Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc,
và thần-học lịch-sử
rút từ Thánh Kinh
(bài 9)
Phần 3:
Ơn Cứu-chuộc,
và ý tác-giả Tin Mừng
Đến
đây, tôi muốn hé mở ra để anh em mình thấy được rằng: các tác-giả Tin Mừng khi
xưa từng đưa ý-tưởng mới mẻ vào từ-vựng “cứu-chuộc”
mà mọi người khi ấy vẫn cứ đặt căn-bản lên cụm-từ “lytron” tiếng Hy-Lạp, bởi các ngài đều hiểu rõ điều Đức Giêsu làm.
Ở đây, tôi dựa phần lớn
vào bài viết của Alberto de Mingo Kamimouchi, trong cuốn: But It Is Not So among You: Echoes of Power in Mark 10: 32-45, London,
T and T Clark, 2003. Bài này, ban đầu là luận án đệ-trình lên Trường Thần-học
Dòng Tên ở Berkeley, California dưới sự bảo-trợ của John Donohue. Tác giả là một
linh-mục Dòng Chúa Cứu Thế từng đứng bục giảng-dạy tại Madrid, nước Tây Ban
Nha; và lúc ấy là Thư Ký Tổng Quyền Dòng phụ trách linh-hướng.
Sở
dĩ tôi chọn mở đầu ở đây bằng tư-tưởng do thánh-sử Máccô ghi, là vì thánh Máccô
là tác-giả từng đưa ra tuyên-nhận hay nhất về “Ơn Cứu-chuộc” vẫn cứ bảo: Đức
Giêsu đến với trần-gian không phải để được người trần-gian phục-vụ nhưng là để phục-vụ
người ở gian-trần; và Ngài đến với con người là để “thí mạng sống Ngài làm giá chuộc muôn người.” (Mc 10: 45)
Ở đây xin nói sơ qua một
chút về ngôn-từ. Không biết bên tiếng Việt dịch-nghĩa ra sao, chứ bản dịch tiếng
Anh ở đoạn này xem ra dịch hơi “yếu” đến mức không đúng cho lắm. Chúa cho đi,
không phải sự sống của Ngài, cho bằng cả “tâm-thân” Ngài. Và, Ngài tặng ban
“tâm-thân” Ngài hiểu theo nghĩa cụm-từ “Lytron”
bên tiếng Hy-Lạp, là từ-vựng chính buộc ta phải xem xét ngay với tự-vựng tiếng
Aram là ‘hoi polloi”, tức khối lượng những
người không mang bất kỳ tên gọi một ai hết. Đây là sự-việc nói về “tình yêu dành cho tha-nhân” được hiểu một
cách không hạn-hẹp về sự chết của Ngài, nhưng bao gồm mọi thứ thuộc toàn-bộ con
người của Ngài và toàn-bộ tất cả những gì Ngài làm trong đời, cả bản-thể Ngài
cũng như những gì Ngài làm trong cuộc sống có Phục sinh/trỗi dậy. Đây là sự “cho
đi” chính bản-thể của Ngài, chứ không chỉ mỗi cuộc sống rất xác-phàm của Ngài
mà thôi. Đó là tính-cách “lytron”,
ban đầu được sử-dụng để đề-xuất ý-nghĩa một “thế-chấp
bảo-kê” cho những ai được đưa vào tương-quan giao-ước rất miên trường. Họ
là ai? Là chúng dân ở khắp nơi, bất cứ nơi nào cũng có họ. Họ là những người bị
bỏ rơi, quên lãng, tức những kẻ bị hạ giá/xuống cấp ở bất cứ xã-hội nào đặt dưới
hệ-thống quyền-lực hoặc cơ-chế của đế-quốc.
Thánh
Máccô đã duyệt ngang qua tiến-trình kiến-tạo ý-nghĩa rất mới cho cụm-từ “lytron” bên tiếng Hy Lạp. Diễn-tả như
thế, thánh-sử Mác-cô phải lần từng bước một trong suy-tư/nghĩ ngợi, cũng lo ra
hoặc chia trí một đôi chốc. Thánh-nhân không bắt đầu suy-tư về sự việc cứu-độ của
Chúa, nhưng vào những suy-tư về quyền-lực và thánh-nhân tự nghĩ phải làm
sao đối đầu với những sự việc như thế.
Đức
Giêsu ở Tin Mừng thánh Máccô cũng nghĩ ra phương-án bãi-bỏ/lật-đổ quyền-lực.
Ngài cũng có ý thực-thi quyền-bính có thẩm-quyền. Vào thế kỷ đầu, điều đó mang
ý-nghĩa chống-đối mọi cơ-cấu cũng như động-lực tạo quyền-bính cũng như mạng lưới
kiểm-soát do quyền-bính tạo ra. Chính do việc ngang qua sự việc như thế mà cụm-từ
“lytron” mang nghĩa về một thứ gì đó
rất đặc biệt. Đoạn văn thánh Máccô viết ở
chương 10, câu 32-45 là văn-bản chính-yếu về vấn-đề này. Đây là đoạn nói về “những người xuất đầu lộ-diện ra bên ngoài ngõ
hầu lãnh-đạo”.
Ở đây lại cũng xin mở
một ngoặc nhỏ để nói rằng: Cụm từ “xuất-đầu lộ-diện” đây dịch từ động-từ “dokeo” có nghĩa như thứ mùi vị biếm-nhạo
nói về những người/những vị, lẽ đáng ra, là thủ-lĩnh, nhưng thực tế lại không
phải thế.
(còn tiếp)
____Lm Kevin O’Shea,
CSsR -Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment