Friday 11 April 2014

Lm Kevin O'Shea CSsR: Ơn Cứu Chuộc và chuyện quyền lực

Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
                                                                                                    Lm Kevin O’Shea, CSsR


Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc,
và thần-học lịch-sử rút từ Thánh Kinh
(bài 10)


Phần 3:
Ơn Cứu-chuộc,
và chuyện quyền-lực


Tới đây, cũng nên nói thêm một chút về hiện-trạng quyền-lực, để minh-hoạ những gì thánh Máccô muốn nói.

Điều này đặc-biệt dẫn về hai đoạn văn do thánh Mác-cô ghi, đó là: đoạn thánh-nhân kể về việc Hêrôđê Antipas ra lệnh chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả ở đoạn 6 câu 14 - 29. Và, đoạn về vụ xử Đức Giêsu trước toà Philatô ở Tin Mừng Mác-cô đoạn 15 câu 1-15. Mỗi trường-hợp, người cầm cân nẩy mực xem chừng như, tuy được tự-do quyết-định mọi việc trong phạm-vi thẩm-quyền mình có, nhưng lại bị cơ-chế quyền-lực buộc phải đưa ra phán-quyết ngược ý mình. Mỗi vụ, tuy mặt ngoài xem như được đặt trên bàn cân để quan-án có quyền chọn-lựa theo ý của mình. Đó là cơ chế luật-pháp từng diễn-trình suốt hai thế-kỷ đầu đời, tựa hồ như hệ-thống đối-đầu chủ/khách về mối vinh-quang/tủi hổ như điểm trổi-bật nơi con người. Trên thực-tế, điều này bao gồm việc tạo-thành quyền-lực cho người có ảnh-hưởng chính-trị, tức: các quan-chức làm việc trong phạm-vi quyền-lực cốt tạo nối-kết với các chính-trị-gia đầy hứa-hẹn trong tương lai, mai thời. Người nắm thực quyền, thật ra, cũng không phải là nhà lãnh-tụ biệt-lập hoặc các vị có quyền sinh sát đám nô-lệ giống như thế. Nhưng, họ lại trở-thành một thứ nô-lệ do có tương-quan chính-trị và xã-hội, mà xét ngoài mặt, họ vẫn muốn duy-trì quyền-lực riêng của họ, thôi.

Đức Giêsu, khi đáp trả yêu-cầu từ hai đồ đệ của Ngài là: Gioan và Giacôbê về ước-vọng được một người ngồi bên tả và một người ngồi bên hữu Chúa, Ngài đòi các thánh phải có cuộc sống độc-lập không ràng-buộc vào hệ-thống quyền-lực do các chính-trị-gia tạo ra, để gài bẫy họ, tương-tự như Hêrôđê Antipas và Philatô từng làm, khi trước. Âu, đó cũng là “hệ-thống quân-giai” mà tông-đồ Chúa vẫn muốn có được quyền-hành đặc-biệt dành cho các ngài. Hêrôđê Antipas, lại đã không có đủ quyền để tự mình thoát ra khỏi mọi hệ-lụy có bất-công ở cấp cao, khi ông đưa ra quyết-định chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả.

Với thánh Mác-cô, biến cố chém đầu thánh Gioan, lại diễn ra trong một ngày khá đẹp trời, tiếng Hy-Lạp gọi là hemera eukarios. Đẹp trời ở đây, không hiểu như những gì có lợi cho công-lý hoặc cho thánh Gioan Tẩy Giả. Nhưng có thể nói: Hêrôđê Antipas vì ngu-dại, nên mới bị lọt bẫy của quyền-lực do ông tạo ra. Bởi, ông đã “hứa nhăng hứa cuội” với con gái riêng của vợ hờ mình vừa kết-nối. Và từ đó, ông không còn uy-lực gì trên ai khác, nếu ông quyết-định rút lại lời hứa một cách thiếu suy-tính. Chừng như ông bị loá mắt hoặc quá bối rối không biết tính-toán sao cho phải lẽ. Dù người đàn bà ở trình-thuật muốn ông chém đầu thánh Gioan Tẩy Giả, đã tỏ ra lắm mưu nhiều kế, dám sử-dụng quyền-thế hơn các chính-trị-gia này khác. Philatô cũng thế, thoạt đầu ông chẳng muốn dây-dưa gì với cái chết của Đức Giêsu, mà chỉ hành-xử theo tư-cách của quan-chức đứng ở ngoài mà thôi. Nhưng, bỗng dưng ông lại rơi vào hệ-quả chồng-chất lên vai của người có tương-quan với đám người đầy quyền-uy thế-lực, tức: đám người La Mã, rất thực-dân. Philatô được mô-tả như người mất tự-chủ, giống hệt trường-hợp của Hêrôđê Antipas. Cả hai, bị trói buộc trở thành nô-lệ cho một thứ hệ-thống mà chính họ lại không có quyền-thế nào để đổi thay.

Có điều lạ, là: trong Bài Thương Khó do thánh Máccô ghi, Đức Giêsu lại bị giới quyền cao chức trọng người La Mã hạch hỏi xem Ngài có là Vua-dân-Do-thái, tức: cũng là người có quyền chức tương-đương nơi dân Ngài, không. Sở dĩ Philatô hỏi thế, là vì ông đã bị đám người Do thái có quyền thế là các thượng-tế trong đạo, cứ bủa vây, xúi giục ông làm những việc như thế. Thế nhưng, Đức Giêsu vẫn lặng-thinh không nói một lời nào, là bởi, như ngôn-từ trình-thuật cho thấy: Ngài không thể trả lời theo ý-hướng họ đưa ra, bởi Ngài không thuộc hệ-thống nắm quyền nơi họ, như bọn họ.

Đức Giêsu muốn giải-thoát nhân-loại không chỉ với mục-đích đưa nhân-loại ra khỏi chốn “lỗi tội” mà còn ra khỏi mạng-lưới của quyền-lực vốn dĩ muốn gài bẫy những người cùng vai-trò, ở nơi đó. Điều này cho thấy: có nhận-thức đích-thực từ ảnh-hưởng của cơ-chế xã-hội trong mọi quyết-định về chính-trị. Đặc quyền/đặc lợi, là cha đẻ của quyền-lực, mà quyền-lực lại đẻ ra bức-bách, bức bách đẻ ra sức mạnh. Đương nhiên là cùng lúc, hệ-thống quyền-bính không buộc trở-thành một thứ “dê tế-thần” cốt bào-chữa cho hành-xử của người có vai-trò lãnh-đạo, ở cấp cao. Nhưng, chính họ là người có bổn-phận đứng lên chống mọi áp-lực của xã-hội như thế, trước mặt mọi cơ-chế bất công.

Thành-ngữ mà thánh Máccô sử-dụng cốt mai-mỉa/phản-bác kiểu khuynh-loát, lại cũng là ngôn-ngữ để nói lên rằng: thủ-lãnh cấp cao nơi công-quyền lại cũng là nô-lệ của nhiều thứ. Chương 10 câu 44-45 thấy đầy những ngôn-từ chính-trị mang tính hạt-nhân ban đầu mà tiếng Hy-Lạp gọi là protos, lại đứng cạnh chữ “nô-lệ”, tức doulosdiakonen có nghĩa là “phục vụ”. Chữ đầu có nghĩa trở thành “nô-lệ” rồi. Quan điểm này, thật triệt-để; do bởi cụm từ doulos không chỉ nói về giai-tầng thấp ở cơ-cấu quyền-lực mà thôi, nhưng còn diễn-tả như vuột khỏi thành-phần cơ-cấu nắm quyền và có uy-lực đầy mình. Chữ ấy, cũng không diễn-tả giai-tầng cao nhất, hoặc giai-tầng thuộc loại thứ-yếu hoặc chót hết hiểu theo nghĩa cơ-cấu quyền-lực. Đó, lại là thứ gì khác hẳn. Là mặt trái, tức: thông-điệp đầy mỉa-mai châm-biếm vốn nằm ngay bên trong cơ-cấu quyền-lực. Nói cách khác, đây thực sự là những người biến thành nô-lệ cho quyền-lực. Họ cần được giao cho đám thiếu quyền-lực nhất...

Chính bằng vào ánh sáng soi dọi như thế, mà cụm từ lytron tiếng Hy-Lạp phải được hiểu cho rõ. Việc sử dụng cụm từ lytron tiếng Hy-Lạp ở trình-thuật thánh Máccô đoạn 10 câu 45, cũng tương-tự như bên tiếng La-tinh có thành-ngữ sui generis – tức: có nghĩa mỉa-mai/châm-biếm bị đảo-ngược một cách cố ý. Từ-ngữ này, hiểu theo bối-cảnh Hy-Lạp, được nối-kết với tình-trạng nô-lệ và việc giải-phóng đám người ấy. Trong khi đó, Đức Giêsu ở trình-thuật thánh Máccô có nghĩa là Ngài sử-dụng từ-ngữ như thế là để nói lên rằng “cái giá” của sự tự-do thoát khỏi tình-trạng nô-lệ để vào với “toàn bộ hệ-thống” quyền-lực, là việc chấp-nhận vai-trò doulos, ở ngoài hệ-thống. Bản-văn phụ-thuộc này, chừng như đề ra rằng chỉ còn phương-cách độc-nhất ngõ hầu thiết-lập sự chuyển-tiếp hoặc cứu-rỗi là ra khỏi cảnh-tình đó, mà thôi. Thế nghĩa là, nếu dùng ẩn-dụ và đường lối đối-chọi, thì: đây là “cái giá” của thứ tự-do rất vô-giá.
                            ---------------

(còn tiếp)
____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch     

No comments: