Monday, 2 November 2015

Gs Geza Vermes Diện mạo đức Giêsu, như người "Con"



Chương 2
Đức Giêsu của ông Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 10)



Giêsu, người “Con”   


Tác-giả Gioan có lẽ không cần sử-dụng thuật-ngữ “Con Người” để phân-biệt Đức Giêsu với những người theo Do-thái-giáo nghe Ngài giảng. Đức Giêsu của tác-giả Gioan, lại nói thẳng-thừng như đoạn 8 câu 23, đã ghi lại:

“Các ông bởi hạ giới; còn tôi, tôi bởi thượng giới. Các ông thuộc về thế-gian này; còn tôi, tôi không thuộc về thế-gian này.”


Quả thật, đây là nhân-tố quan-trọng của thông-điệp chính trong Tin Mừng Thứ Tư, tức có nghĩa: là “Con”, Đức Giêsu là người Con của Chúa Cha. Ngài đến từ Thiên-Chúa như trình-thuật đoạn 8 câu 42, và đoạn 17 câu 8 lại đã ghi. Và, Ngài đang tiến về cùng Cha, như đoạn 14 câu 12, vẫn cứ bảo:

“Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi Thầy đến cùng Chúa Cha.”


Và đoạn 16 câu 28, cũng thêm ý bảo rằng:

“Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế-gian. Thầy lại bỏ thế-gian mà đến cùng Chúa Cha."


Tựa hồ như đoạn 13 câu 3 từng viết rằng: khi Ngài từ trời cao đạt xuống mặt đất, Ngài cũng sẵn-sàng trở lại trên cao, một lần nữa. Nhưng, đây không là ảnh-hình trọn-vẹn, đã hoàn-tất. Trong bài giảng ở chương 14, Ngài lại nói về một “ngự xuống” khác, cũng thân-thương/mật-thiết như đoạn 14 câu 3 từng nói xa/gần, rằng:

“Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.”


Tuy là thế, việc Ngài hứa-hẹn sẽ lại ngự xuống một lần nữa, không đóng-góp điều gì đích-thực trong việc tạo vai-trò thực-thụ ở kịch-bản Tin Mừng Thứ Tư, như đã nói. Và, cũng không đáng kể là bao, nếu ta so-sánh những gì được tác-giả Mát-thêu và Phaolô tông-đồ từng diễn-tả về việc ‘cánh-chung-trở-lại’ của Ngài. Tác-giả Gioan, khi ấy, không còn hứng-thú để viết về đề-tài cánh-chung nữa. Nhưng, ông lại có cái nhìn linh-đạo, dịu dàng hơn.

Việc Đức Giêsu công-khai tự cho Ngài là người “Con”, là tính-chất tư-riêng/đặc-thù của ông Gioan. Và, đây là cụm-từ quan-trọng nhất trong tầm-nhìn mà ông có về thần-học. Sứ-điệp được ban-phát từ Đức-Giêsu-của-ông, lại có đoạn cũng bảo rằng: mọi người nên tin vào danh-xưng người “Con” duy-nhất, nếu họ được cứu-vớt, như đoạn 3 câu 18 từng đề-cập. Và kẻ chết, phải nghe được tiếng gọi của Ngài, nếu họ muốn sống trở lại, như đoạn 5 câu 25 vẫn còn ghi. Và, những ai nghe Ngài phán-quyết, đều phải chấp-nhận rằng: Ngài được thánh-hoá và được Cha sai đến, như đoạn 10 câu 36 từng chứng-tỏ:

“Tôi là người Chúa Cha đã thánh-hiến và sai đến với thế-gian, làm sao các ông lại bảo tôi: "Ông nói phạm thượng! vì Tôi từng nói: "Tôi là Con Thiên-Chúa".


Không giống các danh-xưng được bàn ở trang trước về tên gọi “người Con”, chủ-ý bàn về chính Ngài. Nói rõ hơn, danh-xưng này bao-hàm vị-thế có-một-không-hai trong hệ-cấp các hữu-thể, trên đời. Vậy, làm sao người “Con” đây, lại tự minh-định chính Ngài được? Nói cách khác, làm sao tác-giả Gioan Tin Mừng lại có thể mô-tả một Đức Giêsu, ra như thế?

Trước hết, là: do quan-hệ Ngài có với Cha. Và sau đến, là: do sứ-vụ trao-ban đã buộc Ngài phải hoàn-thành sự việc ở thế-gian này. Theo ông Gioan, điều cho thấy vị-thế của người “Con”, là: Ngài được Cha sai-đến-với-con-người. Hẳn ta còn nhớ, ý-niệm ‘Đấng Thiên-Sai từ-trời-gởi-đến’ là “Con Người”. Và, người “Con” đây, chính là Sứ-Thần-Từ-Trời do Chúa Cha sai đến, để Ngài hoàn-thành sứ-vụ đặc-trưng/đặc-thù cho mọi người, như ta đã gặp ở Tin Mừng đoạn 3 câu 17 như sau:

Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.”



Bằng vào lời nói cũng như hành-xử của Ngài, Đức Giêsu đã xác-chứng, rằng: Ngài đại-diện cho Thiên-Chúa. Trước nhất, giáo-huấn của Ngài có nguồn-gốc rút từ Chúa Cha, như đoạn 3 câu 34 đã xác-chứng:

“Quả vậy, Đấng được Thiên-Chúa sai đi, thì nói những lời của Thiên-Chúa, vì Thiên-Chúa ban Thần Khí cho Người, vô ngần vô hạn.”


Hai nữa, Ngài hành-xử như thế là để hoạ theo và bắt-chước hành-vi của Cha, như đã ghi ở đoạn 5 câu 19, rằng:

“Đức Giêsu lên tiếng nói với họ rằng: "Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy.”


Nói tóm lại, Chúa Cha có thể tự mình vượt quá tầm mức kinh-nghiệm của con người, nhưng ngang qua người Con mà Ngài từng nói và hành-xử, đều được nói lên cho biết và đã trải-nghiệm nơi thế-giới nhân-trần.

Thành thử, sứ-vụ của người “Con” là nhằm ban-phát “sự sống vĩnh-cửu” cho người phàm có được niềm tin nơi Ngài, như Tin Mừng đoạn 3 câu 36 lại đã cho biết:

“Ai tin vào người Con thì được sự sống đời đời; còn kẻ nào không chịu tin vào người Con thì không được sự sống, nhưng cơn thịnh-nộ của Thiên-Chúa đè nặng trên kẻ ấy."


Nhận-định trên, được nói lên không chỉ bằng ngôn-từ rất chung chung tựa như thế, nhưng còn bằng dụ-ngôn/ảnh-hình đầy nước và bánh như đoạn 4 câu 13 và đoạn 7 câu 38 từng điểm-tô như sau:

“Đức Giêsu trả lời: "Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho, sẽ trở-thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời."

Và:

“Hôm ấy là ngày bế-mạc tuần-lễ Lều, và là ngày long-trọng nhất. Đức Giêsu đứng trong Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng: "Ai khát, hãy đến với Tôi, ai tin vào Tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những giòng nước hằng sống. Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lĩnh-nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu chưa được tôn-vinh."


Hẳn người đọc đều biết: dụ-ngôn “bánh hằng sống” từ-trời-gởi-đến, là ý-tưởng được rút từ sách Cựu-Ước, tiêu-biểu nhất là đoạn viết về “manna bánh-từ-trời-rơi-xuống” như lương-thực lạ-kỳ nuôi-dưỡng dân con Do-thái từng lưu-lạc, trải-nghiệm những tháng ngày đày-đoạ nơi vùng hoang-sơ nong/bỏng ở giai-đoạn trở về từ Ai-cập như sách Xuất-hành chương 6 có đề-cập.

Ngay như tác-giả thánh-vịnh cũng đã gọi “manna từ-trời-rơixuống” là thức ăn tựa như sương chiều đậm-đặc, tức: một thứ “bánh-từ-trời” hệt như thánh-vịnh 78 câu 24 lại đã trích-dịch một cách rất phóng-khoáng.

Qua thông-điệp này, tác-giả Gioan Tin Mừng lại cứ dẫn-chứng muốn bảo rằng: dân con Do-thái thuộc thế-hệ lưu-đày nay đã chết, dù họ có ăn “manna từ-trời-rơi-xuống” thế nào đi nữa, thì những người đã nuốt chửng vào bụng thân mình Đức Giêsu một cách huyễn-hoặc, rồi gọi đó là “bánh hằng sống”, thì điều này cốt ý bảo: ai tiêu-hoá và thấm-nhập giáo-huấn của Ngài, thì sẽ thừa-hưởng sự sống đời đời.

Giòng chảy tư-tưởng chính về ẩn-dụ đầy biểu-tượng lại đã diễn-tả ý-tưởng về nguyên-lý hỗ-tương hàm-ẩn nơi người “Con” trong niềm tin và kẻ tin vào “Con” người.

Dụ-ngôn về chủ chăn và đàn chiên hiền là một ảnh-hình khác nói về việc Đức Giêsu ban-phát sự sống của Ngài. Ẩn-dụ Kinh Sách này, biểu-hiện quan-hệ mật-thiết giữa Thiên-Chúa và đất nước Do-thái. Thứ đến, là tương-quan giữa Đấng Thiên-Sai giòng dõi Đavít với dân con Do-thái-giáo như các sách Sáng Thế Ký đoạn 49 câu 24, Thánh-vịnh 23 câu 1, thánh-vịnh 80 câu 1 và sách Edêkien đoạn 34 câu 23, từng viết lên.

Theo ông Gioan, mục-tiêu người chủ chăn nhắm đến là tạo cuộc sống an-toàn dồi-dào cho đàn chiên của mình như đoạn 10 câu 10 từng diễn-tả;

Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.”

Tuy thế, lai-lịch đạo-giáo và sử-học của ảnh-hình này lại không phản-ánh tuổi tác Đức Giêsu, nhưng lại là tuổi của người viết Tin Mừng, mà thôi. Công-việc Đức Giêsu làm và công-tác của phái-đoàn do chính Ngài sai phái là: chăm-sóc cho đám Do-thái-giáo sai-lạc, tức: đám “chiên lạc của nhà Israel” như tác-giả Mát-thêu viết ở trình-thuật của mình đoạn 10 câu 6:

                        “Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israel.”

Và, đoạn 15 câu 24 như sau:

                        “Thầy chỉ được sai đến với những con chiên lạc của nhà Ít-ra-en mà thôi."

Công-tác đưa chiên-lạc về lại ràn chiên như ở đoạn 10 câu 16 cho thấy sứ-vụ của Đức Giêsu theo quan-niệm của ông Gioan, không còn bị người Do-thái-giáo giam cầm nữa; nhưng ngài lại cũng có đàn chiên xa lạ để chăm sóc, tức đám dân ngoại thuộc cộng-đoàn của ông Gioan, khi ấy. Và, tác-giả phải đoan-chắc rằng: sẽ chỉ có mỗi một đàn chiên duy-nhất và kẻ chăn độc-nhất như đoạn 10 câu 16 đã viết, như sau:

“Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn này. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử”.


                                                                                                                        (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch      
        
                 

No comments: