Thursday 19 November 2015

Lm Nguyễn Thế Thuấn CSsR: Thư gửi tín-hữu Rôma



                                         THƯ  GỬI  TÍN HỮU ROMA


Thư tịch :

     - Các sách nhập đề :
       Robert-Feuillet , Introduction à la Bible  II  451-474  (par J.Cambrier)
       A.Wilkenhauser , Einleitung in das N.T.  284293.
       W. Michaelis ,      Einleitung …154-166.
     - Các sách chú giải :
       W.Sanday  - A.C.Headlam (ICC) , Lagrange (Etudes bibliques)
       F.J.Leenhardt (Commentaire du N.T.) , O.Kuss (Der Romerbrief, ubersetzt  und erklart)
       C.H.Dodd , The epistle ò Paul to the Romans.
       K.Prumm , Die Botschaft  des Romerbriefes.
       L.Cerfaux , Une lecture de l’Epitre aux Romains.

Roma là một thư quan trọng nhất trong các thư của thánh Phaolô. Về thần học, nói được là không có vấn đề thần học nào lại không phải dựa vào Roma. Về minh giáo, không thể không nói đến một thứ tổng luận tiên khởi về đạo lý Kitô giáo là Roma. Giá trị càng thêm rõ rệt là Roma lại gửi cho một cộng đoàn Phaolô không thành lập. Về lịch sử Hội Thánh, phong trào Thệ phản đã khai mạc với chú giải của Luther trên thư Roma (1515-1516), Calvin cũng đã chú giải Roma và Institutions chrétiennes in lần thứ hai đã được sửa đổi từ đầu chí cuối do việc chú giải Roma. Phong trào Phục hưng thần học Thệ phản do Karth Barth đề xướng cũng khởi đầu với chú giải Roma của Barth. Cũng bởi Roma mà Thệ phản cho rằng họ rất khó khăn nhận giáo lý Công Giáo.

GIÁO HỘI ROMA.
Thư Roma viết tại Corinthô lối 57-58. Giáo hội Roma vào thời nầy thế nào ? Roma hấy giờ vào thời Nêrô cai trị, nhưng còn được lời khuyên dụ của Sênêca, nên chưa cho thấy những xuất hiện của ngông cuồng của ông ta. Dân Roma thời nầy lên đến một triệu người, hầu hết là dân thường và hạng được phóng thích. Ngoài ra còn có một số rất đông nô lệ. Dân thiên hạ kéo đến Roma đông đảo, trong số đó, dân Do Thái cũng có, và lại là một số đông, một nhóm đoàn kết và mạnh thế. Ngay Cicero cũng đã nói đến họ (Pro Flacco). Khai quật cho thấy họ làm thành ít nhất là 13 Synagogae (Đây không phải là Hội đường, nhưng là những bang Do Thái.

TÍN HỮU ROMA.
Rất ít chứng chỉ văn kiện về thời nầy.
Có lẽ Suetonius ám chỉ đến tín hữu trong câu viết về sắc chỉ trục xuất Do Thái khỏi Roma (Vita Claudii) : Judaeos, impulsore Chresto assidue tumultuantes Roma expulit. / Người Do Thái theo sự xúi dục của Chrestos, liên tục gây ra xáo trộn phải bị trục xuất khỏi Roma. Có lẽ ChrestosChristos : Như thế, nhân bởi những vụ náo động giữa người Do Thái bởi việc rao giảng Chúa Kitô, mà chính quyền phải trừng trị Do Thái.
Nhưng hình thức sắc chỉ đã được thi hành cách mềm dẽo, ngay trước khi Claudius chết (54), Do Thái và tín hữu Do Thái cũng đã về lại Roma.
Một vấn đề xưa kia có tính cách gay cấn là việc Thánh Phêrô đến Roma. Một điều nói được chắc chắn về lịch sử là thánh Phêrô đã đến Roma và chịu tử đạo ở đó. Nhưng vấn đề Giáo hội Roma có được chính thánh Phêrô sáng lập và đã có mặt chưa vào thời thánh Phaolô viết thư Roma, vấn đề đó không hệ trọng. Cứ chiếu theo Roma thì vào thời nầy thánh Phêrô chưa có mặt tại Roma (Hay ít ra không có mặt tại Roma).

ROMA VIẾT CHO NHỮNG TÍN HỮU NÀO ?
Roma được viết cho một cộng đoàn đại đa số là Dân ngoại : Thánh Phaolô viết thư theo tư cách Tông đồ Dân ngoại và muốn thu lượm hoa quả cả giữa họ cũng như nơi các Dân ngoại khác (1:5t  11-15). Những kiểu nói dễ hiểu hơn  là nhắm đến những người thuộc gốc ngoại, có khi họ tưởng có thể khinh rẻ anh em Do Thái (11:16-32) và cho mình là thiêng liêng đủ để áp đảo cả lương tâm những người yếu, tưởng mình còn bị câu thúc bởi Lề luật (14:1-15:3)

Một ức thuyết :
Chiếu theo tính cách khác thường của Rm 16 so với các đoạn khác, và ít dự kiện bình luận văn bản, nhiều tác giả ra ức thuyết nầy : Rm 1-15 là một thuyết trình đại cương về vấn đề cốt thiết của Tin Mừng  Phaolô rao giảng – Giải án tuyên công nhờ lòng tin.
Thánh Phaolô quảng bá đạo lý bằng lời nói và thư viết cho nhiều cộng đoàn. Ngài đã gửi cho cộng đoàn Roma các đoạn 1-15 , ngài đã gửi Rm 1-15 làm một với Rm 16 – Tức là một chuỗi lời chào những người quen thuộc biết mặt tại Ephêsô – cho cộng đoàn ngài sáng lập tại Ephêsô. Ngần ấy những người quen biết không lẽ lại ở nơi Giáo hội xa lạ như Roma. Aquila và Prisca (16:3-5) hình như vẫn ở tại Ephêsô (Cv 18:26  1Cor 16:19), lại thêm Epainêtô, người trở lại trước tiên tại Tiểu Á (16:1-7) ám chỉ đến những hoạn nạn thánh Phaolô gặp tại Ephêsô.

Bố cục :

Coi 
     - RB 57 (1950) 366-387  489-529.
       Feuillet , Le plan salvifique de Dieu d’après l’Epitre aux Romains.
     - RSR 39 (1951) 301-316.
       S. Lyonnnet , Note sur le plan  de l’épitre aux Romains.
     - RB 62 (1955) 365-397.
       J. Dupont , Le problème de la structure littéraire de l’épitre aux Romains.
       L. Cerfaux , Le chrétien dans la théologie paulinienne 370-377.
                           (La synthèse theologique de Rm 1-8)
     - Recherche biblique 5 (11-16)
        A.Descamps , L’actualité de l’épitre aux Romains (nên đọc)

Việc chia các đoạn của Roma sao cho rạng tỏ tư tưởng của thánh Phaolô là mối bận tâm của các nhà chú giải. Công việc đó không hoàn toàn xong xuôi, vì lâu lâu lại có những dị nghị mới. Vấn đề quay quần chung quanh các đoạn 5 và (-11 (coi Introduction à la Bible , 459s), nhưng về ý tưởng đại lược thì các tác giả điều nhận thấy từ lâu.

Điều rõ rệt là:
     1: 1-17             Nhập đề.
     15: 14 – 16:27 Kết thúc

Chắc chắn là những phần có đặc tính riêng :
     1:18 – 8:39      Thần học căn bản của thánh Phaolô. Lời rao giảng cốt thiết của Phaolô là Tin Mừng về Đức Công chính của Thiên Chúa dựa trên lòng tin vào Chúa Yêsu Kitô.
     9:1 – 11:36      (Bị tranh luận là có thuộc về thư hay không - Ức thuyết : Phụ thêm, mạo nhập – hay là một khúc tự lập, hay là liên can trực tiếp với Rm 1-8 như một phần phụ thuộc đã được diễn giải rất dài về một vấn đề thần học, vừa cảm tình, đối với một người Do Thái như Phaolô). Làm sao hiểu được việc đại đa số Do Thái không tin vào Chúa Yêsu trong chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa, sau bao nhiêu lời hứa và đặc ân của Thiên Chúa.
     12:1 -15:13      Rút kết luận cho sinh hoạt cụ thể trong cộng đoàn và ngoài cộng đoàn.

Bây giờ, phải lãnh hội mạch lạc của phần quan trọng nhất của Rm 1:18 – 8:39. Muốn lãnh hội mạch lạc thì cần thiết phải nhận ra rằng trung tâm của phần nầy, cũng như của thư Roma và thần học của Phaolô nói chung là các câu 3:21-26 (có thể 3:21-31). Hiểu cho xác đáng các câu nầy và vị trí nòng cốt của nó mới mong thâu nhận được ý nghĩa thần học của Phaolô. Có tác giả gọi đó là tế bào phôi sinh (tế bào gốc) của tư tưởng Phaolô. Do tự đây mà các vấn đề thần học của ngài đã nẩy ra và đã được giải đáp : Lòng tin vào việc cứu thoát của Thiên Chúa nhờ Chúa Yêsu, việc cứu thoát là mãnh lực vô song, không chịu để mãnh lực nào song hành được với mình.

Do tự đạo lý nầy, thánh Phaolô đã quan niệm thế nào về Kinh Thánh và hiểu Kinh Thánh làm sao : Ngay từ đầu, con đường cứu rỗi của Thiên Chúa đã chỉ có lòng tin, vì Abraham đã được nên công chính và chịu lấy các Lời Hứa nơi lòng tin, chứ không phải dựa trên việc làm nào khác. Đó là ý nghĩa của đoạn 4.

Do tự trung tâm là 3:21tt mà nhìn trên tình trạng của nhân loại trước Chúa Kitô, thánh Phaolô đã viết 1:18 – 3:20 – Bức họa đen tối nầy không phải do yếm thế nhìn vào thế giới nhân loại nhưng chính bởi đã nhận ánh sáng của đạo lý 3:21tt. Bởi đó, đặt ngay toát yếu đạo lý trong đó 1:16t. Dưới ánh sáng đó, người ta mới nhận ra sự thực của tình trạng nhân loại.

Rồi do tự ơn cứu thoát của Thiên Chúa nhở Chúa Yêsu Kitô, thánh Phaolô nhắm đến tương lai. Và như thế, kết thúc điều  nói trong 3:21tt. Thiên Chúa đã cứu những kẻ tội lỗi thì cũng sẽ hoàn tất công việc cứu chuộc nơi những kẻ đã được giảng hòa cùng người (5:1-11). Câu 5:12-21 ngược lại thì nhìn đến lịch sử : Nhân loại có 2 đầu mối - Hai Ađam dẫn đầu cho 2 hạng người, nhưng số phận thì khác nhau trời vực. Rồi cũng do tự ơn cứu rỗi nhờ Chúa Kitô, nghĩa là do tự 3:21tt mà thánh Phaolô đặt và giải đáp các vấn đề.

Cụ thể ra, con người được giải án tuyên công, được giảng hòa, ơn thánh dư tràn, nghĩa là gì ? Sự kiện tế nhận trong lòng tin kia có ảnh hưởng gì cho đời sống của kẻ tin ? Như thế là thánh Phaolô đặt nền tảng cho đời sống luân lý Kitô giáo – Phải hơn, đời sống thiêng liêng, siêu nhiên của tín hữu. Thánh Phaolô bàn đến tình trạng giao thời của Tín hữu, trong đó có Tội, Lề luật, Sự chết, Những mãnh lực của thời cũ, tức là những điều tín hữu đã được cứu thoát để không còn đi theo xác thịt, nhưng theo Thần Khí.

     - Rm 6 : Được thanh tẩy là thoát quyền lực Sự tội – Lề luật – Sự chết.
     - Rm 7 : Bàn đến yếu tố Lề luật. Tội và Lề luật cấu kết thế nào.
     - Rm 8 : Ánh sáng cứu rỗi tỏa ra trên số phận tín hữu.

Rm 1:1-15  KHAI ĐỀ.

Lời hành văn :
Khai đề bức thư thường là X cho Y, Kính chào, có thể uyển chuyển theo nhiều kiểu (coi Dodd 31). Vậy đích thực khai đề thì có câu 1 : Phaolô …cho (kính gửi) tín hữu Roma (câu 7). Nhưng thánh Phaolô lòng đầy tư tưởng, nên hễ một tiếng nói ra liền gợi ra cả một nhãn giới, nên đáng lẽ khai đề có 2 hàng là cùng, đã tuôn tràn thành một chương. Một chương mà chỉ có một câu, đề cập đến cả nội dung Tin Mừng, cũng như sứ vụ Tông đồ truyền giáo Dân ngoại. Một kiểu bứt dây động rừng. Dây đây là một tiếng nói ra có âm hưởng sâu xa. Một cách diễn đạt tư tưởng phóng theo từ ngữ : Lý luận tiếng nói (Logique verbale) (Coi G. Thils , Pour mieux comprendre St Paul , 51s).

Phân tích 1-7, ta thấy được rằng :
Tiếng Phaolô được xác định bằng 2 tư cách : Đối với Thiên Chúa và đối với người ta (Tông đồ rao giảng Tin Mừng). Tiếng Tin Mừng kéo đến nội dung của Tin Mừng, nên Tin Mừng được xác định bằng :

Câu 2 : Vị trí trong Thánh sử (sự thực hiện so với các Lời Hứa).

Câu 3-4 : Nội dung đích thực.
Con của Người : Hai tư cách chiếu theo hai giai đoạn trần gian và thiên thai – Con David và đấng được tuyên dương sau khi sống lại.
Tiếng Yêsu Kitô nhắc lại cuối câu 4 gợi đến liên lạc của Chúa Sống lại với chính mình Phaolô : Sứ vụ Tông đồ Dân ngoại.
Tiếng Dân ngoại làm thánh Phaolô trở về lại với những người nhận thư. Như thế, lời giới thiệu cuối cùng mới đạt đến vế thứ hai của một khai đề bức thư : Các tín hữu Roma. Thánh Phaolô nói đến những ân huệ của họ trong Chúa Kitô : Được yêu mến, được gọi là Thánh, nghĩa là được kéo khỏi giới tục, phàm gian và được hiến riêng cho Thiên Chúa. Thiên Chúa chọn một dân, dân đó chính vì thế mà được tác thánh để được xứng với sứ mạng Thiên Chúa kêu gọi. Họ làm thành Klètèe Hagía : Hội Thánh – Sự chiêu tập đại hội của Thiên Chúa.
(Coi L.Cerfaux , La theologie de l’Eglise suivant St Paul,  89 s).

Vấn đề các câu 3-4 :
Các câu nầy do tự một văn bản có trước Phaolô, một ca vãn hay là một lời tuyên tín (E.Stauffer, O.Cullmann trong La foi et le culte de l’Eglise primitive, 80s). Thánh Phaolô đã giữ y nguyên hay đã sửa đổi ít điều. Bultmann cho rằng Theo xác phàm / Theo thánh khí là do tay Phaolô viết. Nhưng không nhất thiết phải nhận như thế vì những phản đề đó đã có trong những ca vãn cựu trào giữ lại trong 1Tm 3:16  1P 3:18. Đằng khác, Thánh khí (Pneũma hagiôsúnès) là kiểu nói thánh Phaolô không dùng chỗ nào khác nữa, mà kiểu nói đó lại là kiểu nói gặp thấy trong các văn Khải huyền Do Thái (Di chúc 12 tổ phụ - coi O.Kuss 7), tức là một kiểu nói đồng nhất với Pneũma hagion (Spiritus Sanctus), nhưng theo văn Semit (Coi RB 70 (1963) 180).
Đạo lý cựu trào có lẽ gốc Palestin : Quan tâm vào do lai David của Đức Mêsia, liên lạc với Lời rao giảng tiên khởi như Cv 2:22-36  3:13-15  4:10-12. Thần học của Phaolô phát triển hơn nhiều, nhưng ngài nghĩ có thể dùng lời tuyên tín như gia tài chung của Hội Thánh, để giới thiệu Tin Mừng của Ngài cho một Giáo hội ngài không quen biết, hầu cho thấy rằng đạo lý của Ngài hoàn toàn liên tục với đạo lý chung của cả Hội Thánh. Dĩ nhiên, các lời nầy phải được hiểu theo nhãn giới Phaolô.

Câu 3: Quả quyết về tư cách Con David của Chúa Kitô.
Theo xác phàm, theo giới phàm gian, Chúa Yêsu có đủ những điều kiện người ta thường nghĩ về một Mêsia phải có. Con David : Một tước hiệu Mêsia (Coi Thánh vịnh Salomon 17, Strack – Billerbeck I, II, 525 - O.Cullmann , Die Theologie…128-134  cf Christologie du N.T. p.110). Trước tiên là một quả quyết thần học, tuy thế không phủ nhận tính cách huyết thống .

Câu 4: (Coi RB 60 (1953) 5-17 ,  M.E.Boissmard , Constitue Fils de Dieu)
Bối cảnh là đạo lý chung luận. Dunamis là đặc tính cho tước Con Thiên Chúa cho thấy kiểu trình bày thuộc văn khải huyền, Con Thiên Chúa trong quyền năng có tư cách Con Người của khải huyền. Nhưng biểu thức khải huyền đó được áp dụng cho sự sống lại : Sống lại đã đáp ứng  thành tựu sự ngóng trông Cánh chung – Thực hiện các Lời Hứa. Điều đó là do Thần Khí : Thần khí đã làm cho vị lai nên hiện tại. Quyền năng đổi mới cùng tận bây giờ đã hoạt động (như trong lịch sử).
Đây, thánh Phaolô không nghĩ đến chính bản ngã của Chúa Kitô theo bản tính hằng có, theo thần tính của Ngài (tuy các tác giả thường hiểu như vậy. Coi Durrwell, La résurrection, mystère du salut  p. 69-70) nhưng là chức vụ của Chúa Kitô theo tư cách Đấng Cứu Thế, trong sự sống lại Ngài được tấn phong, được tôn dương, một cuộc tôn dương có tính cách cứu độ. Thánh khí đây không chỉ chính thức thực hữu mà là như 1Cor 15:45 – Ngài nên Thần Khí tác sinh.

Rm 1: 16-17 Chủ đề của bức thư : Sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải

Khai đề đã nói lên điều Phaolô quan tâm : Tin Mừng và rao giảng Tin Mừng là sứ vụ của đời Phaolô. Mục đích của thư cũng chỉ là diễn giải và bênh vực Tin Mừng như ngài đã được mặc khải.

Tôi không xấu hổ.
Xấu hổ khi người ta không chắc việc mình làm có đáng giá gì không. Nhưng đây, Tông đồ là kẻ biết rằng Tin Mừng không là gì khác phúc lộc độc nhất và cùng tận của hết mọi người. Ngài phải nói đến tại sao không xấu hổ, vì có lắm kẻ không hãnh diện đủ để phải che dấu Tin Mừng đi. Điều nầy nhắc lại lời lẽ 1Cor 1-2 hay Ga 6:12. Thánh Tông đồ đã từng biết và cảm thấy Tin Mừng là mối vấp phạm, cho Hy Lạp cũng như cho Do Thái, mỗi khi người ta lấy tiêu chuẩn trần gian mà lường định điều Thiên Chúa phải làm. Người ta chỉ có thể vấp ngã. Nếu kẻ rao giảng cũng lấy tiêu chuẫn trần gian đó mà thi hành sứ vụ mình, thì kẻ đó chỉ có thể câm miệng lại. Thánh Phaolô không ngợp trước uy quyền của đế quốc Roma, cũng không nhụt trước văn hóa Hy lạp, vì biết rằng :

Tin Mừng : Quyền năng của Thiên Chúa để giải thoát.
Dynamis :
Tin Mừng là yếu tố không có gì địch nổi hay cạnh tranh nổi. Đó là một sức mạnh, sức mạnh của Thiên Chúa lướt thắng mọi mãnh lực của loài người và ma quỷ. Mãnh lực đó đã khởi nguồn từ công việc cứu chuộc của Chúa Kitô, và tự đó mà đi, hằng hoạt động mọi nơi Tin Mừng được rao giảng và có kẻ tin. Đó là sự can thiệp cứu thoát của Thiên Chúa luôn luôn hằng xãy ra giữa nhân loại để đánh bại các quyền năng của Satan (tuy thư Roma không nói rõ ở đây).
Để cứu thoát :
Tiếng nầy bao hàm tất cả những sự lành chỉ có Thiên Chúa mới ban được trước sự trông đợi của người ta, một nhân loại âu lo và bị áp bức dưới một số phận cam go, gợi lên sự khắc khoải một phúc lạc siêu nhiên mà không có gì làm thỏa mãn được. Sự khắc khoải không cứ gì Israel mới có. Trong mọi dân đều có dưới những hình thức khác nhau. Tôn giáo quốc gia của đế quốc đã muốn nhìn thấy nơi Augustô cùng các hoàng đế như những vị cứu tinh. Tôn giáo Hy lạp chạy tìm trong đạo bí truyền nguồn an ủi đó. Nhưng ! nhờ mặc khải Israel mới có được ý thức rằng số phận cam go của người ta là do bởi không tuân phục Thiên Chúa, và ơn giải thoát chỉ có thể do một can thiệp của lòng thương nơi Thiên Chúa, tha thứ cho kẻ có tội và tái tạo lại những gì tội lỗi đã phá hủy.
Đối với thánh Phaolô, Hy lạp hay Do Thái đều ở trong một tình trạng như nhau, cũng một hoài vọng, cũng một cảnh thất vọng. Tin Mừng đem đến cho mọi người, cho dẫu hình thức của sự trông đợi của họ có khác nhau, quyền năng kiến hiệu của Thiên Chúa để đáp lại mọi ước nguyện cùng tận. Dynamis như vậy nói đến sự can thiệp của Thiên Chúa, chẳng những nơi sứ vụ sinh thời của Chúa Kitô, nhưng còn trong cả Lời rao giảng Tin Mừng. Nhờ đó, Thiên Chúa tiếp tục tỏ bày ra những hậu quả lạ lùng của ân huệ của Người.

Câu 17: Sức mạnh biến đổi trời đất của Tin Mừng.
Do chính nội dung của Tin Mừng. Thư Roma sẽ nói đi nói lại cũng một điều dưới các khía cạnh khác nhau của điều mà thánh Phaolô gọi là Sự Công chính của Thiên Chúa.
Thư tịch :
- DBS bài Justice , Justification.
  L.Cerfaux , Le chrétien dans la théologie paulinienne , 343-426.
- Dictionnaire encyclopédique de la Bible : Justice , Justifica. (tóm tắt)
- Recherches bibliques  V. 166-184.
  Justification, jugement Rédemption principalement dans l’ép. aux Romains par S.Lyonnet.
- E.Tobac , Le problème de la justication dans St Paul.
- Sacra pagina II, 342-356 , S.Lyonnet,
   La notion de justice de Dieu en Rm 3:5 et l’exégère paulinienne du Miserere.
- TWNT , II , Schrenk : Dikaiosunè.

Bởi tiếng cứu thoát (Sôtèria) có thể gợi lên nhiều điều nên dễ làm hiểu lầm, nên ơn giải thoát đó được xác định bằng ơn giải thoát có liên lạc với sự kiện nầy là Tin Mừng, là sự mặc khải về sự công chính của Thiên Chúa.
Theo L.Cerfaux (op.c. 386) – Sự công chính của Thiên Chúa trước tiên là lòng thương xót của Thiên Chúa. Lòng người muốn thi hành công chính chiếu theo các lời hứa của Người. Lòng thương xót và ý muốn đó nơi Người là một thực tại Cánh chung, ngược lại với sự thịnh nộ của Người thi thố ra trong phán xét. Sự công chính đó nên sự lành Thiên Chúa ban cho người ta, nghĩa là ơn Cứu rỗi cụ thể. Thứ đến, sự công chính của Thiên Chúa cũng giữ những điều kiện nói được là khách quan, vì ơn cứu rỗi cũng nên nguồn mạch cho hoạt động nhân loại. Nhưng cụ thể và cuối cùng : Ơn đó ở nơi ơn cứu chuộc Thiên Chúa đã thực hiện trong Chúa Kitô.
Nên nhớ rằng, thư Roma tuy có tính cách giải thích thần học, vẫn không phải là một chương suy luận vể Thiên Chúa siêu thời gian, siêu vượt quá thánh sử : Tất cả thần học Tân Ước đều ngắm nhìn công việc Thiên Chúa đã làm trong Chúa Kitô.
Tiếng Công chính của Thiên Chúa : Nhiều tác giả hiểu sự công chính thông ra cho người ta bởi ơn tha tội và sự sống mới (Cornely, Prat, Lagrange…) nhưng phải hiểu ở đây về Sự công chính nơi Thiên Chúa, hoạt động cứu rỗi của Thiên Chúa (so với câu 18 – Sự thịnh nộ không thể hiểu được về hiệu quả, nơi người ta, so với câu 3:21-26 mà 1:17 chỉ là một yếu lược đặt trước).

Do bởi lòng tin cho lòng tin (Ex fide in fidem)
Kiểu nói đã được giải thích theo nhiều kiểu :
     - Do bởi lòng tin : Ơn cứu rỗi đến cho mỗi người không phải do quá khứ, do nổ lực tu thân, không phải do việc làm. Hoạt động cứu rỗi của Thiên Chúa nhất thiết kèm theo một sự thay đổi nơi người ta : Một sự ứng đáp, một sự lãnh nhận nơi người ta – Lòng Tin. Thiên Chúa xử với người ta như những bản ngã tự do, có đầy đủ tính cách nhân loại. Nhưng một trật, ta có ý thức và tuyên bố ra sự nghèo nàn thâm căn cố đế của thụ tạo. Đằng khác, sự nhận chân thực trạng căn bản đó lại không do ánh sáng trí não mình, mà là do ánh sáng của Thiên Chúa, do con mắt của người khác : Thiên Chúa.
     - Cho lòng tin : Rất khó giải thích. Chính vì lời nầy mà có lắm giải thích:
                 + Hoặc là cho những ai tin (một kiểu như praeputium / Cắt bì - để chỉ Dân ngoại Rm 3:30. Cắt bì để chỉ Do Thái, tiếng trừu tưởng để chỉ người cụ thể.
                 + Hoặc chỉ là một cách hùng biện - Ex fide in fidem – Từ đầu chí cuối chỉ có lòng tin.
                 + Hay một công thức để nói lên sự tiến thêm mãi từ lòng tin đầu tiên đến một lòng tin vững vàng sâu thẳm và bao la hơn mãi.
Lời Kinh Thánh : Mạch lạc của Habacuc 2:4 khá tối nghĩa. Nhưng xuất xứ thì rõ nghĩa : Habacuc đối chiếu quân Khaldê vô đạo, lấy sức mạnh của mình làm thần (1:11) và người Israel nhân đức đặt tất cả tín thị vào một mình Yahvê. Lời Kinh Thánh nầy được cắt nghĩa (văn kiện Qumrân – Pesher Habacuc 8:1-3) – Thiên Chúa sẽ cứu mọi kẻ giữ Lề luật chiếu theo sự lao khổ của họ và lòng tin họ vào Thầy dạy Đường Công Chính : Tin – Trước tiên là trung tín tuân theo đạo lý của Thầy dạy đường công chính. Còn thánh Phaolô : Tin vào năng lực cứu chuộc của việc Thiên Chúa làm trong Chúa Kitô.

Như vậy, câu 16-17 nầy là lời rao giảng của Phaolô. Đó là một cách trình diện khác về cũng một Kerygma : Tin Mừng, thực tại Phaolô rao giảng – Chúa Yêsu Kitô – Con Thiên Chúa chết và sống lại, là mãnh lực cứu thoát cho mọi kẻ tin. Đó là sự mặc khải của sự công chính của Thiên Chúa, hoạt động đúng với lòng thương xót, trung tín của Thiên Chúa với những lời Người đã hứa, ý định Người muốn viên thành để ban sự sống cho những kẻ được thông chia ơn huệ đó, và người ta được thông chia chính trong lòng tin.

1:18 – 3:20 : Mặc khải về sự thịnh nộ của Thiên Chúa trên Dân ngoại và Do Thái.

Thư tịch :
     - L.Cerfaux (Receuil II, 415-423) Le monde paien vu par St Paul.
                           Le chretien dans la theologie de St Paul.  30-41   378-381.
     - Lumiere et Vie 14 (1954) 63-80 (207-224)
       A.Feuillet , La connaissance naturelle de Dieu par les hommes.

Đoạn nầy chia làm 2 phần :
     - 1:18-32          Tội lỗi của Dân ngoại.
     - 2:1 – 3:20      Do Thái cũng tội lỗi (3:9-20 toát yếu : Nhân loại hết thảy đều có tội)

Đoạn 1:18-32 : Dân ngoại có tội.
Bởi đó, họ cũng ở dưới án thịnh nộ của Thiên Chúa, bây giờ được mặc khải ra. Vấn đề trước tiên nói ra tội của Dân ngoại là ở đâu :
     - Vì những điều biết được về Thiên Chúa, Dân ngoại cũng biết.
     - Vì tuy đã biết Thiên Chúa, họ lại không tôn vinh Thiên Chúa như đáng lý ra phải làm.
Kế theo sau là 3 trường cú : Một phần nêu lên tội lỗi của Dân ngoại (22-23  25  28a) – Một phần nói đến hình phạt tương xứng với tội lỗi đã làm (24  26  28b). Còn 29-31 – Một sổ kê những tệ đoan (tương tự với những chương luân lý bình dân trong thế giới Hy lạp và văn chương Do thái Hy lạp hóa (Kng 14:23-26).
Sổ nầy có thể phân chia :
     - Những tật xấu (ứ đầy mọi thứ…)
     - Những hoa quả của tật xấu (mà chất chứa…)
     - Những tội trong liên lạc giữa người với người, và với Thiên Chúa ( mà dèm pha…)
Phải phán đoán làm sao về bức họa đen tối đó ?
(Coi những chương kê trên của L.Cerfaux)

Đoan 2:1 – 3:8  Dân Do Thái cũng mắc tội dẫu đã có nhiều đặc ân.
Sau khi đã tả tình cảnh hư đốn của Dân ngoại, thánh Phaolô lại cho thấy Do Thái cũng không hơn gì. Điều đó cho thấy kích thước của sự đổi thay Chúa Kitô đem đến trên toàn thể nhân loại. Do Thái có thể ung dung tán thành những lời chỉ trích Dân ngoại trên kia và cho mình những như Phaolô thuộc phe Thiên Chúa, mà cũng không đếm xỉa đến việc Thiên Chúa làm trong Chúa Kitô. Bởi tin vào công việc cứu thoát của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, thánh Phaolô không màng đến một sự tán thành kiểu đó. Ngài lại ra sức minh chứng rằng cái thắng thế của Do Thái trên Dân ngoại nếu đem đối chiếu với cái tai họa bây giờ mới tỏ tõ sâu độc chừng nào nhờ ơn cứu rỗi đã được mặc khải. Cái thắng thế đó đã ra như không rồi.

Những tự phụ tự đắc của Do Thái, mặc dù dựa trên một nền tảng mà Phaolô không phủ nhận, cũng phải khử trừ tận rễ. Dưới ánh sáng của 3:21tt, họ phải được giác ngộ là Bây giờ (Thời Cánh chung đón trước nầy). Tất cả những gì họ thường khoe khoang, không còn giá trị cứu rỗi nào nữa. Như vậy, dẫu vẫn nhận rằng họ có những đặc ân hạng nhì, hạng ba, về điều quan trọng và quyết định bậc nhất đứng trước ơn cứu rỗi của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, họ cũng ở trong một tình trạng thất vọng như Dân ngoại.

Ý thức của Do Thái dựa trên hai trụ cột là Lề luật và Cắt bì. Sự ỷ thị vào 2 điều đó, thánh Phaolô nói đó chỉ là ngộ nhận:

     - Ỷ thị vào Lề luật không có hiệu lực gì cả. Những kẻ bô bô nơi miệng về Lề luật thì trong thực tế bỏ xó Lề luật đó. Thế mà trước tòa phán xét, điều được hỏi đến lại là việc giữ Lề luật. Chỉ có Lề luật mà thôi chưa hẳn là một đặc ân, vả lại, Dân ngoại cũng biết Lề luật (Dẫu Do Thái không nghĩ hay tưởng tượng được điều đó). Như vậy, Do Thái cũng như Dân ngoại, đều ở trong một số phận như nhau trước tòa phán xét.
     - Còn về cắt bì, chính lời chỉ trích của các tiên tri đã đả phá giá trị của nó như một lễ nghi bên ngoài rồi. Cắt bì trong lòng, nơi tinh thần chứ không phải nơi chữ viết mới có giá trị. Tức là điều đồng nhất với việc chân thành làm trọn Lề luật.

Một quả quyết đáng chú ý là 2:11-16.
Lương tâm – Được tả như một nhân vật tự lập – là một luật bên trong, và luật đó cũng có một nguồn gốc như luật Môsê. Những đoán định, lên án của lương tâm đón trước sự phán xét cùng tận, nơi mà mọi người phải ra trước tòa của Chúa Kitô. Như vậy là ám chỉ rằng Luật lương tâm, cũng như Luật Môsê, là một cách diễn tả ý muốn của Chúa Kitô. Bởi đó, Dân ngoại nếu được giải án tuyên công (được cứu rỗi) nhờ việc giữ Luật lương tâm, cũng không phải được cứu rỗi ngoài ân sủng của Chúa Kitô, cho dẫu không hề biết rõ về danh tính của Ngài.

Đoạn 3:1-8  Cho dù có Lời Hứa
Sau khi đã phủ nhận sự bảo đảm dựa trên Lề luật và Cắt bì, thì còn một nơi ẩn náu cuối cùng: Các Lời Hứa vô điều kiện của Thiên Chúa cho Dân Người. Sự thực hiện không tùy vào người ta. Vậy, nếu lên án Do Thái cũng như Dân ngoại, thì một trật phải chối bỏ sự trung tín của Thiên Chúa. Thánh Phaolô coi kết luận như một lời phạm thượng và long trọng tuyên bố sự trung tín của Thiên Chúa với lời Thánh vịnh 116:11. Để nêu lên sự tương phản giữa Thiên Chúa, Đấng trung tín, và người ta nông nổi bất trung, thánh Phaolô lại trưng Tv 51:6 mà ngài hiểu về sự trung tín với các Lời Hứa : Công chính, trung tín, chân thật hầu như đồng nghĩa.

Nhưng vấn nạn lại thêm : Nếu Thiên Chúa trung tín với Lời Hứa, mặc dù người ta thất trung, hơn nữa, nếu sự bất công và tội lỗi người ta làm cho sự công chính, cứu độ của Thiên Chúa thêm rực rỡ, thực hiện các Lời Hứa cứu rỗi một cách hoàn toàn xứng với sự trung tín của Thiên Chúa, thì làm sao Thiên Chúa có thể trừng trị tội của một kẻ làm cho Người nên vinh hiển như thế. Hay Thiên Chúa lại có thể xử trái ngược với công bằng ? Thánh Phaolô vẫn coi vấn nạn như phạm thượng, nhưng lời giải phải chờ các đoạn 9-11 sau kia. Bây giờ, ngài chỉ đem ra một lời đáp ad hominem : Dám bảo Thiên Chúa nếu trừng trị tội lỗi là bất công thì cũng phải phủ nhận tư cách Thẩm phán của Thiên Chúa. Một đạo lý căn bản. Nếu Do Thái tránh trút được án của Thiên Chúa vì tội của họ làm Thiên Chúa rạng thêm vinh hiển thì phải kết luận không người tội lỗi nào trong thiên hạ có thể bị lên án. Thế là hoàn toàn phi lý. Họa chăng là dám nói cứ làm dữ đi để nẩy ra sự lành.

Đoạn 3: 9-20. Mọi người đều mắc tội.
Chiếu theo các điều đã nói, không có mâu thuẫn giữa các đặc ân được có Lời Hứa và tình cảnh hư đốn đáng phạt của Do Thái. Vả lại, chính những lời Sấm Kinh Thánh, sự hãnh diện của Dân Israel cũng quả quyết về mọi người có tội, trong những chương nói trước tiên về Israel. 10-18 – Một loạt xuất xứ Kinh Thánh, câu 19 cắt nghĩa và kéo kết luận. Một kết luận đúng theo cách kiểu của Phaolô. Câu 20 ghi lại thành quả của lời bàn luận để chuyển qua phần sau.

Đoạn 3:9  Toát yếu tất cả đoạn 1:18 – 3:20.
Văn bản còn nhiều tranh luận : Về hình thức câu nầy cũng như về nghĩa. Cái nhiên hơn cả là vấn nạn lập lại câu 3:1, nhưng phần nầy phủ nhận mọi thắng thế nơi Do Thái. Thắng thế nói trong câu 3:1 không bị hủy, nhưng chỉ có giá trị về một phương diện, nghĩa là về thắng thế của Do Thái trong Thánh sử. Thánh Phaolô vừa nhận vừa chối : Nhận – dưới điều kiện – vì chỉ có một thánh sử liên tục. Chối – và chối hẳn – vì đứng trước mặc khải của Thiên Chúa nhờ Chúa Kitô, không ai còn có thể đem gì ra để chống chế hầu thoát được án thịnh nộ của Thiên Chúa.

Đoạn 3:10-18 Trưng năm xuất xứ Thánh vịnh và một xuất xứ Ysaya.
Có một ý định nào rõ rệt hướng các xuất xứ nầy không ? Có tác giả muốn nhận ra ý định cho thấy con người toàn diện (họng, lưỡi, môi, miệng, chân)…và hết mọi người đều tham dự vào điều dữ.

Câu 10-12 : Trưng Tv 14:1-3 ( // Tv 53:2-4 ).
Nói lên sự đồi bại và phận vụ người ta đối với Thiên Chúa.

Câu 13-14: Nói đến sự đồi bại nơi con người.
Tỏ rõ ra trong lời nói, tiết lộ cái xấu xa của lòng người tar a. Đây có một xuất xứ hỗn hợp : 11ab/Tv 5:10  13c/Tv 140:4  14/Tv 10:7 tức là Thánh vịnh những loại ai ca cá nhân, hầu hết là những kẻ bị nhiễu hại bằng vu cáo, nói hành, bỏ vạ.

Câu 15-17:  Sự đồi bại trong liên lạc người với người.
Xuất xứ lấy tự Ysaya 59:7-8 nói đến sự sa đọa của dân, tức là điều đã dẫn đến tai ương.

Câu 18 : Trích từ Tv 36:2

Câu 19: Rút kết luận.
Những lời lên án đó bắt Do Thái phải ngã lẽ vì đó là lời Kinh Thánh và mọi điều Kinh Thánh nói đều có uy tín. Như vậy, Do Thái phải nhận điều thánh Phaolô nói ra như hướng chung của Kinh Thánh : Đặt mọi người trước án của Thiên Chúa, hết phương chống chế. Do Thái đồng ý khi nói đến án của Thiên Chúa trên Dân ngoại, nhưng chính họ cũng thuộc thế giới mang tội trước mặt Thiên Chúa, chìm trong cảnh vô phúc. Họ cần phải  được có người vạch ra cho họ biết, để họ ngậm câm đi, vì họ trước tiên thuộc hạng người tự cao tự đại, điều mà thánh Phaolô muốn cho thấy như dấu chỉ của một sự hư hốt từ gốc rễ.

Câu 20: Để cho lời mình được dễ chấp nhận, thánh Phaolo lại dựa vào Kinh Thánh.
Chính Kinh Thánh đã tuyên bố như vậy do miệng tác giả Tv 143:2, nhưng thánh Phaolô thêm bởi công việc của Lề luật, một điều ngầm hiểu trong tư tưởng Thánh vịnh. Không muốn nói rằng người ta có thể được giải án tuyên công nhờ bởi công việc nào khác ngoài Lề luật. Mọi việc càng bị loại đi trực tiếp triệt để hơn nữa.

Nhưng muốn biết tầm của lời Kinh Thánh theo ý thánh Phaolô thì cần phải biết mạch lạc. Theo mạch lạc , có 2 điều quan trọng :
     - Tác giả Thánh vịnh – Biết tội mình thì đối chiếu với việc người ta (chỗ nầy, nơi một người sống dưới Lề luật, thì hiểu ngầm về việc Lề luật) Tác giả Thánh vịnh nói đến sự trung tín của Thiên Chúa và sự công chính của Thiên Chúa, điều mà câu 11 sau tác giả nói là nó sẽ làm cho sống. Đó là sự công chính của Thiên Chúa mà Rm 3:21 sẽ nói là đã tỏ hiện (trong Chúa Kitô chết vì tội lỗi ta và sống lại vì sự giải án tuyên công của ta , Rm 4:25). Đây làm rạng tỏ ý nghĩa tiếng công chính Thiên Chúa theo ý thánh Phaolô.
     - Tác giả Thánh vịnh nhân danh sự trung tín và sự công chính của Thiên Chúa mà khấn xin Thiên Chúa đừng xét xử mình (Vulg. Non inters in judicium). Còn Tv 69:28 thì xin Thiên Chúa đừng để chúng đi vào sự công chính của Người. (chúng , tức là các địch thù của người lành). Như thế, muốn được đi vào sự công chính của Thiên Chúa thì đừng vào phán xét của Thiên chúa. Vậy, sự công chính, nguyên lý ban ra giải án tuyên công đối chọi với phán xét. Kỳ thực, giải án tuyên công nhân vì việc làm tất nhiên sẽ là giải án tuyên công bằng phán xét, xét xử và cân lường công với tội, điều mà Yob đã dám xin cùng Thiên Chúa một cách điên dại (Yb 31:6). Tác giả Thánh vịnh có một thái độ hoàn toàn nghịch lại. Nếu Thiên Chúa xét xử thì vong mạng mất. Người ta chỉ có thể bị lên án chứ không sao có thể được giải án tuyên công. Ơn cứu rỗi đích thực chỉ có thể là lãnh nhận lấy ơn cứu rỗi của Thiên Chúa, nơi thập giá và sự sống lại của Chúa Kitô.
Per legem cognition peccati : Nhận biết sự tội.
Không phải là một tri thức trừu tượng, nhưng một kinh nghiệm của con người toàn diện trong sinh hoạt và hành vi. Đây là một quả quyết lớn trong thần học thánh Phaolô. Do đây mà phải đính chính những quả quyết khác dường như nghịch lại (như Rm 2:13) khi nói đến sự giải án tuyên công cho kẻ thi hành Lề luật.

Đoạn 3:21 – 4:25 Sự công chính của Thiên Chúa trong việc giải án tuyên công.

Từ trước đến đây chỉ là giai đoạn mở đầu. Thánh Phaolô đã cho thấy ngoài Tin Mừng ra, trong thế giới chỉ thấy sự tộ và hình phạt của tội : Sự thịnh nộ đã tỏ bày ra, chứ chưa có sự công chính của Thiên Chúa. Sự công chính của Thiên Chúa phải được tỏ bày ra như sự giải phóng nhân loại khỏi tội và thịnh nộ. Việc chiêm nghiệm thế giới Dân ngoại, được soi sáng bởi luật thiên nhiên, nhưng đã vi phạm luật đó. Thế giới Do Thái, được soi sáng nhờ luật Môsê, nhưng cũng đã vi phạm luật đó. Như thế làm lộ ra sự cần thiết phải có một mặc khải nào khác. Bây giờ, đến lúc Phaolô đề cập đến chính đạo lý nòng cốt của thư Roma – Đạo lý soi rạng cả thư Roma cũng như tất cả thần học của các thư khác.

Thánh Phaolô được đặt trước sự kiện : Cuộc khổ nạn của Chúa Yêsu. Nơi cái chết đó, lòng tin cho ngài nhìn thấy mặc khải về đức công chính của Thiên Chúa, nghĩa là mặc khải về sự nhân từ thương xót và cũng là đền thay thục tội một trật. Sự chết thục tội của Chúa Yêsu là biến cố đã đổi thay vũ trụ, những trật tự cũ bị lật nhào, hệ thống các giá trị thông hành từ trước đến nay đã thành vô hiệu lực. Do bời lòng tin Thiên Chúa làm nhờ thập giá, vũ trụ với những trật tự và luân thường cùng giá trị nhân sinh đều phải nhận định lại cách mới mẻ. Kerygma tiên khởi đã trình bày ý nghĩa biến cố, mà chúng ta gọi là khuôn khổ Cánh chung của lời rao giảng, nhưng vẫn còn gọi được là chập chững, thì thần học của thánh Phaolô, dựa trên truyền thống đã là một cố gắng suy tư thần học, mới mẻ và may mắn đặc biệt để hiểu biến cố cứu rỗi quyết định, là sự chết thập giá và sự sống lại của Chúa Kito cùng những hậu quả do biến cố đó.

Đoạn 4 có liên lạc mật thiết với 3:21-31 như là chứng Kinh Thánh chống đỡ cho giải thích thần học căn bản. Ngay nơi khởi nguyên lịch sử của Dân Thiên Chúa chọn, ta thấy nơi Abraham, ông tị tổ của Do Thái, Thiên Chúa đã thi hành điều bây giờ Tin Mừng rao giảng : Người ta được giải án tuyên công nhờ bởi tin, không phải bởi việc làm.

Đoạn 3:21-31.
                 Trong cái Bây giờ Cánh chung, sự công chính của Thiên Chúa đã hiện tỏ ra
                cho mọi  kẻ tin, Do Thái cũng như Dân ngoại.

Trong các câu 21-22, thánh Phaolô ghi lại các quả quyết đã đón trước trong 1:17, bây giờ nói lại sau khi đã phác họa ra cảnh khốn đốn của nhân loại trước Chúa Kitô và ngoài Chúa Kitô :
Nhưng bây giờ :
Thời buổi Cánh chung của mặc khải cùng tận về ơn giải thoát của Thiên Chúa.

Mặc khải mới của Đức công chính nầy không tùy vào Lề luật. Lề luật cũng như một sổ kê những lện truyền (Ep 2:15), nghĩa là khía cạnh Cựu Ước mà đạo Do Thái đã suy diễn một cách phiến diện. Đằng khác, mặc khải kia lại có liên lạc mật thiết với Lề luật – Lề luật theo nghĩa rộng hơn – như việc Thiên Chúa mặc khải về chính mình trong Cựu Ước. Xét về mặt nầy, thì Lề luật và các tiên tri làm chứng cho mặc khải mới của Thiên Chúa. Chính vì Phaolô tin như thế mà luôn luôn ngài viện Cựu Ước để làm chứng cho Tin Mừng.

Điều nầy có người cho là khó khăn đối với một quả quyết như Rm 10:4 mà người ta hiểu như sự chấm dứt Lề luật đã xãy ra nơi Chúa Kitô. Tuy nhiên, thánh Phaolô đã vạch ra điều mà bình luận Cựu Ước hiện tại đã minh chứng, tức là đạo Do Thái thượng luật, tựu trung chỉ là một phát triển lệch lạc của đạo Cựu Ước. Cựu Ước có hướng quy chế, Lề luật, nhưng cũng có hướng biến cố, bỏ ngõ cho sự can thiệp của Thiên Chúa, tiêu biểu đặc sắc là ơn tiên tri. Các xuất xứ của thánh Phaolô coi qua thì như gò ép, nhưng cần phải nhận ra rằng thánh Phaolô cũng như Tân Ước nói chung, đề cao lại hướng tiên tri của đạo Cựu Ước, tức là hướng đã bị tinh thần thượng luật đương thời đó làm chết ngột. Ngay thái độ của Chúa Yêsu cũng chỉ có thể hiểu được theo hướng tiên tri đó rồi.

Câu 22: Sự công chính của Thiên Chúa đến cho mọi kẻ tin.
Không có kỳ thị. Thánh Phaolô sau khi đã dọn đường, gạt bên những thắc mắc như trong Rm3:1-8, thì bây giờ nói thẳng thắn ra nguyên tắc.

Câu 23: Với những điều đã bàn trước trong 1:18 – 2:19.
Thánh Phaolô có thể toát yếu về tình trạng nhân loại trong những lời nầy : Hết thảy đều mang tội, đã mất vinh quang Thiên Chúa. Chúng ta có thể hiểu hai mệnh đề sau nầy như cắt nghĩa cho nhau – như vậy, mệnh đề thứ hai là một định nghĩa về tội. Người ta đã được dựng nên để mang nơi mình sự tương tự với Thiên Chúa, như hình tượng, phản ảnh (vinh quang) của Thiên Chúa (1Cor 1:7). Doxa đó là sự giống Thiên Chúa. Hành vi, hoạt động không mang theo sự giống Thiên Chúa, tức là tội. Sự tương tự, sự giống Thiên Chúa đó phát ra tự Doxa của Thiên Chúa, tức là chính mình Thiên Chúa xét về phương diện Thiên Chúa tỏ mình ra, nên sự hiện diện cho Dân Người, và thông tỏ mình cho Dân (Xh 24:16  40:34t  1V 8:10t). Doxa đó khuất đi trong thời Mêsia chưa đến (Ez 9:3  10:4) và sẽ đến vào thời Mêsia (Ez 43:2  Tv 85:10  Ys 40:5  60:1tt  Hg 2:7 coi Yn 1:14  2:21)

Câu 24-25a : Tả điều Thiên Chúa làm cho nhân loại trong tình trạng tội lỗi đó.
Các tiếng trong câu nầy quan trọng cho đạo lý giải thoát trong Thánh Phaolô.

Giải án tuyên công (Công chính hóa).
Tiếng Hy lạp Dikaióô : Tuyên án – Làm công việc của một vị thẩm phán, đối xử cách công bằng. Tuyên án có thể là Tuyên trắng án. Đây nghĩa trực tiếp có thể là tha bổng. Người tội lỗi được tha bổng, nhưng không, trước tòa án Thiên Chúa, bởi quyết định của Thiên Chúa như vị thẩm phán. Họ không cần phải làm gì cả để được tha vạ, giải án vì việc tha vạ nầy không căn cứ trên công lênh, nhưng là bởi ơn nghĩa, ân xá của Thiên Chúa. Ân xá là sự khoan hồng, sủng mộ tự do, dẫu có khi tự tiện của một vị Chúa tể.
Nhưng đằng sau nghĩa của Hy lạp, nhãn giới của Phaolô là quan điểm Cựu Ước, Do Thái : Giải án tuyên công là việc một người bị oan uổng, bị hại mà lại được bênh vực, gỡ khỏi vạ, khỏi áp bức. Ysaya II  nói đến giải án tuyên công cho dân do Sự công chính của Yahvê đến:  Tiếng rõ ràng đem về giải phóng, cứu thoát khỏi những quyền năng áp bức. Như thế, trong ý của Thánh Phaolô, được giải án tuyên công một cách nhưng không…thì nghĩa trổi hơn cả là giải thoát (giải khỏi án, vạ). Bởi tiếng dùng thuộc tư pháp, công lý nên việc giải thoát mặc hình thức một việc Tuyên trắng án, tha bổng.

Nhưng tha bổng, tuyên trắng án một người can phạm, có tội lại là trọng tội của Thẩm phán chiếu theo công lý (Ys 5:23). Kiểu nói của Rm 4:5 là một lời nghịch thường, nhưng nhất thiết là thế một khi muốn diễn tả cách đối xử của Thiên Chúa với kẻ có tội theo tiếng tư pháp. Điều xãy ra là dẫu người ta đáng tội trước mặt Thiên Chúa, Thiên Chúa đã chẳng xử với họ như họ đáng phải chịu. Họ đáng người ghét bỏ, nhưng Thiên Chúa lại đem lòng yêu mến. Chúa Yêsu cũng tả sự kiện đó bằng những tiếng thuộc liên lạc người với người. Vậy, thánh Phaolô đã có ý dùng một tiếng táo bạo là dùng tiếng chỉ việc quái đản trước công lý mà nói về Thiên Chúa. Nhưng kiểu nói nghịch thường đó mới đồn người ta tới sự tế nhận việc lạ lùng của Thiên Chúa. Tiếng đó dùng như hình ảnh lại cho thấy lối khác : Cho thấy quyền tối thượng của Thiên Chúa, thẩm phán mà chính ý muốn của mình là luật. Một thẩm phán như vậy mà tuyên trắng án, thì tội nhân ra khỏi tòa, ắt vẫn giữ toàn vẹn thanh danh (2Cor 5:18t).

Tiếng nói lại còn hơn một hình ảnh tự tiện, một tôn giáo dựa trên luân thường dễ dàng đi đến hình ảnh nầy : Ta nói đến tòa án lương tâm, lương tâm cáo tội, lên án…mà trong một tôn giáo dựa trên luân thường, thời sự kính sợ là tâm tình đương nhiên đối với Thiên Chúa – Lẽ phải (Công lý) hiện thân. Lương tâm lên án làm nảy ra tức khắc sự cảm thấy là có tội trước mặt Thiên Chúa, điều ngăn cản sự thông công hợp nhất với Thiên Chúa. Đứng trước kinh nghiệm tôn giáo đó, thánh Phaolô rao giảng Thiên Chúa tuyên trắng án cho người tội nhân. Ai nhận biết Thiên Chúa là gì và biết tội là gì, mà xác tín được đích thực mình được giải án trước mặt Thiên Chúa, kẻ đó sẽ có thể hiên ngang qua một đời mới, ra khỏi cái bất lực làm bại hoại của một lương tâm cảm thấy mắc tội, bởi cả một chân trời mới mở ra cho mình. Kinh nghiệm thường cũng cho thấy những kẻ sai lỗi có thể được một sức lực cải thiện nhiều nếu gặp được một người hiểu biết và kính trọng mình, không coi mình như đồ bỏ, đáng thất vọng, nhưng như người có vốn để trở nên lương thiện.

Cứu chuộc (Apolytrosis) (Coi Introd. à la Bible II 862-868).
( Và tiếng Rachat hay Rédemption trong các tự vị)
Tiếng Hy lạp dùng cho việc phóng thích, giải thoát nô lệ hay tù binh. Tiếng thường chỉ việc trả một món tiền làm giá chuộc. Tuy nhiên, cũng có thể dùng mà không có ám chỉ gì cả đến tiền bạc và như thế có thể đồng nghĩa với phóng thích, giải phóng.

Tiếng nầy nơi thánh Phaolô lại mang một âm hưởng Cựu Ước vì tiếng đã được dùng cho việc Thiên Chúa cứu Israel khỏi vòng nô lệ Ai cập (Tl 7:8) và các tiên tri lại dùng để chỉ việc cứu thoát khỏi lưu đày Babylon (Ys 51:11), với mục đích để sống như dân Thiên Chúa chọn (Ga 3:23 – 4:5). Tư tưởng ở đây là thế.
Việc giải án tuyên công dựa trên việc Thiên Chúa đã can thiệp để giải phóng Dân của Người khỏi xiềng xích tội lỗi. Ai tin vào người, vào việc Người can thiệp trong biến cố Chúa Kitô mà gia nhập vào Dân của Người, thì được giải án tuyên công.

Hy sinh tạ tội (Hilasterion) (Introd. à la Bible II  868-869).
(Tiếng Expiration, Reconciliation trong các tự vị)
Thánh Phaolô dùng tiếng Hilasterion, do tự một động từ có 2 nghĩa :
     - Làm nguôi lòng (apaiser) một người hay một vị thần.
     - Đền tội, tạ tội (expirer) nghĩa là làm một việc gì (bồi thường hay lễ tế) nhờ đó lỗi được thủ tiêu, xóa bỏ đi.

Nghĩa đầu tiên không gặp trong Cựu Ước khi nói về Thiên Chúa (trừ vài chỗ). Nghĩa thứ hai gặp nhiều. Làm một việc gì, nhờ đó tội hay uế tạp được cất đi. Sách Lêvi và Dân số kể hết cách cách thức phải làm để đạt mục đích đó. Nhưng dưới ảnh hưởng tiên tri, ý nghĩa tôn giáo tiến triển và Israel đạt dần quan niệm : Nếu sự uế tạp là tội về luân lý thì chỉ có Thiên Chúa mới thủ tiêu đi được, và động từ có nghĩa Tha thứ nếu dùng cho Thiên Chúa.
Còn tiếng Hilasterion thì không chỉ chính việc tạ tội, nhưng như phương thế nhờ đó tội được cất đi, nhờ việc sai Chúa Kitô đến. Việc Chúa Kitô đến là phương sách của Thiên Chúa để ban ơn tha thứ.

Máu (Introd. à la Bible II 869-874 : Le rôle du sang)
(Tiếng  Sang, sanguis, haima trong các tự vị)
Một cách để tẩy uế, xóa tội là dâng tế lễ. Cách riêng bằng việc vận dụng đến máu của hy sinh. Trong đoạn nầy, thánh Phaolô nói đến nói đến Máu trong một mạch lạc nói đến tạ tội, nên ý nghĩa tất nhiên đem về Tế lễ. Phương sách của Thiên Chúa ban ơn tha thứ tội lỗi là chính Lễ tế của Chúa Kitô. Ý nghĩa của Máu và Lễ tế đã được hiểu như vật hy sinh chết thay vì người có tội phải chết. Nhưng theo Kng 9:4  Lv 17:11  Tl 12:23, Máu là sự sống. Như thế thì khi nói đến Máu Chúa Kitô, thánh Phaolô nghĩ đến sự sống Ngài đã hy sinh và tự hiến mình cho Thiên Chúa. Hiến mình trước Ý định Thiên Chúa. Thế nên chỗ khác nói được rằng chính sự vâng phục Chúa Kitô đã thực hiện việc cứu thoát chúng ta (Hr 10:10 đặt liên lạc giữa ý định Thiên Chúa và Lễ tế Mình Chúa Kitô).
Sự chết là chóp đỉnh và kết thúc sự vâng phục đó (Pl 2:8). Kiểu diễn tả bằng từ ngữ, quan niệm Lễ tế là cách bóng bảy để nói lên một thực tại thuộc giới bản vị và tâm linh, luân lý. Hy sinh tạ tội là chính Thiên Chúa đã đặt : Hy sinh đó chính Thiên Chúa lại ban cho chúng ta. Sự tha thứ bởi lòng tốt của Thiên Chúa, dọn đủ điều để đạt đến việc ban ơn tha thứ, không gì nhưng không bằng và phát xuất tự lòng yêu mến sâu thẳm của Thiên Chúa.

Lòng tin (Cũng là một vấn đề trọng tâm, không thể cắt nghĩa hết ở đây).
Cốt thiết là thái độ của người ta nhận biết sự thiếu thốn hoàn toàn của mình trước mọi giá trị cao cả của đời sống, và trông nhờ cả vào sự vô biên của Thiên Chúa. Trong sự tín thị đó, người ta chấm dứt mọi kiểu cậy mình, ngay cả nơi nổ lực đeo đuổi sự công chính. Nhường chỗ hoàn toàn cho điều Thiên Chúa muốn làm. Nhưng đã tín thị như thế, người ta đành mất, thua thiệt về hết mọi sự…để được Chúa Kitô.
Loại khỏi đời mình cái bảng năng tìm sự sống của mình hay cái sống : Thái độ hoàn toàn lãnh chịu điều Thiên Chúa đã làm trong Chúa Kitô - Hy sinh tạ tội nhờ Máu Ngài : Ơn tha thứ, đời sống tế hiến của Chúa Kitô. Lãnh chịu lấy ngay trong tín thị hoàn toàn vào Thiên Chúa toàn năng và tha thứ : Lòng Mến của Thiên Chúa.

Tổng kết lại, ta thấy được các câu nầy đâu kết lại 3 hình ảnh :
     - Hình ảnh kiện tụng : Giải án tuyên công.
     - Hình ảnh vể quy chế nô lệ : Việc cứu chuộc, phóng thích.
     - Hình ảnh nghi tiết tế lễ : Tạ tội bằng máu.
Dưới 3 hình ảnh, cùng một việc Thiên Chúa đã làm cho người ta. Nơi (1) Thiên Chúa tham dự như vị Thẩm phán giải án cho tội nhân. Theo (2), Thiên Chúa như thân nhân, ân nhân đã lo cho nô lệ được tự do. Theo (3), Thiên Chúa giữ vai trò tư tế làm công việc tẩy xóa, tạ tội. Trong nhãn giới Kinh Thánh, các hình ảnh đó được tiến dần đến chính sự thực : Việc Israel được giải phóng được các tiên tri tả như giải án tuyên công, hay cứu chuộc phóng thích. Từ ngữ của bản LXX cho thấy rằng lễ tế tạ tội cuối cùng chính là ơn tha thứ của chính Thiên Chúa ban. Các hình ảnh, mỗi cái một cách, vạch rõ ra tính khách quan của việc Thiên Chúa làm cho nhân loại.

Các đoạn 5-8 mới nói đến hậu quả bên trong nơi đời sống kẻ tin. Đây thánh Phaolô trình bày tình trạng, thực trạng người ta trước mặt Thiên Chúa – Thực trạng tội lỗi (1:18 – 3:20) đã được đổi thay bởi việc Chính Thiên Chúa làm : Từ án thịnh nộ đến tha bổng, từ vòng nô lệ đến tự do, từ tội lỗi đến vô tội. Thực trạng đổi thay được tả bằng 3 hình ảnh đó sẽ kèm thêm sự thay đổi bên trong, từ sa đọa tội lỗi đến sống thánh, từ bất lực hành thiện đến tấn đức. Đây thì nói được thay đổi thực trạng trước mặt Thiên Chúa, việc đó không do sức người ta : Tù nhân không thể tha bổng cho chính mình, đã là nô lệ thì không sao phóng thích được chính mình, đã ra ố nhơ thì không còn có thể trở nên trong sạch. Thiên Chúa, bởi một ân huệ hoàn toàn nhưng không, đã thay đổi thực trạng đó.

Nói cách khác, đối với những ai đã biết sống, thực chỉ là có thể sống trong liên lạc với Thiên Chúa, thì thực trạng lương tâm bày ra cho người ta là mình có tội, không sống trong sự giống Thiên Chúa, tức là mục đích và là mẫu sống của mình. Điều đó gọi là tội. Tội là sự xung khắc phân liệt tách hẳn Thiên Chúa với người ta. Không có nổ lực nên hoàn thiện nào có thể làm người ta liên kết với Thiên Chúa. Phía người ta : Tội đó có trước lương tâm – đã làm là đã làm. Thực trạng là liên lạc đó bị chặt đứt không thể hủy đi một bên. Ai tin vào Thiên Chúa như Đấng Công minh Chí thiện, thì tội còn đó luôn luôn là một sự phân tách khỏi Thiên Chúa. Mà tâm hồn đã thấu đạt được rằng ngoài Thiên Chúa không thể có sự thiện và hạnh phúc, thì thực trạng nhân loại là một ngõ bí, phi trừ là người ta có thể biết rằng là chính Thiên Chúa , đã ngang qua tường ngăn tội lỗi đó, mà đến cùng mình. Đó là Tin Mừng do tự Thiên Chúa : Thực sự thì chẳng những Thiên Chúa đã băng qua tường ngăn, mà Người còn hủy cái tường ngăn đó đi nữa.

Sự chắc thực là Thiên Chúa đã làm như thế, tín hữu được nơi sự kiện Chúa Kitô. Chính Chúa Yêsu đã thực hiện lời tiên tri : Thần Khí Chúa ở trên tôi, vì Người đã xức dầu mà ủy cho tôi việc đem Tin Mừng cho người nghèo khó, rao truyền cho kẻ cầm cố được phóng thích, cho người đui mù được sáng mắt, cho kẻ bị áp bức được giải oan, loan báo năm hồng ân của Chúa (Ys 61:1t  Lc 4:18t). Trong đời Ngài, đã thấy ơn tha tội xuất hiện ở trần gian (Mc 2:1-12  Lc 7:36-50). Lời Ngài đã nói ra lòng thương của Thiên Chúa. Và bởi vì Ngài đã cố hủy bỏ những tường ngăn mà những người được gọi là nhân đức dựng đứng lên để tách người tội lỗi một bên, thì Ngài đã đi đến tử hình. Ngay theo cả cái trình tự lịch sử nầy, Ngài cũng đã chết vì tội kẻ khác.
Với những trình thuật đó, người ta chỉ có thể là hoặc là nhận như những kẻ chống đối với Chúa Yêsu là Ngài đã đáng chết bởi một thái độ đội với tội có cơ hủy cả nền móng luân lý, hoặc xác tín rằng xử trí với người tội lỗi như thế là mặc khải về Thiên Chúa, dấu chỉ chính thái độ của Thiên Chúa đối với kẻ tội lỗi. Một khi người ta có thể tin điều đó và nhân đó mà tin cậy vào Thiên Chúa như thế, người ta cũng biết tội lỗi cảm thấy nơi lương tâm mình kia không phải là bức tường ngăn cản mình với Thiên Chúa nữa, và do đó với ơn Thiên Chúa trợ giúp, người ta có thể hiên ngang làm lại cuộc đời.

Một sự giải án tuyên công chủ quan ? Không ! Mọi sự đều tùy thuộc vào một sự kiện lịch sử - Sự kiện Yêsu Nazareth. Đó là một việc can thiệp của Thiên Chúa, vì chẳng những Ngài đã chết, nhưng Ngài đã sống lại. Đã sống lại, Đấng Thiên Chúa đã làm thành sự tội vì ta (2Cor 5:21), và đã nên đồ chúc dữ vì ta (Ga 3:13). Có phải là Chúa Kitô đã làm cho Thiên chúa thay đổi thái độ đối với nhân loại ? Không ! Nhưng việc Chúa Kitô đến là giai đoạn quyết liệt nhất trong việc Thiên Chúa mặc khải hoạt động của Người trong tất cả lịch sử nhân loại (cách điển hình, thánh Phaolô vạch ra tự Abraham mà xuống, trong đoạn 4 và tự Adam trong đoạn 5). Thiên Chúa bao giờ cũng là Đấng như Chúa Yêsu đã tỏ bày cho người ta biết.

Câu 25b-26: Việc giải án tuyên công liên lạc làm sao với sự công chính của Thiên Chúa.
Các câu nầy sẽ nói lên.
Chiếu theo đạo lý các tiên tri, sự công chính của Thiên Chúa được tỏ hiện ra trong việc giải thoát Dân của Người khỏi quyền năng sự dữ, trong chính nghĩa toàn thắng trong dân và trên hoàn cầu nhờ dân. Bây giờ, thánh Phaolô quả quyết : Chính đó là mục đích và hậu quả của sự nghiệp, và nhất là sự chết của Chúa Yesu :
Ngõ hầu chứng tỏ :
Cho thấy sự công chính của Ngài trong lúc nầy…Không phải là tìm ra một mánh lới, nhờ đó sự công bình (thịnh nộ) của Thiên Chúa được thỏa mãn (thí dụ phạt người nầy vì tội người kia) và một trật lòng thương xót của Thiên Chúa cũng được thi thố ra để cứu kẻ có tội. Thánh Phaolô không nghĩ đến một tương phản như thế giữa sự thương xót và sự công chính. Việc giải án tuyên công kẻ có tội là một tang chứng đành rành cho sự công chính của Thiên chúa, và thánh Phaolô nhấn  Trong lúc nầy : Với Chúa Kitô, thời sẽ đến đã khai mac.
Trong quá khứ thì sao ?
Vấn đề gây nên bởi tội nhân loại chưa được giải quyết triệt để như vậy : Sự công chính được tỏ ra bởi Người bất chấp các tội lỗi… (Vấn đề paresis, Hubb-Lyonnnet, Rm 578-581). Đó là một sự bất chấp về phía Thiên Chúa, một biện pháp tạm thời vừa tầm với thời còn phải chờ sự can thiệp quyết định của Thiên Chúa, bởi thế sự bất chấp đó có thể đồng hành với sự tỏ bày thịnh nộ.
Câu 27-31: Mọi kiểu vinh quang của người ta đều bị loại.
Bởi công việc cứu rỗi của Thiên Chúa, điều quyết định độc nhất, Do Thái cũng như Dân ngoại chỉ có thể giải án tuyên công nhờ lòng tin. Thiên Chúa đã can thiệp để cứu nhân loại hư đi, và chỉ có một mình Người. Người đã ban ơn cứu thoát cho mọi người (Đó là ý nghĩa căn bản của 3:21-26, sau khi đã vạch ra terminus a quo là 1:18 – 3:20). Một quả quyết Thiên Chúa, Đấng cứu thoát độc nhất, sẽ kéo đến những hậu kết quan hệ cho thái độ người ta đối với Thiên Chúa.

Thái độ nảy ngay ra là sự đối chọi với chính quá khứ tôn giáo, mà lại là Biệt phái của Phaolô:  Suy từ việc Thiên Chúa làm trong Chúa Kitô, thì Do Thái, nguyên là Do Thái không tin vào Chúa Kitô, được hiểu như một kẻ không xác tín rằng chỉ có Thiên Chúa là Đấng cứu thoát độc nhất, nhưng còn là kẻ đặt vinh quang nơi công việc riêng của mình. Lý luận bây giờ thế nầy : Nếu thực sự ơn cứu rỗi đã được thi hành theo 3:21-26, thì việc cộng tác của người ta vào biến cố cứu rỗi còn có nghĩa gì nữa. Hay là còn yếu tố nào đó, dẫu nhỏ đến đâu đi nữa, nhờ đó, người ta còn đóng vai trò nào và chừa lại cho mình một cái gì gọi là quyền, tư cách đáng chút gì để dãi bày trước mặt Thiên Chúa. Do đó, lời hỏi theo kiểu hùng biện của thánh Phaolô : “Vậy còn vinh vang ở đâu”, và một cách thẳng băng : Đã bị loại hẳn rồi.

Vinh vang (Kaokhaomai. Danh từ kaokhesis, hành động khoe mình – kaokhema, lời khoe mình, việc làm mình khoe được). Khoe mình, vinh vang, tự tôn, tự trọng, ý thức về mình, ý thức về địa vị mình…diễn tả ra một phản ứng căn bản trong sinh hoạt của người ta : Nhận định địa vị, và cũng là ý thức về giá trị của cái bản ngã của mình. Rồi, người ta tìm cách ảnh hưởng đến phán đoán của người bên cạnh về mình theo cái hướng mình đã nhận định về chính mình, gắng gổ đi đến thể diện, danh giá, thế giá, quyền ăn nói.

Phaolô là người hầu như độc nhất nói đến vinh vang trong Tân Ước. Tin Mừng Nhất lãm không dùng tiếng, nhưng đã tả thái độ trong Lc 18:10-14 về Biệt phái cầu nguyện. Phaolô nói đến nhiều. Có lẽ, vì đó là điều ngài có kinh nghiệm. Kinh nghiệm đó dễ hiểu nơi một người như Phaolô : Công dân Roma (một địa vị xã hội chắc chắn) và một trật lại là Do Thái kiều (thuộc nhóm thiểu số bị khinh miệt), và để gỡ lại cái tự ti mặc cảm đó, thì cảm thấy được bù đắp lại nhờ tính cách cao siêu của tôn giáo (Rm 2:17tt). Phaolô không chỉ thế nhưng muốn đạt ưu hạng giữa Do Thái (Pl 3:6  Ga 1:14). Chính trong cách tìm cách nhiệt thành hơn mọi người đó, ngài đã thấy mình đi đến tội lớn nhất đời mình : Phá công trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Vậy, không lạ gì, được giác ngộ mà nhìn lại quá khứ Biệt phái của mình, ngài đã nhận thấy kiểu tu đức Biệt phái nhấn cả vào sự gắng đi đến trọn lành, sự công chính trước mặt Thiên Chúa bằng việc nắm giữ Lề luật chẳng sai chạy tơ hào. Lý tưởng tôn giáo đó có khuynh hướng độc địa là dẫn đến thái độ vô đạo là tự tôn và tự thị : Vinh vang – Thái độ một kẻ coi mình như kẻ về thánh thiện hay công chính thì đi tay đôi được với Thiên Chúa, với yêu sách, với tự mãn vào quyền lợi hay công nghiệp. Hay là, dựa vào sự tự biết của mình, và cái biết của mình mà tìm cách quan niệm và thực hiện mối liên lạc của mình với Thiên Chúa.

Với mặc khải của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, nghĩa là khi đã biết rằng việc cứu rỗi là bởi nhưng không, do ân huệ thì kiểu vinh vang kia bị loại hẳn rồi. Một vinh vang độc nhất còn lại là có vinh vang thì vinh vang trong trong Chúa (1Cor 1:31  2Cor 10:17). Tiếng như vậy đồng nghĩa với tín thị( coi Pl 3:3  2Cor 1:12  3:4), từ khước mọi sự tự mãn nơi sự lành gặp thấy nơi mình như thể đã không chịu lấy (1Cor 4:7)

Đã bị loại hẳn rồi.
Ngay bởi chính sự can thiệp của Thiên Chúa, và chỉ một mình Người. Điều đó được chứng thực trong các câu sau. Câu 21-26 nói lên việc cứu thoát của Thiên Chúa cách khách quan. Bây giờ đến việc lãnh chịu lấy hậu quả của công việc cứu rỗi nhờ lòng tin.

Câu 27b : Trả lời khá lạ.
Nhưng là ý tưởng của câu 28 đã được kéo lại ngay vào câu hỏi. Bởi đó, tiếng Luật đây phải hiểu theo hiểu rộng như nhiệm cục. Nhiệm cục – trong đó điều cốt thiết là việc làm , và một nhiệm cục trong đó cốt thiết là tin.
Luật Đức tin.
Có phải là đối chọi nhiệm cục Cựu Ước và Tân Ước không ? Không hẳn ! Vì trong đoạn 4, thánh Phaolô sẽ nói ngay là ngay trong Cựu Ước, việc làm không phải là nguyên lý cho giải án tuyên công nhưng là lòng tin. Thánh Phaolô nói lên điều cốt thiết cho ơn cứu rỗi mọi thời. Thánh Phaolô vạch ra tính cách đặc biệt của đường giải thoát mới Thiên Chúa đã mở ra, nhờ sự can thiệp cứu thoát của Người trong Chúa Kitô. Khác với đường hạnh phúc theo hướng Lề luật về :
Chính điều cốt thiết:
Điều giải thoát nầy dựa trên Tin, chứ không phải việc làm (Câu 23). Tin hàm ẩn việc loại ra ngoài việc làm. Việc làm coi như một cống hiến về phía người ta để được giải án tuyên công. Như vậy, giải án tuyên công chỉ nhờ bởi lòng tin (Đó là vấn đề tranh luận về Sola Fide gây nên bởi Luther dịch câu 28 nầy : Allein durch Glauben). Nhưng người ta hiểu sai ý thánh Phaolô, nếu người ta muốn hiểu rằng, đối với thánh Phaolô, việc làm là điều dửng dưng, vì phương diện của Phaolô là người ta có là gì trước mặt Thiên Chúa. Người ta không thể thêm vào đó điều gì dường như thể do tự mình mà đổi phán đoán của Thiên Chúa về chính mình. Vì lòng tin không còn là lòng tin như Phaolô hiểu nếu đó là một việc tin suông, một lòng tin không diễn ra cái chân tướng của nó bằng việc làm.
Điều mà thánh Phaolô còn diễn ra bằng quan niệm nghĩa tử : Người ta chỉ có thể là con hay không phải là con, thế thôi. Nhưng một khi được làm nghĩa tử, thì hoặc là người đó ăn ở như con để chính mình được sung sướng làm con và làm thỏa lòng cha mình, hoặc là người ta chẳng đếm xỉa vào đâu cái địa vị kia, và như vậy đáng hình phạt về sự vô ơn của mình. Không phải là vì ân huệ nhưng không mà người ta có thể khinh rẻ - một điều khó lọt vào tâm não buôn bán (tương tự như não cũa hãnh tiến), nhưng là một điều thấm thía khi đạt trong liên lạc người với người : Cái tình của người ta, một chỗ mà cái quyền, cái lợi trở nên như hoen ố.
Đường cứu thoát mới :
Còn khác với quy chế Lề luật về những người được hưởng : Ơn giải án tuyên công nhờ lòng tin được mở ra cho hết mọi người, Dân ngoại cũng như Do Thái. Thánh Phaolô rút kết luận đó trong câu 29-30 : Thiên Chúa độc nhất tức phải là Thiên Chúa của hết thảy mọi người. Dĩ nhiên, vào thời Phaolô, không người Do Thái nào lại phủ nhận điều đó. Nhưng Do Thái hầu như không thể nhận được rằng ý định cứu rỗi lại bao trùm mọi người, bất cứ là Do Thái hay Dân ngoại. (Thiên Chúa là Thiên Chúa của hết mọi người, nhưng người liên kết với Israel – Coi Bonsirven , Textes rabbiniques :  47  88  97  98  127  239  303  372  374 375 và St. Bill III, 185, 81-83, 139-155).
Nếu giải án tuyên công là do bởi Lề luật, chỉ có người Do Thái mới có thể nên công chính. Như vậy thì ra Thiên Chúa thuộc riêng người Do Thái. Kỳ thực, Thiên Chúa là Thiên Chúa của hết mọi người. Người muốn xử đãi với mọi người theo cũng một kiểu, giải án tuyên công bây giờ Dân ngoại, cũng như đã giải án tuyên công Do Thái xưa kia. Như vậy, nghĩa là nếu xưa kia ai ở trong dân Israel mà được giải án tuyên công thì đó không phải là do cắt bì, điều thuộc riêng Israel, nhưng là do lòng tin, điều mọi người đều có thể đạt đến. Nói thế không có gì là khó khăn cả, xét về phương diện của Israel, nếu như người ta thấu hiểu ý nghĩa của Lề luật. Chính Lề luật chứng tỏ về ý định Thiên Chúa muốn giải án tuyên công hết mọi người, cắt bì cũng như không cắt bì, nhờ bởi lòng tin. Chính Abraham, cha của những kẻ chịu cắt bì, đã được giải án tuyên công nhờ lòng tin. Chính Lề luật làm chứng như thế.

Rm 4:1-25: Chứng Kinh Thánh : Abraham – Mẫu cho sự công chính nhờ lòng tin.
Tin Mừng thánh Phaolô rao giảng mới thật mặc khải của Thiên Chúa trong lúc bấy giờ (3:21), giờ điểm sự thực hiện ơn cứu thoát. Nhưng Thiên Chúa, Đấng tỏ mình ra bây giờ, cũng là một Thiên Chúa từ xưa kia đã từng mặc khải mình ra trong nhiệm cục cũ. Người cũng nói ra lời quyết định cho thời bấy giờ trong Kinh Thánh. Trong đó, người nào đọc như phải đọc có thể nhận ra nhiệm cục mới. Thánh Phaolô coi là một điều quan trọng nếu có thể đem chứng Kinh Thánh cũng cố đạo lý của Tin Mừng. Đoạn 4 nầy là một chứng Kinh Thánh cho 3:21-31 – Abraham, một uy tín căn bản đối với Do Thái, lại là một chứng nhân cho Tin Mừng. Abraham (và David 4:6-8) về phía Tin Mừng của việc giải án tuyên công nhờ lòng tin, chứ không về phía những người nại vào Lề luật : Abraham quả thật đã được lời phán quyết của Thiên Chúa là công chính nhờ bởi lòng tin, chứ không phải nhờ việc làm, không công nghiệp nào cả mà là hoàn toàn do ân huệ. Không có một lý nào cả để vinh vang (4:1-5) David cũng đồng một ý ấy mà cho kẻ được Thiên Chúa không chấp nhất tội lỗi và được gọi là công chính không nhờ việc làm, là kẻ có phúc (4:6-8).
Cắt bì, Do Thái coi như dấu chỉ cho sự được lựa chọn, không có giá trị cứu rỗi, mà chỉ là dấu cho sự công chính đã được bởi tin (4:9-12) Lời Hứa đến cho Abraham tin vào Thiên Chúa, như ân huệ mà thôi (4:13-17). Abraham là mẫu mực cho lòng tin chính đáng (4:18-25).

Roma 5 – 8.

Trước kia, chúng ta đã thấy vấn đề chia phần của Roma đều va chạm vào tính cách giao điểm của đoạn 5.
Đại khái, tư tưởng của Rm 5-8 (tư tưởng đoạn 5 gặp lại ở đoạn 8) :

     * 5:1-11 Tế nhận sự kiện - Tín hữu được giải án tuyên công thì được sống trong bình an với Thiên Chúa, có chứng chỉ của Thánh Thần nơi mình, về lòng Thiên Chúa yêu mến mình. Lấy chứng chỉ đó làm kinh nghiệm nơi tín hữu, thánh Phaolo lần lượt cho thấy Chúa Kito đã thắng hết mọi trở ngại :
     - 5:12-21          Tội lỗi đã được lướt hẳn cho đến tận gốc rễ.
     - 6:1tt               Sự chết thể xác và sự hư đi đời đời. Sự chết không được tiêu hủy trong sống
                           lại (chúng ta chịu lấy sự chết đó trong thanh tẩy).
     -7:1tt                Lề luật nữa cũng phải được lướt quá đi, vì dẫu thánh thiện, Lề luật cũng dẫn
                             đến tội và sự chết, vì sự yếu duối của tình trạng mà thánh Phaolô gọi là ở
                             trong xác thịt.
     - 8:1tt               Sau khi thấy các trở ngại lướt được rồi, thánh Phaolô dừng lại chiêm ngắm
                           sự sống trong Thần khí, nền móng của hy vọng nơi tín hữu.

Đoạn Rm 5:1-11.
Khúc nầy được chia đôi. 1-5 nói đến ơn cứu rỗi tín hữu đã được trong sự giải án tuyên công. Từ nền tảng là ơn cứu rỗi đã được đó, thánh Phaolô nhìn đến tương lai : Khuyên hãy sống ơn cứu rỗi đó và tin chắc vào toàn thắng. Tín hữu phải biết rằng, ngay những gian nan quẫn bách cũng là nguyên nhân cho phép hy vọng, một hy vọngđược có tính cách chắc thực trong xác tín Thánh Thần ban cho về lòng yêu mến của Thiên Chúa. Câu 6-11 nối liền với 5b, nói lên lòng yêu mến của Thiên chúa tương phản giữa sự bất xứng của nhân loại và sự lớn lao của việc Thiên Chúa đã làm trong sự chết của Chúa Kitô.

Nên để ý rằng : Tình trạng của tín hữu ở lưng chừng giữa đã và chưa, nên lời lẽ ở giữa quả quyết tuyên bố ra điều Thiên Chúa đã làm và lời khuyên nhủ thực hiện. Đó là cái biến dịch  giữa thực hữu và hành động (đã được cứu thoát và hãy lo sao để được cứu thoát đích thực). Giải án tuyên công là một cái gì đã có là có toàn phần, kết thúc cả giai đoạn dọn đàng, nhưng lại là một khởi điểm, phải được chứng nghiệm trong sinh hoạt. Bởi đó, không thể tránh được vấn đề : Tình trạng mới của con người phải được hiểu làm sao trong từng phần bộ một.

Câu 1-2: Nghịch cùng Thiên Chúa là ở dưới sự thịnh nộ Người.
Tin là lãnh nhận cho mình sáng kiến của Thiên Chúa trong Chúa Kitô và đặt người ta trong một tình trạng đổi hẳn : Liên lạc mới với Thiên Chúa, mà 2 đặc điểm là bình an và gia nhập giới ân sủng.
Trước hết, một vấn đề bình luận văn bản (Habemus pacem ad Deum/chúng ta có Bình an với Thiên Chúa là dị bản có thế giá hơn, còn habemus pacem /chúng ta có bình an ít thế giá về văn bản, nhưng lai được số đông các nhà chú giải chọn, vì xuôi hơn trong mạch lạc).

Bình an :
Không phải là lương tâm yên ổn, nhưng là ơn cứu rỗi Thiên Chúa ban, nhưng nhắm về phương diện chấm dứt tình trạng cừu địch với Thiên Chúa.

Gia nhập giới ân sủng :
Tình trạng hiện tại xác định bởi ân sủng của Thiên Chúa. Tiếng dùng nhấn vào tác dộng và sáng kiến của Thiên Chúa. Đứng trong giới ân sủng, tức là được giải án tuyên công, được bình an với Thiên Chúa, được làm hòa cùng Thiên Chúa. Và, thánh Phaolô lại nhấn vào vai trò lòng tin.

Câu 2-3 : Trong tình trạng mới nầy.
Tín hữu phải nổ lực làm sao để cảnh thanh bình Thiên Chúa gầy tạo cho mình khỏi bị phá đổ.  Trong khoản giao thời giữa khởi điểm và viên thành của đường cứu rỗi, tín hữu phải nhắm đến viên thành sẽ đến, vinh vang, hãnh diện và phấn khởi vì hy vọng vinh quang của Thiên Chúa. Hơn nữa, vinh vang cả nơi những gian nan quẫn bách vì từ nay các điều đó không còn có gì thực sự đáng sợ, mà lại còn đôn đốc thêm cho hy vọng nữa.
Nội dung và chóp đỉnh của hy vọng là vinh quang Thiên Chúa. Hủy diệt, tình trạng tội lỗi là mất vinh quang Thiên Chúa.

Câu 3-4: Dây chuyền giữa gian truân nhẫn nại – kiên trung trông cậy.
Vinh vang trong gian truân vì sức mạnh của lòng tin chứng thực mình là gì trong khi tín hữu gặp gian nan khốn khó.

Câu 5 : Trông cậy :
Không phải ảo tưởng, không sợ bấp bênh (tiu nghỉu khi không xãy ra như mình trông). Sự chắc chắn của trông cậy dựa trên sự kiện lòng tin mới nhận thức: Lòng yêu mến của Thiên Chúa đổ xuống trong lòng ta nhờ bởi Thánh Thần. Lòng mến đây chính là lòng Thiên Chúa mến yêu ta, một sự kiện định đoạt hiện tại và tương lai tín hữu. Lòng tin vào Agapèe của Thiên Chúa đó không phải việc của người ta, nhưng là một việc của Thiên Chúa : Thiên Chúa đã ban Thánh Thần, nhờ đó, họ được sung mãn chắc thực.

Trong các câu 1-5, ý tưởng đã nhắm về tương lai. Hy vọng nói trong các câu 2 4 5 6-11 cũng vậy, có ý cũng cố lòng tin vào ơn cứu rỗi còn phải mong đợi. Việc cũng cố nầy được làm bằng 2 lý luận Huống chi (lý luận các rabbi gọi là Qal wahômer) : 6-9 và 10. Còn 11 là một lời kết luận làm theo kiểu tán dương.  
Trong minh chứng thứ nhất 6-9,thánh Phaolô cắt nghĩa tiền đề là câu 6 (nhưng nối chặt với câu 5) bằng ý tưởng của câu 7 (hai vế hầu tương phản, 7b châm chước cho 7a có khi quá đáng) câu 8 lại lấy ý nghĩa của câu 6 và câu 9 là câu kết thúc lý luận, nhưng phóng xa hiệu quả ơn cứu rỗi cho đến vị lai Cánh chung tiêu cực ( Sự thịnh nộ được thoát khỏi). Câu 10 là minh chứng thứ hai, lập lại lý luận 6-9, giản lược hơn và phóng đến vị lai Cánh chung tích cực (sự sống).
Như vậy, 6-10 là giải thích và cũng cố điều nói trong câu 5. Và điều chính trong câu 5, cũng như trong khúc 1-11 là hy vọng không làm bẻ mặt, nghĩa là hy vọng không làm phỉnh gạt vì Thánh Thần Thiên Chúa ban gây nên trong ta một sự chắc thực lạ lùng là Thiên Chúa yêu mến ta. Lòng yêu mến của Thiên Chúa đó là gì ? Các câu 6-8  10a sẽ cắt nghĩa bằng cách so sánh với lòng yêu thương nơi loài người. Nhờ bảo đảm đó, lòng tin được chắc thực và viên thành vị lai (9-10b) và kẻ có lòng tin đó ca tụng Thiên Chúa, Đấng đã mưu cuộc giao hòa nhờ Chúa Kito.

Câu 6 : Thánh Phaolô trở lại ý tưởng về việc yêu thương.
Nhờ đó, tín hữu được nên công chính, để cho thấy tầm độ siêu vời của lòng Thiên Chúa yêu mến.

Yếu hèn bất lực/ bất nhân bất nghĩa :
Sự chết của Chúa Yêsu được đối chiếu với trạng thái loài người. Việc hy sinh cực điểm đối chọi với sự bất xứng cực điểm.

Câu 7: Việc yêu mến hy sinh đó.
Vượt quá các giới hạn của tình thân yêu của người đời. Nơi sự chết của Chúa Yêsu có cái gì nghịch lý vì người ta nếu có muốn hy sinh mình, thì người ta hy sinh cho cái gì đáng, cái gì có tính cách ngay chính, tốt lành. Nghĩa là cho điều gì hy sinh cũng đáng. Và như thế là hợp lý.
Kiểu nói trong câu nầy có thể hiểu nhiều cách tùy vào cách hiểu các tiếng Ngay chính / lương thiện. Ba hướng giải thích :
     - Ngay chính mang theo tính cách khổ khắc, giữ giới luật ít được thiện cảm bằng người lương thiện, người hiền lành, đại độ làm người ta cảm phục.
     - Hoặc là người ta ngại hy sinh cho một người thường nhân, cho dẫu là một người công chính, nhưng người ta bằng lòng hy sinh vì điều nghĩa, vì lợi ích chung (như tổ quốc, tình nhân loại…)
     - Hoặc là phải nhận thánh Phaolô, trong 7b, châm chước cho điều có khi quá đáng trong 7a

Câu 8: Với câu nầy, thánh Phaolô đã đạt ý tưởng muốn diễn tả.
Một sự hy sinh của một Đấng như Chúa Kitô cho những người khốn nạn như thế là một cái gì quái dị, hoặc là thuộc một giới khác hẳn : Lòng mến không phải nên hợp lý bởi đối vật. Lòng mến không phải là một cái gì đổi chác. Thiên Chúa đã yêu mến mà không phải vì lý do nào cả. Lòng mến của Thiên Chúa ban cho những kẻ người yêu mến điều họ không có, và cũng không thể nào có được, bởi vì không có gì để đền ơn lại.

Về câu nầy nên để ý:
     - Thánh Phaolô chuyển cách rất tự nhiên từ sự hy sinh của Chúa Kitô đến lòng mến của Thiên Chúa. Đối với ngài, nơi công việc của Chúa Kitô có chính Thiên Chúa hoạt động. Lòng mến tỏ bày nơi Chúa Kitô là chính lòng mến của Thiên Chúa. Một cách trọn lành, Chúa Kitô đã yêu mến ta với lòng mến của Thiên Chúa. Chính vì lòng mến đó đã nhập thể, nơi Ngài mà lòng mến đó đã đổ xuống nơi lòng ta. Như thế, sự hy sinh của Chúa Kitô không coi được như cái gì, nhờ đó Thiên Chúa tức giận được xoa dịu, làm nguôi mà xử nhân từ với ta. Vì đó chính là lòng mến của Thiên Chúa, hằng có từ đời đời, đã được diễn bày trong sự hy sinh tế lễ của Chúa Kitô.
     - Muốn lãnh hội lòng mến không lý do, chúng ta phải nghĩ đến những lòng mến vô vị lợi. Có thể xãy ra trong nhân loại một cảm tình nồng nhiệt có khi tự tạo sự xứng đáng nơi đối vật, thí dụ cha mẹ hy sinh cho một đứa con, mà kẻ bàng quan xét là hoàn toàn chẳng xứng, chẳng báo bổ gì cả.
     - Chỗ nầy, thánh Phaolô ngấm ngầm đồng ý với truyền thống Tin Mừng : Quan niệm về lòng mến của Thiên Chúa như thế là đặc điểm trong lời rao giảng cuả Chúa Yêsu : Thiên Chúa nhân lành nhân hậu với những kẻ vô ơn độc ác (Lc 6:35), và Chúa Yêsu là bạn của quân thu thuế và kẻ tội lỗi.

Câu 10: Giải án tuyên công.
Bình an, giao hòa cùng Thiên Chúa mới là khởi điểm của một trình tự. Nhưng, khởi điểm đó lại là nền tảng, là điều cốt thiết, đem đến cả bảo đảm cho sự thành tựu cuối cùng. Để vạch rõ điều đó, làm cho tín hữu thưởng thức sự chắc thực của hy vọng về những điều còn phải chờ đợi, thánh Phaolô dùng hai chữ Huống chi. Nếu là tội lỗi, là đối địch với Thiên Chúa mà ta còn được hưởng lòng yêu mến của Người, thì huống chi là bây giờ đã được thụ hưởng những hậu quả của lòng yêu mến đó.




      

No comments: