Friday 14 March 2014

Ơn cứu-chuộc nơi Ngài chan chứa!

Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
                                                                                                    Lm Kevin O’Shea, CSsR


Chương Một
Đặt vấn đề Cứu-chuộc
(bài 6)

Phần 6:
Ơn cứu-chuộc
và quan-niệm của một số
thần-học-gia nhà ta


Một số tác-giả đã và đang tìm cách phác-hoạ ra nền thần-học Cứu-chuộc khả dĩ tránh-né vấn-đề nêu ở trên.

Joseph Ratzinger (Introduction to Christianity, 1969 tr. 213-tt)

“Phần đông Kitô-hữu chúng ta lại cứ nghĩ: thập-giá phải được hiểu như thành-phần của cơ-chế máy-móc về quyền của nạn-nhân nay đặt lại vấn-đề. Và từ đó, dẫn đến chuyện: với nhiều Kitô-hữu, niềm tin thập-giá được xem như Thiên-Chúa không mủi lòng và vẫn đòi con người phải hy-sinh chính mình và hy-sinh Con Một Ngài nữa. Nên có người thì quay mặt bỏ đi, vì hãi sợ. Sợ, cả sự hung-hãn/phẫn-nộ khiến không ai hiểu nổi thông-điệp tình-thương ở nơi Chúa. Hình-ảnh này, nay trở nên nguy hiểm ở chỗ: nó vốn sai lạc rồi, lại còn được nhiều người phổ biến rộng ở nhiều nơi.

Tom Wright (+Nicholas Thomas Wright, Anglican Archbishop of Durham)
là một trong các học-giả thức-thời về Tân-Ước ở nước Anh. Ông là người viết khá nhiều về Ơn Cứu-chuộc. Vào độ tháng 10 năm 2005, ông trả lời nhiều câu hỏi về những việc ông đề-cập đến Ơn Cứu-chuộc.      

Ông quả-quyết:

Có nhiều cung-cách trình-giảng đã làm giảm đi ý-nghĩa của Ơn Cứu-chuộc khiến nó trở thành thứ ngôn-ngữ thô-thiển, qua đó Chúa đòi mọi người phải chịu khổ-hình, không lưu-tâm nhiều về tầm-vóc mà người đó hiện-thân.”

Trước đó, ông còn nói:

Đôi lúc, ta như có “nỗ-lực đem cả đại-dương rộng của tình Chúa yêu-thương vào thứ chai/lọ nhỏ bé chứa có mỗi phạm-trù nào đó, rất hạn hẹp.”

Nhiều lúc, ông cũng thêm:

“Các lối diễn-giải có tình-tiết về tội-lệ vốn dĩ giảm-hạ Chúa xuống thành ‘hành-tinh vũ-trụ chuyên xách-nhiễu đám trẻ nhỏ, mà thôi!”

Ông lại thích đặt để “Ơn Cứu-chuộc” vào sự việc con người trở về thế-giới và thế-gian, sau cơn đày-đọa ở đâu đó. Đày đọa, là ẩn-dụ lớn mang tính khống-chế nhiều thứ như truyện kể qui về sự tha-hoá có tầm-kích lớn rộng đến từ Chúa, từ chính mình và từ người khác giống như con người có tính phản-loạn gây ra. Ở đây, còn qui gộp cả truyện kể về Ađam-Eva đã trí-trá nơi vườn địa đàng, nữa.

Tác-giả, lại đã phản-bác ý-tưởng cho rằng Đức Giêsu là Thiên-Chúa thuộc kế-hoạch B. Ông nhìn sự việc Nhập-thể như vẫn nằm trong tâm-tưởng của Chúa ngay từ đầu, vốn mang tính ‘chuộc lỗi’ khi nó trở thành điều thiết-yếu như thứ gì đó tập-trung vào bí-nhiệm Nhập-thể cũng tựa hồ như thế.

Ông vẫn nói: “Thật là buồn cười, nếu ta giảm-hạ tính nghiêm-trọng của tội-lệ tư-riêng nơi con người”.Đôi khi, có người còn sử-dụng cả lập trường của thánh Phaolô như một thứ “quyền uy” được nhân-cách-hoá và nhiều lúc, ta cũng hành-xử theo cung-cách cá-biệt mang tính lỗi tội, cũng không kém. Quả là, con người xưa nay vẫn hành-xử theo cung-cách như thể chối-từ lời Chúa mời gọi mọi người sống hiền lành/chân chất rất tính “người”; ngõ hầu phản-ánh hình-ảnh Ngài. Và như thế, là ta đã để mất dấu-vết của cuộc sống yêu-thương quyết vinh-danh Ngài, cũng như phản-ảnh vinh-quang của Ngài theo cung-cách sáng-tạo đem đến với thế-gian.

Mới đây, trong cuốn sách có tựa đề là: “Sống như dân con của Chúa: Thế tại sao Đạo Công-giáo lại có ý-nghĩa ra như thế?” tác-giả Tom Wright lại viết:

“Ơn cứu-chuộc, rủi thay, đã trở-thành một phạm-trù đầy chết-chóc đối với rất nhiều người. Đặc-biệt hơn, Tân-ước lại không nói đến chuyện xác-thân của ai sau khi chết. Ơn cứu-chuộc, đúng ra, không có nghĩa là ơn để giúp ta được lên thiên đàng không, mà là kiến-tạo một thiên-đàng mới, địa cầu mới. Ta là người hưởng mọi lợi-lộc, đồng thời lại cũng đại-diện cho công cuộc tạo-dựng rất mới này.”

Stephen Finlan, tác giả của Problems with Atonement, Liturgical Press, Collegeville 2005, một trong những sách mới, nói rất nhiều về chủ-đề này. Trong sách, tác-giả Finlan lại đã nói:
“Chúa muốn cứu-chuộc con người, tại sao Ngài lại cần trung-gian cầu bàu? Chúa thương-yêu con người đến độ chỉ diễn ra sau khi Ngài chết! Sao Chúa lại dùng cái chết của Ngài như để cầu bàu cho con người? Điều này sẽ không đi đến kết-quả, nếu như Ngài không trải-nghiệm khổ-ải và sát-hại! Điều đó cũng chẳng làm ta nên tốt hơn hầu cảm-nhận rằng: Đức Giêsu là vị Anh-hùng cái-thế, mà không buộc phải coi Ngài như vị Thần-Linh hung-hãn, tàn-bạo đấy chứ?”

Keith Ward
là Giáo-sư thần-học Hoàng-gia thuộc Đại-học Oxford, ở Anh cũng từng viết:

“Richard Dawkins lại đã cho rằng: đạo-đức/chức-năng ở Đạo Chúa, thật cũng dã-man, tàn bạo, đầy độc-tố! Do lối sống đạo theo kiểu đó, thế nên ta cứ loanh quanh chỉ hãi sợ mỗi hoả-ngục và khiến đạo-đức/chức-năng trở-thành sự việc có lực hút rút từ thần-linh hung-bạo và chuyên-chế. Ta phải tự tìm kiếm sự tốt lành/hạnh-đạo cho mình và khẳng định cuộc sống theo đường-lối nào đạo-giáo không làm được.”

“...Quả là, khoa bệnh-lý-học của đạo-giáo rất có thực. Và khoa ấy phải được tách riêng ra một bên, không dính gì đến đạo-giáo hết. Thế nhưng, mặt ngoài thì tín-hữu Đạo Chúa mà tôi biết, đều đã tạo cho họ sự tốt lành/hạnh đạo, do bởi Thiên Chúa được hiểu là Đấng Lành thánh Cao cả, mà bệnh-lý-học đã khẳng-định sự sống và biến nó thành sự vật rất đáng trân-quý; và, do bởi Thiên Chúa vẫn tạo dựng và trân quý sự sống nên con người thấy ở nơi Ngài một tình thương vô bờ-bến, không tiêu-cực và cũng chẳng bị thương tổn bao giờ. Nơi tình-thương của Chúa, con người tìm đến để gia-nhập, dù tình thương-yêu ấy có là gì đi nữa, nó vẫn không bị lực hút nào khác đem về trời cao, rất hung-hãn”.

                                                -----------------------

Một số thức-giả khác lại đã tìm cách nâng nhấc chủ-đề “Ơn cứu-chuộc” lên trên mọi nhận-định tương-tự như thế.

Finlan có lần còn viết:

“Có một số vấn-đề “chuộc tội” được kể đến, từ khi ta có ý-tưởng về sự đền-bù chuộc lỗi của thời xưa/cũ kết-nối với việc tẩy rửa đền thờ, sau khi được xây cất. Trong khi đó, thì: từ-vựng “chuộc lỗi/đền tội” bên tiếng Anh được cấu-thành từ một ý-tưởng khá dễ chịu do từ-vựng “hiệp-nhất nên một”, mà ra.

Hầu hết công việc của các thần-học-gia mới đây tập-trung vào Ơn cứu-chuộc theo chiều-hướng tạo nên sự “hiệp-nhất-làm-một” hơn là “chuộc lỗi” hay đền tội. Nay, ta thử xét quan-niệm của Jean-Pierre Torrell và của Đức Gioan Phaolô II một cách ngắn gọn, xem thế nào:

Jean-Pierre Torrell,
là tu sĩ Dòng Đa Minh sống ở Fribourg (Thuỵ Sĩ). Trong sách ông bàn về tổng-luận tư-tưởng của thánh Tôma Akinô, ông lại đã viết theo cách-thức như sau:

Tại sao lúc ấy Chúa lại đi vào thị-kiến thần-thánh cốt tạo-dựng theo khuôn khổ của Đệ-Tam-Nhân? Thánh Augustin và đặc biệt Ansêmô lại thấy nơi vai-trò của Chúa như để “cứu-vớt” những lỗi cùng tội của loài người, để rồi chỉnh-sửa tội và lỗi của con người! Trong khi đó, thì thánh Tôma Akinô chẳng bao giờ thách-thức nền thần-học truyền-thống này, nhưng lại theo cung-cách nhẹ-nhàng/khiêm-tốn cứ thế âm-thầm đi về hướng khác. Trong Tổng-luận 4 nhằm chống lại các bè ngọai đạo, thánh Tôma Akinô coi Đức Kitô như vẫn hiện-hữu cốt để dấy lên niềm hy-vọng của con người vào lúc họ dễ-dàng ngã gục vì tuyệt-vọng, dễ dàng chấp nhận ‘thua cuộc’ trên hành-trình hoặc nơi cung-cách coi Chúa như đường-lối sẻ-san mối Phúc Thật của chính Ngài.

Thánh Tôma Akinô tuyên-bố rất rõ, là: ta hiểu được ý-nghĩa con người được Chúa thương-yêu là nguồn-mạch tốt nhất cho tình thương-yêu của chính ta. Do bởi lòng yêu-thương chính mình như thế, ta mới có được sự khát-khao vui hưởng sự hiện-diện của Đấng vẫn một lòng thương-yêu ta. Thế nên, mầu-nhiệm Nhập-thể là chứng-cứ hào-hùng ta vẫn có, ngõ hầu xác-chứng được rằng: Thiên-Chúa thương-yêu ta và đó là chứng-cứ dễ nhận thấy nhất. Chẳng thế mà, mầu-nhiệm Nhập thể khích-lệ ta đạt khát-vọng ấy; và ta có sống như thế mới đạt thành-tựu hoa/quả Chúa tặng ban cho ta. Như kinh Tiền Tụng đọc vào lễ Giáng-Sinh là kinh mà thánh Tôma Akinô trích-dẫn nhiều nhất, lại vẫn thấy tràn đầy ý-tưởng, rằng:

“Chúng con nhận rằng có Chúa hiện-diện nơi tình thương-yêu không hình-dạng mà chúng con nhờ đó được ơn cứu-rỗi.”

Thành thử, ngang qua Đức Giêsu, ta có được niềm tin vững-chắc rằng: mọi tạo-vật rồi ra cũng được tặng ban ân-huệ nhận-biết Chúa. “Bởi Thiên Chúa nhập-thể làm người, nên con người được ‘nên-một’ với Chúa.” (đây là câu trích-dẫn của Đức Lêô mà thánh Tôma Akinô lại cứ trích và dẫn như của thánh Augustine, thật không đúng).

Thánh Tôma Akinô quan-niệm Đức Kitô còn mật-thiết hơn người thường vì Chúa là mẫu-gương nhân-đức dành cho sự sống của chúng ta. Thánh-nhân đề-nghị ta sống có nối-kết với Chúa, hơn là chỉ mỗi bắt chước Chúa mà sống, thôi. Bằng vào việc đính-kết với Chúa như thế, ta đã được ơn phúc-huệ có được quà tặng cụ-thể để ra đi khai mở Nước Trời, như Chúa dạy.

Đức Gioan Phaolô đệ Nhị:
Coi nhiệm tích Nhập-thể như sự việc qui về toàn-thể nhân-loại và cũng là sự việc triển-khai đi vào bí-tích Vượt Qua, và cũng như sự việc ta có liên-hệ với Chúa cùng vũ-trụ vạn-vật. Đức Gioan Phaolô đệ Nhị coi đây là sự hội-nhập trộn lẫn giữa công bằng và tình-thương. Ngài nói về việc Đức Giêsu đã thay cho nhân loại vì lâu nay con người bị chết ngộp trong lỗi phạm ne6n không thực-thi được sự công-bằng lẽ đáng phải có. Đức Gioan Phaolô Đệ Nhị cũng nói đến Phục sinh như sự kiện lịch-sử qua đó thân xác sống lại của Đức Kitô không những trở về với hình-hài của thân-xác Chúa trước khi Phục Sinh, mà còn đã trở nên ‘thiêng liêng/sáng láng’, nữa. Đây là ngôn ngữ còn diễn tiến của nền thần-học hiện-đại mà đa phần được lặp lại từ một truyền-thống xưa cũ, như khi trước.

James Dunn (Đại học Durham, Anh quốc)

Phạm-nhân mắc phải lầm-lỗi nay được Quyền-uy sức mạnh của Thánh Linh ngự bên trong con người mình đã biến-cải để trở nên càng ngày càng giống Đức Kitô hơn, giống Chúa khi Ngài chết cũng như sống lại. Sự việc tốt đẹp này làm nên tiến trình cứu-chuộc vẫn còn diễn tiến”.    
                   
                                                            -----------------------

Tạm tóm kết,
Nhìn chung, thì ngày nay đang thấy xảy đến lời chỉ-trích mạnh về lối suy-tư theo kiểu “chuộc tội” và đường lối suy-nghĩ nghiêng về chiều-hướng “trở-nên-một”, như vừa nói.

Tham-gia hội-luận hôm nay, anh em mình sẽ mở rộng tầm suy-nghĩ có phân-tích mục-vụ về cái được cái mất khi tư-duy theo hai kiểu khác nhau như thế. Suy-tư hôm nay cũng đưa ra một số chất-liệu cần-thiết để ta phân-tích một cách khách-quan, vô tư hơn. Còn, phân-tích đích-thực vẫn tùy tài-nghệ của quý vị là những người đang tham-dự hội-luận này.      

Vài câu hỏi gợi ý:
Câu hỏi nào thường hay chạy đến trong đầu nhất mỗi khi ta bàn về Ơn Cứu-chuộc?  
Ta tập trung bàn về “Ơn Cứu-chuộc” theo khía cạnh-nào mỗi khi suy-tư, rao giảng, vv...?
Có khi nào ta lại muốn biết thêm điều gì khác mỗi khi tìm hiểu về “Ơn Cứu-chuộc” không?
Các hiểu biết của ta về “Ơn Cứu-chuộc” lâu nay có tạo ra nghi-vấn nào cho ta không?

                                                                                                                                      (còn tiếp)

No comments: