_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Hai
Ơn Cứu-chuộc,
và thần-học lịch-sử
rút từ Thánh Kinh
(bài 7)
Phần 1:
Nền-tảng Kinh thánh
Kinh
thánh kể nhiều về truyền-thống và cung-cách diễn-giải Ơn Cứu-chuộc, theo mọi kiểu.
Các truyền-thống này, lại kình-chống/khích-bác nhau không nương tay. Thành ra,
một số chủ-trương của các đấng bậc vào thời trước có lề-lối giữ vững lập-trường
rất thẳng tuột. Và, một số bản-văn khác lại mang tính-cách ít giá-trị, tức: chỉ
hỗ-trợ mỗi lập-trường bình-thường hiểu “Ơn cứu-chuộc” như động-thái chuộc lỗi, chỉ
thế thôi. Có văn-bản, xét về mặt giá-trị, xem ra vẫn khước-từ lối hiểu-biết như
thế. Nếu thế, lại có vấn-nạn cứ hỏi rằng: các văn-bản này có kể cho ta biết điều
gì mới, rất đặc-trưng không? Nói cách khác, đâu là hệ-quả rút từ các luận-điểm đại
loại như thế? Và, cuối cùng thì, các bản-văn đặt nền-tảng trên “Kinh thánh” có
đem đến kết-quả là gói ghém ý-nghĩa của một tín-thư rất đặc-sắc, chứ?
Muốn
thẩm-định xem tín-thư nào bày tỏ lập-trường ra như thế, hẳn ta phải suy-tư theo
chiều-hướng mục-vụ dựa vào câu hỏi: ‘ý-nghĩa’ đặc-trưng/đặc-thù rút từ quan-điểm
thông-thường, để làm gì? Và cho ai?
Thế
nên, mục đích của buổi hội-luận hôm nay, là để thâu-thập một số dữ-kiện rút từ
nhiều nguồn, nhiều chỗ, ngõ hầu giúp ta thẩm-định đường-hướng gửi đến để ta xem
đường-hướng ấy có mang tính mục vụ hay không, thôi.
---
1.
Cũng
là điều hay và phải lẽ, nếu anh em mình bắt đầu cuộc hội-luận bằng cách có cái nhìn
tổng-thể vào tính-chất mục-vụ nơi ‘Ơn cứu-chuộc’ cho phù-hợp. Thế nên, hôm nay,
tưởng cũng nên quay về với khởi-điểm, tức: cội nguồn hiểu-biết về ‘Ơn cứu-chuộc’.
Trước hết, ta cũng nên tập-trung hướng vào Thánh Kinh cho sâu sát đúng qui-cách,
để rồi sau này ta sẽ còn nhiều buổi khảo-sát và hội-thảo khác kỹ hơn. Ở đây, tôi
thành thật xin lỗi anh em, nếu tôi đã yêu cầu anh em mình có cái nhìn sâu-sắc về
các sự việc xảy ra như thế.
2.
Bản
thân tôi, cũng từng truy tìm theo cung-cách ấy và nhận ra được 4 yếu-tố quan trọng,
như sau:
a.
Thánh-Kinh
và các chủ-đề gồm tóm trong đó;
b.
Khía-cạnh
tâm-lý ẩn-tàng nơi lập-trường ta vẫn có xưa;
c.
Khía-cạnh
mục-vụ vẫn hàm-ngụ nơi vấn-đề mình đặt ra;
d.
Mức-độ
nhạy-cảm về các vấn-đề mà nhiều vị đã gặp.
3.
Khi
xét các yếu-tố/khía-cạnh gặp được ở Kinh-Sách, tôi cũng ngỡ ngàng không ít về sự
việc như sau:
a.
Ơn
cứu-chuộc, là việc Thiên-Chúa đang còn làm, tức: động-thái yêu-thương Chúa tỏ ra
cho mỗi người, chứ không phải những thứ vốn dĩ khiến ta tưởng rằng mình đang làm
điều gì cho Chúa, dâng lên Chúa.
b.
Ơn
cứu-chuộc, là việc Chúa đang còn thực-hiện bao gồm cả sự việc ta kết-nối nhiều
điều vào nơi Chúa ngày một đậm sâu hơn, chứ không phải sự-kiện ta tìm về loại-hình
nào đó có từ trước khả dĩ diễn-tả tương-quan ta có với Chúa và với người đồng-loại.
4.
Qua
ngôn-từ ở Kinh Sách, ta bắt gặp một số từ-vựng chính mà Kinh-thánh nói đến, như:
Giao-ước (Berith)
Cứu-rỗi (G’ullah)
Quả thực, đây không
là việc dễ cảm-nhận được từ-vựng trên theo cách nhẹ-nhàng mà ta từng diễn-tả hầu
làm dịu tình-thế căng-thẳng do một số ẩn-từ lâu nay được sử-dụng trong quá-khứ.
Cũng có thể có từ-vựng nào khác tùy thuộc vào sự tiếp-nhận và biến-cải văn-hóa mà
người Do-thái vẫn cứ làm, từ ngàn xưa.
5.
Lại
cũng có một số từ nghe rất quen tai, như: Giao-ước,
Ơn cứu-chuộc, hy-sinh, đền tội, chuộc lỗi, hòa-giải, vv... ta từng học đi học
lại, đến nằm lòng. Và, qua tiến-trình học-hỏi/nghiên-cứu thật nhiều để còn chú-giải
các bản-văn Kinh thánh khác.
Ví dụ: bản-văn viết về
Người Tôi tớ ở Is 52-53...
hoặc: truyện kể về Akêđa ở Sách Sáng Thế (hy sinh
Isaac)
Các ví dụ này, nói
lên cung-cách của dân con Do-thái mà ta nghe kể ở Kinh-thánh, tức: vẫn cầu Chúa
thứ tha cho các đấng bậc đã điều-chế các nghi-thức phụng-vụ đủ mọi loại mà
không biết rằng mình đã sử-dụng sai văn-bản!
6.
Thông
thường thì, trong các bản-văn dùng để nghiên-cứu/chú-giải, vẫn thấy có đôi ba
chi-tiết giúp ta hiểu rõ được một số sự việc. Chẳng hạn: khi thánh Phaolô bảo:
Đức Kitô đã chết “cho” ta, thì từ-vựng “cho” bên tiếng Hy-Lạp lại được hiểu
theo hai nghĩa khác hẳn, đó là: từ ‘anti’
và ‘hyper’. “Anti”, có nghĩa là chết “thay cho” ta, “thế chỗ” ta. Trong khi đó, “Hyper”,
lại có nghĩa: “Tình yêu trao hết cho ta”,
để Tình-yêu đó đến với ta, là vì ta. Thánh Phaolô dứt-khoát chọn cụm-từ mà tiếng
Hy-Lạp thường gọi là “hyper”. Và như
thế, ý-nghĩa của từ này hoàn-toàn khác hẳn.
7.
Điều
này còn cho ta thấy có sự khác-biệt nơi cung-cách mà các nhà chú-giải
Kinh-thánh xưa nay vẫn đề-cập đến chuyện kể về Đức Giêsu. Truyện kể trước đây là
thế này: Thiên Chúa, Đấng từng bị xúc-phạm do lỗi/tội của ta, Ngài đòi ta làm
Ngài mãn-nguyện cách trọn vẹn, đến độ ta không tài nào thực-thi nổi, thành thử
Thiên Chúa mới hạ lệnh cho Đức-Giêsu-Con-của-Ngài chấp-nhận thân-phận làm người
như ta, và Ngài làm thế để Cha Ngài hài-lòng/mãn-nguyện cách thỏa đáng, bởi vì
ta. Và Ngài làm thế, ngang qua nỗi chết trên thập-tự, và việc đó ta gọi là “Ơn
cứu-chuộc”.
Câu chuyện về “Ơn Cứu-chuộc”,
ngày nay được kể lại thế này: Đức Giêsu dấn bước đi vào hiệp-nhất với những người
bị áp-bức và kẻ thấp hèn/trẻ bé cùng người nghèo ở khắp mọi nơi. Ngài thuỷ-chung
sống mật-thiết với họ đến độ Ngài đã bị giới cầm-quyền hạch sách, thách-thức chung
cùng một thân-phận với người trở thành nghèo khó do tính sai nước cờ chính-trị.
Kết cuộc là: giới cầm quyền bắt giữ và
đóng đinh Ngài trên thập-tự. Nhưng Thiên-Chúa-là-Cha vẫn một lòng thương yêu Ngài
cùng những người con bé mọn, và nâng-nhấc Ngài lên cao, để Ngài tiếp-tục thực-hiện
công-trình cứu-rỗi kẻ thấp hèn bằng cách tạo niềm phấn-kích cho muôn người, hầu
khiến họ sống như Ngài từng sống và cũng sẽ chết như Ngài từng chết. Đây là
ý-nghĩa đích-thực của “Ơn cứu-chuộc”.
8.
Kinh-thánh
tiếng Hy-Lạp, lại có từ-vựng khả dĩ diễn-tả được những gì Đức Giêsu làm, đó là cụm-từ
“lytron”. Nếu có thì giờ, anh em cũng
nên tra-cứu thêm từ-điển và các văn-bản song-hành hoặc ngữ-cảnh nào khác ngõ hầu
tìm ra ý-nghĩa khả dĩ có thể hiểu được, như thời trước, các bậc thức-giả vẫn diễn-nghĩa
thành sự việc “chuộc lỗi” hoặc “Ơn cứu-chuộc”, nhưng nhiều người lại không nhận
ra được như thế, mà chỉ hiểu như thứ gì đó khá phong-phú, tựa hồ một “bảo kê”
hoặc “khẳng định” đòi duy trì những gì tương-tự. Ở đây, tôi thiết nghĩ: thay vì
san-sẻ với anh em những vấn-đề như thế, tôi muốn theo chiến-thuật khác, tức: thử
xem ta có dõi theo được những gì Đức Giêsu thực-hiện cách đích-thật hay không –để
rồi sau này, ta có thể diễn-giải điều Ngài thực-hiện bằng cụm-từ “lytron”. Làm như thế, theo tôi, mình sẽ
hiểu rõ hơn thế nào là Ơn cứu-chuộc; và có như thế, mới tự lượng sức mình xem
mình có còn dám vào với thử-thách lớn hơn, không.
---
(còn
tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment