Wednesday, 21 March 2018

Gs Marcus J Borg: (Bài 25) Ảnh hình Đức Giêsu và hình ảnh cuộc sống người tín hữu


Chương 6
Ảnh-hình Đức Giêsu
và hình-ảnh cuộc sống người đi Đạo
(Bài 25)

Ngay khi bắt đầu viết cuốn này, tôi đã nhấn mạnh đến tầm quan-trọng của loại nối-kết mà bình thường ít ai chú ý đến sự việc diễn ra giữa ảnh-hình Đức Giêsu và hình-ảnh cuộc sống của người đi Đạo. Thật ra thì, mối quan-hệ gần-gũi giữa hai sự việc nói ở đây, đã bị đe dọa cũng trầm-trọng không ít. Một mặt, là: các trở-ngại ta thường gặp vốn đưa đến câu hỏi bảo rằng: ta nghĩ thế nào về Đức Giêsu ở đời thường, mà trước đây ta vẫn nghĩ?

Hình-ảnh Đức Giêsu mà tôi từng diễn-giải ở trang trước, vẫn khác với ảnh-hình mọi người có về Ngài, tức: một Đức Giêsu ta vẫn hằn in trong đầu, bấy lâu nay. Ngài biết rõ chính mình Ngài, tức: không phải toàn những chuyện ta thường nghĩ, rằng: Ngài là “Con Thiên-Chúa”. Và từ đó, có ý-định hoặc nhằm mục-tiêu cài đặt tính lịch-sử vào trong đó rồi bảo: Ngài có chết đi, mới cứu được lỗi-phạm của thế-giới. Và sứ điệp Ngài chuyển-tải, không phải để mọi người tin vào Ngài, cho đúng cách, mà thôi đâu.

Thật ra, nơi Ngài luôn tràn đầy Thần-khí. Là, bậc hiền-nhân/quân-tử chuyên lật đổ và là Ngôn-sứ xã-hội cũng như Sáng-lập-viên phong-trào mời người dấn bước đi theo, để được nghe giảng-giải về việc chuyển đổi quan-hệ với Thần Khí mà Ngài biết. Rồi, hiên-ngang đi vào với cộng-đồng xã-hội được định-vị bằng giá-trị nòng-cốt của tình thương-yêu vĩnh-cửu.

Dĩ nhiên, ảnh-hình Đức Giêsu ta vẫn có, đem cho ta hình-ảnh đủ mọi loại cho thấy cuộc sống người tín-hữu phần lớn là đặc-trưng/đặc-thù đã định-hình.

Chương cuối này, tôi sẽ viết rõ hơn hầu giúp người đọc suy-tư thêm về ảnh-hình Đức Giêsu và hình-ảnh cuộc sống tín-hữu trong đó gồm trọn Sách thánh, nhất là Cựu Ước. 

Có hai lý-do khiến tôi phải diễn-giải đường-lối này; một, là mục tiêu ban đầu khả dĩ đem đến cho mọi người chỉ mỗi ảnh-hình của Đức Giêsu khả dĩ tạo thành hình-ảnh cuộc sống của tín-hữu. Và, có một điều khác nữa, là: ta cũng hiểu đôi chút về Đức Chúa qua bối-cảnh được kể ở Kinh thánh. Và, các kiến-thức ta có được nhờ Sách Thánh, là những gì gây ảnh-hưởng lên mọi kiến-thức đúc sẵn về Đức Giêsu, thôi. Kinh thánh, là nguồn-gốc hiểu biết ta vẫn có lâu nay, về chính Ngài.

Thứ hai nữa, ta nên định-dạng Đức Giêsu và ảnh-hình tín-hữu thời tiên-khởi. Bởi, chính Ngài và người dấn bước theo chân Ngài đều đã đóng trụ vào với Do-thái-giáo và truyền-thống thánh-thiêng của Israel –ở Cựu Ước--  cốt tạo cung-cách tư riêng cho chính mình hầu suy-tư, xem xét mà phát biểu.

Nhằm mục-đích xem xét ý-nghĩa Kinh-thánh đem đến với ta và với họ, đã được các thần-học-gia giúp đỡ qua việc nhấn mạnh một cách tương-đối lên thần-học thánh kinh rất điển hình. Hai thập-niên qua, ta có phong-trào được biết dưới tên thần-học truyện-kể cũng kêu gọi mọi người hãy chú-tâm đến tính “kể lể” ở Kinh thánh hoặc cũng nói lên cùng một chuyện. Bởi thế nên, vai-trò chủ-động của “truyện kể” về thánh kinh Do-thái-giáo và kinh thánh ở Đạo Chúa (*1).

Điều này, thấy rõ qua 3 đặc-trưng Kinh-thánh, là: tạo cung-cách “kể truyện” kinh thánh như một tổng-thể, hầu nhìn vào bình-diện rộng/lớn hơn, thì sự việc này được coi như chuyện giản-đơn bắt đầu bằng truyện địa đàng và sự việc địa đàng biến-mất ở chương đầu sách Sáng Thế; rồi ngang qua truyện kể sẽ nói rõ hoạt-động cứu rỗi của Thiên-Chúa đối với dân Israel ngang qua Đức Giêsu, rồi kết-thúc bằng việc tập trung nhìn về địa-đàng được tái-tạo ở Cánh-Chung-luận.     

Tính tập-trung vào truyện kể ở Sách thánh, còn biểu-hiện nơi sự-kiện khác nữa là: nó bao gồm cả trăm truyện kể ở trong đó. Cuối cùng thì, Sách thánh bao gồm một số truyện kể được “phóng-đại” mức tối-đa –tức: gồm cả những truyện lúc ban đầu hầu định-vị mọi thứ tưởng-tượng ở đạo-giáo và nơi cuộc sống của chúng dân Israel thời xưa/cổ cũng như phong-trào của Đạo Chúa vào thời mới chớm.

“Thần-học kể lể”, không chỉ tập-trung vào trọng-tâm câu truyện được ghi lại ở Sách thánh mà thôi, nhưng còn phẩm-bình phần lớn nội-dung thần-học Kitô-giáo và lịch-sử cận-đại rất điển-hình từng làm lu-mờ hoặc che khuất đặc-trưng này. Thần-học kể lể, bằng vào khuynh-hướng nghiêng về ý-niệm-hóa mọi sự, đã tìm cách khai-thác ý-nghĩa cốt-tủy rút từ các câu truyện kể, để rồi diễn-giải nó bằng hình-thức không còn gì để kể nữa.

Thần-học kể lể, bằng cung-cách ở câu truyện kể, đã biến-dạng không còn tồn tại nữa. Công-cuộc nghiên-cứu lịch-sử thánh thời cận-đại, lại cũng để mất đi câu truyện kể, hoặc cách tìm cho ra tính sử nằm khuất sau câu truyện hoặc bằng các phân-tích thường làm biến dạng câu truyện kể bằng cách tập-trung vào chi tiết. Ở cả hai trường-hợp, truyện kể với tư-cách là câu truyện để kể, cũng biến-dạng dần.

“Thần-học kể lể” cũng tìm cách bắt/chụp lại đặc-trưng kể lể ở Kinh Thánh, dù đó có là phong-trào mới xảy ra đây thôi. Nhưng sự thực, thì phương-cách định-hình của nó đã mang nguồn-gốc xuất xứ từ một thời  xưa cũ, rất không xa. Nói rõ hơn, Kinh thánh đã có gốc-nguồn từ truyện kể và cả từ sinh-hoạt kể lể đủ mọi chuyện, là như thế.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng nên tưởng-tượng rằng: dân con đất nước Israel thời cổ-sử đã kể lại mọi câu truyện kể do tổ tiên các ngài từng kể lại ở cạnh lều trại có lửa đốt hun nóng, có cả nhịp trống vang rền, nữa. Hình-ảnh được kể ở đây, dẫy đầy tính lãng-mạn, khiến ta không có gì để ngờ vực, nhưng nó lại bắt chụp được sự thật, là: đa phần truyền-thống Thánh-kinh đã có gốc-nguồn xuất từ sinh-hoạt kể lể được chuyên chở từ thế-hệ này sang thế-hệ khác.

Thành thử, Tin Mừng lại cũng có khuynh-hướng chung chung và truyền-thống của người xưa thường kể về Đức Giêsu được chuyên-chở, dựa vào các câu truyện kéo dài nhiều thời cả vào lúc chúng trở-thành bản văn lịch-sử cũng không chừng.

Thêm vào đó, còn có đặc-trưng áp-dụng vào Kinh thánh không chỉ với gốc-nguồn của nó mà thôi; nhưng lại áp-dụng cả vấn-đề hỏi xem làm sao Kinh thánh lại có các trải-nghiệm kéo dài nhiều thế-kỷ về truyền-thống dân-gian ở Do-thái-giáo và Đạo Chúa nữa. Người bình thường sống vào thời có trước cả văn hóa in chữ, tức: trước thời mọi người sáng chế ra báo giấy cách đây hơn 500 năm, đều biết đến thánh kinh không từ văn-bản mà như câu truyện kể luân-truyền từ tai người này sang tai người khác.

Và, câu truyện kể được chuyên-chở cũng như trải-nghiệm theo cung-cách khác nhau, bằng mắt thấy, qua ảnh/tượng nghệ-thuật trong Đạo, đặc-biệt là từ cửa sổ bằng kính màu ở nhà thờ thời Trung Cổ và/hoặc các ảnh/tượng vào nhiều năm sau đó. Có thể là, các trải-nghiệm ấy được chuyển-tải qua âm-nhạc như bài vịnh hoặc ca khúc dân-gian; hoặc bằng môi miệng, như: các bài giảng ở nhà thờ hoặc nghi-tiết phụng-tự và lễ hội đình đám dọc suốt tháng ngày ở lịch phụng-vụ của Giáo-hội.

Như hình-thức riêng-tư của bài giảng lễ ở nhà thờ, nghi-thức kể truyện theo đường-lối riêng, luật Hội-thánh cũng đề-cập sự việc hỏi rằng: làm sao hành-xử cho đúng cách; hoặc nhờ nền thần-học/tín lý chuyên biệt để thông-hiểu và những gì khiến con em/cháu chắt mình dùng để tin.

Nhưng, thần-học truyện kể gợi nhiều tưởng-tượng hiện-diện bên trong con người qua đó có ảnh-hình đặc-biệt về thực-tại cuộc sống và nơi chốn ta sinh sống. Truyện kể ở thánh kinh lại cũng tạo hình-ảnh to lớn/cả thể về cuộc sống trong Đạo, là như thế.            

Thế nên, phần còn lại ở sách này, tôi sẽ mô-tả nhiều hơn những gì với tôi là truyện kể, tức: có tầm-mức quan-trọng về truyền-thống thánh-kinh. Hiểu được những chuyện như thế và xét làm sao những câu truyện như thế, lại có thể diễn-đạt cuộc sống tu-đức đều làm phong-phú-hóa đầu óc của ta về ảnh-hình Đức Giêsu, cũng như hình-ảnh cuộc sống tín-hữu ở thời trước.  

                                                                        (còn tiếp)

Gs Marcus J. Borg biên-doạn
Mai Tá lược dịch

                        


                   


No comments: