Suy niệm lời ngài Chúa Nhật
Phục Sinh Năm A
“Chôn chết yêu đương đến tận giờ”
Yêu
đương sống lại Con Người ấy
Lại
thấy đời tươi tựa nắng vàng...
Gặp gỡ,
hẳn duyên trời định trước!
(dẫn nhập từ thơ
Nguyễn Bính)
Ga 20:
1-18
Duyên
Trời - Tình Chúa, đã chôn sâu đến ba ngày. Yêu Đương – Thống Khổ, Chúa vùng dậy
sống lại với nhân gian. Nhân gian hôm nay, tìm lại được niềm tin bắt rễ nơi
lòng người. Tìm ra ý nghĩa sự sống và sự sống lại, nơi Đức Kitô.
Đức
Kitô sống lại, làm nền tảng cho niềm tin vùng dậy, từ cõi chết. Như thánh
Phao-lô từng xác định, khi ngài có thư gửi cộng đoàn Cô-lô-sê, hôm trước: “Nếu Đức Kitô không sống lại, thì niềm tin
của ta ra hư luống.” (Co 3: 1-4).
Nhận
ra ý nghĩa xác thực Lễ Phục Sinh, tín hữu chúng ta đều hiểu: thập giá bỏ trống,
không có Đức Giê-su trên đó, là tụ điểm đưa ta về gần Chúa. Thập giá trống, tức
Chúa đã tuân thủ hiến mình dâng Cha. Ngài tận hiến vì con người. Ngài không còn
đó, Ngài về cùng Cha bước vào sự sống mới.
Thập
giá bỏ trống, không có Chúa, tức: Chúa đã sống lại thật rồi. Có sống lại, Ngài
mới lôi kéo đem con người về với vinh quang, có Cha ở cùng. Về với Phục Sinh,
người người mới san sẻ kinh nghiệm khổ đau và vinh hiển. Kinh nghiệm thánh ấy,
không phải để tưởng nhớ việc Chúa bừng sống lại mà thôi, nhưng còn đem cho ta ý
nghĩa đích thực của cuộc sống. Ý nghĩa Phục Sinh, mời gọi ta đổi mới con người
mình. Đổi từ gốc, như môn đệ Chúa đã đổi và đã trở thành những người, rất mới.
Luôn có Cha ở cùng.
Chủ
đề phụng vụ hôm nay, gồm việc rao truyền lẫn làm chứng tá cho Lời Chúa, đã Phục
Sinh.
Bài đọc thứ nhất,
thánh Phê-rô đề cập đến kinh nghiệm từng trải mọi môn đệ Chúa đã kinh qua. Kinh
nghiệm từng trải, là cuộc sống thực tế có tương quan mật thiết với Đức Chúa đã
sống lại. Cũng với tương quan này, thánh Phê-rô tuyên tín: Đức Giê-su chết trên
thập giá, nay Ngài đã cùng sống với mọi người.
Bài
đọc thứ hai, cũng mang một ý nghĩa tương tự. Thánh Phao-lô, lúc trước là một
Pha-ri-sêu tận tụy và chính trực, từng bức bách nhiều đồng đạo Đức Kitô vì ngỡ
rằng họ sai quấy, không giữ luật Chúa theo quan niệm người Do Thái. Gặp Chúa,
thánh nhân đã đổi mới toàn bộ con người mình. Đã có cái nhìn chính đáng hơn, về
mọi sự. Đặc biệt nhất, thánh nhân đã hiểu rõ ý nghĩa của sự sống và thông điệp
Chúa gửi, qua sự kiện Chúa Sống Lại. Rồi từ đó, thánh nhân tận lực giúp đỡ mọi
người biết thương yêu, dõi bước theo Ngài.
Bài
trình thuật, đề cập đến kinh nghiệm về mồ trống và Phục Sinh, đồ đệ Chúa có dịp
đã làm chứng. Kinh nghiệm Phục Sinh, là kinh nghiệm bằng mắt thịt THẤY Chúa
chết thật, trên thập giá. Là, bằng cặp mắt đức tin BIẾT rằng Ngài nay đã Phục
Sinh. Thấy và biết Ngài Phục Sinh, không bằng giác quan thân xác, nhưng bằng
niềm tin và yêu. Bởi, Chúa chấp nhận nỗi chết thập giá, là sự kiện rất lịch
sử. Nhưng, Ngài Phục Sinh vinh hiển là sự kiện, rất đáng tin. Tin
rằng: nay Sống Lại, Ngài đã về với cuộc sống, theo cách mới.
Văn
kiện kinh thánh thời hậu-Phục Sinh cho thấy: lúc đầu, đồ đệ Chúa không nhận ra
thân xác phục sinh của Ngài. Nhưng, khi đã Phục Sinh, Ngài hiện diện sống khắp
nơi nơi. Và, đồ đệ chúng ta nay cũng được dạy phải hiện diện giống như thế.
Thành thử, sống cuộc sống đã Phục sinh, tức là sống với trạng thái Chúa hiện
diện với mình. Sống Phục sinh, tức nay đang sống trong yêu thương thân tình,
được vực dậy. Sống Phục Sinh, tức cộng đoàn ta nay trở thành Mình Chúa, được
vực dậy để sống, có đổi thay.
Vì
thế, ở đoạn kế tiếp, thánh Gio-an ghi thêm chi tiết, bảo rằng: chính thánh
Phê-rô và người “môn đệ Chúa yêu” đã về báo cho anh em điều mình phát hiện. Đặc
biệt hơn cả, là phát giác của Ma-ri-a Mác-đa-la cứ đăm đăm nhìn Chúa, nhưng
không THẤY. Nhìn Thầy của mình, nhưng chị cứ ngỡ người-làm-vườn này đã đem Thầy
đi nơi khác.
Trình thuật thánh
Gio-an ghi hôm nay, đề cập đến chữ “vườn”,
là nơi chôn cất Chúa. Khi xưa, “Vườn” là nơi A-đam Cũ đã lỗi phạm. Nay, cũng ở
nơi “vườn” Đức Chúa Phục Sinh, đã
khởi đầu công trình Cứu Độ. Công trình do A-Đam Mới thực hiện. Và, cũng trong
trình thuật khi “Người-làm-vườn-Ban-Ơn-Cứu-Độ”
gọi đích danh tên mình, Ma-ri-a Mác-đa-la mới nhận ra Thầy. Và, từ “vườn” Phục Sinh, Ma-ri-a Mác-đa-la về báo cho các môn đệ Chúa, chi tiết: “Tôi đã THẤY Chúa” (Ga 20: 18).
Xem thế, THẤY và BIẾT
Chúa là hai động tác, nhưng cùng một kinh nghiệm. Kinh nghiệm rằng: chỉ thật sự
BIẾT được Chúa Sống Lại, nếu ta quyết tâm đổi mới chính mình. Không đổi mới,
không thể nói mình thật sự tin Chúa sống lại. Ngay Ma-ri-a Mácđala, người nữ
phụ theo chân Thầy Chí Thánh chỉ có kinh nghiệm THẤY và BIẾT Thầy Sống Lại, khi
chị đổi mới hoàn toàn thân mình đầy lỗi phạm, khi trước. Cũng thế, ta chỉ THẤY
và NHẬN BIẾT được Chúa nơi môn đồ đã đổi mới của Chúa. Và, chỉ những người thực
sự đã đổi mới, mới có thể gọi mình là đồ đệ, bước theo chân Thầy, mà thôi .
Thánh
Phao-lô đã xác định thêm chuyện này, khi thánh nhân có thư gửi đến cộng đoàn
Côrinthô, và bảo: “Anh em hãy loại bỏ men
cũ đi mà trở thành bột mới.” Men và bột, đã được vực dậy. Đã sống lại. Cùng
chiều hướng tương tự, thánh Phê-rô nhấn mạnh ở bài đọc thứ nhất: điều quan trọng với đồ đệ Đức Giê-su không
chỉ là kinh nghiệm và vui hưởng niềm hạnh phúc có Chúa sống lại, mà thôi.
Nhưng, còn phải chia sẻ kinh nghiệm và niềm vui chung ấy với nhiều người. Chia
sẻ bằng cách rao truyền và làm chứng cho Chúa đã sống lại (Cv 10: 42-43).
Và,
thánh Phêrô đại diện Hội thánh hôm nay kêu gọi con dân Đức Chúa hãy triệt để
đổi mới chính mình. Đổi, tận thâm căn. Đổi, như người Do Thái đã đổi bằng biểu
tượng vứt bỏ bánh có men để chỉ giữ lại bánh không men, đã vực dậy. Đã đổi mới.
Nói theo ngôn ngữ ngày nay, ta hãy
dùng dây đo thước đạc mà đo lường chính mình. Đo và lường, không theo kiểu
người tín hữu khi xưa, nhưng như người con bình thường, ở trần thế. Đo và
lường, là tháp nhập vào cách thức Đức Giê-su đã thực hiện. Cách của Sự Thật và
Sự Sống. Tức, tái lập tương quan mật thiết với Chúa. Với tất cả những người anh
người chị, của chúng ta. Nơi cộng đoàn ta đang sống. Tức, đem công bình, tự do
và an vui đến với mọi người. Với thế giới hiện tại.
No comments:
Post a Comment