Thursday, 3 April 2014

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Chú giải Thơ Thánh Phaolô I Corinthô Đoạn 12 câu 1 đến câu 10





Câu 1:
Trả lời cho nghi-vấn của tín-hữu Côrinthô về Thần-khí (tuy tiếng có thể hiểu về người được Thần-khí): vai-trò gì trong cộng-đoàn: fân-biệt làm sao?
Fải đặt trên hết mọi ơn thiêng-liêng: Đức tin và Tuyên-tín

Câu 2:
Ngât-trí xuất-thần chưa fải là dấu bảo-đảm rằng người ta ở trong sự thật. Cả những người ngoại cũng biết đến đạo-đức vụ vào ngất-trí: trong đó người ta như mất-trí, và được một sức vô-hình nào chi-fối. Tín-hữu Côrinthô xưa kia đã được kinh-nghiệm điều đó.

Câu 3:
Những hiện-tượng lạ-lùng trong kinh-nghiệm tôn-giáo sau cùng không quan-trọng cho bằng đối-tượng của lòng tin: Tuyên tín. Fải gạt một bên những mơ-tưởng bồng-bột trong hăm-hở tìm sự lạ.
Yêsu đồ chúc dữ: Kiểu nói hình như có gì tương-tợ đã thực sự xảy ra giữ hàng tín-hữu Côrinthô (Tuy rằng dùng tiếng ‘Anathema Iêsu’ là kiểu nói của bản LXX). Nhưng thực-sự thế nào? Tranh-luận về hoàn-cảnh trong đó việc đã xảy ra.
Yêsu là Chúa.  Lời này là lời tuyên-tín của Hội-thánh tiên-khởi. Không chỉ là một tín-điều, mà nói được là tất cả lòng tin nền-tảng: tất cả địa-vị tuyệt-đối vô-song của Chúa Yêsu trong một ý-niệm:
-sẵn trong tiếng nói thời đó: một tước (Kyrios) thế giới La-Hy cũng biềt, mà độc-giả Cựu-ước cũng quen-thuộc.
-La-Hy: (Kyrios?Dominus ngụ ý luôn lien-lạc đối với nô-lệ): địa-vị vừa chính-trị vừa tôn-giáo của những vua chúa Hy-Lạp, hay của các hoàng-đế Rôma.
-Do-thái: Kyrios đã được dùng để đích-danh Yavê của Thiên Chúa.

Xưng Chúa Yêsu là Chúa đồng-nghĩa với trở lại đạo Chúa Kitô, tín-hữu trong đạo Chúa Kitô. Tiếng chỉ quyền tối-thượng của Chúa Yêsu, ngang hàng với địa-vị Thiên Chúa, nhờ bởi sự chết và sự sống-lại của Ngài – khiến Ngài có thể bắt vạn-vật hàng-fục Ngài (Ph 3: 21), mọi sự trên trời dưới đất (Ph: 2:10)

(coi RSR 39 (1951/2) Mélanges J.Lebreton I, 253-266: G. de Broglie
Le texte fundamental de st Paul contre la foi naturelle)  

Câu 4-6:
Đối chiếu nguyên-nhân độc-nhất (Thánh Thần, Chúa, Thiên Chúa) với những đặc-sủng khác nhau (đặc-sủng, fục-vụ, công-tác). Kiểu đối chọi đó không có mục-đích đối-chọi những nguyên-nhân khác nhau với những hiệu-quả khác nhau. Nhưng: tất cả các ơn lạ Thánh-thần ban đều do tự một nguyên-nhân: Thiên Chúa, Chúa Kitô, Thánh Thần cùng chung hoạt-động trong hết các ơn siêu-nhiên đó.

Câu 7:
Một lầm lẫn nguy-hại là ai được ơn lại tự-tiện hưởng-dùng ơn đó như của riêng mình. Luôn luôn người được hưởng fải nhắm đến thông-đồng hợp-nhất ơn là cốt để người ấy có ích cho cộng-đoàn.

Câu 8-10:
Kê các ơn Thánh-thần ban xuống:
Khôn ngoan, trí tri: (Sophia, gnosis): khó fân-biệt rành-mạch (có thể coi Sophia là sự thâm-hiểu những sự thất và kế-đồ của Thiên Chúa, còn gnosis: sự tuờng-tận khiến trí-khôn được thấu-triệt mầu-nhiệm đức tin – nếu theo từ-ngữ bản LXX: Sophia đem về luân-lý, còn gnosis đem về am-hiểu thần-học).
Lời khôn-ngoan … : quan-năng nói ra sự thật diễn-đạt ra đầy đủ, hay dễ-dãi, tài hiện-mà tín-hữu Côrinthô hâm mộ.
Lòng tin: không hẳn lòng tin để được cứu, nhưng lòng tin mạnh khác thường, diễn bày ra cách riêng nơi những fép-lạ (Mc 9: 23; Mt 17: 20): chữa bệnh tật, làm fép lạ, ơn tiên-tri (lời sốt-sắng, jkhuyên răn, an-ủi : 14: 3)
Biện-biệt các Thần-khí: nhận biết chắc-chắn đặc-sủng nào là do Thánh-thần, hay do năng-lực tối tăm fát ra.
Ơn nói các ngôn ngữ: thánh Faolô đặt cuối cùng điều tín-hữu Corinthô chuộng nhất, và luôn đính-kèm bên: ơn diễn-giải các ngôn-ngữ.

                                                                                                (còn tiếp)
                                                                                     
Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR
(trích bài dạy Kinh thánh hồi thập-niên ’60)

No comments: