Dù cho những người khác có thể
làm được điều gì chăng nữa, thì một con người trọng danh dự không bao giờ từ bỏ
niềm hy vọng vinh phúc mai sau của mình, nên Thầy Vito Curzio vẫn trung tín với
thị kiến của mình về điều mà Cha Anphong Maria đệ Ligori sẽ hoàn thành.
Cha
Anphong Maria đệ Ligori thực sự không có thời giờ chăm sóc thầy trợ sĩ Vito
Curzio. Ngài quá bận rộn lo đẩy mạnh các linh mục. Ngài đã gặp được Vincenzo
Mannarini (1700-1755) ở Học viện Trung Hoa; Gian Battista de Donato, một con
người hay đổi và dễ lung lạc xuất thân từ Calabria; một kinh sĩ trẻ chậm chạp ở
Scala tên là Pietro Romano; và một nhà quí tộc ga lăng chưa chịu chức tên là
Don Silvestro Tosques (1701-1769). Đây là người vô cùng trung thành với soeur
Celeste Crostarosa. Tình cảnh chung này đòi cha Anphong Maria đệ Ligori phải lưu
tâm đặc biệt cho việc tiến triển của Hội Dòng.
Do có sự
mâu thuẫn ban đầu nên vào mùa xuân năm 1733, lần lượt các thành viên đầu tiên
của Cha Anphong Maria đệ Ligori chia tay Hội Dòng, Donato, Manarini rồi đến Tosques.
Còn Sportelli và Mazzini thì cha Anphong Maria đệ Ligori biết họ đều sẵn sàng
gia nhập với cha. Tuy nhiên, ngày thứ sáu Tuần Thánh, ngày 3/4/1733, duy chỉ
còn mình thầy Vito Curzio ở lại với Cha Anphong Maria đệ Ligori. Dù cho những
người khác có thể làm được điều gì chăng nữa, thì một con người trọng danh dự
không bao giờ từ bỏ niềm hy vọng vinh phúc mai sau của mình, nên Thầy Vito
Curzio vẫn trung tín với thị kiến của mình về điều mà Cha Anphong Maria đệ
Ligori sẽ hoàn thành.
Sự dấn
thân dựa theo thị kiến của Thầy Vito Curzio đã làm cho ý niệm lập Dòng của Cha
Anphong Maria đệ Ligori trở thành hiện thực. Nếu không có Thầy Vito Curzio thì
Cha Anphong Maria đệ Ligori đã trở thành người sáng lập vương quốc chỉ có duy
một thần dân, đúng như những gì giới tăng lữ Napoli gièm pha đã gọi ngài, một
kẻ ngông cuồng, một kẻ mộng mị cứng đầu, sống trong ảo tưởng của bệnh đạo đức
vĩ đại và Thầy Vito Curzio đã biết phải làm gì để giúp khuôn mặt Hội Dòng ngày
một đậm nét hơn. Ngay cả khi Cha Anphong Maria đệ Ligori phải đi lo việc giảng
dạy ở xa, còn lại một mình ở Scala, Thầy vẫn kéo chuông báo hiệu cho cộng đoàn
khi có một người nào đó ghé thăm, giờ thức dậy, giờ ăn, giờ ngủ Thầy cũng vẫn
kéo chuông báo hiệu như cho cả cộng đoàn đông người. Đây là những tiếng chuông
mang tính tạo dựng cộng đoàn Hội Dòng. “Vì ở đâu có người giữ luật thì ở
đó có cộng đoàn.” Và dân địa phương khi nghe thầy rung chuông mỗi ngày
thì cũng từ từ nhận ra sự hiện diện của Hội Dòng.
Năm1733,
Đức Cha Falcoia viết thư cho Cha Anphong Maria đệ Ligori và nói rằng ngài hoàn
toàn hài lòng với bản tóm tắt những điều phải giữ được đệ trình cho ngài để xin
phê chuẩn. Có lẽ đây là bản phác hoạ lại bộ luật của Soeur Celeste Crostarosa
dành cho các nữ tu ở Scala và trở thành bản bổ sung hoàn chỉnh bao gồm cả các
công việc dành cho các thầy trợ sĩ như việc gác cổng, may vá, làm vườn, các
thầy trợ sĩ sẽ không đảm nhận công việc nào bên ngoài.
Năm 1735,
Đức Cha Falcoia và Cha Anphong Maria đệ Ligori trình bày đơn thỉnh nguyện với
hầu tước xứ Scala là Jose Joaquin Guzman de Montealegre, đồng thời mô tả cho bộ
trưởng Bộ ngoại giao của vua Carlos về cơ cấu và chương trình làm việc của Hội
Dòng mới lập.
Dường như
với Cha Anphong Maria đệ Ligori, Thầy Vito Curzio đã từ bỏ tất cả mọi nỗi nhớ
nhung về quá khứ của Thầy “Thầy đã thôi nghĩ đến gia đình, bạn hữu xưa kia của
thầy.” Ồ! Không hoàn toàn thế! Ít là khi Đức Cha Falcoia, với lòng hăng say sử
dụng tài năng của ngài để hướng dẫn thiêng liêng, đang khuyên bảo Thầy. Cha
Anphong Maria đệ Ligori dường như luôn có sứ vụ phải làm bên ngoài hoặc bận rộn
với công việc của một tu viện trưởng lúc ở nhà, nên không có giây phút nào rảnh
rỗi để ở bên Thầy Vito Curzio.
Tuy
nhiên, trong lá thư viết vào tháng 3 năm 1737, Cha Anphong Maria đệ Ligori đã
hướng dẫn thầy làm thế nào để đi đến chỗ “kết hợp với Thiên Chúa” khiêm hạ đặt
mình trước sự hiện diện của Đức Chúa. Cha Anphong Maria đệ Ligori hài lòng khi
nhận xét: “Thầy Vito Curzio đã rất nhanh chóng nhận ra vị trí của thầy trong
Hội Dòng, “luôn nhìn xuống đất.” Thật vậy, ngay cả trong các lá thư, thầy bắt
đầu mô tả chính mình như “cúi đầu thấp tỏ dấu khiêm nhường sâu xa.” Do đó, thầy
trở thành “mẫu” của người trợ sĩ hiện đại.”
Thầy
không ngần ngại đi chợ mua sắm cho các cha, nhưng lại rất ngại đi sau những
người khuân vác mà thầy đã thuê mang hàng vừa mua từ Amalfi lên Scala. “Nếu
thầy thấy họ quá vất vả dưới sức nặng của món đồ và lộ trình đi lên khó khăn,
thầy sẽ nói với họ: ‘Này các anh phải nghỉ thôi, tôi sẽ giúp cho!’ Và thầy liền
lấy đồ đạc mang lên núi thay họ.” Với tinh thần của một gia nhân hết mình vì
chủ nhân, thầy cảm thấy không thoải mái khi thấy vấn đề tiền bạc được đặt ra
cho một công việc nào đó. Sau này các phu khuân vác nhớ lại: “Khi thầy đưa đồ
đạc cho chúng tôi vác, thầy trả tiền cho chúng tôi, và rồi chính thầy lại vác.”
Thầy không ngần ngại lên tận đỉnh núi Scala kín đầy bình nước nặng để các cha
có nước uống, song thầy lại rất ngại than thở mình đã kiệt sức ra sao sau công
việc không quen làm đó.
Thầy Vito
Curzio ngày một nhạy bén với ý nghĩa dành cho Thầy trong Chúa Ki-tô đó là việc
phục vụ các cha. Mỗi khi về đến nhà, Thầy thường quỳ xuống trước cây thánh giá
lớn đặt ở cổng ra vào trước khi đặt gánh nặng xuống, để có thể dâng nỗi mệt
nhọc đang làm hao mòn cả đời Thầy cho Chúa.
Được cùng
các cha ra đi thi hành sứ mạng, Thầy sẵn sàng biến công việc phục vụ của Thầy
thành một cuộc dâng hiến cho Thiên Chúa. Bất cứ lúc nào thầy cũng sẵn sàng theo
sự bổ nhiệm của các cha để hướng dẫn một lớp giáo lý nhỏ hoặc lần chuỗi mân côi
với đám trẻ con trong làng vào lúc giữa ngày. Một ngày phục vụ của thầy bắt đầu
từ rất sớm, với việc đun nước nóng bên lò sưởi và chỉ kết thúc lúc trời đã về
khuya, sau khi đã quét dọn lần sau cùng phòng cơm.
Thầy Vito
Curzio làm công việc của một gia nhân, thậm chí có những công việc thấp hèn của
một nô lệ, thì vẫn thực sự là một người đồng sự. Thầy không bao giờ rơi vào
tình trạng chỉ là một người đầu óc u mê nghèo nàn còn ở lại trong Dòng mà vẫn
có một tinh thần sắc bén nhận ra chính mình sự khiêm nhường dấn thân và phục
vụ.
“Thánh
An-phong và các anh em của ngài”
là một tác phẩm do cha Hamish F.G. Swanston,
C.Ss.R.
Chuyển
ngữ: Cha Gioakim Hà Ngọc Phú S.Ss.R
No comments:
Post a Comment