô viết
trong bài đọc: “Nhờ Ngài, ta được tái
sinh để nhận lĩnh một hy vọng sống và lời hứa ban cho gia tài không hư nát,
không vẩn đục và tàn phai… để rồi, nhờ vào lòng tin, ta được Thiên Chúa quyền năng
gìn giữ đến đời sau hết.” (1P 1: 4).
Và khi sống hiệp
thông tình cộng đoàn, ta còn được bảo đảm khác: “Anh em được chan chứa niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận
được thành quả của đức tin, là ơn cứu độ con người.” (1P 1: 8-9).
Thành quả niềm tin
Ơn cứu độ,
nghe như khuôn sáo, nói nhiều lần. Nhưng kỳ thực, lời của thánh Phê-rô đã trở
thành niềm mơ ước ta khao khát từ lâu. Ước mơ và khao khát, như con người tổng
thể nằm gọn trong vòng tay yêu thương của Đức Chúa.
No comments:
Post a Comment