Friday 28 October 2011

Lm Richard Leonard sj: San sẻ và sẻ san


Lm Richard Leonard sj: San sẻ và sẻ san.

Trình thuật hôm nay, thánh sử Mát-thêu cho thấy có khác biệt giữa Đức Giê-su và các nhà lãnh đạo tôn giáo, thời của Chúa. Là, khác biệt hay tranh chấp, của giai cấp lãnh đạo, rất cứng đầu. Có đâu, của dân đen thấp hèn, rày phấn khởi. Dân con thấp hèn nay phấn khởi đi theo Chúa, khi được nghe Chúa nói, và đã làm.

            Bài đọc 1, tiên tri Ma-La-Ki quả quyết: “Các ngươi đã trệch đường; đã làm cho nhiều người lảo đảo trên đường Luật dạy. Còn Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi đáng khinh rẻ, hèn mạt trước mặt dân, vì các ngươi không tuân giữ đường lối của Ta; hay nể vì, khi áp dụng Luật.” (Ma 2: 8)

            Trình thuật hôm nay, Đức Giê-su không đả kích nhóm Pha-ri-sêu/Kinh sư, hoặc Biệt phái, nào cả. Bởi, nhiều người trong họ, là thủ lĩnh được kính trọng, nể vì. Chúa lên án, thái độ kiêu căng ngạo mạn khi họ suy tư - hành xử, đã khiến kẻ thấp hèn nghĩ là họ đáng bị chê trách.

            Điều dễ chê trách, không là sự thật về niềm tin mà Biệt Phái/Kinh Sư đưa ra, cho mọi người. Nhưng, là chê lối hành xử bêu xấu, kháng nghịch lời của Chúa. Nói cách khác, họ khuyên răn một đằng, nhưng làm một nẻo. Tiền hậu bất nhất. Chẳng sống như người tốt lành, hầu làm gương. Đằng khác, điều đáng trách ở nơi các nhà lãnh đạo tôn giáo, chính trị lẫn gia đình, là: cứ áp đặt ràng buộc nặng nề lên người khác. Trong khi chính mình, chẳng ra tay phụ giúp mọi người chu toàn, thi hành luật.

            Điều đáng chê hơn, là: động thái vẫn hưởng lợi, cứ “ăn trên ngồi chốc”, tưởng rằng thành quả người người đạt được, là do công lênh mình bỏ ra. Bởi thế nên, họ nghĩ mình đáng hưởng công lênh. Được mọi người thuần phục. Đáng hưởng mọi vinh hoa phú quý. Cơm áo/bạc tiền.

            Do có thái độ chỉ biết hưởng thụ, nên lớp “trưởng giả”/đứng ở trên, còn nghĩ: mình đáng được thần dân bên dưới tặng ban mọi tước hiệu, thật xứng đáng. Họ nghĩ: mình là vua quan/lãnh chúa, những “đức ngài”. Nghĩ mình là thầy, là cha đáng được hưởng phúc đức do cha ông mình để lại. Họ mua mọi danh chức/tước hiệu, bằng tiền bạc. Nhưng, lại phản nghịch lời Chúa dạy ban. 

            Điều, Chúa đưa ra hôm nay: chính Ngài là cội nguồn sự sống. Chỉ mình Ngài, mới thích đáng với thẩm quyền và danh xưng/tên gọi “Ngài” hoặc “Đức Chúa”, mà thôi. Còn lại, ta sẽ là người đáng kính nể nếu ta biết phục vụ anh em mình, cho phải phép. 

            Quả thật, “áo dòng không làm nên thày tu”. Bởi đâu phải, cứ có người cầm vương trượng, gậy gộc đi trước mình, mới biểu hiện là mình làm lớn. Cũng chẳng phải, cứ có người nhường bước, tránh chỗ để mình đi, tức: mình là đấng quyền cao chức trọng! Có là bậc vị vọng, lên xe xuống ngựa rất đủng đỉnh, đuợc kẻ đưa người đón, đủ đầy tớ. Hoặc, thường xuyên xuất hiện trên “đài”, tức mình đã lên ngôi.

            Chỉ là người cao trọng, nếu biết sử dụng tài ba/năng khiếu Chúa tặng, hầu làm lợi cho dân lành, sống chung quanh. Làm theo lời Chúa dạy, vẫn chưa đủ để chứng tỏ mình là người cao trọng, hợp lẽ. Hơn nữa, điều chính yếu mà trình thuật hôm nay đưa ra, là ở chỗ: khi xưa hàng giáo sĩ Do Thái thường chỉ biết “chỉ tay năm ngón” sai khiến hết mọi người. Họ tưỏng rằng, Lời Chúa dạy là dạy ai khác, chứ đâu phải chính họ. Nên, họ chẳng lý gì đến tự kiểm. Chẳng bàn gì đến sám hối.

            Bài đọc 2, thánh Phao-lô đề cập đến kinh nghiệm chính bản thân. Về các lãnh tụ tôn giáo, thánh nhân nói: “Không khác gì người mẹ nuôi con dại ấp ủ con mình, chúng tôi thật lòng quý mên anh chị em.” không chỉ qua Tin Mừng  -bởi điều đó không khó-  nhưng bằng cả mạng sống của chúng tôi. (1Th 2: 7). Không như nhóm Pharisêu/Biệt phái, thánh nhân chẳng muốn thành gánh nặng cho ai. Nhưng, chỉ muốn Tin Mừng trở nên “quyền uy sống động”, với kẻ tin. Vì, Tin Mừng giải phóng mọi người. Giải toả gánh nặng của muôn dân.

            Thánh nhân còn xác định: “Bởi, anh chị em đã chịu lấy Lời của Thiên Chúa từ chúng tôi; anh chị em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời của Thiên Chúa.” (1Th 2: 13) Với bậc phụ huynh, linh mục và giáo chức, cũng phải như thế. Thật ra, ta chỉ là kênh lạch thông chuyển và đón nhận Lời Sự Thật. Ta vẫn chưa nắm vững được Lời. Mới chỉ là người quản lý, giữ gìn Lời, mà thôi. Quyền uy đích thực, chính là quyền của Lời. Quyền của Sự Thật. Của Tình Thương.

            Những kẻ được ta phục vụ, phải nắm vững rằng: những gì ta thông chuyển, không xuất phát do tự chúng ta. Mà, theo ngôn từ của thánh Phao-lô, ta chỉ là máng thông, rất dễ bể. Chính vì thế, đừng ngạo mạn cho rằng mình nắm vững chân lý, của Đức Chúa. Ngược lại, ta chỉ là người san sẻ mọi điều tốt lành cho người anh người chị, thế thôi. Ở đấng bậc, giáo chức lẫn phụ huynh, luôn có khía cạnh yếu mềm, dễ thương tổn. Nên, phải đề cao cảnh giác.

            Trong chiều hướng ấy, tự thân Hội thánh dư biết mình chẳng kỳ vọng dân con/đấng bậc sống hoàn thiện. Trong quá khứ, các vị ấy sống xa cách/tách rời với dân con bình thường. Họ chuyên ở trên cao, xa lánh mọi giới thấp hèn, ở dưới. Trong khi thực chất sự việc, vẫn cứ thấy toàn những va chạm, gương xấu, vỡ đổ. Gương xấu và tai tiếng, cũng xảy đến với cả, phụ huynh, lẫn nhà giáo. Đó là chưa kể, chính trị gia, giới hành nghề “chuyên ăn trên ngồi chốc”. Vị nào cũng muốn chiếu hào quang trên đầu, nhưng thực tế rất thậm tệ. Và, điều Chúa thực sự chê trách, chính là thái độ giả hình, ta hay mắc.

            Thực tế là, càng nghĩ chuyện ăn trên ngồi chốc, ta càng dễ bị khuynh đảo, đánh gục. Chỉ khi nào, biết hạ mình mà phục vụ người anh người chị như người nhà, lúc ấy ta sẽ được cảm thông, hỗ trợ và hợp tác, đưa dẫn mọi người đến gần với Chúa. Người như thế, ta chẳng còn sợ gì nỗi cô đơn, lạnh lẽo một mình một chợ, ở trên cao.

            Là con cái, ta hiểu đưọc tâm trạng yếu mềm của bậc cha mẹ, người lớn. Là thần dân, ta cũng thông cảm cho các nhược điểm của lãnh đạo. Chính vì có nhược điề, họ mới càng biểu lộ tính nóng nảy bực bõ, bằng nhiều hình thức. Chí ít, là chủ trương khắt khe với người, nhưng lại dễ dãi với chính mình. 

            Là thành viên cộng đoàn tình thương, ta vẫn có nhiều trách nhiệm để chu toàn. Trách nhiệm khác nhau. Có thứ đòi hỏi nhiều. Có loại cần năng khiếu, tài cán đặc biệt. Đặc biệt hơn cả, vẫn là phục vụ cho nhu cầu của người anh em mình, trong cộng đoàn. Có thể, vì chức vụ đòi hỏi, đôi khi ta cũng cần đến tài xế, cần lên xe xuống ngựa. Nhưng, không phải để vênh vang, thụ hưởng. Nhưng, cần thiết để hoàn thành chức năng, cùng sứ vụ. Cho nhiều người. 

            Trình thuật hôm nay, ghửi đến với hết mọi người. Kêu gọi tất cả, sống xứng đáng với phẩm cách, cùng chức năng. Không nên lấy đó làm điều vênh vang, nổi bật cho chính mình. Nhưng, khắt khe với mọi người. Cũng chẳng nên đòi hỏi người khác kính trọng mình, vì mình làm lớn. Nhưng, kính trọng lẫn nhau. Coi nhau như người có quyền lợi đồng đều. Ngang cùngmột phẩm trật. Trong mọi trưòng hợp, hãy luôn ước vọng phục vụ cho thật nhiều. San sẻ, hết mọi thứ. Để mọi người đều có lợi. Ngang nhau.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch 

No comments: