Wednesday, 7 March 2018

Gs Marcus J. Borg (Bài 24) Chú thích ở chương 5 cuốn "Gặp gỡ Đức Giêsu như lần đầu từng gặp"



Chương 5
Đức Giêsu và sự Khôn Ngoan của Thiên Chúa
(Bài 24)


Chú thích:

1. Công Đồng Nicê được triệu-tập ngay sau khi hoàng-đế Constantine hồi hướng quay về với Đạo Chúa đã tuyên-bố: đây là đạo-giáo hợp-pháp. Dạo đó, Công-đồng đầu tiên trên thế-giới, qui-tụ các Giám-mục trên toàn cầu. Nhưng, ở Công đồng thứ tư Tại Calxêđôn, đề-tài đầu tiên được bàn đến là: “Bản-chất kép của Đức Kitô” (tức là: Ngài vừa có thiên-tính vừa có nhân-tính). Và, các vị đây lại cũng hỏi: làm sao hai bản-chất này lại có liên-quan với nhau trong cùng một “bản ngã”.

Kết-quả đạt được từ Công đồng Nicê và Calcéđon, lại cũng bàn các vấn-đề về Kitô-học đặt ra như “bản thể”, “con người” và về hai “bản-chất”. Nhưng, xét về Kitô-học, thì các phạm-trù như thế lại đã phản-ảnh một triển-khai thật đáng kể vào thời còn trễ hơn cả Tân Ước.

Việc triển-khai đây, không có gì là “sai-lạc” hết. Bởi, việc này nói lên nỗ-lực đẹp-đẽ có từ Giáo hội hầu tạo ý-nghĩa cho các huấn-dụ của Giáo-hội về tín-lý/giáo-điều vốn dĩ hàm-ẩn nơi các phạm-trù của thời bấy giờ. Thế nhưng, điều này lại có khuynh-hướng làm lu-mờ hình-ảnh khác-biệt mang tính ẩn-dụ về Kitô-học ở Tân-Ước.     
   
Tôi sẽ viết thêm ở chương này, là: có hiểu được sự đa-dạng ở đây, mới phong-phú-hoá được kiến-thức ta có từ các trải-nghiệm và cách diễn-tả của tín-hữu Đạo Chúa thời mới sớm.

2. George Gallup, Jr Jim Castell trong cuốn “The People’s Religion (New York: Macmillan, 1989) tr. 63 cho biết 84% người Mỹ tin rằng Đức Giêsu là Thiên-Chúa hoặc “người Con của Chúa”. Quả thật, tôi cũng không biết làm sao các vị lại có thể lập thống-kê như thế được; và, tôi thấy cũng khó mà tin được. Tuy nhiên, ít ra thì điều này có nghĩa là 84% người Mỹ lại cũng suy-nghĩ về Đức Giêsu như Thiên-Chúa hoặc người “Con của Chúa”. Đó là câu nói được các vị liên-kết với Ngài.

3. Không cần tìm cách để hiểu, tôi đề-cập với mục-đích minh-họa một số ẩn-dụ này khác về Kitô-học: Đức Giêsu như “Ađam thứ hai” (theo Phaolô), Đức Giêsu như “Chiên Thiên-Chúa” (theo Gioan, ở sách Khải-Huyền): Đức Giêsu là “Thượng-tế & Sự Hy Sinh tối-cao” (thư Do-thái); Đức Giêsu là “Logos”, tức: “Lời” (theo Gioan). Hay hơn hết, có bài viết mà mọi người có thể tìm đọc cách dễ-dàng về đề-tài này, xem James D.G. Dunn, “Christology (Tân Ước) trong tự-điển The Anchor Bible Dictionary, nxb David Noel Freedman (NewYork: Doubleday, 1992) quyển 1 tr. 979-91.

4. Nói tóm lại, muốn biết Khôn-ngoan Sophia xử-lý thế nào trong truyền-thống Do-thái-giáo, hãy tìm đọc Kathleen O’Connor, The wisdom Literature (Wilmington, DE: Michael Glazier, 1988) tr. 59-85; Elizabeth & Johnson, She who is: The Mystery of God in Feminist Discourse (New York: Crossroad, 1992), tr. 86-93; và Roland E. Murphy, “Wisdom in the Old Testament,” trong cuốn “The Anchor Bible Dictionary, David Noel Freedman (NewYork: Doubleday, 1992) quyển 6 tr. 920-31 (đặc biệt là các trang 926-27). Tác-giả Murphy cho thấy “Việc nhân-cách-hóa Khôn-ngoan đơn-giản chỉ thấy ở Kinh thánh cả về số lượng cũng như phẩm chất.” (tr. 926). Cũng nên xem Susan Cady, Marian Ronan, và Hal Taussig, Sophia: The Future of Feminist Spirituality (San Francisco: Harper & Row, 1986).

5. Sách Châm Ngôn 1: 23; O’Connor, The Wisdom Literature tr. 71-72.

6. Bản văn như trên gặp ở sách Joel 3: 1 có viết “Ta sẽ đổ thần khí Ta trên hết thảy người phàm”.

7. Các câu được trích-dẫn đây là: Châm ngôn 1: 20-26, và toàn bản văn là ở 1: 20-23

8. Châm ngôn 8: 1-21; câu ca vịnh được trích dẫn vẫn vang vọng là ở đoạn 8: 14-15, 17.

9. Các câu được trích-dẫn là: Châm ngôn 8: 22-23, 27a, 29b-30. “Chủ nhân” ở Châm ngôn 8: 30; cũng có thể dịch là “trẻ sơ sinh” hoặc “con trẻ” nhưng được nối-kết chặt chẽ với tư-thế “ngoài Chúa ra” trong các động-tác tạo-dựng o873 8: 27-29 cho thấy “thợ chính” –tức: người phụ giúp trong tạo-dựng-  thích-ứng tốt đẹp hơn với văn-bản.

10. Cũng nên xem O’Connor, The Wisdom Literature tr. 67

11. Châm ngôn 3: 19

12. Châm ngôn 8: 30b-31

13. Châm ngôn 8: 32b, 34a, 35. Cũng nên xem 3: 13-18 trong đó Khôn ngoan Sophia được kể là quí giá hơn cả vàng, bạc kim cương và như “cây sự sống với những ai nắm giữ được nó”.

14. Tiệc bàn được mô tả ở Châm ngôn 9: 1-6; các chữ được trích dẫn từ 9: 2b-5. Còn mọi qui-chiếu này khác về Khôn ngoan là Phụ nữ ở Châm ngôn gồm các đoạn và câu như: 3: 13-18, 4: 5-9 và có thể ở cả câu 31: 10-31, tức: một đoạn được coi là tiêu-biểu khi mô-tả về Sophia, như công-tác của “nữ-phụ mạnh bạo” không phải là vợ thực hoặc có thể cũng xuất hiện ở Israel thời cổ xưa, cả vai-trò của phụ-nữ trong nền văn-hóa ấy nữa.

15. Sách Sirach được biết đến qua một số danh xưng khác nhau, như: “Khôn ngoan Ben Sira”, “Ecclesiasticus” (khác với “Huấn Ca”, các cuốn này viết tắt là “Sir” , hoặc “Ecclus”. Dù sao người theo giáo-phái Thệ-Phản lại đặt cả hai cuốn Sirach Khôn ngoan Salômôn vào Ngụy Thư, tất cả đều là sách kinh-điển thuộc Công-giáo La Mã và Chính-thống-giáo.

16. Tất cả những thứ này đều gặp thấy ở chương 24 trong sách Sirach. Các chữ trích từ câu 9: 3-6, 8. Tiệc bàn lại qui về đoạn 24: 19-21.

17. Giống như sách khôn ngoan gọi là Châm Ngôn & Huấn Ca, cuốn này được gán cho Salômôn, “thánh bổn mạng” của Khôn ngoan ở Israel. Tuy nhiên, các sách viết vào thời sau do tác giả người Do-thái-giáo sống ở Alexandria, xứ Ai Cập có lẽ vào cùng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên dù một số học giả lại định niên-biểu vào thế-kỷ thứ nhất sau Công nguyên.

18. Khôn ngoan Salômôn 7: 22, 11-12 và ở sách Châm Ngôn và Sirach, Sophia hiện-diện ngay từ đầu: Khôn ngoan Salômôn 6: 22.

19. Bài phát-biểu này nói về Sophia, được cài đặt vào miệng của Salômôn, bắt đầu với Khôn ngoan Salômôn 7: 7.  Các câu vịnh được trích gồm có: 7: 22-23, 24b-25a, 26a, 27. Cũng hãy xem 8: 6, vốn qui về Sophia coi như “người tạo dáng cho bất cứ thứ gì hiện hữu”.

20. Khôn-ngoan Salômôn đoạn 10 câu 15, và 18-19. Chương/đoạn này khởi đầu câu truyện Khôn-ngoan Sophia can-dự vào lịch-sử nước Israel qua truyện Adam/Eva và cứ thế tiếp-tục ngang qua truyện ông Nôê và các tổ-phụ thời cổ/xưa mãi cho đến thời lưu-đày. Câu-truyện còn tiếp-tục ở Chương 11.

21. Đây là cuốn đáng đọc thuộc loại quan-trọng thuộc lịch-sử Đạo Chúa hơn các giai-thoại không mang tính kinh-điển được phía Thệ-Phản đề-nghị ta nên thêm vào đó. Chẳng hạn như, Augustinô từng qui về câu chuyện này ít nhất hơn 8 trăm lần; xem David Winston, “Salomon, Wisdom of” trong The Anchor Bible Dictionary, nxb David Noel Freedman (New York: DOubleDay, 1992) quyển 6 tr. 127.

22. Cũng nên đọc Johnson trong cuốn “She Who Is” ở tr. 91, tác-giả có đề-cập đến tác-dụng tương-tự giữa hành-động của Sophia và việc Thiên Chúa làm có nói ở Kinh thánh. Cũng nên xem tác-giả điểm qua 5 lối hiểu biết ngôn-từ của Sophia ở các tr. 90-93.

23. Đây là điểm nhấn được các học-giả đề-nghị nên quan-tâm đến vấn-đề này. Cũng nên xem Johnson trong cuốn “She Who Is”  tr. 91-92 trong đó nói: “Sophia là Thiên Chúa của Israel được mô tả là phụ-nữ” và cũng nói: Thiên-Chúa được nhân-cách-hóa thành phụ-nữ qua việc Ngài tạo-dựng và can-dự vào công-trình cứu rỗi nhân-loại”. “Sophia là thực-tại thần thiêng được nhân-cách-hóa”.

Xem thêm Elisabeth Schũssler Fiorenza trong cuốn “In Memory of Her (New York: Crossroad, 1985) tr. 132, trong đó có nói Gestalt  của Sophia  thần-thánh là nữ-giới”. Theo tác giả James Dunn (được Johnson trích-dẫn trong cuốn She Who Is” tr. 91 và 289 ở chú-thích số 29), Sophia là Thiên-Chúa, Đấng tự tỏ-bày cho mọi người biết đến Ngài. Tác giả Roland Murphy  trong cuốn “The Anchor Bible Dictionary, quyển 6 tr. 927 có cho biết : “Sophia là Thiên-Chúa sanh bởi Thiên-Chúa, ở trong Thiên-Chúa và rồi ông lại tự hỏi một cách rất lý thuyết rằng: “Phải chăng Khôn-ngoan không là Đức Chúa Đấng quay về phía tạo-thành và triệu vời họ ngang qua tạo-dựng?” Tác-giả O’Connor trong cuốn “The Wisdom Literature” lại cũng bảo: “Khôn-ngoan, chính Bà là Thiên-Chúa” (tr.83)  “Để bước theo chân Khôn-ngoan, ôm choàng và sống với Bà, tức: cuối cùng là để sống với Thiên-Chúa” (tr. 85)

24. Lc 14: 49-50 = Mt 23: 34-35. Đây là đoạn văn xuất tự Tin Mừng Q, dù chỉ mỗi tác-giả Luca là có câu dẫn-nhập qui về Khôn ngoan Sophia. Thật khó để hỏi rằng không biết tác-giả Luca có thêm đoạn ấy vào sách của ông hay không? Có thể là như thế lắm, bởi có sự thể là cũng thấy đoạn văn khác của Tin Mừng Q (ta sẽ bàn kỹ chuyện này ở chương tới) có nói đến sự việc Đức Giêsu lại cũng qui chiếu Khôn ngoan như l73 Luca 7: 35; hoặc Mt 11: 19.

25. Lc 7: 33-35 cũng như Mt 11: 18-19. Mát-thêu có nói đến “Khôn ngoan đã dùng hành-động của mình để thuyết-phục”, trong khi đó Luca lại bảo “Bà làm việc đó là do con cái của mình”. Văn-bản của Luca giống với văn-bản Q nhiều hơn. Xem Joseph A. Fitzmayer “The Gospel According to Luke I-IX” (New York, DoubleDay, 1981) tr. 679, 681. Tác-giả Fitzmeyer về sau có chú-thích bảo rằng tác-giả Luca có lẽ đã thêm tự-vựng “tất cả” vào câu của Tin Mừng Q, mà ban đầu lại qui về Gioan và Đức Giêsu đều như “con cháu” của Khôn-ngoan.    
  
Tác-giả Tin Mừng Mát-thêu đã trưng rõ mối tương-quan đích-thực giữa Đức Giêsu và Khôn-ngoan Sophia và đẩy xa hơn khi ông nói về cung-cách hành xử của Ngài là hành-xử rất mực Khôn-ngoan; rồi từ đó, định-hình nên Ngài là Đấng Khôn-ngoan chánh-hiệu. Cũng nên xem Mát-thêu đoạn 11 câu 2-30, trong đó có ghi rõ các câu như:

“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng." 

Đoạn văn đây, vang dội từ sách Sirach đoạn 51 câu 23-26 trong đó có nói đến “Ách” của Sophia; và, vì thế ta mới có thể bảo: Đức Giêsu ở Tin Mừng Mátthêu ăn nói như Đấng Khôn-ngoan. Về chuyện Đức Giêsu được coi là Đấng Khôn-ngoan ở Tin Mừng Mátthêu, hãy tìm đọc cuốn sách do James D.G. Dunn viết có nhan-đề là: “The Partings of the Way” (Philadelphia: Trinity Press International, 1991), tr. 213-15; Johnson, “She Who Is, tr. 95-96 và nguồn tư-tưởng rút từ hai cuốn ấy.

26. Xem Schũssler Fiorenza, “In Memory of Her” , tr. 130-40 (đặc biệt là tr. 132-35). Về Đức Giêsu và Sophia có tính sử-học, cũng nên xem Johnson, She Who Is, tr. 156-58).

27. Xem Chương 3 sách này.

28. Xem Chương 2 sách này, tr. 29 và chú thích số 21.

29. Tác-giả John Dominic Crossan trong cuốn: The Historical Jesus: The Life of a Mediterranean Jewish Peasant (San Francisco: HarperSanFrancisco, 1991) tr. 287-92.

30. Ông Phaolô cũng mang tiếng xấu đối với một số học-giả Thiên-Chúa-giáo cận-đại. Đồng nghiệp (trong đó có cả một số các vị đang giảng dạy tại các chủng-viện) có nói với tôi là: trong khi phần lớn các sinh-viên tỏ bày hỗ trợ cho Đức Giêsu, thì một số khác bắt đầu học hỏi về Phao lô lại có thái-độ dứt-khoát tiêu-cực. Sự thể như thế là do nhiều yếu tố cộng thêm vào thái-độ này. Điều mà nhiều người nhận xét cho rằng ông Phaolô thường bận-tâm đến chuyện trừu-tượng và các vấn-đề tín-lý phức-tạp hơn là với lời “giảng dạy” giản đơn của Đức Giêsu.

Ông Phaolô được đánh-giá là người chống đối phái-tính, chống phụ nữ và chống đồng tính luyến ái. Hoặc giả, nhiều người lấy làm bất mãn ở chỗ họ từng thấy ông Phao lô sử-dụng lời giảng dạy và giáo-huấn của Đạo Chúa, thế mới lạ. Tất cả các điều này đều có thể hiểu được mặc dù phần lớn đều không phải đối với ông. Các đoạn văn gây khó chịu hơn cả, là: những thư không do ông viết, dù người ta cứ bảo là do ông viết ra (xem chương 3 chú thích 43). Hơn nữa, như tôi sẽ còn biện-luận thêm, bên dưới  sự khác biệt giữa ông Phao lô và Đức Giêsu là có sự giống nhau khá là tiêu biểu.

31. Thật khó mà biết được lý do nào khiến ông Phao-lô im tiếng về hoạt-động của Đức Giêsu. Như một số học giả, chí ít là những vị thuộc thế kỷ 20 này khi có yêu-cầu tìm-hiểu về Đức Giêsu lịch sử. Có câu hỏi là: phải chăng Ngài im hơi lặng tiếng là vì chỉ mỗi Đức Kitô Phục Sinh (chứ không phải Đức Giêsu –trước-ngày-Ngài sống-lại) mới thành vấn-đề đối với ông ta? Hoặc giả, sự im lặng đây đơn giản chỉ là kết-quả bản chất các thư do ông viết, chẳng hạn như: các thư gửi cộng-đoàn do ông lập nên? Có lẽ ông tự thân Phaolô cũng từng trao-đổi qua lại những gì quan-trọng hơn cả về Đức Giê su trước ngày Phục sinh rồi.

32. Giải án tuyên công nhờ ân-sủng là đề-tài đặc-biệt quan-trọng đối với ông Phao-lô trong thư Galát và Rôma.

33. Rôma 3: 24; Rôma 10: 4; Galát 5: 1;

34. Sự tương-phản thấy rõ giữa việc giải án tuyên công nhờ ân-sủng và giải án tuyên công qua việc làm có liên quan mật-thiết với một số tương-phản thấy trong thư do ông Phaolô viết. Là nhà suy-tư theo lối biện-chứng, ông Phaolô từng suy theo cách nghịch-ngạo: ân-sủng đối chiếu với luật-lệ, niềm tin với công việc, sự sống “trong Đức Kitô” đối với “sự sống nơi Ađam”, “hoa quả của Thần khí” với “công việc của xác-thể”, “tự do đối với nô lệ”. Tất cả những đối nghịch ấy đều là cung cách nói về hai phương-cách đối chọi triệt để của cuộc sống.

35. Xem Chương 4 tr. 79-80, qua đó tôi có ghi chú sự việc, là: trong vòng hội ngộ giữa những người đi Đạo, “niềm tin” làm sao phải đi đến chuyện hiểu được như một đòi hỏi mới thay thế cho đòi hỏi của “công việc làm” được. Tuy nhiên, nhằm chứng-thực việc ông Phaolô hiểu về “giải án tuyên công do ân-sủng ngang qua niềm tin”. Đó có thể là, niềm tin làm cho nó trở nên “hoạt-động”. Như thế làm sao hiểu được? Cũng là chuyện hay đẹp để ta nghĩ về niềm tin như “việc ghi nhận ân-sủng”, theo cả hai nghĩa của tự-vựng ấy. Ghi nhận đây có thể hiểu là “hãy đến mà xem” như ta thường bảo. “Nay, tôi nhận ra được ý-nghĩa mà quí vị muốn nói”. Niềm tin như sự thể của ân-sủng từ đó có nghĩa là: “Hãy đến mà nhận ra rằng Thiên-Chúa/thực-tại là ân-sủng”. Giả như có người không nhận ra được điều ấy, thì họ sẽ ở lại trong thế-giới của những đòi buộc, diễn-trình và phấn-đấu trong ưu-tư. Ít ra là, nhận ra sự việc có thể có nghĩa là “biến nó thành hiện-thực”, hoặc “hiện-thực-hóa sự việc”. Theo tôi thì, niềm tin cũng có được ý nghĩa này nữa, tức: hiện-thực-hóa hoặc làm cho lối sống mới trở-thành hiện-thực, tức đặt sự sống dưới ân-sủng Trên ban.

36. 1Cor 1: 12

37. Tiếp nối theo nhau, 1. Cor 1: 19, 23, 2: 12

38. 1 Cor 1: 23-24. Cũng nên bàn về lý-do tại sao việc “Đức Kitô chịu đóng đinh” lại là cớ vấp-phạm đối với người theo Do-thái-giáo. Ý-niệm về một Đấng Mêsia mà Mêsia ấy là chịu đóng đinh, về mặt bên ngoài, thì: sự thể này không được Do-thái-giáo chấp nhận; và từ đó, có lẽ trở thành một phối-hợp về ngôn-ngữ cũng khó mà thực-hiện được.

Chuyện này có thể xảy ra như một “công-án” được mọi người tính tới ở môn Thiền của Phật giáo. Hoặc nói đúng hơn, thì đó như một thứ tương-phản trải dài nhiều cung-cách suy-tư đã được chấp-thuận. Thế nên, có thể nói, đó là: thứ công án ở Đạo Chúa.

39. 1Cor 1: 30

40. Fiorenza Schũssler trong cuốn In Memory of Her” tr. 188-92; tác-giả ở đây đã cài đặt các câu ấy vào với dữ-liệu nền-tảng của bà, để biện-luận rằng: các phong-trào xảy đến trước thời ông Phaolô xuất-hiện/hoạt-động (tức vào thời rất sớm) đã nói đến “Kitô-học về Sophia” rồi. Tác-giả cũng trích-dẫn các bài ca vịnh hoặc các câu vãn đứt khúc trước cả thời của ông Phaolô như để phản-ánh thứ thần-học về Sophia: Phillíphê 2: 14-16; thư Do-thái 1: 3; thư thứ nhất Phêrô 3: 18-22; Gioan 1: 1-14.

41. 1 Cor 8: 6

42. Côlôsê 1: 15-17. Thư Côlôsê (cùng với thư gửi Giáo đoàn Ê phê sô và 2 thư Thessalônika) là những bức thư mà các học-giả từng chia rẽ nhau về chuyện bảo rằng: các thư ấy đều do chính tay ông Phaolô viết ra. Còn, bảo rằng: thư Côlôsê do ông Phaolô viết, thì điều này cho thấy: những sự việc kể ở trong thư ấy rõ ràng đã nối kết với tư-tưởng của ông Phaolô dù thư đó có do ông ta viết ra hay không. Muốn nhanh chóng tìm hiểu chuyện này, hãy đọc Victor P.Furnish: ở cuốn “Colossian, có trong The Anchor Bible Dictionary, nxb David Noel Freedman (New York: Doubleday, 1992) quyển 1 tr. 1090-96.

43. Đặc biệt nên đọc Dunn, Partings of the Ways, tr. 195-97.

44. Gioan 1: 1-18. Nếu như đoạn văn này lấy từ bài vịnh ca được cộng-đoàn tiên-khởi xướng hát, thì câu 6-8 là câu nói về ông Gioan Tẩy Giả. Chừng như câu này, do tác-giả thêm vào Tin Mừng.

45. Gioan 1: 1-4, 10, 14.

46. Cụm từ “Giêsu” lần đầu tiên qui về câu 14: “Lời đã trở nên người phàm
và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Ngài, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Ngài, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật.”
                     

Thật ra thì, những cụm từ này là truyện do tác-giả Gioan kể về thời ấu-thơ của Đức Giêsu. Nhiều người có khuynh-hướng muốn nghe toàn-bộ bài mở đầu Tin Mừng qui về Đức Giêsu được minh-họa câu chuyện trao-đổi xảy ra sau bài giáo án trong đó tôi có bảo rằng: Đức Giêsu lịch sử thông-hiểu mọi sự, tức cho rằng nhân-vật Giêsu ở thế-kỷ thứ nhất có lẽ từng quan-niệm rằng mặt đất là trung-tâm của vũ-trụ nên mới có hình-thù dẹp lép, vv…

Khi ấy, có học-viên giơ tay đặt câu hỏi với tôi, anh là một luật-sư người Đạo Chúa rất thông-minh, học-vấn rất cao, bảo rằng: theo ông nghĩ, hẳn Ngài cũng biết rằng mặt đất có hình tròn trịa và mặt trời mới là trung-tâm của hệ mặt trời, vv… Bởi, Đức Giêsu đã hiện-hữu vào buổi tạo thành trời đất rồi thì hẳn là Ngài “thấy được” việc ấy. Nền-tảng sự việc khiến anh ta nghĩ như thế là do đã đọc trọn vẹn chương 1 ở Tin Mừng Gioan như câu truyện qui về Đức Giêsu thành Nadarét vậy.  

47. Có thể, tác-giả lại cũng trích-dẫn những câu tương-tự. Câu 10 trong bài mở đầu của tác-giả Gioan có nói là: cả khi lời có mặt với thế-giới, “thế-giới cũng chẳng biết đến ‘lời’.” Thành thử, cùng với Khôn-ngoan Sophia. Truyền-thống Do-thái-giáo,người ta thường bảo là: chẳng ai biết Khôn ngoan Sophia là gì hết.

48. Xem Stevan Davies, trong cuốn The New Testament: A Contemporary Introduction (San Francisco: Harper & Row, 1988), tr. 169. Điều mà tác-giả đây cho rằng Khôn-ngoan” (cũng nhiều như hoặc hơn cả “lời”) lại nằm ở đằng sau bài mở đầu của ông Gioan, điều này cũng xưa lắm rồi; xem Samuel Terrien, The Elusive Presence (San Francisco: Harper & Row 1978) tr. 418 và nhiều nguồn được trích dẫn ở đó. Ông Davies cho rằng tác-giả Gioan sử dụng danh-từ “logos” ở giống đực chứ không phải giống cái cho Sophia là bởi vì Đức Giêsu thuộc nam-giới. Muốn tìm xem các câu luận bàn của tác-giả về lý do tại sao tác-giả Gioan lại chọn “logos” chứ không phải Sophia, xem Johnson, trong cuốn “Who She Is”, tr. 97-98.

49. Về sau lại có thêm một nối kết. Tiếng Hy Lạp dịch cụm từ “ngụ cư” một cách thẳng thừng thành “ngụ ở nhà tạm” hoặc “ở trong lều/bạt”. Đây là điều nói về Sophia trong sách Sirch đoạn 24: Bà “dựng lều ở” với dân Israel. Tầm quan-trọng của các phạm-trù về Khôn ngoan không giới-hạn trong Bài Mở Đầu của ông Gioan mà thôi, nhưng cứ bàng bạc trong toàn-thể Tin Mừng. Xem Dunn trong cuốn Partings of the Ways, tr. 226-27 và các nguồn trích ở đó.

50. Ngay thánh Augustin cũng không suy nghĩ về nữ-tính bén nhạy một cách tiêu biểu, khi ông nói đến Đức Giêsu như Sophia nhập thể, bảo rằng: “Bà được gửi theo một cách rõ ràng cho thấy Bà có thể cùng ở với các bản thể người; và Bà được gửi đi theo một cách khác, bảo rằng: Bà có thể cũng là bản-thể người cũng nên.” De Trin 4: 20.27; điều này được trích ở sách của Johnson, cuốn “She Who Is”, tr. 156-57.

51. Cũng nên xem thêm Schũssler Fiorenza trong cuốn In Memory of Her, tr. 134; và Dunn, ở cuốn Partings of the Ways, tr. 195: Khôn ngoan có thể là “phạm trù độc-nhất rất quan-trọng trong việc triển-khai Kitô-học thời sớm sủa nhất”.

52. Xem bài phỏng-vấn tác-giả  Sandra M. Schneider về các hình-ảnh mang đầy tính ẩn-dụ, nhiều phần biểu-lộ Thiên-Chúa trong Kinh thánh: “Thiên-Chúa lại Nhiều hơn là Nhị Vị Trọng Vọng và một chú Chim Câu”, US Catholic, số tháng Năm 1990, tr. 20-27. Tôi thấy đầu đề sách của Bà đặc biệt sáng-lạn.

53. Mỗi lần tính nói đến “Kitô-học về Đức Giêsu” (giả như điều đó có nghĩa là chỉ những chủ trương duy-trì ý-tưởng về chính mình giống một số cung-cách lượng-định về Ngài vào thời Sau Phục Sinh mà thôi), thì mọi người chỉ có thể bảo: “Có thể là như thế, nhưng cũng rất dễ để thấy đây là sản-phẩm của cả một cộng-đoàn”. Có thể điều này nói nhiều hơn bất cứ mọi điều trong truyền-thống đang khai-triển. Các đoạn văn mang tính “Kitô-học” đang phát-triển ở truyền-thống, thì “các đoạn văn mang tính Kitô-học” đây phải là điều đáng ngờ nói theo tính cách hệ-thống: bởi chúng tượng-trưng cho khu-vực vẽ lên hình-ảnh một cộng-đoàn và nghĩ rằng thời kỳ sau Phục-Sinh được khai-triển rất mạnh. Suy xét như thế, tôi muốn nhấn mạnh điều này, lại áp-dụng vào vấn đề Kitô-học một cách riêng biệt, chứ không nằm ở toàn-bộ truyền-thống Tin Mừng (tôi nghĩ: ta có thể đưa ra nhiều biện-chứng có tính sử-học cũng rất mạnh về nhiều phần của truyền-thống) cũng được nữa.

54. Để minh-họa cho những chủ-trương bảo rằng mọi ngôn-ngữ suy-tư Kitô-học, đều mang tính ẩn-dụ hết; tôi chia-sẻ câu truyện nghe được từ tác-giả John Dominic Crossan. Hôm ấy, có học-viên hứng chí giơ tay hỏi: “Thưa thày, thày có tin Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hay thày không tin chuyện ấy có thật?” Lúc ấy, Giáo sư John D. Crossan bèn trả lời: “Vâng. Tôi tin Ngài là Con Thiên Chúa, là Lời của Thiên Chúa và là Chiên Thiên Chúa.” Điểm nhấn nơi câu trả lời, thật rõ như ban ngày, dù người nêu ra câu hỏi hôm ấy không mấy cảm-kích, nên mới bảo rằng: “Thần-học-gia các ông tất cả đều cùng một lứa hết!”

Dù Đức Giêsu theo nghĩa chữ, không là “Chiên Thiên Chúa” (tức: Ngài không là loài chiên/cừu), và theo từng chữ rất nghĩa đen, Ngài cũng không là “Lời của Thiên Chúa” (điều này có nghĩa gì?); thành thử cũng thế, nói theo nghĩa đen thì: Ngài không là “Người Con của Thiên Chúa” (điều này nếu hiểu theo nghĩa đen có là sự thật không – tức: “Ngài là Người con trai” theo nghĩa chữ rất đen ở đây?) Đúng hơn, tất cả đều can-dự vào sự việc là: ta đang sử-dụng các hình-ảnh, đầy tính ẩn-dụ cũng rất nhiều.

                                                                                                        (hết chương 5)

Gs Marcus J. Borg biên-soạn
Mai Tá lược dịch.                            
         
       

No comments: