Thursday 6 October 2011

Richard Leonard sj: Nguồn gốc của mọi chuyện


           
Thời buổi này, các đôi vợ chồng trẻ vẫn muốn con cái mình được kinh qua hành trình nhận Thanh Tẩy, vì nhiều lý do khác biệt. Với một số người vào thời Hội thánh tiên khởi, rõ ràng Thanh Tẩy là nghi thức chú trọng nhiều đến việc đặt tên, nêu tuổi. Cũng có người quan niệm đây là nghi tiết khởi đầu, để rồi sẽ có buổi vui ăn uống, mừng em bé. Người khác hỏi đến, cũng chẳng biết rõ tại sao mình lại muốn thế. Tuy nhiên, họ vẫn nghĩ: có làm thế, mới đúng phép nhà Đạo, như mọi người. Với một số cha mẹ khác, thì họ nay hiểu rõ nguồn gốc mọi chuyện, nên muốn truyền lại cho con, những gì mình học hỏi, đó là sự sống của Đức Chúa. 
            Mỗi khi cử hành nghi thức thanh tẩy, tôi thường giải thích cho mọi người hiểu rõ rằng: ở 3 thế kỷ đầu đời của Giáo Hội, bí tích thanh tẩy được thực hiện vào lúc trời tờ mờ sáng, sau lễ Phục Sinh. Làm thế, không chỉ để ăn khớp với lễ Phục Sinh của Chúa cho đồng bộ, mà vì muốn giữ kín sự việc con dân lĩnh nhận Thanh tẩy. Ròng rã hơn 300 năm, tín hữu Chúa nhận thanh tẩy vào buổi sáng, để các vị có thể đi vào cõi chết, lúc buổi trưa. Với họ, thanh tẩy không có nghĩa đi ra ngoài để sinh hoạt; mà là, có sự sống và có chết.
            Qua dụ ngôn tham dự Tiệc, Đức Giê-su muốn mọi người biết, rằng: có những người tưởng mình sẽ đương nhiên trở thành tín hữu, nên đã khước từ. Ngược lại, cũng có người trong nhà Đạo, tưởng rằng mình sẽ chẳng bao giờ đáp ứng được lời gọi mời của Chúa, nên vẫn gia nhập chiên đàn Hội thánh.
            Vào những ngày đầu, mỗi khi đề cập đến Tiệc cưới, Giáo hội Chúa đều muốn ám chỉ hai việc: một là, Tiệc Thánh là Tiệc của Lòng Mến. Là, cuộc sống vĩnh cửu. Lạ thay, khi dùng hình ảnh của buổi Tiệc, dụ ngôn Chúa đưa ra, lại ít nói đến thịt thà - thức ăn, nhưng nói đến người ra người vào, trong Lễ. Tại sao thế?
            Điều này cho thấy, thái độ của người được mời bỏ lỡ cơ hội đến với Tiệc cưới của Hoàng gia, là điều ít thấy xảy ra, ở thế trần. Điều thường thấy hơn, là thái độ của dân con bần hàn, đã nhận ra món quà quí báu. Nhận ra người tặng ban, nên đã ăn vận đúng cách; và biết rõ nơi mình sẽ đến. Ngược lại, cũng có người không biết xử thế đúng hoàn cảnh/địa vị, nên đã không nói thành lời, khi được mời.
            Những người theo cách thứ hai, là cộng đoàn dân Chúa vào thời đầu, dám lĩnh nhận nguồn nước thanh tẩy. Nhưng sau lại gian dối, bội phản cộng đoàn các thánh, vào thời bách hại. Khi các thánh khám phá ra chuyện đó, thấy rằng: thực khách theo cách thứ hai, không đủ tư cách tham gia, nên đã bị loại trừ. Ở cộng đoàn thời thánh Mátthêu, hầu hết những người gian dối đều đã trả giá rất cao, bằng cuộc sống của mình.
            Thời buổi hôm nay, câu chuyện dụ ngôn trên, có ý nghĩa gì đối với mỗi người chúng ta? Chắc chắn, Tin Mừng không đặt vấn đề hỏi rằng: ta ăn vận thế nào, khi đi lễ. Cũng chẳng hỏi: ta có thái độ ra sao, khi mọi người đều nghĩ về đời sau, chốn vĩnh hằng. Dụ ngôn hôm nay, không có ý nói đến những hãi hùng/lo sợ mỗi khi ta ra trước toà trả lẽ/phán xét, sẽ phải ăn làm sao nói làm sao. Nhưng, điều mà dụ ngôn muốn nêu thành vần đề: phải là người nghèo khó/bần hàn đủ, mới nhận ra được quà tặng Chúa ban, khi Ngài mời gọi chúng ta gia nhập cộng đoàn niềm tin Hội thánh. Phải là người rộng lượng đủ, ta mới biết đáp ứng lại lời kêu mời, khẩn thiết ấy.
            Bởi, nêu vần đề là để ta nghiêm chỉnh xem xét những gì mình sẽ nói và sẽ làm. Để, ta có thái độ đúng đắn, đem các giá trị của các hành xử ta vẫn có trong đời. Ở nhà. Tại sở làm hoặc ở chốn vui chơi. Và, cũng để xét lại phương cách mình đối xử với nhau. Chính những điều này, mới chứng tỏ ý nghĩa của những việc ta bày tỏ. Và chỉ qua đó, người khác mới đánh giá là: ta có thực sự là người chân phương, tử tế về niềm tin không? Hay, ta cũng chỉ là kẻ dối gian/bội phản, nào khác. Hay, ta cũng lại không biết ăn vận/xử thế, cho tử tế.
            Tựa như tín hữu thời đầu, ngày nay ta cũng ăn mặc mầu trắng trinh trong khi nhận ơn thanh tẩy. Trinh trong mầu tiệc cưới trắng tinh, là mầu thích hợp với thanh tẩy. Cũng tựa như mọi người thời trước, vào tháng ngày ta nhận ơn thanh tẩy, nay không có nghi thức đặt tên, nêu tuổi nữa. Và, cũng chẳng phải là nghi tiết giao tế xã hội, để mà ăn uống. Ngày này đây, cũng chỉ là ngày thường như khi nhận thiệp hồng mời ta dự tiệc cưới, thế thôi. Nhận thiệp, lễ thanh tẩy hay lễ cưới, tức là ta sẽ tham dự lễ hội vui của cuộc sống, có Chúa tham dự. Ở tiệc ấy, mọi người đều xử sự theo đúng cách họ tuyên tín. Ở nơi đó, kẻ dối gian/bội phản đã cao bay xa chạy, hàng trăm dặm. Đâu bận tâm nữa mà quay lại.
            Tiệc cưới cuộc đời, là tiệc ngàn đời. Có Chúa. Có ta. Có cả cộng đoàn thân thương, rất lành thánh.  

            Lm Richard Leonard sj               

No comments: