Diễn-tiến ban đầu:
Luận-văn thần-học
Tôi
thật không có ý-kiến gì về lịch-trình diễn-tiến sự-việc chống lại tôi. Tác-giả Karl Rahner
có nói cho tôi biết sự việc là như thế. Ông nói ông muốn đến thăm tôi không
biết có được không; nhưng ông lại không chịu đến nhà nào của Dòng mà có “người
anh em cùng Dòng đã tố-cáo tôi với Rôma”. Người mà tác-giả Rahner nói đến là Giáo-sư van
der Ploeg, cha giáo dạy môn chú-giải Kinh-thánh tại Đại-Học-Đường Nijmegen. Cha từng thành-lập hai tờ nhật-báo
bảo-thủ, trên đó ngài đả-kích các Giám-mục và một số các thần-học-gia.
Tác-giả
Karl Rahner nói với tôi là: “Vấn-đề
này khá tế-nhị, nên ông không thể nói cho tôi biết tên vị ấy qua điện-thoại được”.
Tôi bèn mời ông đến tòa-soạn Báo Concilium
ở Nijmegen. Karl Rahner được chỉ-định
bênh-vực tôi chống trả mọi đả kích hoặc nghi-ngờ nào từng diễn ra. Ông gửi cho
tôi tập hồ-sơ gồm sự việc anh em trong Dòng và cả các vị từng hỗ-trợ cáo buộc
chống-báng tôi. Tôi ngồi đọc hết chồng hồ-sơ ấy. Tuy nhiên, đó chỉ là lời lẽ
trong cuộc phỏng-vấn gửi cho báo chí ở Mỹ, mà thôi.
Diễn
tiến ban đầu, là ý-kiến của tôi bàn về việc tục-hoá đạo-giáo. Lập-trường của
tôi như thế này: mấy chuyện về con người đều ra như thế cả. Tác-giả Karl Rahner nói sẽ lấy lại tập sơ ấy
trong tương-lai và ông còn hứa với tôi là sẽ giả lại tôi một ngày nào đó. Thế
nhưng, cái chết của ông đã không cho phép ông giữ trọn lời hứa ấy.
Thành
ra, sự việc xảy ra ở Innsbruck, trong
tập hồ-sơ lưu-trữ của thần-học-gia Rahner.
Tác-giả đây, là người duy-nhất biết có sự việc diễn-tiến chống-đối tôi. Mấy
lâu này, bí mật này vẫn đè nặng lên vai ông như một trọng tội, nhưng ông có bảo
với tôi rằng: luật tự-nhiên bao giờ cũng đến trước mọi quyết-định khách-quan.
Tôi chẳng hề hé môi tiết lộ cho ai biết chuyện này hết.
Sau
hai hoặc ba tháng trời –lúc ấy tôi đang dạy ở Mỹ-- nên tôi có bảo thư-ký của tôi cũng là sĩ-tử
Dòng Đa Minh, Lm Truyman, một chuyên-gia về truyền-thông đại-chúng. Cụ này hỏi:
Ông ta có thể cho Fesquet, thông-tín-viên
báo Le Monde biết hay không? Tôi được
phép yêu-cầu ông ta mở cuộc điều-tra tại Rôma xem có thật là: bên ấy đang có
các cuộc vận-động chống lại tôi không? Tất cả đều bí mật và bí mật.
Năm
1942, Lm Chenu được biết là ông đang
bị kết án trên đài truyền-thanh. Ba tháng sau, Lm Truyman đi Paris nói chuyện với Fesquet
là người từng hứa sẽ không loan tin này trước khi có cuộc điều-tra cặn-kẽ. Một
năm sau, Truyman tường-trình là Fesquet đã thu-thập mọi thông-tin về
chuyện ấy. Và, đúng vào ngày 24 tháng Mười Một năm ấy, tin-tức đã xuất-hiện
trên báo Pháp Le Monde (* 1).
Chú thích:
(*1) Cơn rúng-động xảy ra
do bởi tông-thư Humanae Vitae vẫn
chưa tắt lịm để đi vào dĩ-vãng. Nay, chúng tôi được biết Thánh Bộ Tín Lý Đức
Tin, mà các bên đều không hay biết gì, đã bắt đầu e rằng Lm E. Schillebeeckx là người rối đạo thế mà
Hồng y Alfrink vẫn tin-tưởng ông. Báo
Le Monde có đăng tải vào ngày 24/9/1968
tin tức bảo rằng E. Schillebeeckx được
coi là thần-học-gia lỗi-lạc thuộc Hội-đồng Giám-mục Hoà Lan.
Thế
nhưng, ai là người từng nói ra mà lại không để ý đến chuyện bí mật về đau khổ của
người mắc tội cũng rất trọng? Ai là người bật mí những chuyện như thế? Toà
Thánh La Mã đã tỏ ra tuyệt-đối phẫn-nộ, trong khi Giáo-hội có lập-trường chống
lại thủ-tục của Rôma xúc-tiến thẩm-tra sự việc.
Bất
chợt, tác-giả Karl Rahner được triệu-hồi
đi Rôma. Nhiều người khi ấy nghĩ ông là người đã nói ra chuyện ấy. Thật không
thể nào có người lại nghĩ rằng chuyện ấy là do các thành-viên của Toà Thánh đã
làm việc này. Thư ký của Thánh Bộ lúc bấy giờ là Đức ông Philippe, lại cũng là sĩ-tử Dòng Đa Minh.
Và
sau đó, tác-giả Karl Rahner có nói với tôi rằng ông bị Philippe thẩm-tra suốt ba tiếng đồng-hồ.
Nhà thần-học lỗi-lạc người Đức này cứ tiếp-tục lặp đi lặp lại với Philippe rằng: “Tôi chẳng nói điều gì với Schillebeeckx hết. Cuối cùng thì, Đức
ngài Philippe bèn chào thua và có lời
xin lỗi thần-học-gia Rahner.
Quả
thật là thần-học-gia Rahner có nói với
tôi là tôi đang bị trên điều-tra và ông ta nói ông cảm thấy có bổn-phận về đạo-đức
phải nói điều ấy ra cho tôi biết. Đối với ông, đối xử như thế thật bất công. Là
người biện-hộ cho tôi, ông thấy có bổn-phận phải nói cho thân-chủ mình biết.
Bí-mật là một phần trong giáo-luật, nhưng luật tự-nhiên bao giờ cũng đến trước
giáo-luật. Và Rahner cứ lặp đi lặp lại
mãi với tôi một câu khi ông bảo: “Lần này
lương-tâm của tôi dạy tôi phải tạo trình-độ tâm-não. (*2)
(*2)
‘Trình-độ tâm-não’ là hành-động bên
trong trí-tuệ nhờ đó mà khi con người nói ra thì họ thốt ra lời lẽ không mang
ý-nghĩa rõ-ràng.
Bởi, cũng là việc hợp-pháp
khi biện-luận rằng che-đậy sự thật là một bổn-phận hoặc ít ra là chuyện hữu-dụng
và đây chỉ có nghĩa là nó có giá-trị khi làm thế.
Phụ-tá
của thần-học-gia Rahner cũng là nhà thần học người Đức tên là Lehmann, có viết một bài để bênh-vực sự
việc này. Rahner từng bắt các người cộng-sự
của ông ta làm việc rất đắc-lực. Ông yêu cầu Lehmann đọc mọi ấn-phẩm và viết bài biện-hộ cho ông.
Vào
ngày Thứ Hai mồng 7 tháng Mười năm 1968, Rahner
nói trước các vị cố vấn của Thánh Bộ
--có lẽ con số các vị này lên đến 19 vị-- và tất các vị ấy đều đánh giá cao các bài
cũng như các sách do tôi viết. Tôi thừa biết là thần-học-gia Daneels, sau này trở-thành Giám-mục
thành Antwerp và hiện giờ đang làm Tổng
Giám mục của Malines-Brussels, lúc ấy
không có mặt: ông này rất ư cởi mở. Tôi thì tôi nghĩ là ngay đến ông này cũng
không được mời tham-dự buổi thẩm-tra ấy. Chỉ có các thần-học-gia thuộc trường
Rôma mới được phép có mặt, thôi.
Thần-học-gia
Rahner có nói đôi lời sau khi các vị
Cố vấn trên ra tuyên-ngôn với Thánh Bộ. Rahner
đã chỉ-trích phương-pháp mà các vị chọn đã cho thấy thiếu mất niềm tin-tưởng
và các nhà thần-học từng bị cho là chỉ có lỗi khi các ngài không sử-dụng ngữ-vựng
thông-thường mà thôi. Và, thần-học-gia Rahner
đã ăn nói một cách mê say ít khi thấy.
Sự
việc được thần-học-gia Rahner nói lên
đã tạo ấn-tượng khủng-khiếp. Ngày hôm ấy, buổi hội không đưa ra một quyết-định
nào. Kết-quả được thông-chuyển đến Hội-đồng tổng-thể gồm các hồng-y thuộc Thánh
Bộ này là những người tuần tự tường-trình lên Giáo-hoàng. Cả Rahner lẫn tôi, đều được báo cáo cho biết
kết-quả cuộc đầu phiếu.
Rahner có gọi điện cho tôi
biết hai tiếng đồng hồ sau khi kết-thúc cuộc tranh-luận nói rằng nhiều vị cố vấn
của Thánh Bộ đã đồng-thuận với ý-tưởng do tôi đề ra, con số có lẽ lên đến 2/3 số
phiếu bầu.
Vào
ngày 15 tháng Giêng năm 1971, Jerome
Hamer, lúc ấy là Bộ trưởng Thánh Bộ Đức Tin, đã công-bố luật mới đang trong
tiến-trình đổi thay. Thật sự thì, vào tiến-trình thứ hai nói về tôi vào năm
1979 mọi sự đều theo tiến-trình mới đã sắp
xếp.
Nhưng
nay thì, với ngài Ratzinger, các điều-lệ
này không được tôn-trọng bởi lẽ ngài đã có các cuộc chuyện-vãn không chính-thức
với nhà thần-học đang bị tra-vấn. Không có tiến-trình công-khai nào về chuyện ấy
cả. Với tôi, dường như chuyện này ngày càng trở nên tồi-tệ. Tất cả mọi sự đều
tuỳ vào ngài, trong khi qui-tắc của Hamer
lại chứa-đựng nhiều đường-lối hướng-dẫn rất rõ rệt. Các đường-lối chỉ-đạo
này có thể bị chỉ-trích, nhưng nhân-vật bị điều-tra/thẩm-vấn lại có thể tự biện-hộ
cho chính mình theo đường-lối nghiêm-túc có trật-tự.
(còn
tiếp)
Lm Edward
Schillebecckx chuyện
trò với Francesco Strazzari
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment