Thursday 18 May 2017

Edward Schillebeeckx: Thần học gia toại nguyện: Bài 8 Hội kiến Đức Phaolô Đệ Lục






Trước khi Công Đồng Vatican II kết-thúc, Hồng y Alfrink đã yêu-cầu Đức Phaolô Đệ Lục cho tôi được hội-kiến với ngài. Hồng-y Alfrink có nói với Đức Giáo Hoàng là đã hai lần ông xin ngài bổ nhiệm tôi làm cố-vấn chính-thức cho Công Đồng, nhưng không được. Đức Phao lô Đệ Lục trả lời với Hồng-y này là: ngài rất muốn gặp tôi. Ngài không hề biết chuyện Hồng-y Ottaviani lâu nay luôn chống-đối việc bổ-nhiệm tôi làm Cố-vấn chính-thức cho Công Đồng này.

Và rồi, tôi được lệnh ra đi hội-kiến với Đức Phaolô Đệ Lục, ngay sau đó. Và ngày hôm ấy, thực sự diễn ra vào mồng 4 tháng 12 năm 1965, tôi và ngài nói chuyện với nhau cũng không lâu chỉ hơn nửa tiếng, thôi. Tôi thật khó lòng nói lên điều gì với ngài được, bởi mỗi lần tôi tìm cách lên tiếng, là y như rằng ngài cắt ngang hông ngay tức thì, và còn tỏ thái-độ hơi sỗ-sàng, nữa. Ngài nói tiếng Pháp lưu-loát, rất hoàn-hảo. Hôm ấy, tôi chỉ muốn nói lên đôi điều, nhưng ngặt một nỗi là ngài không để tôi cất lời gì hết. Quả, đây là tình-huống khá buồn sầu, khổ đau không ít.

Về sau, tôi có nói với Hồng y Alfrink rằng: buổi hội-kiến hôm ấy thực-sự rất thất-vọng. Đức Giáo-hoàng chỉ nói với tôi thế này thôi: “Cha hài lòng về những gì Con trình-bày trong các buổi giảng-dạy ở Domus Mariae về Tiệc Thánh Thể.”  

Vào độ ấy, tôi quyết bảo-vệ việc biến-đổi ý-nghĩa do tôi đặt ra. Tông-thư “Mysterium fidei” (tức: “Bí-nhiệm của lòng tin”) chỉ xuất-hiện mới đây thôi; và, tôi cũng bắt đầu bài dạy bằng việc cất lời ca-tụng Tông-thư này. Tôi cũng bảo: tôi chống-đối chủ-trương biến-thể hiểu theo nghĩa biểu-tượng đơn-thuần và ý-nghĩa của việc biến-thể ở Tiệc Thánh (*13) tức biến-đổi ý-nghĩa hiểu theo nghĩa bản-thể-học (*14).

                                Chú thích:
(*13) ‘Biến-thể’ đây, là biến-đổi hoặc việc bánh quay trở về thành thân mình và rượu thành máu huyết của người thực. ‘Biến-nghĩa’ là sự việc bánh biến-đổi hoặc  trở về thành thân-mình và rượu trở thành máu huyết. Biến-nghĩa là việc biến-đổi tận thâm-căn ý-nghĩa cuối của những gì từ bánh mà ra sau khi được thánh-hoá của lễ. Trước khi được thánh-hoá, bánh là của nuôi thân-xác, còn sau khi thánh-hoá của lễ, thì bánh là của nuôi tinh-thần.

‘Biến-chuyển cứu-cánh’: bánh là của ăn nuôi thân xác, nhưng mục-đích của việc thánh-hoá bánh ăn thành của nuôi tinh-thần, một quà-tặng của Đức Kitô Đấng Cứu chuộc.

‘Biến-nghĩa’ và biến-đổi về cứu cánh’ là ý-niệm gần-gũi với tâm-não thời-đại hơn. Bằng vào các cụm-từ này, tác-giả Schillebeeckx tìm cách mang đến cho ta một diễn-nghĩa tốt đẹp hơn so với ý-nghĩa cổ-sinh-vật học về sự hiện-diện của Thánh Thể có liên quan đến việc tin-tưởng của kẻ tin và Giáo-hội.

Bằng việc thánh-hoá của lễ, bánh ăn đây đã thay-đổi cách đậm sâu trở thành ý-nghĩa cuối hết.        

Đức Phaolô Đệ Lục hôm ấy có nói với tôi, như thế này: “Các sự việc như thế đều được trình lên cho Cha, để Cha hiểu là con đã trở-thành người của bọn ta.” Thật ra, tôi cũng chẳng hiểu ý ngài muốn nói gì. Tôi có cảm-giác là: mình không am-tường chuyện ấy cho lắm. Bởi, tại sao lại buộc tôi trở-thành “người của bọn ta” như thế? Tôi là người của Giáo-hội, thế thì: cụm-từ “bọn ta” đây có nghĩa gì?  

Hiển nhiên là tôi đã có nhận xét về tông-thư này, nhưng tôi lại diễn-tả chúng một cách rất nhẹ nhàng. Tôi cũng có nhận xét bảo rằng: việc ‘biến-nghĩa’ đây, chỉ là biến đổi theo cung-cách biểu-trưng/biểu-tượng không hơn không kém. Với tôi, ‘biến-nghĩa’ đây mang tính-chất bản-thể-hoá, tức: tức gì đó khác với việc biến-đổi ý-nghĩa theo thể-lý, xác-phàm. Có vị lại cứ tìm cách diễn-giải cụm-từ được Cụ Phaolô Đệ Lục diễn-tả như thể bảo rằng ngài chống lại ý-tưởng của tôi về Tiệc Thánh Thể.

Dù sao đi nữa, tôi không nghĩ đây là lối diễn-đạt khiến mọi người hài lòng. Thế nên, ngài đã khuyến-khích tôi hãy tiếp-tục nghiên-cứu đi; và chính ngài cũng cho hay là ngài rất hài lòng về những bài tôi từng dạy cho sinh-viên. Khi ấy, tôi chỉ muốn tự biện-hộ mình bằng cách nói đôi điều về thần-học của riêng tôi, nhưng ngài vẫn không để tôi làm việc đó. Vào cuối buổi hội-kiến, ngài rút từ ngăn kéo ra một cỗ tràng hạt và bảo: “Hãy mang cỗ tràng hạt này về cho thân-phụ con.” Thế còn, mẹ tôi thì sao? Thế là, ngài lại rút ra một cỗ khác cho tôi đem về cho mẹ. Sau đó, ngài gọi vị thư ký dẫn theo sau một nhiếp-ảnh-gia đến chụp hình kỷ-niệm. Thế cũng xong một buổi gọi là “hội-kiến với giáo-hoàng”.

Ra đến cửa, tôi gặp ngay đan-viện-phụ Dòng Biển Đức, là ngài Basil Hume, một người sau này trở-thành Tổng Giám Mục Westminster. Ông có nói với tôi rằng: Cha Schillebeckx à, hãy tiếp-tục mà sống như chính mình.”


Các tài-liệu Công Đồng: Một nhượng-bộ

Hãy để tôi lặp lại đôi điều từng nói dở dang, đó là: Công Đồng Vatican II từng khẳng-định tính phóng-khoáng, hiện-đại mà Giáo-hội từng trải-nghiệm trong quá-khứ. Công Đồng đây, đã thông qua các giá-trị như thế, tức: tôn-trọng tự do tín-ngưỡng, tôn-giáo và lòng khoan-dung độ-lượng. Đó là những giá-trị hiện-đại mà Giáo-hội từng tranh-đấu cho bằng được với Đức Piô 12.

Công đồng đây, lại cũng thừa-nhận tất cả các giá-trị này. Theo nghĩa đó, thì: Công Đồng Vatican 2, là một công-đồng biết chấp-nhận một số giá-trị của thế-giới hiện-tại. Ta cũng có thể định-nghĩa đây là một công đồng hiện-đại khá phóng-khoáng. Điều hiển nhiên là: Công Đồng này không chỉ-trích xã-hội, như khi phong-trào sinh-viên nổi dậy vào năm 1968 khi đó đã từng làm.

Thật ra thì Hiến chế Công Đồng mang tên Niềm Vui và Hy Vọng (ý nói đến Giáo-hội đối với Thế-giới Hiện-Đại) ban hành ngày 7 tháng Mười Hai năm 1965 cũng tỏ ra đôi chút tích-cực, nhưng rất đúng, bởi nó bắt đầu từ nguyên-tắc bảo rằng Thánh Thần Chúa hoạt-động ở mọi nơi.

Quả thật, thập-niên 1960s đầy tràn hy-vọng. Sau đó, mới thấy xảy đến thách-thức đưa ra đối với lại xã-hội. Đó là loại-hình mỉa-mai cho thấy một mặt, Công Đồng này chấp-nhận vào với mình các giá-trị phóng-khoáng, còn mặt khác, lại bất thần bị các phong-trào đặc-trưng của xã-hội hiện-đại vượt qua mặt.

Thành thử, đây là Công Đồng hiện-đại hiểu theo nghĩa biết cách chấp-nhận đưa vào cho mình các giá-trị hiện-đại, nhưng vào một lúc khi tính-chất hậu-hiện đại đã khởi-sự và các đòi-hỏi về sự đoàn-kết đã khiến họ thấy được điều ấy. Cứ suy đến tình-cảnh Giáo-hội của người nghèo đã sẵn sàng tiến về phía trước, thì đó lại không chiếm-lĩnh các tài-liệu của Công Đồng. Vào cuối buổi Công Đồng hội họp (tức: tháng Mười Hai năm 1965) nhiều thông-điệp khác nhau đã cho thấy là Công Đồng này lại đã xuống đường đi theo lối mòn nào đó khác hẳn.

Tuy nhiên, các tài-liệu Công Đồng đều là hoa quả của nhiều nhượng-bộ khác-biệt. Chính thần-học-gia Gutierez (*15), là cha đẻ của thần-học giải-phóng, đã nói cho tôi biết rằng ông được bắt đầu thứ thần-học riêng của mình là do nguồn hứng từ các thông-điệp của Công Đồng hơn là do chính các bản văn của Công Đồng này.
                      

Chú thích: (*15) Ông là thần-học-gia người Pêru, tác-giả cuốn A Theology of Liberation (tức: Nền Thần-học Giải-phóng), là nghiên-cứu đầu tiên theo hệ-thống của nền thần-học như thế. Ông từng viết rất nhiều sách về tình-cảnh ở Châu Mỹ La-tinh.



Giới chức Hoà Lan ở Công Đồng


Ông có hỏi là tôi có nhớ gì về Hội Đồng Mục-vụ của Hoà Lan diễn-tiến ra sao mà khiến nhiều người lại cứ gọi đó là một thứ Thượng Hội Đồng Giám Mục, thì Đức Ông Vet, Giám mục thành Breda, có ý-kiến bảo rằng ta cũng nên lập một loại công đồng nhỏ ở Hoà Lan để bàn về mọi đề-tài được bàn ở Công Đồng Vatican 2.

Hồng y Alfrink đồng ý với chuyện đó. Tôi cũng đã khích-lệ ông ta làm như thế, Một ít thời-gian sau đó, cũng đã có sự chuận-bị này nọ để lập Hội-đồng Mục vụ. Đã có chừng 12 uỷ-ban được thiết-lập. Nhưng, lúc đó lại có lời chỉ-trích chĩa thẳng vào hội đồng mục-vụ bảo rằng đấy là một công đồng lập ra cho các nhà trí-thức khoa-bảng, các giáo-sư đại-học, khoa-học-gia, các hoặc-giả kinh-điển và nhiều vị trí-thức can-dự ở cấp cao nơi các phong-trào trong Giáo-hội, các nhân-vật nổi cộm ở xã-hội và các nhà thầu này nọ, vv. 

Việc chuẩn-bị cho một Công đồng như thế đòi hỏi tính nghiêm-túc và phải thật chi-tiết. Đã có nhiều buổi thương-thảo, hội họp và cuối cùng, cũng đã có mười hai uỷ ban đưa ra các bản tường-trình của mình.

Dĩ nhiên, là mọi chuyện đều cởi mở, và trải rộng. Đây, quả là một Canh cải mới của Công Đồng này. Tất cả mọi uỷ-ban đều dẫn về với Công Đồng, nhưng lại đi xa hơn bằng cách thâm nhập vào mọi địa hạt. Chẳng hạn, uỷ-ban Tín lý còn đi xa hơn cả Công Đồng Vatican 2 nữa. Và, uỷ-ban về thừa-tác-vụ cũng làm thế.

Tóm lại, tất cả các thần-học-gia tên tuổi đều đã có mặt ở đó: cả thần học tín lý, chú-giải lẫn thần-học luân-lý nữa. Đây là một Thượng Hội Đồng Giám mục, nhưng từ ngày tự-vựng “Thượng Hội Đồng Giám Mục” đã làm nhiều người sợ hãi khiến chúng tôi phải gọi đó là Hội Đồng Mục Vụ của Hoà Lan.

Ngay từ đầu, Rôma có thái-độ thân-thiện với chuyện ấy, bởi lúc ấy đã có sự khác-biệt giữa hệ-cấp cầm quyền và bậc giáo-dân. Ở Bỉ, sau Công Đồng, đã có một thể-loại hội-đồng mục-vụ, nhưng lại cường-điệu-hoá nhiều việc trong địa hạt này và Rôma không mấy hài-lòng về chuyện này. Còn, Hoà Lan lại không phải là đất nước chấp-nhận chuyện nhượng bộ.       

Công Đồng đây là một thành-tựu lớn. Mỗi buổi hội họp đều kéo dài đến vài tuần và nhiều vị còn bàn-cãi về các bản tường-trình khác nhau mãi đến năm 1972. Mọi việc đều gia-tăng về hướng cởi mở khiến Rôma lo ngại. Các vấn-đề về thừa-tác-vụ lại cứ tiếp-tục nổi lên, từ đó lại thấy nảy sinh vấn-đề sống đời độc-thân. Một số vị bảo-thủ lại đã xuất-hiện ở Công Đồng, nhưng đây chỉ là con số nhỏ, cứ tiếp-tục chỉ-trích các bản-văn Công Đồng rất ác-liệt. Có vị còn đi đến chuyện tố-giác vị khác với Rôma khiến gia-tăng lòng bất tín-nhiệm của Toà Thánh.       

Thật sự là, bên trong hội đồng mục-vụ, đã thấy một số vị còn tấn-công vị khác. Lại có trường-hợp một số thành-viên trong đó đã tấn-công ba hoặc bốn vị có mặt ở đó. Các vị này đã công-khai cho thấy trạng-thái không thoải-mái khiến gây ấn-tượng mạnh lên nhiều người.

Cũng thế, sự thật là ở Hoà Lan giới thợ-thuyền lại không coi đó thành chuyện. Sự thể là, tình-hình không giống như ở Bỉ, là nước mà giới công-nhân lại tỏ ra có thế-lực bên trong Giáo-hội, có lúc rất nhiều người lại đã bỏ bê chuyện của Giáo-hội ngay vào lúc có sự-kiện kỹ-nghệ-hoá xã-hội.

Nhóm Walloons đã tự tách rời khỏi Giáo-hội; nhưng những người nói tiếng Pháp lại không đi quá xa như thế. Tuy nhiên, ở Hoà Lan, giới lao-động không rời bỏ Giáo-hội và chuyện này cũng không được hội-đồng quan-tâm cho lắm, vì điều đó không thành vấn-đề đối với họ. Người bình thường không có chân trong hội-đồng, đây là một khuyết-điểm của chúng tôi. Đã có hai buổi họp-mặt mở rộng trong đó giới công-nhân, sinh-viên/học-sinh, lớp người trẻ và mọi người đều có thể tham-gia và họ được tự-dó nói năng thoải mái.

Thời ấy có hai sự-kiện mủi lòng, rất kiến hiệu. Các uỷ-ban đều được hội-nhập vào nhiều yếu-tố khác. Chúng tôi không còn hứng thú đối đầu với Rô ma nữa đến độ vào năm 1972, khi Công Đồng kết thúc không mãn-nguyện (*16), bởi lẽ dù Rô ma có chống đối, chúng tôi vẫn tỏ ra chung lưng đấu cật, hỗ trợ cho nhau, và hiện giờ chúng tôi đã biết lắng nghe tiếng nói của cả những người ở ngoài đường nữa.           

Công Đồng đã thừa-nhận các bản tường-trình và các văn-bản này tiếp-tục được học-hỏi và đào sâu trong bàn cãi, tại giáo-xứ. Kết cuộc là, những chuyện như thế không được Toà thánh chuẩn nhận, nhưng mọi người đều không lấy đó làm chuyện quan-trọng.

                  (còn tiếp)


Lm Edward Schillebecckx chuyện trò với Francesco Strazzari
Mai Tá lược dịch


               

           

No comments: