Ơn cứu-chuộc
nơi Ngài chan chứa!
_____________________________________________________________________________________________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Chương Một
Đặt vấn đề Cứu-chuộc
(bài 4)
Phần 5:
Ơn cứu-chuộc
và vấn đề tội lỗi
Tại
Louvain-la-Neuve, anh em trong Đạo có tổ-chức một buổi hội-thoại về thần-học
tín-lý có tựa-đề như thể: “Dân con Đạo
Chúa đã sáng-chế ra cái gọi là tội lỗi” kéo dài từ mồng 3 đến mồng 4
tháng 11 năm 2005. Động-từ “sáng-chế ra” nghe
thật ngộ-nghĩnh.
Thông
thường, thì: truyền-thống trong Đạo Chúa cũng như Đạo Do-thái vẫn hay bị cáo-buộc
là đã sáng-chế ra và còn khai-thác “ý-nghĩa
của tội-lệ” cũng rất buồn. Quả là, ý-nghĩa về tội vẫn dai-dẳng kéo dài nhiều
năm tháng, vượt truyền-thống rất Đạo để rồi chui vào xã-hội đời thường ở thế-giới
của Tây phương. Ý-nghĩa này, còn nối-kết với ý-kiến cá-nhân có liên-quan đến việc
thực-hiện nét đẹp và mọi thành-tựu.
Thành
thử, nhiều người cứ thấy ái-ngại rồi chùng bước mỗi khi có chuyện liên-quan đến
các luật đạo vẫn thấy có trong đời thường. Điều này lại cũng lại nối-kết với
ý-kiến liên-quan đến việc giáo-dục con trẻ, như thể hỏi: “Tôi có làm những điều
đáng ra phải làm cho con cháu của tôi, không? Ý-tưởng này cũng kết-hợp cả với
ý-nghĩa của khổ-đau cũng như mọi rối bời nơi ta, và cả thế-giới nữa. Ý-nghĩa về
tội như thế thật ra chẳng mang tính đặc-biệt nào của Đạo Chúa cũng như Đạo của
người Do-thái hết.
Nói
theo nghĩa nền-tảng, thì tính-chất lầm-lạc và lỗi-phạm xem ra vẫn như cũ chẳng đổi
thay mảy may nào nơi người phàm là những người từng kiến-tạo nên sự kiên-định về nhân-chủng-học. Ở đây nữa, lại thấy nảy sinh một loại-hình mới
trong nền văn-hoá nhân-bản rất đáng kể và vào các thời-kỳ sôi-động của nền
văn-hoá ấy. Chính vì thế mà ta cũng không nên bỏ qua điều này một cách quá
nhanh như thứ gì đó cần gột sạch rồi vứt bỏ, bởi cảm-giác phạm phải lỗi-lầm được
xem như thứ gì đó khiến ta phải thực thi cho có phẩm-hạnh đích-thực, tức
danh-giá con người. Đây, lại là tuyên-ngôn mang tính nghịch-thường/nghịch-lý
nhưng lịch sử nhân-loại vẫn phải đeo mang nó suốt đời, mà thôi. Bởi, nó dính-dự
vào khả-năng của người có trách-nhiệm cả về lời nói đến tự-do. Cuối cùng thì,
các vấn-đề về sự sống và nỗi chết đang diễn-tiến ở nơi đây, lúc này.
Thực
tế mà nói, ngay khi đó cũng có một thực-thể văn-hoá mang tính người phàm về “tội-lệ”
khá quan-trọng để ta có thể dễ bị luột mất. Kitô-giáo vẫn thường được coi như gốc-nguồn
tạo lỗi-phạm cho con người, vì con người. Thật sự, mọi người đều nhận ra sự nghịch-thường
khi thấy Đạo Chúa từng sáng chế ra ngôn-từ cổ xưa và giải thoát con người khỏi
“tội lệ”; thế nên, Đạo Chúa cũng biết cách trừ khử nó. Nói theo ngôn-ngữ tích-cực
thì: do bởi Đạo của mình đã “sáng-chế” ra ý-niệm “tội lỗi” ấy, nên các vị thức-giả
trong Đạo tuy rất chân-phương nhưng lại biện-luận nhiều về “lỗi tội” ra như thế.
Các nhóm Giáo-hội này khác lại chẳng bàn-luận điều gì theo kiểu ấy cả.
Ý-niệm
chủ chốt mà tín-hữu Đạo Chúa thường viện-dẫn gồm hai mặt rõ rệt: một, về
nhân-chủng-học còn mặt kia là về thần-học.
Tội và lỗi
có tính nhân-chủng
Truyện
kể thời xa xưa, rút từ sách Khởi-Nguyên cũng tựa hồ như các đoạn khác ở Cựu-ước
từng dạy ta rằng: ác thần/sự dữ luôn duy trì nhiều tình-tiết rất khó hiểu. Các
tình-tiết này, vượt trội sự hiểu biết của con người và Thiên Chúa. Tình và tiết,
như thế, vẫn dạy rằng: tội và lỗi, theo nghĩa ác-thần/sự dữ mà con người từng
chịu tráchnhiệm về các hành-xử của mình lại là một loại-hình đặc-biệt của dữ-thần
nhưng tác-động của nó lại không phải là tất cả các động-tác của sự dữ với ác-thần,
trên thế-gian. Tội lỗi, do đặc-tính cũng khó hiểu của nó vẫn chỉ là tội mà
thôi. Nó chỉ mang tính-cách thần dữ khi con người đồng-thuận hợp-tác với nó, chứ
không phải là toàn thể thần dữ cũng như sự bất-hạnh trong vũ-trụ, hết cả đâu.
“Bản thân chúng ta, chắc chắn không xấu-xa tệ-lậu, mà chỉ là kẻ phạm phải
lỗi-lầm, mà thôi.” (A. Gesche).
Con
người không có trọng-trách cứ phải đeo mang mọi thứ sự dữ như nỗi bất hạnh của
thế-gian vốn rất bất-nhân, mù-loà đầy chết choc; nói chung, cũng thảm não. Con
người có khả-năng khống-chế một cách chắc-chắn lên mọi sự dữ, hoặc ít ra cũng
lên trên bất cứ loại-hình nào của thần dữ.
Một trong các thuyết-trình-viên
trại buổi hội-luận hôm ấy là Philippe van Meerbeeck có nói đến những sự việc mà
ta là con người thường làm cũng tốt đẹp đến độ sự dữ tự nó cũng thấy rằng chúng
mắc phải đdủ mọi thứ lỗi và tội.
Nói
khác đi, thì: trong viễn-cảnh của Đạo Chúa lẫn Do-thái-giáo, tội hoặc lỗi luôn
được coi như có liên-hệ đến Thiên-Chúa, tức là: nó đương nhiên là hành-xử của
con người hiện-thực, nhưng lại là hành-xử mang tính của dữ-thần do con người
làm trước mặt Thiên-Chúa. Thánh vịnh 50 cũng từng viết: “Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt
Ngài.”
Xem
thế thì, tội và lỗi không chỉ là sự dữ mang tính người phàm nhưng còn là thứ gì
đó có tính tương-tác ảnh-hưởng lên cùng nhau, trên nhau. Thiên-Chúa cũng như
người phàm, đều không chỉ là nhân-chứng của những sự-việc như thế ấy mà thôi;
nhưng cũng lại bị sự việc ấy tác hại lên mình. Đương nhiên, lỗi và tội
chia-cách mọi sự, nhưng trước nhất, chúng vẫn mang tính quan-hệ và nối-kết. Con
người, từ khởi thủy, chẳng bao giờ một mình sống đơn độc với thứ đạo-nghĩa hoàn
toàn riêng-tư, hết. Xem thế thì, có thứ gì đó mang tính tích-cực đến độ khiến
ta sững-sờ khi được dạy bảo về con người phàm-tục theo “tầm nhìn” của tội lỗi...
Có vị giảng-sư đại-học
nọ tên là Natalie Frogneux từng đặt tên cho lý-tưởng riêng-tư của cái “tôi vị kỷ”
là một thứ mạo-danh hoặc áp-đặt lên con người.
Lỗi và tội,
theo nghĩa thần-học
Tôi
vẫn thường tự hỏi: không biết anh em mình có nên đề-cập đến “Tin Vui An Bình” về
tội và lỗi, không? Bởi, trên đời này, ta vẫn chỉ có mỗi khía-cạnh tương-ứng với
sự tốt lành/hạnh-đạo, sự sống, thứ tha và cứu vớt tuyệt vời lúc nào cũng cao cả
hơn cả sự tội và lỗi phạm; tức: nếu so ra, nó vẫn luôn dồi-dào và siêu-đẳng hơn
lỗi và tội. Nói rõ hơn, ta thường gọi đó là “Tội hồng phúc” tức: thứ lỗi-phạm
khá phúc-hạnh ngay từ thuở tạo-thiên lập-địa. Phúc và hạnh, là vì nó khiến ta
có được Đấng Cứu Thế Cao cả là thế. “Tội hồng-phúc” mở ra cho ta tính khả-thi
cho đường-lối mới đối với người phàm, tức: nó không cùng một biện-pháp chung giống
như cung-cách có từ thuở ban đầu mà chỉ mình nó mới khiến cho “ân-huệ của Chúa”
trở-thành hiện-thực được. Ở đây, ta thấy được điều gì đó có tính tích-cực khiến
ta sững-sờ khi được dạy về Thiên-Chúa theo “nhãn-giới” rất lỗi tội. Cũng hệt
như thế, sùng-bái thần-tượng, là động-thái coi Chúa không phải là Thiên-Chúa
như bản-chất cốt-yếu của bất cứ tội lệ nào rất có thật ở trên đời.
Lại cũng có vị giảng-sư
nọ có tên là Jean Claude Guillebaud, từng đứng bục giảng dạy ở đại-học về sự thử-thách
với những người vẫn cho rằng mình là kẻ vô-tội; xem thế thì, hỏi rằng: những điều
như thế có làm giảm suy tính khả-thi ở nơi ta để trở thành người phàm không thế?
Là
người phàm, có nhất-thiết phải là hữu-thể mang tính tha-hoá mà trạng-thái sống
tự-nhiên của con người là để sống cho người khác, giống nòi khác? Xét về khía-cạnh
tiến-hoá về đạo-nghĩa cùng luân lý lại hay đề-xuất những thay thế theo kiểu thứ
ba ở trên, tức bảo rằng: tự bản-chất, người phàm chúng ta đều là những bản-thể
quyết phấn-đấu giải thoát con người mình. Và, kiểu-cách tích-hợp cho công việc
này đều không là tính tha-hoá hoặc vị-kỷ nằm nơi người phàm, nhưng đúng hơn, phải
nói đó là khả-năng tự làm cho mình trở nên tốt lành/hạnh-đạo ngõ hầu thẩm-định
được môi trường xã hội và biến các quyết định đã đưa ra được minh xác về
cung-cách mình sống tha-hoá hoặc vị-kỷ như thế nào? Sống ra sao? Ta thường có
khuynh-hướng lập ra quyết-định như thể đặt căn-bản trên hai chiều-hướng chính yếu:
một, là tạo tiền-lệ cho các hành-xử khả dĩ gây tăm tiếng này khác và thiết-lập
các nhóm/hội ở đời có được sự ổn-định hầu gia nhập.
Thêm
vào đó, người phàm chúng ta thường hay gọi tính đạo-nghĩa như một tổ-chức từng
kết-hợp các khuynh-hướng cũng như khả-năng mà một số đã có từ triệu triệu năm
trước và số khác lại chỉ mới có chừng vài ngàn năm đây thôi. Đời con người vẫn
có nhiều thứ và nhiều sự trong đó có cả những qui-định về luân-lý/đạo đức rất
khó cho con người để tuân thủ; bởi hầu hết đó là những luật-định về văn-hoá ngõ
hầu thích-nghi với từng thời kỳ, từng thế-hệ cả khi môi-trường xã-hội của ta vẫn
trên đà đổi thay quá nhanh chóng khiến ta khó lòng mà theo kịp, hiểu theo nghĩa
mầm gien giống như quan-năng.
Đến đây, tưởng cũng
nên đề nghị anh em mình nên xem thêm bản tóm kết ý-kiến do David Lvingstone
Smith vốn là tác-giả cuốn sách có tựa đề là: “Tại sao ta nói dối”. Đây, là bài nói chuyện của David Lahti về chủ
đề nêu ra những là: “The Better Angels of
our Nature: evolution and morality”.
-----------------------
(còn
tiếp)
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment