Chương 2
Đức Giêsu của ông
Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 11)
Ảnh-hình về người “Con”
Ảnh-hình
cuối, về người “Con” ban-sự-sống-vĩnh-cửu
được ông Gioan diễn-tả là việc có quan-niệm truyền-thống của người
Pharisêu-Do-thái-giáo về việc sống lại trở về với xác-phàm nhục-thể, như có ghi
ở đoạn 6 câu 40 sau đây:
“Bởi, ý của Cha tôi là tất cả những ai thấy người Con và
tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày
sau hết."
Và,
đoạn 5 câu 24, lại cũng chép:
“Tôi bảo thật các ông: ai nghe lời tôi và tin vào Đấng đã
sai tôi, thì có sự sống đời đời và khỏi bị xét xử, nhưng đã từ cõi chết bước
vào cõi sống.”
Khẳng-định
này, là cốt ý nói về sứ-vụ cuối cùng rất hiền-từ của người “Con” rõ ràng gây xung-đột với chức-năng xét-xử đã trao ban
cho Ngài như một đoạn khác ở Tin Mừng do tác-giả Gioan ghi lại, buộc ta phải suy-nghĩ
cho tới nơi tới chốn, mới lĩnh-hội được. Bởi, như ông Gioan có nói rõ, rằng: vai-trò
xét-xử của người “Con”, qua câu xác-quyết
ở đoạn 5 câu 22 và 26-27 như sau:
“Quả thật, Chúa Cha không xét xử ai, nhưng đã ban cho người
Con mọi quyền xét xử.”
Và:
“Chúa Cha có sự sống nơi mình thế nào, thì Ngài cũng ban
cho người Con được có sự sống nơi mình như vậy, lại ban cho người Con được quyền
xét xử, vì người Con chính là Con Người.”
Tuy
nhiên, theo quan-niệm của người theo Do-thái-giáo vào lúc giao thời ở giai-đoạn
giữa Cựu-ước và Tân-Ước, mọi người vẫn quen với tư-tưởng về cánh-chung-luận, qua
đó quan án là đấng bậc được phép có quyết-định tha bổng hoặc lên án chết cho ai
khác, cũng đều được.
Thật
ra thì, ảnh-hình sứ-vụ của người “Con”
ở trình-thuật Tin Mừng của ông Gioan, Ngài là sự sáng soi trọn-vẹn như đoạn 3
câu 17 Tin Mừng này từng đoan-quyết:
“Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian,
không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được
cứu rỗi.”
Vậy
thì, làm sao Ngài lại trở-thành vị quan-án dữ-dằn được? Bởi thế nên, ta có thể cũng
quan-niệm được rằng: nghịch chống lòng trông-đợi người “Con” khi Ngài trở-thành quan-án, Ngài sẽ không xử phạt bất cứ
ai. Trái ngược hẳn, Ngài lại sẽ chỉ ban-phát ơn lành tha-thứ và sự sống vĩnh-cửu,
thôi. Điều này, cốt ý bảo: ta nên tìm hiểu xác-quyết được tác-giả ghi rõ ở đoạn
5 câu 26-27 những muốn cho người đọc thấy được vị quan án đầy lòng xót thương, rất
dễ nhận.
“Quả thật, Chúa Cha có sự sống nơi Ngài thế nào, thì Ngài
cũng ban cho người Con được có sự sống nơi mình Ngài như vậy, và ban cho người
Con được quyền xét xử, vì người Con chính là Con Người vậy.”
Khẳng-định
này, lại có ý bảo rằng: phán-quyết ở trên, lại có nghĩa: quan-án đây lại sẽ hành-xử
mọi sự vằng việc ban-phát sự sống. Đây là hành-xử tha-bổng, cũng dễ nhận.
Vậy
thì, điều gì xảy đến với thế-gian đầy tăm-tối với rẽ-chia, cả những người không
tin vào những thứ như ông Gioan đã diễn-tả, đặc-biệt về những người
Do-thái-giáo, chứ? Bởi lẽ, mấy người này đều là những người không tin tưởng bất
cứ điều gì, nên họ không có vấn-đề gì trổi-bật như tác-giả Gioan từng nhận-định.
Nói
cách khác, vấn-đề như trên sẽ tự-động chấm-dứt nếu ta so với trạng-huống của người
Do-thái-giáo. Điều này, mở ra cho ta thấy tình-huống cho phép ta tha hồ mà tưởng-tượng,
chẳng hạn như: điều ông từng bảo rằng: người theo Do-thái-giáo vốn không tin tưởng
gì hết nên họ không cần đến xét xử, bởi lẽ từ lâu họ từng tự xử-án chính mình rồi.
Tuy
thế, có điều chắc là: người “Con” đây
không được coi là Đấng ban phát sự công-minh/chính-trực, như lâu nay Ngài từng xác-quyết.
Bởi, Ngài là công-cụ của sự sống sinh-động, như tác-giả Gioan cũng đã ghi lại ở
đoạn 11 câu 25, cứ bảo rằng:
“Đức Giêsu phán: "Chính Thầy là sự sống lại và là sự
sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống.”
Trước
hết và trên hết, Ngài là nguồn-mạch tình thương-yêu, mến mộ. Tình thương đây, là
yếu-tố vượt trội ở trình-thuật đặc-thù của ông Gioan, cả ở trời cao chốn
thiên-đường lẫn ở dưới thấp nơi phàm-trần, tất cả đều quyết-tâm hướng về phía trước
và lưu lại giữa những kẻ tin vào người
“Con”.
Ảnh-hình
về người “Con” nay đắm chìm trong
tình yêu-thương rộng lớn khắp mọi nơi. Rồi từ đó, ta thấy được Cha yêu người “Con” và người “Con” vẫn yêu Cha, như đoạn 17 câu 23 từng diễn-tả:
“Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn
nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương
họ như đã yêu thương con.”
Và,
những ai tìn vào người “Con” lại cũng
thương-yêu Ngài và tuân thủ lời Ngài. Họ được cả người Cha và người Con thương mến, như đoạn 14 câu 21
còn ghi dấu:
“Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ
yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu
mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy."
Và,
đoạn 16 câu 27-28, lại cũng viết:
“Thật vậy, chính Chúa Cha yêu mến anh em, vì anh em đã
yêu mến Thầy, và tin rằng Thầy từ Thiên Chúa mà đến. Thầy từ Chúa Cha mà đến và
Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha."
Còn
hơn thế, họ lại có bổn-phận phải thương-yêu lẫn nhau do bởi hiệu-lệnh từ Đức
Giêsu đã đề ra cho họ, như một “giới-luật rất mới”. Quả thật, là: Tin Mừng Thứ
Tư đoạn 13 câu 34 đã ghi lại:
“Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm
này: là anh em có lòng yêu thương nhau."
Và,
đoạn 15 câu 12, 17 lại cũng thế:
“Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như
Thầy đã yêu thương anh em”, “Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy thương yêu
nhau.”
Tình
thương-yêu hai chiều giữa kẻ tin được lấy mẫu từ tình yêu-thương mà người “Con” chứng-tỏ nơi Ngài vẫn được mọi
người trông-đợi là dấu-chỉ đặc-biệt để đồ-đệ Đức Giêsu sẽ theo đó mà làm, hệt như
trình-thuật Tin Mừng Thứ Tư còn ghi đậm ở đoạn 13 câu 34, bằng một minh-định
rõ-rệt:
“Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy ở điểm này:
là anh em có lòng yêu thương nhau."
Điểm
rất mới, nơi giới-lệnh “tình thương” là bản-chất của người “Con” mà tác-giả Gioan đã đề ra. Nói rõ hơn, bản-chất ấy vẫn qui
về cộng-đoàn của những người có nguồn gốc không là Do-thái-giáo vốn là điều mà tác-giả
Tin Mừng đây muốn chứng-tỏ với họ. Điều này, cũng là chuyện thiết-yếu hệt như việc
ta buộc phải dịch ra tiếng Hy-Lạp cụm-từ bên tiếng Do-thái đã trở-thành danh-từ
chung mà mọi người đều hiểu, đó là tự-vựng “Rabbi”.
Ở
Tin Mừng Nhất Lãm, Đức Giêsu-thực biết
rõ giới-lệnh thần-thánh là cốt nằm ở việc mọi người sẽ thương-yêu nhau như anh em
ruột thịt của mình. Điều này, được ban-bố cho bậc tiên-tổ ở Cựu-Ước, như đã ghi
ở sách Lêvi đoạn 19 câu 18, và sau được tác-giả Mát-thêu soi-dọi ở đoạn 5 câu
43, cũng như đoạn 19 câu 19 và đoạn 22 câu 39, vẫn cứ bảo:
“Ngươi không được trả thù, không được oán hận những người
thuộc về dân ngươi. Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình. Ta là Đức Chúa.”
Giới-lệnh
chính Ngài đề ra, đã gia-nhập vào cùng hơi thở là tình yêu Thiên-Chúa và lòng mến
đối với người anh em, như ta còn thấy ghi rõ ở trình-thuật tác-giả Mác-cô đoạn
12 câu 29-31 như sau:
“Đức Giêsu trả lời: "Điều răn đứng đầu là: Nghe đây,
hỡi Israel, Đức Chúa, Thiên-Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu
mến Đức Chúa, Thiên-Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết
sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính
mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó."
Đây
cũng thế. Người Đạo Chúa theo trình-thuật tác-giả Gioan, là những người từng xuất
tự dân ngoại, lại vẫn đòi cộng-đoàn mà mình gia-nhập nên mở lớp dạy cho học-sinh
tiểu-học và tại những lớp như thế, mọi chi-tiết dù đơn-giản đều phải được đánh
vần từng chữ, có như thế họ mới hiểu được.
Tiếp
theo sau hai ý-tưởng về sự sống vĩnh-cửu và tinh thương-yêu, điều thứ ba là: ý-niệm
về vinh-quang/danh-dự, tức: yếu-tố hiệp-thông/kết-hợp Cha, người Con và các kẻ tin vào Ngài.
Ở
mức cao nhất, vinh-quang/danh-dự là thuộc-tính thánh-thiêng không mang ý-nghĩa thời-gian
vẫn được Cha và người Con san-sẻ cả
vào lúc trước khi có tạo-dựng; và đặc-biệt hơn, đã tặng-ban cho người “Con” trong giai-đoạn Ngài thực-hiện
sứ-vụ tỏ-bày tình thương-yêu của Ngài cho trần-thế, như đoạn 17 câu 5 và 24 đã
từng ghi:
“Vậy, lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha: xin
ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian”;
và:
“Lạy Cha, con muốn rằng con ở đâu, thì những người Cha đã
ban cho con cũng ở đó với con, để họ chiêm ngưỡng vinh quang của con, vinh
quang mà Cha đã ban cho con, vì Cha đã yêu thương con trước khi thế gian được tạo
thành.”
Từ
dưới lên, vinh-danh của Ngài nằm ở việc nhận-biết và tuyên-dương vinh quang của
Thiên-Chúa vẫn bao hàm yếu-tố rất cảm-kích. Cả hai khía-cạnh này, đều được bộc-lộ
nơi lời nguyện-cầu của Đức Giêsu ở đoạn 17 cây 1, như sau:
“Đức Giêsu ngước mắt lên trời và cầu nguyện: "Lạy
Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha, để Con Cha lại cũng tôn vinh Cha”.
Việc
Cha tôn vinh người Con như thế, được
cắt-nghĩa như một hệ-quả của sự việc Ngài có quyền trao-tặng sự sống vĩnh-cửu
cho mọi người phàm ở trần-thế, mà đoạn 17 câu 2 cũng đã ghi lại như sau:
“Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền-uy trên mọi phàm
nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Ngài.”
Tiến-trình
tôn-vinh này, được kẻ tin phản-ứng bằng việc cảm-kích lòng nhân-hậu của người “Con” như đã diễn-tả ở đoạn 14 câu
13 sau đây:
“Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy
sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con”.
Tôn-vinh
như thế, lại dẫn đến việc tham-gia một cách bí-nhiệm vào vinh-quang thần-thánh
cho những ai gắn liền với ngưòi “Con”
và mở rộng việc “thần-thánh-hoá” cả vũ-trụ/vạn-vật đối với kẻ tin. Điều này, được
tỏ-bày cho thế-giới nhân-trần biết, ở đoạn 17 câu 22-23, như sau:
“Đức Giêsu vừa dứt lời, thì một tên trong nhóm thuộc hạ đứng
đó vả vào mặt Người mà nói: "Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?" Đức
Giêsu đáp: "Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem Tôi sai ở chỗ nào; còn nếu
Tôi nói phải, thì sao anh lại đánh Tôi?”
Ở
đây nữa, ta đạt đến phần sâu-thẳm của lập-trường tư-tưởng của tác-giả Gioan về
sự hiệp-nhất giữa Cha và người Con, về
việc người Con nằm trong Cha đã dẫn về
hệ-quả là quan-hệ ràng-buộc Cha và người Con
và cả những ai phó-thác cho tình thân-thương/giao-hảo rất gần gũi đến độ thần-bí,
khó hiểu trong cộng-đoàn Hội-thánh của ông Gioan, vào lúc ấy.
(còn tiếp)
Gs Geza Vermes biên soạn
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment