Chương 2
Đức Giêsu của ông
Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 9)
II. “Chân-dung Tự Tạo”,
Đức Giêsu của ông Gioan
Tác
giả Gioan Tin Mừng đã chọn lấy cho mình văn-phong thể-loại rất tư-riêng, cốt
hàm-ẩn một lập-trường những bảo rằng: Tin Mừng do ông ghi, nhằm đưa ra lời lẽ của
Đức Giêsu quyết không để cho người đọc rơi vào vòng tuyệt-vọng. Bởi, giáo-huấn
Đức Giêsu đưa ra, được tác-giả Gioan chuyển-đạt, lại hoàn-toàn khác hẳn mọi lời
nhủ-khuyên/răn-dạy ở Tin Mừng nào khác, có trước đó. Và, truyện ông kể, đã
đinh-danh/định-hình Đức Giêsu theo nghĩa đích-thực có niên-đại ít nhất 70 năm
sau thời Đức Giêsu sống, mà thôi.
Do
đó, cơ-hội nghe được tiếng/giọng chân-phương/thực-thụ của Bậc Thày vốn giòng
hào-kiệt người Galilê cũng hạn-chế không kém. Đúng hơn, phải nói: “Chân-dung Tự-tạo”
Đức Giêsu, tức: giòng tư-duy về danh-xưng/diện-mạo của Ngài, và sứ-vụ đặc-thù của
Ngài, đều cho thấy lập-trường tư-riêng của tác-giả Gioan Tin Mừng. Nhờ giòng chảy
thần-bí do tác-giả Gioan viết về diện-mạo Đức Kitô và về quan-hệ của Ngài với
Thiên-Chúa, Ngài đã trải-nghiệm một đổi-thay trọn vẹn; từ đó, mở ra một đường-lối
rất đặc-trưng cho thần-học về Ba Ngôi thần-thánh gồm Cha, Con và Thánh Thần.
- Giêsu, Con Người (*5)
Cụm-từ
“Con Người”, là đặc-trưng chính nơi diện-mạo Đức Giêsu ở Tin Mừng Thứ Tư. Muốn
nắm trọn ý-nghĩa do tác-giả Gioan đưa ra, người đọc nên có thói quen tiếp-cận
thành-ngữ Do-thái-giáo thời cổ-đại hoặc các chương/đoạn này/khác đã xuất-hiện ở
Tân Ước.
Ở
đây, tôi sẽ giản-lược các chi-tiết đậm-sâu đầy tư-duy tập-trung vào các chủ-đề
chằng-chịt khiến nhiều nhà kinh-điển lại cứ hỏi: các vấn-đề về “Con Người” có là
điều không thể giải-thích được không?
Dưới
đây, là một vài dữ-liệu thống-kê ta thu-thập được. Ở Tin Mừng Nhất Lãm, cụm-từ
“Con Người” xuất-hiện đến 65 lần; và ở Tin Mừng Thứ Tư, người đọc cũng đếm được
đến 11 lần viết như thế. Các văn-bản khác ở Tân-Ước, lại cũng khó mà định con số
đếm được nhiều/ít. Chẳng hạn, trong các thư do Phaolô tông-đồ soạn-thảo, không thấy
chỗ nào nói về sự việc như thế. Ở sách Tông Đồ Công-vụ, tác-giả chỉ đề-cập duy-nhất
có một lần về danh-xưng này. Còn, sách Khải-Huyền đã trích-dẫn chỉ hai lần,
nhưng lại rút tự Cựu-Ước.
Về
lập-trường triết-lý, ý-kiến thông-thường của mọi người đều chấp-nhận rằng: bên
tiếng Hy-Lạp, thể-thức xưng-hô được gọi là “ho
hulos tou anthropou”, có nghĩa: “Con
trai của người” dịch từ thành-ngữ bên tiếng Aram là: “bar’enasha” hoặc “bar nasha”.
Ở Tin Mừng Nhất Lãm, duy-nhất chỉ mỗi Đức Giêsu là Đấng nói lên cụm từ “Con
Người” để ám-chỉ chính Ngài, mà thôi. Mỗi mình Ngài độc-quyền sử-dụng cụm-từ này,
thế nên xem ra không ai hiểu là Ngài muốn nói điều gì. Và, người nghe khi ấy
cũng tạm chấp-nhận chuyện này, nên chẳng ai lên tiếng hỏi xem điều Ngài nói, có
nghĩa gì. Chẳng một ai thắc-mắc là: cụm-từ ấy, có tác-dụng thế nào lên đời sống
của tín-hữu, hết.
Ngoài
Tân-Ước ra, cụm-từ “Con của người” được sử-dụng khá rộng-rãi trong ngôn-ngữ dân-gian
tiếng Aram mà người Do-thái-giáo vẫn dùng nó như danh-từ chung: “người/cái người
này”; hoặc như một danh-từ bất-định ở câu “người ta”, hoặc “một người nào đó”. Nhưng,
việc sử-dụng tự-vựng như thế chỉ thấy ở Tin Mừng Nhất Lãm, mà thôi. Hơn nữa, đối
với người Galilê quen nói tiếng Aram như Đức Giêsu, thì cụm-từ “con người” đôi lúc cũng chỉ xuất-hiện
trong đối-thoại hoặc độc-thoại, như một kiểu nói quanh-co/uẩn-khúc cốt để hướng
về chính người nói ra, mà thôi.
Không
như tiếng Anh hoặc ngôn-ngữ ngày nay, thì: khi viết xong thư, người viết thường
ghi ở cuối trang chữ “nay kính”, hoặc có lúc còn nói rõ: “thật lòng với anh/chị”,
tức là dùng thay cho chủ-từ “tôi”, là người viết lên thư ấy. Chẳng hạn, khi có
người hỏi: “ai là tác-giả tuyệt-phẩm này?”, hoặc “Ai là thủ-phạm, hoặc người chủ-mưu
vụ này?” lại cũng kéo theo câu trả lời rất khiêm-tốn hoặc đáng xấu-hổ, như
thành-ngữ: “thật lòng với anh/chị”. Mục-đích của văn-phong/thể-loại viết như thế,
là: để che-đậy điều gì gây kinh-hoàng “đến chết được” do người nói gây ra; hoặc
điều gì cũng rất ư khoác lác, nếu nói huỵch-toẹt ra như thế.
Thành
thử, bên tiếng Aram, khi có người sử-dụng cụm-từ “con người” đang đi dần vào chỗ chết, hoặc: “con người” đang sắp sửa làm vua, thì hay hơn cả nên bảo rằng: “tôi” sẽ chết, hoặc “tôi” sẽ tuyên-xưng mình là vua.
Cũng
hệt thế, nhiều người lại vẫn hiểu theo nghĩa bóng hoặc hiểu theo cách diễn-giải
cụm-từ “con người” mà ta vẫn hay gặp ở
trong hoặc bên ngoài sách Tân Ước, đều như thế hết. Đặc-biệt hơn, thì người nói
điều này lại dựa vào sách Tiên-tri Đaniel ở đoạn 7 câu 13, còn rõ hơn nữa. Đoạn
7 sách này, cho thấy: vị tiên-tri nhân-hiền là Đaniel nằm mộng thấy 4 con thú
tượng-trưng cho 4 đế-quốc lớn vào thời đó, là: Babylon, Media, Ba-Tư và Hy-Lạp.
Sau đó, ông lại nằm mơ thấy “buổi phán-xét cuối” ở trên trời, trong đó Đức Chúa
đã lên án trừng-phạt tội-nhân, rất phẫn-uất.
Thiên-Chúa
đây, được tả như Cụ-già đang lên án chết cho con thú cuối cùng, đã cứu được 3
con kia để chúng không bị thú dữ này khống-chế. Cao-điểm giấc mơ này muốn diễn-tả,
là ở câu 13 trong đó có sự đối-chọi giữa loài thú dữ với con người, câu nói “một thứ như con người” là chỉ về kẻ được
nâng nhấc lên khỏi mặt đất nhờ vào đám mây cao tít trên đó và ông được ban cho tước-vị
vua/quan vĩnh-cửu do Quan án trên trời từng quyết-định.
Ở
sách Tiên-tri Đaniel, khi ngôn-sứ nói “kẻ
giống như con người” là cốt biểu-trưng cho “các thánh chốn trên cao”, điều này cốt ý chỉ về dân con Do-thái như
đoạn 7 câu 18, 22, 27 từng diễn-nghĩa. Và, việc diễn-giải những điều như thế đã
tạo-thành tổng-thể gồm nhiều người, thật ra chỉ được xác-chứng ở ngụy-thư
Đaniel hồi thế-kỷ thứ nhất trước Công-nguyên, thôi. Và sau này, khai-quật Qumran
lại đã xác-chứng là chương 2 sách này cũng từng đề-cập đến chuyện này ở mục
ghi-chú 2.
Từ
ngày sách Tiên-tri Đaniel đi vào hoàn-tất suốt từ thập-niên 160 trước
Công-nguyên cho đến thời-kỳ đền thờ Giêrusalem bị tàn-phá vào năm 70,
văn-chương Do-thái-giáo chưa từng xác-chứng điều gì về việc các sách này/khác
cũng sử-dụng cụm-từ “con người” để diễn-tả
chức-năng nào đó trong Đạo, hết?
Tuy
thế, vào thập-niên theo sau cuộc chiến giữa Do-thái và La Mã năm 70, có điều
là: thời-gian này, các tác-giả khởi-sự viết Tin Mừng hầu có chút gì để lại cho
hậu-thế, ta mới có được chứng-cớ văn-học độc-lập, qua đó việc mô-tả diện-mạo Đấng
Thiên-Sai-từ-trời-tới cũng giống hình-hài “con người” được mô-tả ở sách Ezra 13
hoặc “Buổi phán xét cuối” mang tính siêu không-gian và thời-gian, như dụ-ngôn
Enoch hoặc sách Enoch thứ nhất câu 37-71 cũng có ghi. Ít lâu sau, có vị tư-tế nổi-danh
Rabbi Akiba, là người bị tuẫn-tiết như đấng tử-dạo vào năm 135 sau Công-nguyên,
cũng được nhìn-nhận là “kẻ giống con người”,
tức: Đấng Thiên-Sai, con vua Đavít vậy (x. bHagigah 14a; bSanhêdrin 38b).
Tác-giả
Gioan, là người phản-ánh thật rõ ý-nghĩa Thiên-Sai phong-phú nơi Đức Giêsu qua
sử-dụng cụm-từ “Con người”, tức: như
sự thường, ông vẫn có tài phối-hợp sử-dụng lối nói quanh co/uẩn-khúc để người đọc
nhớ đến Tin Mừng Nhất Lãm, từng có trước. Thành ra, ở Tin Mừng Thứ Tư, ông
không sử-dụng chủ-từ “Tôi” cho Đức Giêsu, mà cụm-từ “Con Người”, để chỉ về Đấng phú-ban sự sống vĩnh-cửu hoặc Đấng được “nâng
cao” tức có nghĩa: Đấng chịu đóng-đinh-thập-giá.
Đưa
ra các giáo-đầu này rồi, nay tôi đề-nghị ta tập-trung vào 3 chủ-đề trọng-điểm nối-kết
với ý-tưởng “con người” ở Tin Mừng Thứ
Tư, như sau:
- Các ý-niệm đầu về thần-học, là cốt bảo: niềm-tin vào “con người”, là những gì mà kẻ tin như thế đã được tặng ban sự sống vĩnh-cửu. Tin Mừng Thứ Tư đoạn 6 câu 27 ta đọc được câu sau đây: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư-nát, nhưng để có lương-thực trường-tồn đem lại phúc trường-sinh, là thứ lương-thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên-Chúa-Cha đã ghi-dấu xác-nhận."
- Chủ-đề hai nối-kết việc tặng ban sự sống vĩnh-cửu đặc-biệt, với sự “nâng cao con người”, như đã ghi ở đoạn 3 câu 14-15, rằng: “Như ông Môsê đã giương cao con rắn trong sa-mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.”
Câu này dọi lại ảnh-hình
rút từ Cựu-Ước kể về con rắn bằng đồng mà ông Môsê được lệnh gắn vào đầu cây gậy
của ông. Ông chỉ cần thoáng nhìn vào đó cũng được nó bảo-vệ không bị rắn nào cắn,
trong lúc lưu-lạc vùng hoang-sơ ở Sinai (Dân số 21: 6-9).
Tuy nói thế, tác-giả
Gioan lại giải-thích việc “nâng cao” con rắn đồng lên không, là để tiêu-biểu
cho việc Đức Giêsu chịu đóng-đinh-vào-thập-giá và ơn cứu-độ được hứa ban cho những
ai hướng tầm mắt mình nhìn vào thập-giá bằng cả niềm tin. Ở đây, tác-giả Gioan
lại bóp-méo/vẹo-vọ cách ngộ-nghĩnh, cốt đưa vào đó ý-niệm về “con người”. Ông hiểu cụm-từ “nâng cao”
theo nghĩa “đóng-đinh-thập-giá” (*6) chứ không theo nghĩa bóng thông-thường ở việc tán-dương,
nâng-nhấc như đoạn 12 câu 32-33 đã diễn-tả.
3. Chủ-đề ba, và có lẽ
đây lại là diện-mạo quan-trọng nhất mà tác-giả Gioan vẽ về ảnh-hình “con người” làm dụng-đích nói về hành-trình
lên/xuống đất/trời. Ý-tưởng về việc “con
người” lên/xuống như thế, bắt nguồn từ sách Tiên-tri Đaniel chương 7 và sau
này được Tin Mừng Nhất Lãm triển-khai rộng trước khi bước vào đỉnh cao Tin Mừng
Thứ Tư do tác-giả Gioan chủ-trương. Mây bay mau, được diễn-tả ở sách Tiên-tri
Đaniel được coi như phương-tiện chuyên-chở ở trời cao là nói theo ngôn-từ, như từng
viết ở chương 7 câu 13, rằng: “Trong những
thị-kiến ban đêm, tôi mải nhìn thì kìa: có ai như một Con Người đang ngự giá
mây trời mà đến. Người tiến lại gần bên Đấng Lão Thành và được dẫn đưa tới
trình diện.”
Ở đây nữa, việc chuyển-động hiện rõ động-tác nâng
cao, nâng cao mãi như câu truyện kể về việc Đức Kitô vinh-thăng chốn cao tít mù
tắp, mà sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 1 câu 9 có viết: “Nói xong, Người được ‘nâng cao’ lên ngay trước mắt các ông, và có đám
mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa.”
Ở truyện kể về các
linh-hồn trỗi dậy giữa không trung, và tình-trạng các tín-hữu vẫn sống-động với
Đức Kitô ngay lúc Ngài quang-lâm đến với thế-gian một lần nữa, tựa như thư thứ
nhất tông-đồ Phaolô viết cho giáo-đoàn Thessalônikê đoạn 4 câu 16-17 có nói: “Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng
lãnh thiên-thần và tiếng kèn của Thiên-Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời
ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Kitô sẽ sống lại trước tiên; rồi đến
chúng ta, là những người đang sống, những người còn lại, chúng ta sẽ được đem
đi trên đám mây cùng với họ, để nghênh-đón Chúa trên không trung. Như thế,
chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi.”
Với Tin Mừng Nhất
Lãm, việc “con người” quang-lâm lại đến
quyện trong mây trời nhiều đám đã kéo theo một ‘ngự xuống’ từ “vùng trời cao tít”
ấy, được tác-giả Mát-thêu viết ở đoạn 24 câu 30, Mác-cô đoạn 13 câu 26, Luca đoạn
21 câu 27. Và tác-giả Mátthêu, còn viết thêm ở đoạn 26 câu 64, Mác-cô đoạn 14
câu 62 nữa.
Với tác-giả Gioan Tin
Mừng, thì: “con người” di-chuyển hai
chiều lên/xuống như đoạn 3 câu 13 có chép: “Không
ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống tạm thời lưu-lạc trên
trái đất và Ngài khát-khao quay trở về quê nhà thực của Ngài.”
Ở Tin Mừng Thứ Tư, Đấng
Cứu-độ tặng-ban-sự-sống, là lữ-khách nhà trời tạm-thời lưu-lạc ở trái đất; và
Ngài khát-khao quay về quê đích-thực của Ngài, thôi.
(còn
tiếp)
Gs Geza Vermes
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment