*
Sau
kỳ nghỉ hè tháng 9 năm 1934, tôi vào Nhà Tập các thày Dòng Đa Minh toạ lạc ở Ghent. Hôm ấy, có Ba và tôi cùng đi và cụ
trao tôi cho các linh-mục ở đây. Cuộc sống nơi này thật khắc-nghiệt: kinh Thần-vụ
khởi sự từ nửa đêm, tôi phải ăn chay kiêng thịt từ ngày 14 tháng Chín, lễ Suy
tôn Thánh Giá cho đến lễ Phục Sinh, mới thôi. Mỗi sáng chỉ được phép ăn có mỗi
mẩu bánh mì nhỏ. Đến cuối năm Nhà Tập, người tôi vỡ vụn thành từng mảnh.
Tôi
thường lên cơn kích ngất không biết gì. Ngủ vùi suốt buổi suy niệm Lời Chúa
nghiêm-trang là chuyện thường xảy đến với tôi. Kịp đến năm được 20 tuổi, sức
khoẻ của tôi đã đến hồi nguy-kịch. Nhà nguyện nhỏ của Tập Viện chỉ có mỗi 8 tập-sinh
thôi mà sao như vẫn không đủ dưỡng-khí cho mọi người hít thở. Tôi hay ngất xỉu
ngay trong nhà thờ, cứ thường xuyên như thế, rất nhiều lần. Tôi lại bị chứng thiếu
máu rất nghiêm-trọng, nên được phép khỏi phải ăn kiêng, nên cũng hồi-phục sức
khoẻ phần nào.
Tôi
bắt đầu học triết có sự dẫn-dắt của Giáo sư De
Petter. Cắm sâu theo truyền-thống, lối giảng dạy của ngài cực kỳ mở rộng với
thế-giới cận-đại. Ở Louvain, ngài từng
chuyên về môn hiện-tượng-luận. Ngài dự-trù lập thuyết tổng-hợp giữa học-thuyết
Tôma và môn hiện-tượng-luận của Husserl.
Trên hết mọi sự, ngài là nhân-chủng-học, có khả-năng xây-dựng thuyết tổng-hợp
giữa các thành-tựu tân/cổ. Khi ấy, rõ ràng là tôi bị lực hút cuốn theo các bài
dạy của ngài.
Tôi
học triết suốt 3 năm trời, và trước khi khởi sự môn thần-học ở Louvain, tôi đi
quân-dịch mất 1 năm, trong thời-gian này mỗi chiều có một số giáo-sĩ đến giám-quản
chúng tôi chừng vài tiếng để tôi theo đuổi các môn thần-học định ra cho tôi.
Các sinh-viên bên Thệ-Phản và thày giảng Do-thái-giáo cũng được thế. Vậy là sau
đó, tôi được chịu chức linh-mục vào năm 1941 chỉ sau hai năm thần-học thôi, bởi
năm thần-học trong thời-gian quân-dịch cũng được tính vào trong đó, để phong chức.
Cứ
như thế, tôi lại được tiếp-tục học thêm thần-học tại nhà học Dòng Đa Minh ở
Louvain. Vào những năm này, lại có các cuộc nghiên-cứu học-hỏi về thứ học-thuyết
kinh-điển rất Tôma Akinô.
Suốt
hai năm trời, tôi trở thành một loại giảng-viên về thần-học, nghĩa là tôi được
phép dạy, tại nhà học thuộc Dòng Đa Minh. Thế chiến thứ hai kết-thúc vào năm
1945, tôi được gởi đi học ở Le Saulchoir và
Paris để lấy bằng tiến-sĩ.
Các thần-học-gia tên tuổi
gặp nhau ở trường
Đến
trường, tôi được gặp các nhà thần-học tên tuổi như: Marie Dominique Chenu (*1), Yves Congar (*2)… Trên cả mọi người, bậc
thày Chenu có ảnh-hưởng rất lớn. Ngài
không phải là giáo-sư giảng-dạy tại trường Le
Saulchoir lúc ấy bởi lẽ vào tháng Hai năm 1942 ngài bị lỡ mất cơ-hội đứng lớp
theo lệnh của Toà Thánh La Mã. Khi đó, ngài làm giáo-sư tại trường École des Hautes Études.
Tôi
có mặt tại Le Saulchoir, gần Paris chỉ vào các ngày Thứ Hai mà thôi;
những ngày còn lại trong tuần tôi phải ở lại Paris rồi đến trường Sorbonne,
nơi có các bậc thày tên tuổi đang dạy tại đó, như: René Le Senne, Louis Lavelle, Jean Wahl. Với sự hướng-dẫn của thày Chenu, tôi đọc về thánh Tôma theo viễn-tượng
lịch-sử chứ không chỉ mỗi văn-chương mà thôi, nghĩa là trong bối-cảnh triết-học
vào thời ấy.
Tại
Le Saulchoir tôi học cách nắm bắt các
vấn-đề từ tầm nhìn lịch-sử. Trong các môn tôi học, cứ tuần tự, tôi đi từ Cựu-ước
đến Tân-ước, rồi đến giáo-huấn của các giáo-phụ, của thánh Tôma và của thời-đại
sau Công đồng Triđentinô. Tôi xác tín rằng niềm tin và các tư-duy về niềm tin
phải tiếp-cận gần gũi với thánh truyền.
Khi
ấy, tôi chỉ đến lớp của triết-gia Étienne
Gilson để học về Dante, thánh Tôma, thánh Bônaventura và Duns Scotus là
những vị thuộc tầm-kích quan-trọng tuyệt mức trong địa-hạt nghiên-cứu thời
Trung Cổ. Đó là những vị từng mở rộng tầm-kích lịch-sử cho riêng tôi.
Chú thích*1: Marie
Dominique Chenu thuộc Dòng Đa
Minh (1895-1990), quản-nhiệm một phân-khoa thuộc trường Le Saulchoir từ năm 1910 đến 1942. Ông là tác-giả cuốn “Le Saulchoir, một trường Thần-học” (1937),
và là người được đưa vào Danh-mục tháng Hai năm 1942. Ông còn là chuyên-gia của
Công đồng Vatican 2 và từng viết nhiều sách trong đó có cuốn Towards a Theology of Work (1955) (tạm dịch
là “Hướng về nền Thần học Lao-động”), Theology
as Event in the Thirteenth Century (1927) (tạm dịch là: “Thần-học như Sự-kiện
ở thế-kỷ thứ 13)
Chú thích *2: Ông thuộc Dòng Đa Minh Pháp sinh năm
1905, một trong các học-trò của Chenu tại
đại-học Le Saulchoir, là Giáo-sư môn
Thần-học Nền-tảng và Giáo-hội-học ở trường này từ năm 1931 đến 1954. Ông bị Toà
Thánh La Mã giáng chức, bèn đi Israel, Giêrusalem và rồi đến Anh Quốc,
Cambridge. Sau lưu-đày trở về, ông được Gm thành Strasbourg đón tiếp và ở đó
ông dạy thần-học tại đại-học-đường cho đến năm 1958. Ông lại cũng là chuyên-gia
Công Đồng và là tác-giả rất nhiều sách về Giáo-hội-học như: True and False Reform of the Church (1950)
tạm dịch là “Đúng và sai trong Các Cải-cách ở Giáo-hội”, Towards a Theology of the Laity (1953) (tạm dịch là: “Hướng về một
nền Thần-học Giáo-dân”; và về Đại kết như Diversity
and Communion (1982) tạm dịch là Đa Dạng và Hiệp-thông; I believe in the Holy Spirit (3 tập,
1979-1980) tạm dịch là: “Tôi vẫn tin vào
Chúa Thánh Linh.
Cũng tại Louvain
Tôi
trở về Louvain vào năm 1947. Và, trong những ngày đứng lớp, tôi nhớ đến
kinh-nghiệm nói tiếng Pháp và nhớ cả chuyện lập phương-án trình-bày thuyết Tôma
theo chiều-kích lịch-sử.
Tôi
chịu trách-nhiệm toàn-bộ các khoá giảng về thần-học tín-lý. Nói thế có nghĩa
là: trong 4 năm trời, tôi dạy đủ mọi thứ từ thần-học tạo-dựng cho đến
cánh-chung-luận, và rồi cứ thế tiếp-tục thực-hiện công-trình này trong 10 năm
trời, không kém.
Tôi
đã tập-trung tự mình học-hỏi Kinh Sách. Nói chung, tôi đã học được nhiều sự từ
nhà chú-giải lừng-danh của Louvain là tác-giả Lucien Cerfaux. Dần dà, tôi cũng quen biết một số nhà chú-giải người
Đức nhờ cung-cách thành-lập *3 khoa
phê-bình và viết luận-văn phê-bình nữa *4.
Nay,
xin mạn phép trở ngược về với quá khứ. Số là, từ khi về lại Paris và sau đó dạy
tại đây nguyên 1 năm, tôi được bổ-nhiệm là giám-đốc tinh-thần cho sinh-viên.
Tôi làm giáo-sư chuyên mọi chủ-đề về tín-lý, có nhiều giờ giảng-dạy ở trường và
làm cha giải-tội cho trường, tức lo linh-hướng cho ít nhất 60 sinh-viên. Có lúc,
tôi làm cha giải-tội cho các dì phước và trong sáu năm liền giải-tội cho các bạn
tù, nữa. Cộng lại, cũng là một mớ công-tác không nhỏ, ít ai sánh kịp. Thế
nhưng, đó là thời vàng son của tôi mà thôi.
Tôi
tự định-vị với giới sinh-viên, đồng-hành tốt đẹp với họ. Lúc ấy, các anh chị
này lại khác-biệt hẳn mọi giáo-sư và bề trên trong trường. Tham-gia hết mình với
anh chị em này, tôi không còn cơ-hội để liên-lạc với các thày Dòng của tôi nữa.
Tôi sống với sinh-viên, cùng bàn ăn uống với họ, vui chơi/trò chuyện với họ,
tôi đạt xác-tín là mình phải tái cấu-trúc cuộc sống của người sinh-viên.
Tôi
từng nói với nhiều người, rằng: thần-học của ta là phải biết phục-vụ để hoàn-thành
điều gì đó, mới được. Tôi cũng từng là Trưởng ban Biên tập tờ Nhật-ký về đời
linh-đạo mang tên là Tijdschrift voor
Geestelijk Leven. Nay thì, mọi lời bình-phẩm đều như mưa đổ tràn xuống trên
đầu tôi và tôi bắt đầu gặp khó-khăn, cũng không ít. Khi ấy, đã có vấn-đề xung-khắc với các bề
trên, do tôi cho rằng các loại kỷ-luật họ đưa ra đều đã lỗi thời rồi.
May
thay, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã đứng sau bảo vệ tôi. Chủ-thuyết bảo-thủ rất ư là
cứng ngắc, chèn ép mọi người không ngừng nghỉ. Tôi phản-chống mọi tấn-công từ
các vị bảo-thủ thêm mười năm hoặc hơn nữa. Tôi có cảm-giác như mọi liên-hệ của
tôi với các em sinh-viên đều quan-trọng. Tất cả đều hồn-nhiên, chân-phương, tốt
lành.
Vào
công-hội tỉnh của Dòng, tôi bị khiển-trách rất nặng-nề, nghiêm-trọng đến độ cha
Giám tỉnh mới đã phải mang vụ việc này qua La Mã. Khi ấy Bề Trên Tổng Quyền của
Dòng là cha Suarez đã lắng nghe sự việc
từ vị này. Ngài thông hiểu và nói với vị Giám Tỉnh của tôi phải “treo chén”
tôi. Ngài đi ngược lại Hiến Chương của Dòng, vốn dĩ phán rằng: luật lệ của
công-hội Tỉnh phải được tuân-thủ.
Luật
Dòng vẫn tồn-tại, nhưng Bề Trên Tổng Quyền lại nói: ta phải bãi bỏ luật ấy và
thay bằng luật mới thích hợp hơn. Bề Trên Giám Tỉnh lại đã hỏi tôi theo
cung-cách thân-thiện bảo rằng tôi nên tham-gia dự-phần vào cuộc sống của Dòng
nhiều hơn, mới phải. Và, tôi đã nghe theo ngài làm thế.
Chú thích:
*3: Lập nhóm phê-bình là phương-pháp trước nhất được mọi nhà
chú-giải người Đức sử-dụng. Việc này đặt nền-trảng trên việc giả-định trước là
Tin Mừng được thành-lập từ các mảng rời từng có trước khi xuất hiện văn-bản Tin
Mừng.
*4: Luận-văn phê-bình là phương-pháp tìm cách khám-phá ra
toàn-bộ ý-niệm của mỗi vị viết lên luận-văn riêng rẽ (tức tác-giả Tin Mừng).
Tại Nijmegen Hoà Lan
Giáo-sư G.Kreling, người chuyên dạy về
tín-lý/giáo-điều tại Đại học Công-giáo Nijmegen,
đã gần ngày về hưu nên cố ý tìm người thay thế. Phân-khoa Thần-học xét rằng tôi
là ứng-viên có giá nên đã đề-nghị theo ý-kiến của Giáo-sư Grossouvw.
Giám
tỉnh Dòng Đa Minh chống lại việc này, rồi nói: “Tôi cần cha là Giám-đốc Linh-đạo cho Sinh-viên.” Vào dạo ấy, tôi
đã huấn-luyện cho 150 sinh-viên rồi còn
gì. Các em vẫn cứ gọi tôi là “Cha
Linh-Giám”, hoặc đơn-giản chỉ mỗi tên tục: “Edward”. Sau đó, có bức thư được viết từ nhà Nijmegen gửi Bề Trên Tổng Quyền, Cha Brown sau này làm hồng y, có trả lời rằng: “Khi sĩ-tử Dòng Đa Minh có cơ-hội làm giáo-sư đại-học thì vị ấy phải nhận
vai-trò này.”
Tôi
yêu-cầu hỏi Bề Trên Tỉnh miễn-chước để tôi đi. Và lúc ấy, tôi bèn đến với Bề
Trên này và nói với ngài rằng: tôi sẵn sang đi Nijmegen, thì ngài trả lời: “Trên
cương vị Giám tỉnh, tôi có trách-nhiệm trong nom toàn tỉnh Dòng, và xem ra ở
đây đang cần đến Cha. Thế nên, tôi chống lại việc thuyên-chuyển này. Nhưng vì lợi
ích của toàn Dòng, Cha được gọi đi bất cứ nơi nào cần đến, tôi vẫn toại-nguyện
với lệnh ấy.”
Tôi
được bổ-nhiệm làm Giáo-sư Tín lý và Lịch-sử Thần-học cho trường Đại-học Công-giáo ở Nijmegen năm 1957.
Tôi đến đấy, nhà Albertinum vào tháng
Giêng năm 1958 và sau 3 tháng mới khởi-sự chương-trình dạy thần-học ở đó. Tất cả
như hoàn-toàn mới mẻ đối với tôi, kể cả ngôn-ngữ. Dù tiếng Flamand và Hoà Lan
cùng chung ngôn-ngữ, nhưng vẫn có một vài khác-biệt về văn-phạm và cách
phát-âm, cũng giống như tiếng Anh của người Ăng-Lê và người Mỹ, hơi khác nhau một
tí chút.
Cha thấy chung quanh
thế nào?
Tôi nghĩ chính cha từng
nói đây như thể quay về thời Trung Cổ, phải không?
Đối
với, đây là thứ văn-hoá dự-phần mới mẻ. Sau khi tách nước Bỉ khỏi Hoà Lan vào
năm 1839, hai nước này gia-tăng mối khác-biệt về văn-hoá và theo đuổi phần
riêng-tư của nước mình. Khi ấy, tôi có cảm-tưởng như Hoà Lan có vẻ chính-qui, cứng-cỏi
và mang tính-chất Calvin nhiều hơn. Thế nhưng, theo tổng-thể thì tôi cũng chẳng
gặp khó là bao khi phải phục-tùng.
Những
năm thần-học Công-giáo ở Hoà Lan hầu như đó là chuyện không hiện-hữu, khá
nghèo-nàn. Tôi đến từ nước Bỉ, ở đó nền triết-học và thần-học đã đạt lĩnh-vực học-thuật
khoa-bảng khá cao-cấp. Người người chỉ cần nghĩ đến Đại-học-đường Louvain mà
thôi. Còn, Đại-học Nijmegen còn quá mới,
chỉ xuất-hiện từ năm 1923 mà thôi.
Khi
tôi khởi công dạy học, trường Đại-học chỉ có mỗi hai ngàn sinh-viên nhưng nay
lên đến sáu ngàn. Thần-học của tôi có tính-chất cấp-tiến so với nền thần-học dạy
tại đó. Tôi đã thử không tính-toán toàn-bộ phần tín-điều mà chỉ phân-tách lịch-sử
hầu khám-phá ra hành-động cứu-chuộc của Thiên-Chúa, và mang theo ý-tưởng này
trong đầu mình, thì tôi mới trở về lại với hiện-tại được.
Thần-học-gia
nào cũng phải suy-tư theo tình-huống hiện-tại của mình, đối đầu với các vấn-đề
nổi lên ngày hôm nay, nếu không thì cũng chỉ như phung-phí lời nói mà thôi. Tôi
có nói như thế trong các bài dạy và các buổi thảo-luận này khác. Vào lúc các
sinh-viên nổi dậy, mỗi Thứ Tư tôi đều có giờ dạy về các vấn-đề nóng cháy, rất
như thế.
Sự
việc trước tiên tôi từng làm, là: bắt đầu cho in tờ Nhật ký Thần-học mới gọi là
Tijdschrift voor Theologie, qua đó
tôi làm Chủ Biên: tờ này đối lập với tờ báo mang tên Studia Catholica. Số báo đầu tiên có đăng bài khảo-sát về nền thần-học
mới: đạo-đức-học, khoa chú-giải và tín-lý. Đó là chương-trình dành cho toàn
khoa. Báo mới này chắc chắn không thể nói được là một tờ báo cho toàn khoa được,
nhưng nó cũng là cung cách diễn-bày theo đường-lối hoàn-toàn mới.
Thế cha có từng say
mê viết lách không?
Có
đấy. Như tôi đã nói với anh, trong khi tôi còn là chú bé học sinh tại trường
Dòng Tên ở Turnhout tôi đã bắt đầu viết
rồi; và khi ấy, với tư-cách học-trò tôi chỉ viết về thần-học và linh-đạo, không
lâu sau đó tôi mới cho in một số các nghiên-cứu khảo sát, thôi. Đối với tôi, viết
lách là bản-chất tự-nhiên thứ hai của tôi. Tôi rất thích làm việc ấy.
(còn tiếp)
Lm Edward
Schillebecckx chuyện
trò với Francesco Strazzari
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment