Sunday 22 November 2015

Gs Geza Vermes: Giêsu, Đấng Thần-Linh Thánh Ái được nhân-cách-hoá (bài 13)



Chương 2
Đức Giêsu của ông Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 13)



Giêsu, Đấng Thần-linh Thánh-ái
được nhân-cách-hoá


Đạo-lý mới của ông Gioan vốn dĩ tạo ảnh-hưởng mạnh lên giáo-điều Đạo Chúa nhằm tạo cho Đấng Thánh-Thần một trạng-thái vẫn rất “người”. Muốn làm sáng-tỏ ý-tưởng này, ta cần giải-thích thêm, mà bảo rằng: ở nơi Kinh thánh, Đấng Thánh-thần hoặc Thần-linh Thánh-ái, luôn là biểu-tượng quyền-uy/sức mạnh qua đó Thiên-Chúa hoạt-động cách sinh-động nơi trần-thế.

Thần-linh Thánh-ái, Đấng khiến cho người phàm được nói tiên-tri đã tạo niềm hứng-khởi cho ngôn-sứ thời trước. Và, nhờ Đấng Thần-linh thanh-khiết mà loài uế-tạp/vô sinh, được tẩy sạch.

Rồi cứ thế, mọi việc lại sẽ diễn-tiến theo cùng kiểu. Tân-Uớc cũng thế, nhờ Đấng Thần-linh Thánh-ái, Thiên-Chúa làm nên sự lạ, là: khiến cho Đức Maria thụ thai sinh hạ Đức Giêsu, như tác-giả Luca Tin Mừng từng diễn-tả ở trình-thuật ông ghi chép có đoạn 1 câu 35 nói rõ như sau:

“Sứ thần đáp: “Thánh Thần Chúa sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà. Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh hạ sẽ được gọi là Con Thiên Chúa.”


Đức Giêsu lại cũng nói về việc người phàm-là-ta được ơn tẩy rửa bằng lửa và nhờ Đấng Thần-Linh Thánh-ái như tác-giả Mát-thêu Tin Mừng từng xác-chứng ở trình-thuật ông ghi đoạn 3 câu 11, trong đó có nói:

“Tôi đây, làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám-hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền-thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa.”


Và, Đấng Thần-linh Thánh-ái cũng trợ-lực cho tông-đồ để các ngài nói được tiếng lạ vào Lễ Ngũ Tuần như sách Công Vụ Tông Đồ đoạn 2 câu 4 vẫn còn ghi:

“Và ai nấy được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần Chúa ban cho.”


Theo ông Gioan, chính Đấng Thần-linh Thánh-ái định-đoạt mọi sự để hoàn-tất công việc mà ngưòi “Con” từng khởi-xướng. Sứ-vụ ngắn-ngủi của Ngài nơi trần-thế, đã cản-ngăn Đức Giêsu khiến Ngài không chuyển-tải cách trọn vẹn Lời của Cha, và không tiếp-tục công-trình còn dang-dở, để cho hữu-thể ở chốn cao tít được gọi bằng ngôn-từ hợp-pháp “Đấng Thánh-Thần khác” mà tác-giả lại đã diễn-tả ở đoạn 14 câu 16, như sau:

“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho anh em Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.”


Xem thế, có nghĩa là: Đấng Thánh Bảo Trợ đầu-tiên là Đức Giêsu như nội-dung thư thứ nhất của người viết có tên Gioan từng đã ghi ở đoạn 2 câu 1 như sau:

“Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi, tôi viết cho anh em những điều này, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính.”  


Việc đổi mới, chứng-tỏ: tác-giả Gioan Tin Mừng biết rõ là có khoảng-cách tách-bạch sứ-điệp của Ngài khỏi giáo-huấn, để ta có thể tầm-nguyên ngược về thời Đức Giêsu, mà bảo rằng: việc triển-khai đạo-lý cao-cả chứa-đựng ở Tin Mừng đòi tác-giả phải chỉnh-sửa lập-trường ông chủ-trương.

Thế nên, ông lại đã nghĩ ra một kế-sách rất khôn-khéo là: quyết nhân-cách-hoá Đấng Thần-linh Thánh-ái tự khắc Ngài sẽ hoàn-thiện ý-niệm mạc-khải về người “Con. Ở đây, ý-niệm này được hợp-pháp-hoá và trang-bị một cách cẩn-trọng hầu cải-tân đạo-lý ông đề ra, nhờ vào quyền-năng thần-thánh của Đức Giêsu.      

Điều này, ông Gioan lại đã nhận ra được Đức Giêsu của Tin Mừng Nhất Lãm do ông chế-biến thêm, rồi từ đó tiếp-nhận và quảng-diễn đôi điều hầu sau này được Giáo-hội tác-tạo nhiều chi-tiết trong chặng dài lịch-sử nhiều thế-kỷ(*8) như ông từng ghi ở đoạn 14 câu 17, sau đây:

“Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế-gian không thể đón nhận, vì thế-gian không thấy và cũng chẳng biết Ngài. Còn anh em biết Ngài, vì Ngài luôn ở giữa anh em và trong anh em.”



Và, như người “Con” xuất tự Cha cách nào, thì Đấng Thần-linh Thánh-ái cũng sẽ thực-thi như thế, đúng theo kiểu mà tác-giả của ta từng ghi ở đoạn 15 câu 26, rằng:

“Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt-cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái; và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Ngài ban cho anh em. Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau.”


Và, người “Con” được Cha sai đi thế nào, thì Đấng Thần-linh Thánh-ái cũng được gửi đến từ Cha, như đoạn 14 câu 16 còn xác-chứng:

“Thầy sẽ xin Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.”


Thêm nữa, như cách người “Con” chuyển-tải những gì Cha thổ-lộ cho Ngài biết, Ngài lại sẽ không nói bằng quyền-uy của chính Ngài, nhưng bằng Thần-linh Thánh-ái truyền-đạt Lời của Cha mà Ngài nhận được từ người “Con”, như tác-giả Gioan từng ghi ở đoạn 16 câu 13, sau đây:

“Khi nào Thần-Khí sự thật đến, Ngài sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn-vẹn. Ngài sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Ngài nghe, Ngài sẽ nói lại và loan-báo cho anh em biết những điều xảy đến.”


Theo tầm-nhìn đầy mộng-ảo do tác-giả Gioan tạo mạc-khải thánh-thiêng lại sẽ diễn-tiến theo cách bí-nhiệm bằng động-tác “xoắn ốc” quyết nối-kết Cha, “Con” và Thần-linh Thánh-ái nơi thân mình hiệp-nhất các kẻ tin và với Ngài.




III. Lời, là: LOGOS
Bài Tựa Tin Mừng của ông Gioan


Chân-dung/diện-mạo Đức Giêsu được phác-hoạ từ các câu Tin Mừng là để dân con cùng thời với Ngài biết rõ lối suy-tư do ông Gioan đặt nơi môi miệng của người “Con” theo cách phức-hợp đến độ chính tác-giả thấy mình cần phải thêm Bài Tựa hầu tóm-tắt và dẫn-giải cho dễ hiểu. Bởi, không làm thế, người đọc sẽ không tài nào nắm bắt trọn-vẹn thông-điệp cài đặt ở trong đó.

Bài Tựa Tin Mừng đoạn 1 câu 18, đúng ra, là bài tóm-lược những gì được ghi trong Sách. Trong số 252 tự-vựng Hy-Lạp được chọn để ghi chép cách tài-tình đến độ thế, tác-giả Gioan lại khéo-léo lèo-lái/xoay-xở đưa ra giáo-huấn minh-bạch hơn, ngõ hầu liên-tục chuyên-chở “Lời” từ Đức Giêsu vốn bàng-bạc trong Tin Mừng.

Cả bốn tác-giả Tin Mừng, đều cung-cấp lời dẫn-nhập cho công-trình ghi chép rất tân-tạo của mỗi vị. Tuy nhiên, tác-giả Máccô lại đã chọn thời-khắc khởi-đầu lịch-sử bằng động-thái kể lại sự việc Đức Giêsu công-khai xuất-hiện ở cảnh-trí có dẫn chứng và có ông Gioan Tẩy Giả hiện-diện cùng một lúc để tháp-tùng Ngài. Trong khi đó, tác-giả Mát-thêu và Luca Tin Mừng lại chọn lối kể truyện theo kiểu thần-thoại về sự hạ-sinh và thời ấu-thơ của Đức Giêsu, thật khác biệt.

Riêng ông Gioan lại như đặt người đọc-là-chúng-ta lên đôi cánh xải đại-bàng tiến thẳng vào nơi cao tít chốn thiên-cung, hầu đối-đầu với “Lời” vĩnh-cửu của Đức Chúa. Lời, là: LOGOS, tức: công-cụ tạo-dựng có trước cả việc kết-hiệp cách bí-nhiệm vào với Do-thái-giáo là Đức Giêsu, khi Ngài đến với thế-trần mang lại sự sáng-soi, ân-huệ đưa dẫn sự thật vào với dân con của Chúa.

Nhận-thức chung, mọi người đều có, là: Bài Tựa Tin Mừng của ông Gioan đã bắt-chước một cách phóng-khoáng đoạn đầu sách Sáng Thế. Cả hai sách, bằng vào câu nói “Từ ban đầu đã có…” đều đã phác-hoạ việc tạo-dựng tận chóp-đỉnh bằng sự sống sinh-động của vũ-trụ/vạn-vật. Cả hai sách, đều vạch tỏ nguyên-tắc nhị-phân giữa sự sángbóng tối.

Tính nhị-phân đối-chọi giữa sự sángbóng tối, là: thành-phần thiết-yếu ở ảnh-hình mang tính giáo-huấn từ Đức Giêsu của ông Gioan, như đã đề-cập ở đoạn 3 câu 19-21 cũng như đoạn 8 câu 12, đoạn 9 câu 5 và đoạn 12 câu 35-36, 46, đại để như sau:

“Và đây là bản án: ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã chuộng bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc họ làm đều xấu xa. Quả thật, ai làm điều ác, thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách. Nhưng, kẻ sống theo sự thật, thì đến cùng ánh sáng, để thiên hạ thấy rõ: các việc của người ấy đã được thực hiện trong Thiên Chúa."


Và câu khác:

“Đức Giêsu lại nói với người Do-thái: "Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo Tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống."   


Hoặc:

“Vậy, người Pharisêu hỏi thêm lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: "Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy."

Cũng như câu khác:

“Đức Giêsu bảo họ: "Ánh sáng còn ở giữa các ông ít lâu nữa thôi. Các ông hãy bước đi, bao lâu các ông còn có ánh sáng, kẻo bóng tối bắt chợt các ông. Ai bước đi trong bóng tối, thì không biết mình đi đâu. Bao lâu các ông còn có ánh sáng, hãy tin vào ánh sáng, để trở nên con cái ánh sáng." Nói thế xong, Đức Giêsu rời nơi đó và lánh đi không cho họ thấy”;

“Tôi là ánh sáng đến thế gian, để bất cứ ai tin vào Tôi, thì không ở lại trong bóng tối…”


Điều này, gợi lại lối ứng-đáp nhị-phân gặp thấy ở “Cảo Bản Biển Chết”, đặc-biệt cái-gọi-là Qui-định của Cộng-đoàn, trong đó có chỉ-thị về 2 Đấng bậc Thần-linh Thánh-ái như sách Qumran 1QS đoạn 3 câu 13 và đoạn 4 câu 26 từng ghi. Và, ở cuộc chống-báng/đối-chọi giữa người “Con” của Sự Sáng chống lại lũ con của Bóng Tối. Thật ra thì, câu nói “người “Con” của Sự Sáng” đã hơn một lần chứng-tỏ cách rõ-rệt ở trình-thuật như đoạn 12 câu 36 lại đã ghi, như sau:

“Bao lâu các ông còn có ánh sáng, hãy tin vào ánh sáng, để trở nên con cái ánh sáng." Nói thế xong, Đức Giêsu rời nơi đó và lánh đi không cho họ thấy.”


Và, một chỗ khác trong trình-thuật Luca Tin Mừng đoạn 16 câu 8 và ở thư Thứ Nhất của Phaolô tông-đồ gửi giáo-đoàn Thessalônikê đoạn 5 câu 5, từng ghi rõ:

“Khi Ngài đến, Ngài sẽ chứng-minh rằng: thế-gian sai lầm về tội lỗi, về sự công-chính và việc xét xử”.


Và:

“Vì tất cả anh em là con cái ánh sáng, con cái của ban ngày. Chúng ta không thuộc về đêm, cũng không thuộc về bóng tối.”


Tuy thế, điểm tương-đồng này, cũng không mạnh đủ để giúp ta đưa ra một đề-xuất cho bất cứ nối-kết trực-tiếp nào giữa tài-liệu Qumran với cộng-đoàn Đạo Chúa được ông Gioan tạo niềm phấn-khởi để có nó.

Trong khi đó, điều này chỉ đơn-thuần xác-định mỗi sự việc, bảo rằng: Tin Mừng Thứ Tư là giòng chảy xuất tự người Do-thái-giáo ở Palestin, thôi. Lạ thay, có thể nói: đó là điều đáng kể ở câu nói “lũ con của bóng tối” là câu nói chưa từng được sử-dụng ở Tân Ước, hết.

Sách Sáng Thế chương I, mô-tả việc tạo-dựng trời đất có thế-giới ở bên dưới. Bằng tầm-nhìn riêng của mình, tác-giả Gioan đã dán mắt để tâm đến chuyện bí-nhiệm ở nơi cao tít bên trên ấy; và ông cho phép người đọc có được ánh-nhìn lặng-lẽ về sự sống ở trong đầu Thiên-Chúa, như ông từng nói ở đoạn 1 câu 1-5 rằng:


“Lúc khởi đầu đã có Lời. Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Ngài vẫn hướng về Thiên-Chúa. Nhờ Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Ngài, thì chẳng có gì được tạo thành. Điều đã được tạo thành nơi Ngài là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân-loại. Ánh sáng chiếu soi bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.”


Tự-vựng “Lời” đây, là LOGOS đóng vai-trò thiết-yếu ở triết-học và đạo thần-bí qua đó tác-giả Gioan xem ra cũng có hiểu biết thế nào đó. Đây là ý-niệm xoay vòng mà triết-gia Do-thái-giáo ở Alexandria, là ông Philô, theo lối suy-đoán rất thần-thoại-Hy-Lạp gọi là học-thuyết giáo-điều từng gán cho thần Hermes Trismegistus, tức: thần Hermes cao cả bậc ba. Điều này, đã gây ảnh-hưởng lên Đạo Chúa ở Hy-Lạp.

Theo Philô cũng như tác-giả Gioan, thì “Lời” là khí-cụ của Thiên-Chúa trong tạo-dựng vũ-trụ. “Lời”, là trung-gian giữa Thiên-Chúa và loài người. Với thuyết Thần-bí Hermes ma-thuật vốn chủ-trương thần-thánh-hoá con người bằng nhận-thức, Lời/LOGOS được gọi là “Con Thiên-Chúa”…

Điều này vang-vọng từ câu viết ở Tin Mừng Thứ Tư của tác-giả Gioan vẫn từng bảo: “chỉ mình Con ở trong Cha” là nguyên-tắc đem ảnh-hình và trật-tự vào với thế-giới. Cũng thế, điều này được nói đến ở triết-lý đạo-giáo của Hy-Lạp về Đấng Hoá-Công hoặc “Thợ Thủ Công lành nghề”, một ý-niệm được bàn nhiều thời sau này, ở Đạo Chúa.

Tuy vậy, từ ngày có các cuộc nghiên-cứu về thần-bí không còn biên-giới/rào cản bên dưới lớp phủ/bọc của “Lời” mà tiếng Hy-Lạp gọi là LOGOS. Điều này, lại cũng tạo cho tư-tưởng Do-thái-giáo mang nghĩa thần-thánh, tức khí-cụ nằm trong phần thẳm-sâu của Thiên-Chúa lúc Ngài tạo-dựng vũ-trụ. Và điều này, càng khiến người đọc nhớ về tự-vựng “Memra” (là: “Lời”) ở sách Sáng Thế đoạn 1 câu 1 trong đó có ghi:


                        “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất “.


Và, tự-vựng này được lặp đi lặp lại đến 4 lần ở Bài Tựa Tin Mừng do ông Gioan ghi chép ở câu 1-2 và 14, trong đó thấy rõ rằng:


“Lúc khởi đầu đã có Lời. Lời ở nơi Thiên Chúa, và Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu, Ngài là Thiên Chúa.”


Và:

“Lời đã thành xác phàm và đã lưu trú với chúng tôi. Chúng tôi đã được ngắm vinh quang của Ngài, vinh quang như của Con Một tự nơi Cha tràn đầy ơn nghĩa và sự thật.”



Và, “Lời” thánh-thiêng vốn hiện-hữu trước cả thời tạo-dựng, đã lấn át bài Tựa Tin Mừng do ông Gioan ghi, lại sẽ không quay về lại ở các chương đoạn về sau. Và, câu này chỉ được nhắc lại hai lần trong toàn-bộ tác-phẩm văn-chương còn lại của tác-giả, mà thôi (*9).

Đặt ở đầu câu nói làm tựa-đề cho trình-thuật, rồi cứ thế dâng cao với khẳng-định “Và, Lời là Thiên-Chúa”. Lời” là LOGOS tức: có nghĩa cung-cấp đầu mối câu truyện về Đức Giêsu, dù chỉ trong một khoảnh-khắc, nhưng là giai-đoạn cốt-yếu nơi hiện-hữu vĩnh-cửu của Đức Giêsu.

Không như người “Con” ở phần chính trình-thuật, “Lời” thánh-thiêng không do Chúa sai-phái đến; nhưng chính “Lời” tự đến do sáng-kiến của chính Ngài. Ngài đến, như nguồn-mạch sự sáng để chiến-thắng tối-tăm đang ngự-trị để rồi soi sáng và vượt trội phẩm-cách của dân con Chúa, tức: những người sống ở thế-giới gọi là “Tây Phương-Cực-Lạc”, nơi sẵn-sàng đón-nhận Ngài. Và thế-giới đây, không giống như con dân của Ngài lại tin-tưởng vào Ngài. Căn-tính của chính dân con của “Lời” là LOGOS, đã bị bỏ lại mà không biết.

Có người gợi ý cách gián-tiếp, bảo rằng: sự nối-kết giữa “Lời” với Do-thái-giáo là do ông Gioan Tẩy-Giả, người đầu tiên cung-cấp cho biết mọi thông-tin, ông là nhân-chứng lịch-sử do Chúa chọn, để định-danh/định-vị Đức Giêsu với dân chúng rằng: Ngài là “Sự Sáng” như trình-thuật đoạn 1 câu 6 nói rõ:


“Có một người được Thiên Chúa sai đến, tên là Gioan”.


Trong lời ám-chỉ lần thứ hai về bối-cảnh xã-hội trên toàn quốc trong đó Đức Giêsu Kitô đích-thị được nêu danh để tạo tương-phản với Môsê, là người ban-bố luật-lệ cho toàn Do-thái. Thế nhưng, toàn-quốc hoặc toàn lãnh-thổ nói ở đây, lại không mang danh tánh gì rõ rệt, hết.

Và, tự-vựng đầy tranh-luận “người Do-thái-giáo”, là tên gọi thông-thường đầy đe-doạ nơi truyện kể ở Tin Mừng Thứ Tư không đáng được coi như một đề-cập, bằng không thì Bài Tựa Tin Mừng sẽ mang tính phàm-trần, thôi. Tầm-nhìn của tác-giả Gioan, nhất-thiết mang tính phổ-cập, rất vũ-trụ.

Bài Tựa Tin Mừng, lại cũng là văn-bản tạo ý-tưởng “Nhập thể”, tức ý-niệm nòng-cốt trổi-bật nhất của Đức Giêsu. Rõ ràng là, khẳng-định của Bài Tựa này lại đã làm nền cho Đạo-lý nói ở đây, như đã viết:

“Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã nhìn thấy vinh-quang của Ngài, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Ngài, là Con Một đầy tràn ân-sủng và sự thật.”


Và, khẳng-định này, nói lên việc hiện-thân của “Lời” thánh-thiêng ngay thân mình Đức Giêsu. Bài Tựa, kết-thúc bằng câu bảo rằng:


“Thiên Chúa, chưa có ai từng thấy; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Ngài đã tỏ cho ta biết.”


Người ”Con” độc nhất là Ngài, đã đến với thế-trần để tỏ cho mọi người thấy Đấng Vô Hình thành Hữu-Hình và để thể-hiện sự sáng, sự thật cùng ơn đặc-sủng khiến những ai được Ngài tiếp-cận, có được phản-ứng với người “Con” bằng niềm tin.

Và cuối cùng, Bài Tựa Tin Mừng do tác-giả Gioan chủ-trương, đã có cái nhìn xuyên-thấu tầng/dày diện-mạo rất lờ-mờ của Đức Giêsu với tư-cách là người Do-thái-giáo Palestine ở thế-kỷ thứ nhất. Nhìn diện-mạo rực sáng của người “Con” duy-nhất của Thiên-Chúa-là-Cha, ý-niệm về Đức Giêsu là Đấng Thần-linh Thánh ái; rồi từ đó, cả ở thời đầu thế-kỷ thứ hai sau Công-nguyên, tầm-nhìn của các tín-hữu cũng đã được Hy-Lạp-hoá, rất phổ-cập.

Chính vì thế, không lạ gì khi thấy: vào năm 110 sau Công-nguyên, vị Giám mục tử-đạo Y-Nhã của Antiôkia, đã không ngần-ngại bước qua hàng rào cuối khi ông được lôi dẫn về với Đức Giêsu coi Ngài như “Đức Chúa của ta” -là câu nói gặp được ở thư của đấng thánh Phaolô tông-đồ gửi giáo-đoàn Rôma. Vào thời-điểm như cùng lúc, vị tổng-trấn mang tên “Pliny Trẻ” là tổng-trấn xứ Bithynia, bằng vào bức thư viết tay cho Hoàng-đế Trajan, lại đã gọi những người Đạo Chúa là nhóm người có thói-quen “hát những bài ca-vịnh dâng lên Đức Kitô coi Ngài như Đức Chúa.” (Thư thứ 96)         

Theo Bài Tựa Tin Mừng này, Đức Giêsu như “Lời” vĩnh-cửu đầy sáng-tạo là Đấng vẹn-toàn từng đẩy lùi quyền-lực tăm-tối của những người theo Do-thái-giáo, như đoạn 1 câu 5 từng ghi chép:


“Ánh sáng chiếu soi bóng tối
và bóng tối đã không diệt được ánh sáng.”


Làm thế, Ngài đã cho phép đoàn lũ kẻ tin từng dấn bước theo Ngài và đông đảo quần-chúng không theo Do-thái-giáo, đã đi theo các vị này với sự dẫn-dắt của Thần-Linh Thánh-ái đầy Sự Thật đã thấy Ngài ngang qua làn kính mờ có ảnh-hình của Thiên-Chúa và đã vui hưởng đến thiên-thu tình thương vĩnh-cửu và sự quang-vinh nối-kết Cha và người “Con”.

Tin Mừng Thứ Tư phản-ánh ảnh-hình phức-hợp về diện-mạo Đức Giêsu, trong đó có yếu-tố truyền-thống dâng cao mãi tận hình-hài của “Đấng Thiên-Sai, Con Thiên-Chúa” từng bị phủ lấp bởi các khám-phá hão-huyền của ông Gioan thần-thánh, rất linh-đạo.

Nhìn về phía trước, qua lăng-kính bí-nhiệm, tác-giả Gioan Tin Mừng từng thuyết-phục người đọc mà bảo rằng: ông từng lĩnh-hội từ nơi xa chính nhân-tính của Đức Giêsu, là Bậc Thày Dạy Do-thái-giáo vốn người Galilê, Ngài không chỉ là Đấng Cứu Chuộc loài người thôi, nhưng còn là Khách-Lạ-từ-trời-đến.

Nơi Ngài, tác-giả Gioan lại đã nhận ra ảnh-hình phản-chiếu sắc-diện của Cha, qua đoạn 1 câu 18 mà Bài Tựa Tin Mừng Thứ Tư từng diễn-tả, như sau:

“Thiên-Chúa không ai thấy bao giờ nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng của Cha, chính Ngài tỏ cho ta biết.”      


Tác-giả Gioan Tin Mừng đã để lại cho Hội-thánh, di-sản phong-phú, phức-hợp lại rất mâu-thuẫn về Đức Giêsu và vai-trò của Ngài ở thế-trần. Tương-quan của Ngài ở bầu trời thần-thánh đối với Cha và Thần-Linh Thánh Ái.

Và, động-thái xa-lánh của tác-giả Tin Mừng Thứ Tư rõ ràng đã xa rời khí-thế đầy phấn-khởi về cánh-chung-luận đã khiến cho Hội-thánh của ông vượt khỏi cơn khủng-hoảng mà cộng-đoàn Phaolô thời tiên-khởi đã tác-tạo, bằng việc kéo dài/trì-trệ việc quang-lâm-tái-xuất-hiện của Đức Kitô.

Ngay đến ý-niệm về cấu-trúc đơn-giản gồm tóm mọi kẻ tin trở-nên một, đã kết-hợp cách nhiệm-mầu với Cha và người “Con” khiến Hội-thánh về sau này, lại đã dễ-dàng tạo được chỗ đứng ở Vương Quốc Nước Trời. Đó, lại là ý-niệm tập-trung của Đức Giêsu ở Tin Mừng Nhất Lãm và của Phaolô tông-đồ mà tác-giả Gioan đã chế-ngự bằng ý-hướng và mục-tiêu khiến mọi việc thành tiêu-tán.

Tranh-luận lớn nhất về tín-lý của Đạo Chúa vào thiên-niên-kỷ thứ nhất trong lịch-sử và ngang qua công-cuộc bàn cãi quyết-liệt trải dài từ nhiều Công-đồng đại-kết như: Công Đồng Nicéa năm 325 cho đến Công đồng Kal-đê năm 451 và cả đến Công đồng Constantinople năm 533, cũng đã xét đi xét lại nhiều lần ý-tưởng ban đầu từng tạo nên tranh-cãi ngay ở các trang sách Tin Mừng, nữa.

Đạo-lý chính-thống liên-quan đến Kitô-học –tức: môn học về: Đức Giêsu gồm một ngôi-vị nhưng lại có đến hai bản-chất; về Ba Ngôi Đức Chúa hoặc về Đức Chúa tuy-ba-mà-một, qua đó các nhóm dị-giáo thời cổ gồm tà-thuyết Arius cho đến thuyết “Filioque” (Và Ngôi Con) từng cãi nhau và bác-bỏ tư-tưởng của nhau, dù tất cả đều xuất tự nền thần-học gặp thấy ở trình-thuật tác-giả Gioan Tin Mừng, rất tiếng tăm.

Tuy nhiên, ông không thể khiến cho Giáo-hội chịu trách-nhiệm hoàn-toàn về thần-học này, nếu nhìn về tổng-thể. Một cách tương-đối có thể nói: tác-giả Gioan Tin Mừng từng đề-cập rất ít về sự tin-tưởng vào ơn cứu-độ qua cái chết của Đức Giêsu Kitô.

Các trang sau đây sẽ giúp ta nhìn vào góc cạnh thần-học nhân-chủng để biết thêm chân-dung/diện-mạo của Đức Giêsu, như nguồn-cội rút từ các thư của đấng thánh-hiền là Phaolô tông-đồ từng đề-cập.
                                                                                                                     (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn
Mai Tá lược dịch                   

No comments: