Friday, 12 May 2017

Lm Edward Schillebeeckx: Thần-học-gia toại-nguyện (Bài 7)Hồng y Alfrink và Đức Phaolô Đệ Lục



Thần-học-gia toại-nguyện,
người đó chính là tôi

*
Hồng y Alfrink
và Đức Phaolô Đệ Lục
(Bài 7)

Có thể nói, giữa Đức Phaolô Đệ Lục và Hồng-y Alfrink vẫn có mối giao-hảo, rất đặc-biệt. Ngay từ buổi họp khoáng đại giai-đoạn đầu Công Đồng, khi ngài Montini còn làm Tổng Giám-mục Giáo-phận Milanô, thì: Hồng y Alfrink đã được mời đến Milanô thường xuyên giảng-dạy và mọi người đều đã thấy tình đệ-huynh ở giữa hai đấng rồi.

Chắc chắn một điều là: Hồng y Alfrink từng ngưỡng mộ Đức Phaolô Đệ Lục hơn Đức Gioan 23 rất nhiều. Cả hai vị đều là các nhà trí-thức trừu-tượng nhưng thường hay để ý đến các vấn-đề của thế-giới và của Giáo-hội. Cả hai vị đều cực-kỳ bén-nhạy và dáng vẻ bên ngoài các vị tuy trầm-tĩnh đến độ lạnh-lùng, nhưng bên trong nội-tâm lại rất sôi-sục.

Tâm-tính Hồng-y Alfrink tuy say mê công việc suy-tư, trí-óc nhưng đôi lúc ngài lại hay có nhưng câu nói khôi-hài lại cũng tàn-nhẫn với một số người. Như vào lần đó, khi ngài đối-xử với Giám-mục Bekkers một cách tệ hại không thương tiếc. Giám mục Bekkers vốn dĩ xuất thân từ làng quê/thôn-dã thích bỏ giờ về các nông-trại sống giữa chim muông, loài thú. Ngài đặc biệt thích nuôi ngựa. Hồng y Alfrink nhiều lần cũng về trang trại để gặp ngài. Bản thân tôi, nhiều lần cũng có dịp tới đó.

Có lần, Hồng y Alfrink nói xỏ xiên một cách tế-nhị với Giám mục Bekkers những câu như: “Chúng nó chọn cho ngài một con ngựa rất ư là thông minh, đĩnh đạc.” Giám mục Bekkers hiểu ý Hồng y có ý nói xỏ mình, nên nhiều lúc cũng bực mình coi đó như lời lăng-mạ vì nghĩ mình không là nhà khoa-bảng và cũng biết rằng chẳng ai coi mình là người trí-thức hết.

Tôi cũng đã vài lần chỉ trích thẳng Hồng-y Alfrink về tâm tính này của ngài. Ông có hơi sợ Đức Phaolô Đệ Lục, có thể nói ông hãi sợ đến độ không dám yêu cầu ngài triệu-tập phiên-họp khoáng đại bao giờ hết. Ngay vào thời Giáo hội yêu-cầu cả hai đấng cho biết ý-kiến về tình-hình của Giáo-hội Hoà Lan, nhưng không thành. Riêng tôi, lâu nay không có khả-năng hiểu được tại sao Hồng y Alfrink lại sợ Đức Phaolô đến thế. Cũng có thể, vì ngài đến từ đất nước bé nhỏ và khe khắt của Calvin và chính ông lại cũng là người ủng-hộ học-thuyết của nhà cải-cách John Calvin, cũng rất mạnh.

Lần đó, viện-trưởng trường Cao-đẳng của Hoà Lan có bảo với ngài rằng: “Chúng tôi cần ngài đi gặp Đức Giáo Hoàng để cắt-nghĩa và đích-thân nói rõ cho Đức Giáo Hoàng hiểu tình-hình của bọn mình.” Và, cả tôi nữa, nhiều lúc cũng thường nói: “Thưa Hồng-y, ngài phải đi nói với Đức Giáo-hoàng về chuyện này hoặc vấn-đề ấy nữa.” Thế nhưng, ông ấy không đồng ý làm thế. Ngay đến Hồng y Ottoviani cũng khuyên ông làm thế (*9).

Cuối cùng thì, khi ông đi Rôma hội-kiến Đức Giáo Hoàng, xong rồi mới hài-lòng. Sau Công Đồng, tôi cũng bị gọi lên Rôma để làm sáng-tỏ chuyện Đại-học Công-giáo ở Nijmegen. Lúc ấy, tôi làm chủ-tịch Uỷ-ban Đại-học và tôi chủ-trương bênh-vực chọn thái-độ cởi-mở của trường này. Vị Bộ trưởng thánh-bộ Giáo-dục Công-giáo ở Rôma (chuyên-trách chủng-viện và các viện đại-học) lúc ấy là Hồng y Garrone (*10).
Giáo-sư van der Ploeg, một tu-sĩ Dòng Đa-Minh từng sống ở Nijmegen nhưng lại không có liên-quan gì với nhà dòng này, đã tố-giác tôi với Rôma. Ông này đã dịch ra tiếng Pháp một cách cẩu-thả bản tường-trình của Uỷ ban này và gửi nó đến Hồng y Garrone chính vì thế nên tôi buộc phải đi Rôma để làm sáng-tỏ tình-hình của Đại-học này. Trong lúc đó, thì Hồng y Seper khi ấy là Bộ trưởng thánh-bộ Giáo-lý Đức Tin (*11) ra lệnh cho Hồng y Alfrink phải đi Rôma trình diện.

Vấn-đề đặt ra là về hôn-nhân của Giáo-sư Grossouw, nhà chú-giải lừng danh từng viết nhiều sách, trong đó có cuốn nói về kết-quả của việc mở rộng Giáo-hội ở Hoà Lan. Một tác-giả viết về chuyện thiêng-liêng của Sách thánh, được cả ngàn độc giả đón đọc như Giáo sư Groussow là người đã phải lòng yêu thương rồi có ý-định kết hôn với người mình thương yêu. Ngày giờ tổ chức lễ hôn-phối đã được ấn-định; nhưng, trước đó 4 ngày, Hồng y Alfrink nhận được bức điện-tín do Hồng y Seper gửi, bức điện ấy yêu-cầu Giáo-sư Groussow phải từ-nhiệm vai-trò giáo-sư tại Đại-học Nijmegen.

Hồng y Alfrin  đã chuyển đến cho tôi và nói cho tôi hay về chuyện này. Nghe vậy, tôi bèn nói: “Thưa ngài, mọi việc đã được sắp xếp cho tiệc cưới rồi.” Hồng y Alfrink không nói cho giáo sư Grossouw một tiếng nào. Bức điện-tín có ghi rõ về điều-kiện ắt và đủ về hiệu-năng của đám cưới bảo rằng: Giáo sư Grossouw  phải ngưng không được phép dạy học nữa.

Thấy thế, tôi bèn nói với Hồng y Alfrink rằng: Toà thánh La Mã không thể đặt điều-kiện về hiệu-năng của hôn-nhân như thế được, bởi lẽ luật-pháp thông-thường có trước mọi toan-tính/sắp xếp của Giáo-hội chứ.

Hồng y Alfrink cũng đồng quan-điểm với tôi, nhưng ông lại giữ im-lặng không nói gì về tình-hình nội-bộ cho Giáo sư Grossouw biết, nên giáo sư nhà mình cứ thế tiến-hành lễ hôn-phối trong bầu-khí long-trọng đầy thương yêu, như không có gì xảy đến. Tôi vẫn đến, mang ít nhánh hoa đặt trước bàn thờ Đức Mẹ để mừng chúc. Giáo sư Grassouw chẳng biết mô tê gì về bức điện-tín ấy mãi cho đến khi tôi kể cho ông nghe chuyện này, về sau.

Tôi gặp Hồng y Alfrink ở Rôma, ngay trước cổng trường Cao Đẳng của Hoà Lan, trên chuyến ông quay trở về tiếp chuyện với Hồng y Seper. Ông chỉ cười trừ, cách dễ thương. Ông có kể lại cho tôi nghe biết về cuộc gặp mặt này và chuyển cho tôi lời lẽ của Hồng y Seper, nói như sau: “Thưa ngài, trên cương-vị của người mục-tử tôi hẳn cũng sẽ làm y hệt như ngài, thôi.” Quả là, trong các tình-huống có hơi khó khăn đến thế nào đi nữa, thái-độ của Hồng y Alfrink bao giờ cũng xử sự như chàng trai trẻ, nhỏ tuổi. Ông từng sống trong trạng-thái lúc nào cũng lo-âu, u-sầu hết.


Thế, ngài có nhớ gì về
Đức Phaolô Đệ Lục không đấy?

Vào Công-nghị Mục-vụ trên toàn nước Hoà Lan năm 1971 hoặc 1972, đa số các nghị-viên đều muốn tách-rời chuyện bắt buộc sống độc-thân khỏi chức linh-mục. Công-nghị này đòi hỏi Rôma chọn vấn-đề độc-thân linh-mục đưa vào nghị-trình hội họp.

Khi ấy, đã thấy nhen nhúm một tranh-luận sôi-nổi giữa Toà thánh và Hoà-Lan, vấn-đề này còn đi xa hơn nhiều chuyện bức thư của hàng Giám-mục nước này vào năm 1960  khi đề-cập đến ý-nghĩa của Công Đồng. Tổng-trưởng ngoại-giao Villot (*12) khi ấy đã bảo-vệ lập-trường của Hồng-y Alfrink và khuyên Đức Giáo-hoàng là đừng nên ra tay hành-động gì hết.       

Thế là, Hồng-y Alfrink đi Rôma gặp Đức Giáo-hoàng tường-trình và cắt-nghĩa cho ngài hiểu rõ đòi hỏi của Công-nghị Mục-vụ này về chọn đời độc-thân linh-mục. Lúc ấy, Đức Giáo hoàng bèn nói: “Theo lập-trường của tôi, thì sống đời độc-thân linh-mục phải là chọn lựa, thế nhưng tôi không muốn được lịch-sử ghi-nhận rằng tôi là vị Giáo-hoàng đã phá bỏ chức độc-thân bắt buộc.” Ngài nói rõ ràng là như thế.

Năm 1965, tôi có viết cuốn “Chủ-trương Sống đời Độc-thân Linh-mục của Giáo-hội” ngay sau khi được Hồng-y Alfrink kể rõ những gì Đức Phaolô từng nói, với chủ-đích chuẩn-bị cho người Công-giáo Hoà Lan sẵn-sàng việc tách-bạch chuyện bắt buộc sống độc-thân khỏi việc phong-chức cho linh-mục cho rạch ròi.

Ý của tôi khi ấy muốn bảo rằng: làm thế là để chuẩn bị cho mọi người biết mà chấp-nhận chọn đời sống độc-thân, mỗi thế thôi. Các vị tiến-bộ hơn, lại đả-kích tôi do bởi cuốn sách tôi viết không mạnh đủ để thuyết phục người đọc.

Khi ấy, tôi cũng đã xác-tín rất nhiều như bây giờ về cả những sự việc khác --rằng: nếu không chuẩn-bị kỹ cho mọi người, thì khi có lỗi-lầm to tát xảy rado ta phạm, thì đó là do lỗi ta đã khuyến-dụ các cuộc cải-tân không đúng cách nên mới tạo cớ gây tai hại hơn là giúp cho đời sống Giáo-hội được phát-triển.                  

Chẳng hạn như, chuyện cho phép phụ nữ làm linh-mục. Ta phải chuẩn-bị thông-tri, dẫn-giải và tham-gia dự phần vào với vấn-đề này, nếu không thì sự việc sẽ đi trệch đường mình mong muốn. Hồng y Alfrink lúc ấy cũng hoàn toàn tán-đồng câu chuyện tôi bàn trong sách nói về đời sống độc-thân.

                     
                        Chú-thích:

(*9) Ông là Hồng-y người Ý ở Rôma, là Trưởng Văn-Phòng Toà Thánh, khét tiếng về tính cứng-ngắc. Ông tích-cực chống lại Thần-học Mới của người Pháp.

(*10) Ông là cựu Tổng Giám-mục giáo-phận Toulouse, sinh năm 1901. Ông còn là thành-viên Uỷ-ban Tín-lý Công-Đồng. Năm 1966, Đức Phaolô Đệ Lục bổ-nhiệm ông là Thứ-trưởng Bộ Chủng-sinh và Học tập.

(*11) Ông là cựu Tổng giám-mục của Zagreb, là nhân-vật chủ-chốt thời Công Đồng Vatican 2. Ông kế-nhiệm Hồng y Ottoviani là Trưởng Văn Phòng Toà Thánh La Mã.

(*12) Ông này trước đây là Tổng Giám-mục thành Lyons, là một trong 5 vị phó tổng thư-ký Công Đồng, Ông được Đức Phaolô Đệ Lục gọi về Rôma.   


                   (còn tiếp)

Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai Tá lược dịch
                       

No comments: