Linh mục Amado Picardal CSsR, cho biết việc Ngài bị
giam giữ và bị tra tấn đã ‘tôi luyện’ lập trường của Ngài về sự sống – “Bất cứ
ai cũng có thể giết tôi miễn là những điều tôi làm là đúng”.
Linh mục
Picardal đã bị tống giam và bị tra tấn trong khoảng thời gian bảy tháng khi
ngài mới 17 tuổi vì việc rải tờ rơi chống lại sự cai trị quân sự của cựu độc
tài Philipin Ferdinand Marcos vào đầu những năm 1970.
Kể từ đó,
Cha Amado Picardal, hiện tại là một linh mục Dòng Chúa Cứu Thế năm nay 64 tuổi,
đã mất đi “cảm giác về sự sợ hãi của mình”.
Khi các
nhóm nhân quyền và các nhà hoạt động bắt đầu một chiến dịch chống lại hàng loạt
các vụ giết người ở miền nam Philippines, họ đã không ngần ngại tiếp xúc với vị
linh mục chẳng hề biết đến sự sợ hãi này.
Đó là vào
năm 1998, linh mục Picardal nhớ lại, khi ngài được nhóm thanh thiếu Tambayan ở
thành phố Davao mời mời chủ sự các buoirp cầu nguyện cho hai thành viên của
nhóm đã bị các tay súng không xác định bắn chết trước đó.
“Khi
chúng tôi đang cầu nguyện, một thanh niên khác đã bị giết hại gần đó”, linh mục
Picardal cho biết.
Nạn nhân
bị nghi ngờ là đã phá vỡ cửa sổ của một chiếc xe đậu bên ngoài nhà thờ và ăn
cắp những đồ vật có giá trị bên trong chiếc xe.
Từ đó trở
đi, Cha Picardal đã trở nên bận tâm đến chiến dịch của những người trẻ tuổi để
theo dõi các vụ giết người diễn ra gần như hàng ngày trong thành phố, nơi mà
cựu Tổng thống tương lai Rodrigo Duterte lúc đó là thị trưởng thành phố.
Một tuyên
bố đã được công bố bởi Đức Giám mục Fernando Capalla thuộc Địa phận Davao, về
những vụ giết người đã dẫn đến việc hình thành một liên minh bao gồm các nhà
hoạt động, những người làm việc trong Giáo hội, và các luật sư phản đối các vụ
tấn công.
Cha
Picardal, hay “Cha Pics” đối với bằng hữu của mình, đã nhớ lại việc được gọi là
phát ngôn viên của nhóm bởi vì ngài “không còn gì để mất”, không có gia đình và
đồng thời là một linh mục.
Ngài đã
đảm nhiệm vai trò của mình một cách hết sức nghiêm túc, đưa ra các cuộc phỏng
vấn với các tổ chức truyền thông địa phương và quốc tế về tình hình tại thành
phố Davao.
Linh mục
Picardal đã thiết lập một kiểu mẫu của hầu hết các vụ giết người: Hầu hết các
nạn nhân đều là những người nghèo, những người có liên hệ với các cán bộ thôn
làng với những tội danh không đáng kể.
Linh mục
Picardal đã thiết lập mối quan hệ với các gia đình của các nạn nhân, và thậm
chí với một số kẻ giết người, những đã thừa nhận với ngài rằng một số nạn nhân
của họ là trẻ em.
“Những gì
được bắt đầu như là một chiến dịch chống tội phạm đã trở thành một cuộc tấn
công quyết liệt chống ma túy bất hợp pháp vì đã có những người nghiện ma túy
đằng sau các hoạt động tội phạm”, linh mục Picardal phát biểu với ucanews.com
Bởi vì
những lời chỉ trích của ngài đối với chiến dịch của chính quyền thành phố, linh
mục Picardal đã nhận được sự phẫn nộ từ vị tổng thống tương lai Duterte, người
mà sau đó đã nhấn mạnh về “sự ổn định và trật tự” như là chương trình nghị sự
chính của ông đối với dịch vụ công.
“Ông ta
đã cáo buộc tôi vì đã bảo vệ những tên tội phạm trong khi ông ta lại làm ngơ
trước những tội ác tàn bạo trong thành phố”, linh mục Picarda nhớ lại.
Những đe
doạ đối với tính mạng của ngài đã trở nên rất đỗi “bình thường”, thậm chí ngài
luôn tự nhắc nhở mình rằng từ lâu ngài đã trao phó mạng sống của mình cho Thiên
Chúa như một nhà truyền giáo.
Linh mục
Picarda nhớ lại rằng ngài gần như đã bị giết chết trong tù trong những năm
thiết quân luật khi kẻ thẩm vấn ngài dí súng vào miệng và đe dọa sẽ bóp cò.
Cha
Picardal cho biết rằng việc ngài bị giam giữ và bị tra tấn đã “tôi luyện” lập
trường của ngài đối với sự sống. “Bất cứ ai cũng có thể giết chết tôi, miễn là
những điều tôi làm là đúng”, linh mục Picardal nói.
Những cái
chết đầy bạo lực đã không còn xa lạ với linh mục Picardal. Trước dịp lễ Giáng
sinh năm 1985, người mẹ 59 tuổi của ngài đã bị bắn chết tại thành phố Iligan ở
Mindanao.
Thân mẫu
của linh mục Picardal khi đó đang bước ra khỏi ngân hàng khi mà bọn cướp, cứ
nghĩ rằng người phụ nữ đó đang mang theo rất nhiều tiền, đã bị tấn công.
“Bà chỉ
mang theo 300 peso (6 USD) trong ví”, linh mục Picardal cho biết. Một cuộc điều
tra về vụ việc đã tiết lộ rằng những kẻ tấn công là thành viên của Sở mật vụ
Philippine.
Mặc dù
vậy, đức tin của ngài vẫn vô cùng mạnh mẽ.
“Tôi chưa
bao giờ nghi ngờ về sự tốt lành thánh thiện của Thiên Chúa”, Cha tôi Picardal
nói.
‘Cuộc
chiến chống ma túy’
Khi Toà
án Hình sự Quốc tế bắt đầu những đánh giá sơ bộ về các vụ giết người liên quan
đến “cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte”, linh mục Picardal cho
biết ngài hy vọng rằng sự thật sẽ được phơi bày.
Ngài bày
tỏ sự lạc quan rằng tòa án quốc tế sẽ tìm ra những căn cứ xác thực đủ để theo
đuổi những vụ án chống lại những người phải chịu trách nhiệm về những cái chết
thương tâm.
Cảnh sát
quốc gia Philippines đã công bố con số người chết chính thức trong cuộc chiến
chống ma túy bất hợp pháp với số lượng 3.987 người. Tuy nhiên, Tổ chức Human
Rights Watch ước tính rằng con số đó phải là gần 12.000 người.
Cha
Picardal cho biết rằng nếu như xu hướng này cứ tiếp tục, ít nhất 70.000 người
sẽ bị giết hại vào thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Duterte năm 2022.
Trong số
các chi tiết được cung cấp trong đơn khiếu nại được đệ trình trước tòa án quốc
tế bởi các luật sư Philippine đó chính là những chi tiết về các trường hợp đã
được biên soạn bởi Cha Picardal tại Davao từ năm 1998 đến năm 2015.
Linh mục
Picardal tuyên bố rằng một nhóm quân đội bí mật hoạt động tại Davao phải chịu
trách nhiệm đối với cái chết của 1.424 người trong suốt giai đoạn đó.
Linh mục
Picardal cho biết rằng trong số tổng số các nạn nhân, có 132 nạn nhân là trẻ
em. Ngài không đồng tình với Tổng thống rằng nhiều người, đặc biệt là những
người nghèo, lại sử dụng ma túy. Nhưng đồng thời Ngài cũng cho biết rằng chính
phủ cần phải đưa ra những chương trình nhằm làm giảm nghèo đói thay vì gây cảm
hứng cho các vụ giết người.
“Chiến
dịch của chính phủ vẫn còn nhiều thiếu sót”, nhà truyền giáo Dòng Chúa Cứu Thế
cho biết. “Nghèo đói sẽ gây ra cảnh nghiện ngập, và nếu như không giải quyết
vấn đề đói nghèo, thì vấn đề ma túy ắt sẽ cứ vẫn tiếp tục”.
Minh Tuệ chuyển ngữ
No comments:
Post a Comment