Frank
McCourt, văn sĩ người Mỹ đã đoạt giải Pulitzer
qua tác phẩm Angela’s Ashes (Đống tro tàn của Angela). Trong tác phẩm này, ông
đã tự thuật về cuộc đời thơ ấu bên Ái nhĩ Lan (Ireland).
Thủa
còn nhỏ, ông sống trong một gia đình rất nghèo với một ông bố nghiện ruợu. Vào
một buổi tối kia, mẹ sai ông đi tìm bố. Ông biết bố đang vui say với mấy ông bạn
của bố tại một quán nhậu bình dân. Truớc khi buớc vào quán nhậu, ông nhìn thấy
một người lính thủy thủ đã say mèm, đang nằm ngủ như chết ở gần cửa ra vào. Người
lính đó không làm cho cậu chú ý, cho bằng đĩa khoai tây và mấy miếng cá đã đuợc
chiên sẵn truớc mặt. Không cầm lòng đuợc, hơn nữa cơn đói khiến cậu bé Frank không
còn kiểm soát đuợc ý chí và những bài học đạo đức của mẹ. Cậu bèn vội vàng trộm
lấy đĩa khoai và mấy miếng cá chiên và trốn bên vệ đuờng ăn hết.
Sau
khi no thoả, cậu hối hận vì đã phạm tội ăn cắp. Với tinh thần sùng đạo của dân
Ái Nhĩ Lan, cậu đã đến xưng tội với một linh mục dòng Đa Minh. Sau khi xưng tội
và kể cho vị linh mục biết về hoàn cảnh nghèo đói của gia đình. Cậu vô cùng lo
lắng và hoảng sợ vì không thấy vị linh mục đó nói gì hết. Một bầu khí thinh lặng
thật nặng nề cứ từ từ trôi qua khiến cậu đã lo lại càng sợ thêm.
Cuối
cùng, bằng giọng từ tốn vị linh mục đó đã nói như sau: “Thật dễ dàng cho cha khi ngồi trong toà giải tội để lắng nghe tội của
con, cho việc đền tội và ban bí tích hoà giải. Ngoài những công việc nhẹ nhàng
này, đúng ra cha phải buớc ra khỏi nhà xứ, tìm đến ngươì nghèo, quì xuống mà lau
chân cho họ, chỉ vì nghèo mà họ có thể phạm vào tội ăn cắp như con. Hãy đi bình
an. Cầu nguyện nhiều cho cha.” Sau đó, vị linh mục ban phép lành cho cậu bé.
(trang 285, 1996).
Những
lời nói trên của vị linh mục dẫn chúng ta đến gần với việc mà chúng ta tuởng niệm
hôm nay. “Ðức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy
khăn thắt lưng mà lau.” (Gioan 13,5)
Thưa
anh chị em,
Đó
là bài học mà Chúa dạy chúng ta: Hãy phục vụ nhau, hãy rửa chân, rửa những vết
thương hôi thối, rửa những lỗi lầm, xóa bỏ những hận thù ghen ghét đã tạo nên sự
nghi kỵ và chia rẽ trong cộng đồng. Chúa rửa chân để dậy chúng ta bài học phục
vụ trong yêu thương. Những việc làm này là bổn phận của mỗi Kitô hữu.
Thật
vậy, đạo mà chúng ta đang theo là con đường mà Chúa đã đi. Con đuờng phục vụ.
Phục
vụ không yêu thuơng thì chỉ là những hành vi thỏa mãn cái tôi của mình.
Phục
vụ không cần báo đáp mới nói lên lòng hy sinh của mình. Vì thế, cách sống đạo
tích cực nhất mà chúng ta cần thực hiện là hãy ra đi phục vụ và trao ban và đón nhận tình yêu của nhau.
Phục
vụ như dì Sáu đã quên mình, không quan ngại đến sức khỏe của bản thân, chỗi dậy
đến với người bị bịnh cùi đang nằm ăn vạ bên vệ đuờng. Vì sao: yêu
Phục
vụ như hình ảnh của người mẹ đã hy sinh và trao ban những giọt máu cuối cùng để
cứu sống con của chị trên con đuờng di tản của cuộc chiến tại Việt Nam. Vì sao:
yêu
Phục
vụ như guơng sáng của các bậc làm cha làm mẹ sẵn sàng hy sinh để quì gối, rửa
chân cho những đứa con trong gia đình. Thức khuya, dậy sớm… cùng ăn cùng ngủ với
các cháu. Chấp nhận là người thua cuộc để chết đi cho các chọn lựa riêng của mỗi
ca nhân, sẵn sàng đồng hành để hỗ trợ cho ý định và ước muốn của các con. Vì
sao: Yêu
Phục
vụ như guơng của cha Maximilian Kolbe đã hy sinh cuộc đời để cứu sống người bạn
tù. Yêu
Đó là những chứng từ cho ta
biết yêu không phải là việc để bàn. Nhưng, đó là việc để sống.
Nhưng
làm cách nào để có thể thực hiện đuợc điều dậy bảo và guơng sáng của Chúa trong
việc phục vụ, hay nói cách khác là điều gì đã ngăn trở chúng ta ra đi, quỳ gối mà rửa chân cho người khác.
Chúa
cởi bỏ áo choàng…. Nói lên cuộc sống tự hạ, hy sinh của Chúa. Lối sống của Chúa
là lối sống mở ra để đón nhận mọi lớp người. Trong tình yêu của Ngài thì không
có biên cương, không bị giới hạn và trói buộc bởi hệ thống cơ cấu. Sự sống của
Ngài là sống cho và sống với người khác; đặc biệt là những kẻ bị bỏ rơi, những
người bị người khác liệt vào hạng tội lỗi.
Thiên
Chúa và tha nhân đang chờ đợi bàn tay yêu thương, vỗ về, săn sóc và an ủi của
chúng ta. Qua viêc làm trong yêu thương, chúng ta sẽ xoa dịu một phần những vết
hằn mà người khác đang phải gánh chịu. Yêu thương là thế đấy.
Việc
dấn thân ra đi phục vụ trong yêu thương như thế có tính cách của một sự tái
sinh, trở về với Chúa và đổi mới cuộc đời. Và qua việc phục vụ, chúng ta dễ
dàng gặp Chúa hơn, một cuộc gặp gỡ thân mật để ta được tham gia vào sự sống của
Chúa, được nên con ngoan của Chúa hơn.
Giờ
đây, tôi thành khẩn xin anh chị em cùng bắt tay nhau lên đường thực hành điều
Chúa truyền dậy hôm nay. Xin Chúa Giêsu, trong lễ tiệc ly này tiếp tục hiện
diên với chúng con. Vì chỉ có mình Ngài là Đấng mà chúng con đang mong đợi.
Chúng con tin Ngài. Chúng con yêu Ngài. Chúng con đón Ngài và xin Ngài ở lại
mãi trong con. Vì trong Người, chúng con cảm nhận được sự ngọt ngào của tình
yêu. Amen
No comments:
Post a Comment