Sunday 15 November 2015

Gs Geza Vermes Diện mạo Đức Giêsu: Hiệp-thông liên-kết giữa Cha và người Con (Bàì 12)



Chương 2
Đức Giêsu của ông Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 12)




Hiệp-thông liên-kết
giữa Cha và Con”


Ở trang trước, chúng tôi có sử-dụng một số cụm-từ, như: “thần-thánh-hoá” hoặc “thần-linh thánh/ái” để diễn-tả điều lạ-kỳ ở trình-thuật. Thật vậy, sự/việc hiệp-thông/liên-kết giữa người “Con” và Cha, kéo theo việc nâng-nhấc Đức Giêsu lên vị-thế ngang bằng với các thần-linh, là nằm trong chiều-hướng ấy. Ngõ hầu thiết-lập ý-nghĩa của việc suy-tôn/nâng-nhấc Đức Giêsu thành thần-thánh như thế, thiết-tưởng ta cũng nên nghiên-cứu kỹ mối tương-quan giao-hảo giữa Cha và người “Con” theo thuật-ngữ Tin Mừng Thứ Tư của ông Gioan.

Văn-phong/thể-loại của tác-giả Gioan Tin Mừng, không cho phép ta có bất cứ ý-tưởng nào rõ nét hết, nhưng ta sẽ tìm cách soi-chiếu càng nhiều lằn sáng càng tốt, vào các lời tuyên-ngôn đôi lúc cũng thiếu mạch-lạc và lập-luận nhiều lần cũng sít-sao, không vững-vàng.

Tác-giả Gioan đã theo 3 đường lối thấy rất rõ qua việc mô-tả mối tương-quan mật-thiết giữa Cha và người “Con” như đã nói:


  1. Cha và người “Con” có chung nỗi-niềm vinh-quang và nhận-thức. Trong khi đó, các kẻ tin lại được gắn liền với cả hai Đấng. Lập-trường tư-tưởng này đã có từ tác-giả Gioan lại vẫn thấy lập đi lập lại rất nhiều lần, như ở đoạn 17 câu 9-10 sau đây:

“Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì của Con đều là của Cha, tất cả những gì của Cha đều là của Con; và Con được tôn vinh nơi họ”.


Sự liên-đới hỗ-tương giữa Cha và người “Con”, vẫn hàm-ngụ ở câu nói đặc-biệt bảo rằng: “Con ở trong Ngài, Ngài ở trong Con” cho thấy giữa các Ngài vẫn có sự ngang bằng/đồng đều. Ở đây nữa, ta đang giương buồm/sải cánh hướng về vùng nước rộng chưa từng hiện-hữu. Bởi, ta không có ý-niệm song-hành nào tựa hồ như thế ở Do-thái-giáo. Và, ngay như Tân Ước cũng không có chỗ nào đề-cập đến chuyện này, hết.


  1. Lối trình-bày sự-kiện của tác-giả Gioan, vốn coi Đức Giêsu – người “Con” đã hối-thúc và phản-ánh mọi sự do Cha ban. Thành thử, bất cứ ai khi thấy Đức Giêsu nói thế nào hoặc Ngài làm những gì, đều có thể, qua đó, làm chứng cho tính xác-thực nơi lời nói cũng như hành-xử của Ngài.

Hầu hết các  trường-hợp tương-tự nơi Tin Mừng này, đều như thế. Do đó mà, “Lời Tựa” ở Tin Mừng Thứ Tư, đã tóm-kết tư-tưởng của ông Gioan khi ông trình-bày Đức Giêsu là Đấng mạc-khải/tỏ-bày cuối cùng về các sự việc ta không trông thấy bằng mắt thịt được. Và từ đó, ta cũng không nhận-thức được tính thần-linh thánh-ái chưa từng thấy, như đoạn 1 câu 18 vẫn khẳng-định:

“Thiên Chúa, chưa có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên-Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết.”


Đức Giêsu của ông Gioan, đã rơi nhẹ vào tình-huống trong đó Ngài tự xưng Mình là Thiên-Chúa, nhưng tác-giả đây vẫn hàm-ngụ ý-tưởng bảo rằng: các giáo-huấn Ngài ban và việc Ngài làm, đều bộc-lộ tính-chất thần-thánh có nơi Ngài.


  1. Rất thường tinh, Tin Mừng do tác-giả Gioan ghi xuống, lại vẫn nói lên đặc-thù duy-nhất đích-thật của Cha và người “Con”. Trong khi các tác-giả khác ở Tin Mừng Nhất Lãm, chắc phải có máu đông/lạnh ghê lắm mới nói thế. Trong lời nguyện-cầu được mô-tả ở chương 17 trình-thuật Tin Mừng. Đức Giêsu lại đã nài xin Cha gìn giữ chiên đàn của Ngài. Và, nếu không có bàn tay giúp sức của Cha, thì tất cả sẽ ra hư-nát, tàn-lụi.

Việc hiệp-thông/liên-kết giữa Cha và người “Con” đảm-bảo cho chiên-đàn của Ngài không bị phân-tán/rẽ-chia như đoạn 17 câu 11 từng minh-định:


“Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.”


Ở mức-độ rất thấp, thì sự hiệp-thông/liên-kết đây sẽ lưu lại mãi trong đầu mọi người và còn có ý-hướng phối-hợp các bản-vị nữa. Mọi kẻ tin sẽ cùng một ý với Cha và người “Con” để rồi Ngài lại sẽ tham-gia mọi ý-tưởng, mục-tiêu cũng như hành-xử. Ở chừng-mực khác, mức-độ hiệp-thông/liên-kết là sự kết-hiệp của tâm-thân nói chung và theo hướng thắt chặt các bản-vị khác-biệt vào cùng nhau, cũng rất được.

Kẻ tin phải thuộc về cùng một thân-tâm như Cha và người “Con” luôn kết-hiệp với nhau trong tâm-tưởng, mục-đích và hành-động. Còn, ở nơi nào khác, sự hiệp-thông/liên-kết này còn cao hơn; và việc hiệp-thông đây, thay vì mang tính luân-lý/đạo-đức và thực-hiện theo cùng mục-đích, là việc siêu-nhân đã nên xâm-nhập vùng sâu-thẳm của hữu-thể gồm các bản-vị đã dính-dự ở trong đó.

Lời nguyện-cầu của Đức Giêsu không chỉ giới-hạn cho đồ-đệ Ngài lúc ấy mà thôi, nhưng bao-gồm cả những người thuộc thế-hệ mai ngày, như đoạn 17 câu 21-23 diễn-tả thật rõ như sau:

“Để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con.22 Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên một như chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong Con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương Con.”


Thật khó để hoàn-thiện-hoá trực-giác bí-nhiệm này. Khi sử-dụng ẩn-dụ để giới-thiệu Đức Giêsu, tác-giả Gioan đã định-hình các kẻ tin như cành nho vốn không thể sống sót nếu người làm vườn hoặc ai đó tỉa bỏ khỏi cây nho, như đoạn 15 câu 1, 4-5 từng viết:

                        “Thầy là cây nho thật, và Cha Thầy là người trồng nho.”;


và:

“Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em. Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.”



Trạng-thái “ở trong” hoặc “ngụ nơi” hoặc “ở lại” với ai đó, vẫn kéo theo tình-huống đồng-hoá hoặc thẩm-thấu và vẫn gợi lại ảnh-hình về chuyện nuốt vào mình và tiêu-hoá thân mình cùng máu huyết Đức Giêsu như đoạn 6 câu 56 đã diễn-tả như sau:

                        “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy”.


Ở đây, ta giáp mặt với ngôn-ngữ triết-học trong Đạo không theo kiểu phiếm-thần, thì ít ra cũng giao-lưu với thế-giới phiếm-thần có giới-hạn (*7) qua đó, Cha, Con và các kẻ tin thuộc đủ mọi lứa tuổi đều ngụ lại trong nhau. Toàn-bộ ý-thức-hệ này, phản-ánh khái-niệm đầy mộng-mơ ở các chiêm-niệm trong đạo-giáo, vốn có từ Do-thái-giáo, diễn-tả cho dân ngoại hiểu về tình huynh-đệ mà  chủ-nghĩa thần-bí Hy-Lạp từng nuôi-dưỡng.

Ở đây nữa, ta lại xâm-nhập lần nữa vào cốt-lõi thần-học của ông Gioan chú-trọng vào tương-quan mật-thiết giữa Đức Giêsu là người “Con” với Chúa-Cha. Mãi về sau, ta lại có hai đoạn văn đặc-thù, trong đó ông Gioan đặt người “Con” vào cùng một hệ-cấp như Cha Ngài. Tầm nhìn đầu-tiên đi thẳng vào tương-quan này, ít nhất cũng là tầm-nhìn ban đầu của tác-giả nói ở đây.

Khẳng-định thẳng từ Đức Giêsu do ông Gioan đặt vào môi miệng Ngài khi tác-giả ghi ở đoạn 10 câu 30 vẫn cứ bảo: “Tôi và Cha là một” đã đóng khung như một quả-quyết rõ-nét về sự ngang bằng/đồng đều giữa Ngài và Cha. Điều này, không theo kiểu Do-thái-giáo chút nào và cũng xa lạ gì nội-dung Tin Mừng Nhất Lãm.

Xét bối-cảnh sự việc, ta có cảm-tưởng vững-chắc vốn nghĩ rằng tác-giả Gioan muốn chứng-tỏ sự ngang bằng ở đây, rất đích-thật. Người theo Do-thái-giáo chuyên phản-chống lại không có khả-năng bắt/chụp được chiên-đàn/kẻ tin rồi trao-phó cho Đức Giêsu vai-trò có từ Thiên-Chúa, bởi Ngài và Cha vẫn “là một” như đã được tác-giả xác-định ở đoạn 10 câu 27-30, như sau:

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi.28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha.30 Tôi và Chúa Cha là một."                 


Khẳng-định trên hàm-ngụ một xác-quyết vẫn cứ bảo: Cha và người “Con” có cùng một quyền-uy sức-mạnh, tức muốn nói: các Ngài cùng bản-chất, rất ngang bằng/đồng đều nhau. Và, đó cũng là lối nói nôm-na của thần-học tín-lý ở Đạo Chúa, mãi về sau.

Đoạn văn thứ hai còn khó hiểu hơn, tuy căn-bản. Căn-bản, bởi vì đoạn này nói lên câu tiêu-biểu bằng cụm-từ “Tôi là” (tức: “ego eimi”) mà Đức Giêsu của ông Gioan từng diễn-tả. Nói chung thì, động-từ này lại kéo theo một tự-vựng bổ-sung theo kiểu nói bóng nói gió như ở đoạn 6 câu 35 vẫn bảo rằng:

“Chính Tôi là bánh trường sinh. Ai đến với Tôi, không hề phải đói; ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ!


Hoặc câu 25 ở đoạn 11, Ngài lại bảo:

“Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống”.


Hoặc đoạn 14 câu 6, trong đó nói:

“Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”


Nhưng cùng một trường-hợp và cùng một bối-cảnh theo kiểu bút-chiến/cãi-tranh, thì câu khẳng-định “Tôi là” vẫn tỏ rõ lập-trường của chính người nói điều đó ra bên ngoài.

Đoạn văn có câu khẳng-định “Tôi là” đặt thành vấn-đề xảy đến trong các cuộc cãi-tranh với nhóm người Do-thái-giáo thích tranh-luận, tức: những người lên án Đức Giêsu bị ám-ảnh do bởi quỉ/ma và diêm-vương, thôi. Họ thấy lập-trường Đức Giêsu muốn chứng-tỏ là đồ đệ Ngài sẽ thoát khỏi cái chết rất chướng như ở đoạn 8 câu 51, có nói:

                        “Thật, tôi bảo thật các ông: ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết."  


Cuối cùng ra, tất cả mọi anh-hùng ở Cựu-Ước đều đã chết, trong đó có cả ông Abraham, tổ-phụ dân Do-thái và cả các ngôn-sứ gộp trong đó nữa. Thành ra, Làm thế nào mà Đức Giêsu lại có thể hứa-hẹn với đồ đệ của Ngài về sự vĩnh-cửu được? Thế nhưng, Đức Giêsu lại phản-bác nói rằng Ngài không khoác lác hoặc nói ngoa; và rằng: tổ-phụ Abraham đã vui mừng khi thấy ngày của Ngài diễn ra như ở đoạn 8 câu 52-56 vẫn khẳng-định:

“Người Do-thái liền nói: "Bây giờ, chúng tôi biết chắc là ông bị quỷ ám. Ông Abraham đã chết, các ngôn sứ cũng vậy; thế mà ông lại nói: "Ai tuân giữ lời tôi, thì sẽ không bao giờ phải chết. Chẳng lẽ ông lại cao trọng hơn cha chúng tôi là ông Abraham sao? Người đã chết, các ngôn sứ cũng đã chết. Ông tự coi mình là ai?" Đức Giêsu đáp: "Nếu Tôi tôn vinh chính mình, vinh quang của tôi chẳng là gì cả. Đấng tôn vinh Tôi chính là Cha Tôi, Đấng mà các ông gọi là Thiên Chúa của các ông. Các ông không biết Người; còn tôi, tôi biết Người. Nếu tôi nói là tôi không biết Người, thì Tôi cũng là kẻ nói dối như các ông. Nhưng tôi biết Người và giữ lời Người. Ông Abraham là cha các ông đã hớn hở vui mừng vì hy vọng được thấy ngày của tôi. Ông đã thấy và đã mừng rỡ."


Phe đối-lập người Do-thái-giáo khi ấy bèn nổi cáu như đoạn 8 câu 57 còn ghi rằng:

“Người Do-thái nói: "Ông chưa được năm mươi tuổi mà đã thấy ông Abraham sao?”


Và, Đức Giêsu lại trả-lời bằng câu nói đầy bí-ẩn, như đoạn 8 câu 58 vẫn còn ghi:

“Đức Giêsu đáp: "Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Abraham, thì Tôi, Tôi Hằng Hữu! "    


Câu nói này, đã làm họ cứng họng. Xem ra, ở đây, ta lại có thêm một lần nữa ý-tưởng mà ông Gioan vẫn từng lập đi lập lại rất thường là người “Con” từng hiện-hữu trước đó, cũng rất lâu.

Nói cách khác, Đức Giêsu hiện-hữu một cách rất siêu-nhiên, mà theo “Lời Tựa” trong Tin Mừng Thứ Tư đã phải đi ngược về thời tạo-dựng, bắt đầu có trước cả thời ông Abraham nữa. Kinh Talmud của người Babylon (tức sách Pesahim đoạn 54a) lại cũng vang-vọng một cách khá yếu ớt quan-niệm này, khi đoạn sách vẫn lập lại cùng một tên tuổi, bảo rằng: định-nghĩa như thế thật là lý-tưởng, nhất thứ: khi tác-giả nói đến ông Abraham là ông muốn nói về Đấng Thiên-Sai từng hiện-hữu trước cả thời tạo-dựng nên vũ-trụ/vạn-vật.

Nếu quả có thế, thì thông-điệp gồm tóm trong câu nói “Trước khi có ông Abraham, thì Tôi đã hằng hữu!” tức là : đều này có ý bảo rằng: “Đức Giêsu chính là người “Con” theo cung-cách bí-ẩn đã vinh-thăng khỏi ranh-giới thời-gian thông thường, ta vẫn tưởng.”

Riêng ông Gioan, trong lúc tìm cách nâng-nhấc Đức Giêsu lên chốn cao sang vĩnh hằng như thế, dù sao vẫn không nói lên được tính-chất trước sau như một. Có nhiều lúc, ông lại cho mọi người biết rằng: sự “trở nên một” với Cha Ngài không bao gộp sự ngang bằng đồng đều rất sít sao như thế.

Cha bao giờ cũng ở trên người “Con”. Chính Cha sai phái gửi người “Con” đến. Người “Con” không sai phái gửi Cha đi bao giờ hết. Tự mình Ngài, người “Con” không thể nào làm được gì đúng đắn hết mà chỉ bắt chước hành-xử của Cha, mà thôi như tác-giả minh-định ở đoạn 5 câu 19, vẫn nhấn mạnh:

“Đức Giêsu lên tiếng nói với họ rằng: "Thật, tôi bảo thật các ông: người Con không thể tự mình làm bất cứ điều gì, ngoại trừ điều Người thấy Chúa Cha làm; vì điều gì Chúa Cha làm, thì người Con cũng làm như vậy.”


Tất cả những điều trên đây nói lên trạng-thái thấp hơn thế. Ít nhất, trong một trường hợp thấy rõ, thì: vị-thế thấp/yếu của người “Con” đã được khẳng-định ra bên ngoài khi Đức Giêsu tuyên-bố ở đoạn 14 câu 28, rằng:

“Anh em đã nghe Thầy bảo: "Thầy ra đi và đến cùng anh em". Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.”


Bằng vào khẳng-định về sự trội vượt của Cha đối-chọi với ẩn-dụ nhằm đề-xuất sự ngang-bằng/đồng-đều giữa Đức Giêsu và Thiên Chúa, tác-giả Gioan đã tạo giải-pháp càng gây khó thêm về tín-lý vốn dĩ làm cho Giáo-hội, các Công-Đồng, một số Giám-mục cũng như nghị-phụ và thần-học-gia mải bận tâm tranh-cãi suốt nhiều thế-kỷ dài, vẫn không nguôi. Và, đó là vấn-đề không chỉ mang tính thần-học của nhiều thời, mà thôi đâu.      
      
                                                                        (còn tiếp)


Gs Geza Vermes biên-soạn,
Mai Tá lược dịch

No comments: