*
Thời Công Đồng Vatican 2
Tại
Đại-học-đường Louvain đã thấy bắt-đầu giảng-day môn thần-học theo kiểu-cách rất
sử-học. Kể từ thời có chủ nghĩa- hiện-sinh/cận-đại, đã biến mất nền thần-học đầy
tính biện-luận bởi mọi người đều nghĩ cung-cách này thật nguy-hiểm. Vào thời-gian
này, đã có chuyển-vận đi vào chiều hướng nghiên-cứu/học-hỏi thần-học theo
quan-điểm lịch-sử và các thần-học-gia cũng như các nhà chú-giải quốc tế đã hiện-hình,
cách thông-tỏ.
Tuy
nhiên, ở Hoà Lan, các bậc thày lại dạy
thần-học theo sách vở thời xưa cũ. Do đó, tôi đưa ra lời kêu gọi hãy có thay đổi
và khuyến khích họ tra-khảo cuốn “The
Sacramental Economy of Salvation” (tức: Thần-học
Chuyên chú về Ơn Cứu-độ).
Đó
là luận-án tiến-sĩ tôi đệ-trình tại Đại học Le
Saulchoir. Và, sách này dày đến 689 trang gồm toàn những bài phân-tách về
các bí-tích có từ tầm nhìn lịch-sử. Sách này mở ra một chân trời mới và ở Nijmegen này, lúc ấy, cũng được nhiều
người hưởng ứng, rất ngưỡng mộ. Và, sách này chủ-trương kình-chống lối hiểu các
phép bí-tích như xảo-thuật, kiểu phù phép tức chống lại lề lối được gọi là ex opera operato (*1)
Là
giáo-sư trẻ ở Louvain, tôi thiết-kế nên chiều-hướng tái xét giáo-lý/tín-điều về
phép bí-tích từ quan-điểm hiện-tượng-luận. Toàn-bộ các sách do tôi chủ-trương
viết lách đều gợi hứng từ hiện-tượng-luận hết.
Ở
Nijgemen , tôi lại đã đảm-nhận các
khoá học do tôi từng thực-hiện tại Louvain, trước đó. Vị thày dạy của tôi vào dạo
trước là Gs Kreling, một thần-học-gia
lỗi-lạc vào thời ấy, người đã đọc thánh Tôma theo cách độc-đáo, nhưng lại là thứ
triết-học Tô ma đích-thực, tức học-thuyết tinh-tuyền không có tầm kích lịch-sử
gì hết.
Thánh
Tôma được mọi người đọc tư-tưởng của ông theo chiều-kích Cajetan là nhà thần-học thời cải-cách Công-giáo; và các thần-học-gia
theo học-thuyết Tôma của thế-kỷ trước đó. Theo chiều hướng nay, thì các vị tiền-nhiệm
của tôi đã mở ra con đường triển-nở mới mẻ cho cách đọc tư-tưởng của thánh
Tôma.
Khi
tôi đến Nijmegen, cha giáo Kreling đã đề-nghị tôi hãy bắt đầu bằng
thuyết “De Deo Uno” (tức: “Thiên Chúa độc-nhất vô nhị”). Nhưng,
thay vào đó, tôi lại khởi-sự môn Cánh-chung-luận, tiếng Hy-Lạp gọi là Eschata (*2).
Cha
giáo của tôi chẳng biết gì về “cánh-chung-luận”, chút nào hết. Trong các năm dạy
thần-học, ngài chẳng bao giờ đề-cập đến chuyện ấy. Thế nên, ngài bèn nổi đoá và
không lâu sau đó, quan-hệ giữa tôi và vị thày này đã đi đến hồi đổ vỡ. Ngài là
sĩ-tử Dòng Đa Minh cũng như tôi. Sau đó, ngài sống thêm được chục năm nữa tại một
giáo-xứ nhỏ do Dòng thánh Đa Minh coi sóc, vẫn gia-tăng cách biệt khỏi tôi và
chẳng lý gì đến tôi hết.
Và
cứ thế, tôi khởi-sự luận-chứng “cánh-chung-luận” lúc ấy chịu ảnh-hưởng từ
công-trình nghiên-cứu của một tác-giả người Thuỵ Sỹ tên là J.L. Leuba, một thần-học-gia Thệ-Phản xuất tự Neuchâtel, đề-cập nhiều về lịch-sử cứu-độ hơn.
Đó
là thời khởi đầu các suy-tư của tôi về lịch-sử cứu-độ, một ý-niệm mà học-thuyết
Tôma chưa hề nghĩ đến. Không có gì nghi-ngờ rằng việc này tạo một cải-tân
quan-trọng ở Hoà Lan. Sinh viên nào được học với bậc thày là Lm Kreling cũng gặp đôi ba khó khăn về
việc này ngay từ đầu, nhưng đám sinh-viên trẻ lại thấy hứng thú theo cách khác.
Thần-học
của tôi, không còn được gọi là “thần-học khoa-bảng” hoặc “tân kinh-điển” nữa.
Lúc đó, đã có sự gẫy đổ giữa các nhà kinh-điển mới, với sự hiện-diện của tôi tại
đại-học-đường. Tôi được hỗ-trợ mạnh-mẽ từ các vị trong cuộc ở Hoà Lan khi đó vẫn
khuyến-khích môn tâm-lý-học và xã-hội-học, nói chung là khoa-học nhân-văn.
Đó
là thay-đổi lớn, đối với tôi. Tôi hiểu được tầm quan-trọng của bộ môn nhân-văn
là do bởi nền lịch-sử khoa-học đại-loại mà tôi từng đeo đuổi chính là khoa-học
về con người vào giai-đoạn đó; kết quả là công cuộc tra-khảo của tôi ở Hoà Lan
đã có bước tiến lớn lao. Ngay lúc ấy, đã có ảnh-hưởng hỗ-tương bắt đầu tỏ hiện
giữa nền thần-học tôi đeo đuổi và công cuộc nghiên-cứu tra-khảo về ngành khoa-học
nhân-văn, một ảnh-hưởng từng tạo tầm-kích rất mới cho công cuộc học-hỏi về thần-học
của riêng tôi.
Sĩ-tử
Dòng Đa Minh lại đã ra tờ báo mới gọi là De
Bazuin (Chiếc Kèn Đồng), vốn dĩ cởi mở, nghịch chống lại các chọn-lựa của
toàn Dòng. Khi trước là xung-đột, căng thẳng nhưng không gãy đổ; thành thử, với
thời-gian, các ý-tưởng được diễn-bày ở tờ De
Bazuin đã trở-thành di-sản từ Giáo-hội Công-giáo Hoà Lan. Báo “De Bazuin” đã là cơ-sở chuẩn-bị cho
Công Đồng Vatican 2.
Thế
nhưng, có những vấn-đề thời-đại khiến các vị cảm-nhận được và kêu gọi ta hãy
suy-tư thêm. Phân-khoa thần-học khi ấy lại cũng cần được cải-tổ một cách
nghiêm-túc, Vào độ ấy, chỉ những ai muốn lấy bằng cử-nhân trong 2 năm trời, mới
vào đó để được học. Sau Công Đồng, các sinh-viên khác lại cũng đến phân-khoa
này với ý-định hoàn-tất công-trình nghiên-cứu thần-học tại nơi đó.
Thời
bấy giờ, cùng với các nhóm này/khác, thần-học-gia tên tuổi người Dòng Tên
chuyên về tín-lý là Piet Schoonenberg cũng
dạy ở đây (*4). Thành thử, mọi người bắt đầu nói về “Trường-phái Nijmegen”. Khoa-học nhân-văn bắt đầu thủ giữ một phần
vai-trò trong tư-duy thần-học.
Đôi
khi có người lại bảo rằng: Công Đồng Vatican 2 đã cải-tân nền thần-học. Điều
này, nói chung là không đúng. Công-đồng Vatican 2 là thể-loại xác-nhận những gì
mà các thần-học-gia như: Rahner, (*5),
Chenu, Congar và nhiều vị khác đã từng
thực-hiện trước cả thời Công đồng, đấy chứ.
Những
thứ này, cứ chồng chất/chất-chồng đi đến cải-tổ về thần-học vốn dĩ không còn bị
chủ-thuyết kinh-điển mới toả bóng che phủ lên trên mình nữa. Tác-giả Rahner khi đó không thuộc nhóm “Kinh-điển cải-tân”, nhưng là tác-giả cổ-điển
như Schoonenberg từng đi theo con đường
khác. Thần-học kinh-điển từng bị bỏ quên cả vào thời trước khi Công Đồng
Vatican II khởi sự.
Thành
thử, Công Đồng Vatican 2, trên thực-tế, không là khởi-điểm cho nền thần-học mới
cứng, nhưng chỉ là dấu triện đóng trên những gì được các thần-học-gia khác thực-hiện
trước đó. Đấy là nền thần-học của các vị từng bị lên án, tước quyền giảng dạy,
rồi bị đưa vào chốn lưu-lạc/đày-đoạ nhưng lại thắng cuộc ở Công Đồng.
Bởi
thế nên, sau Công Đồng, đã có phản-ứng từ các nhà thần-học theo chủ-thuyết Tôma
và các nhà kinh-điển mới lại không có ảnh-hưởng gì lên Công Đồng hết. Ngay vào
lúc Công Đồng kết thúc, ai cũng thấy trước được một thứ khôi-phục lại; bởi lẽ
không có sự chuẩn-bị để tiếp-nhận một nền thần-học đã cải-tân.
Kết-cuộc
là, sau Công Đồng Vatican 2, đã có giòng nước cuốn cực mạnh đã triển-khai chống
lại các nhà thần-học này, tức các vị trở-thành mục-tiêu cho nhiều ngờ-vực và
gian-dối. Đó, lại là thực-tại xảy đến trong lịch-sử của Giáo-hội cận-đại.
Chú
thích:
(*1)
Các bí-tích tự thân, đều có hiệu-năng tạo ân-huệ.
(*2)
Eschata là cụm-từ tiếng Hy-Lạp chỉ
tình-huống cuối cùng, kéo dài. Mọi sự có liên-quan đến ý-nghĩa dứt-khoát, sâu đậm
và chót hết về đời sống con người được coi như mang tính “cánh chung”.
Cánh-chung-luận chỉ đề-cập đến sự việc xảy ra ở trái đất này mà thôi, nhưng lại
cũng có nghĩa dứt-khoát về cuộc đời, thời cuối hết theo nghĩa của thời cứu-độ.
(*3)
Nói một cách chính-xác hơn, thì: đây là triết-học Đạo Chúa thời Trung Cổ. Học-thuyết
kinh-điển vào các thế-kỷ đầu của thời Trung-cổ chuyên giảng-dạy về nghệ-thuật
phóng khoáng; và từ đó, dẫn đến lối giảng-dạy về triết-lý hoặc thần-học, cùng một
kiểu, các buổi đứng lớp ban đầu được định-vị ở trường Dòng, hoặc tại Nhà thờ
Chánh-toà; sau đó, mới tới đại-học.
Nhà kinh-điển, nói
theo nghĩa không tin-tưởng vào mỗi uy-lực của luận-lý mà thôi, đã dẫn về Kinh
Sách cũng như truyền thống Giáo-hội. Hồi thế-kỷ thứ 19, các vị giáo-hoàng từng
tranh-đấu để chủ-thuyết Kinh-điển (đúng ra phải nói là Tân Kinh-điển) quay về lại
với Đạo, ngõ hầu tái-tạo truyền-thống thần-học và triết-học hiểu theo khuôn-khổ
bao gồm các vấn-đề cận-đại và hiện-đại.
(*4)
Là người Hoà Lan, tác-giả cuốn “A God of
Men” (1969) (tức: Thiên-Chúa của con người) và “The Adventure
of Christology” (1971) (tức: Hành-trình
Kitô-học, một lối diễn-giải thể-thức diễn ra tại Công Đồng Calxêđôn về Thiên-tính cũng như
nhân-tính của Đức Giêsu.
(*5)
Là sĩ tử Dòng Tên người Đức (1904-1984), một trong các thần-học-gia lừng-danh của
thế-kỷ từng có các bài dạy bị đặt nghi-vấn, tuy nhiên ông đã được phục-hồi chức-năng
và trở-thành tư-vấn cho Công Đồng Vatican 2. Ông viết rất nhiều sách.
(còn tiếp)
Lm Edward
Schillebecckx chuyện
trò với ký-giả Francesco Strazzari
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment