Tuesday 6 October 2015

Gs Geza Vermes: Diện mạo Đức Giêsu ở Tin Mừng Thứ Tư qua tư-cách Đức Vua và Con Thiên Chúa (bài 7)



Chương 2
Đức Giêsu của ông Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 7)


4. Giêsu, Đức Vua

Tác-giả Gioan Tin Mừng cũng sử-dụng danh-xưng “Vua Israel” “Vua của người Do-thái” thêm vào tên gọi “Đấng Thiên-Sai-từ-trời-gởi-tới”. Nói cho đúng, danh-xưng “Vua của người Do-thái” là do người đối-lập với Ngài đã gắn liền vào câu nói của Ngài  cộng thêm vài sắc-thái chính-trị cho có sắc mầu đặc-thù. Trong khi đó, tên gọi “Vua Israel” lại mang ý-nghĩa đạo-giáo bao-gồm nhiều tư-duy do bạn bè hoặc những ai theo chân Ngài từng tư-duy.

Việc sử-dụng danh-xưng mang tính chính-trị xảy ra cũng rất thường, ở đời người. Danh-xưng này, bao gồm tinh-thần yêu nước đôi lúc mang âm-hưởng một cuộc cách-mạng trong xử-thế, nhưng đã không cho thấy tâm-tư của tác-giả cũng chẳng nói lên tình sâu nghĩa nặng đối với Đức Giêsu, một chút nào. Trường-hợp thứ nhất, nói ở trên, là khi mọi người liên-tưởng đến sự việc Ngài phân-phát của ăn/thức uống cho hơn 5 ngàn người Galilê, gần hồ Guênêsarét mà Tin Mừng ghi lại ở đoạn 6 câu 1-14.

Hôm ấy, phản-ứng tự-nhiên của đám đông khi thấy có sự lạ Ngài thực-hiện, là họ đổ xô về phía Ngài hầu tìm cách tôn-phong Ngài lên làm Vua. Nhưng, Đức Giêsu đã kịp thời chứng-tỏ cho mọi người thấy: Ngài không có tham-vọng nào về chính-trị, nên Ngài mới ẩn-lánh ở chốn lặng thinh/im-ắng ở trên núi, như trình thuật từng ghi ở đoạn 6 câu 15.

Nhiều đoạn khác, cũng ám-chỉ cung-cách vua/quan được tác-giả Gioan gắn liền vào chuyện bàn dân thiên-hạ kết án Ngài rất nhiều điều. Truyện Thương khó Đức Giêsu, có kể câu truyện quan Philatô từng thử-thách Đức Giêsu xem Ngài có là “Vua của người Do-thái” không, như trình-thuật đã ghi ở đoạn 18 câu 33 và 37. Người đọc, cũng nên nhớ rằng: lúc đầu, Ngài đã trả lời cho câu hỏi của vị quan án khi phải đối-đầu với quan-viên/chức-sắc ngoài đời bằng một câu tối nghĩa, như sau:

Ngài tự ý nói điều ấy, hay người khác đã nói với ngài về tôi?" (Ga 18: 34)

Nhưng sau đó, Ngài lại chỉnh/sửa bằng một câu khác nói rõ hơn, rằng:

“Nước tôi không thuộc về thế-gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế-gian này, thuộc-hạ của tôi đã chiến-đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật sự Nước tôi không thuộc chốn này."

Và rồi, Đức Giêsu lại cũng bảo: sứ-vụ của Ngài không nhằm mục-đích tạo nên cuộc cách-mạng nào hết, bằng những lời chắc-nịch, như sau:

“Tôi sinh ra và đến thế-gian nhằm mục-đích này là: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng Tôi." (Ga 18: 35)

Philatô vốn dĩ không rành về thần-học, nên thấy hụt-hẫng khi phải đối-đáp với Ngài, ông bèn nói “chớ” ra rằng: “Vậy ông là vua sao?" Và sau đó, ông lại thắc-mắc: “Sự thật là gì?"

Cuối cùng thì, ông kết-thúc bằng một án-phạt đưa Ngài đi vào chỗ chết. Án-phạt này, được ghi tắt trên thập-giá với hàng chữ: "Giêsu Nazarét, Vua dân Do-thái." (Ga 19: 19)

Người đi Đạo, lâu nay vẫn sử-dụng danh-xưng “Vua Israel” từng thể-hiện rõ nơi lời tuyên-xưng của Nathanael, bạn ông Philípphê tông đồ, khi ông nói với Đức Giêsu:

“Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel!”

Việc kết-hợp hai danh xưng “Con Thiên-Chúa” “Vua Israel” khiến cho vai-trò Thiên-Sai-từ-trời-tới có được ý-nghĩa rất đáng kể, để rồi lại sẽ diễn-tả bằng thành-ngữ không sai sót, cốt gợi nhớ câu nói của tông-đồ Phêrô khi ông tuyên-dương vai-trò của Thày mình ở Cêzarê Phillípphê:

“Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên-Chúa hằng sống." (Mát-thêu đoạn 16 câu 16).

Cũng bằng một khẳng-định áp-dụng cho lời tuyên-dương/ca-tụng ở đoạn 12 câu 13 khi ông ca lên:

Hoan hô! Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Chúc tụng vua Israel!

Về thời-khắc Đức Giêsu bước vào thành Giêrusalem, ông Gioan lại đã tạo câu nói đầy tính Thiên-Sai về Đấng “từ trời tới”, không theo kiểu chiến-tranh/hành-hình, nhưng ông muốn ứng-nghiệm câu nói lấy từ bài vịnh của ngôn-sứ Zakaria đoạn 9 câu 9, vẫn ca rằng:

“Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò!
Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi:
Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng,
Khiêm-tốn ngồi trên lưng lừa, một lừa con vẫn còn theo mẹ.”   

Thật ra thì, Đấng Mêsia đầy đấu-tranh/chinh-chiến sẽ uy-nghi cưỡi ngựa thật oai-hùng, mới đúng lẽ. Còn, Đấng bậc yêu-thương đem hoà-bình đến với muôn người lại chỉ cưỡi lừa con, thôi.



Giêsu, Con Thiên-Chúa

Trải dài suốt hai ngàn năm qua, người đi Đạo vẫn tư-duy về diện-mạo Đức Giêsu một cách khác-biệt/đổi-thay theo tầm nhìn của mỗi người, và mỗi giới. Với người gốc Do-thái-giáo vào thế-kỷ đầu, thì ý-nghĩa của danh xưng “Con Thiên-Chúa” cũng mờ nhạt dần; và việc phân-biệt “Con Thiên Chúa” với chính Ngài, dù mang ý-hướng hay mục-đích nào đi nữa, cũng dần-dà biến mất.

Trong bối-cảnh Đạo Chúa, danh-xưng “Con Thiên-Chúa” là cung-cách có hơi khác để bảo, rằng: chính Ngài là Thiên-Chúa, thật không sai. Nơi Cựu-Ước và với Do-thái-giáo, hai sách Giao-ước, Cựu cũng như Tân, đều không thế.

Bắt đầu từ chóp thang hệ-cấp trong Đạo, Kinh Sách Do-thái-giáo định-vị rõ các thành-viên chốn thiên-toà đều là “Con trẻ của Thiên-Chúa” (như sách Khởi nguyên đoạn 6 câu 2; sách Dân-số đoạn 32 câu 8; và, Thánh vịnh 29 câu 1 cũng như Thánh vịnh 89 câu 6 đều diễn-nghĩa: “Thần-sứ của Thiên-Chúa” như Kinh thánh bản 70 dịch ra tiếng Hy-Lạp, từng viết như thế. Dưới đó một, hai bậc, là vua Israel như sử-sách còn ghi lời Thiên-Chúa đã tuyên-bố rằng:

“Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con.” (Sách Samuel 2 đoạn 7 câu 14)


Và, ở bậc dưới chót, lại thấy hiện-diện mọi người Do-thái-giáo đứng một mình được định-danh là “Con trẻ của Thiên-Chúa” từ ngày dân con mọi người lưu-lạc từ đất Ai-cập trở về, ở đó có lời Kinh Sách lại cũng ghi:

“Bấy giờ, ngươi sẽ nói với Pharaô: "Đức Chúa phán thế này: Con đầu lòng của Ta là Israel”. (Sách Xuất Hành đoạn 4 câu 22)  

Tuy nhiên, ở thời hậu Kinh thánh, danh-xưng rất đáng sợ, là: “Con trẻ của Thiên-Chúa” đã bớt dần; và Kinh Sách chỉ gọi thế với những ai theo Do-thái-giáo lại có lòng sùng-kính, mộ-đạo, thôi. Thế nên, tác-giả Jesus Ben Sira lại đã tuyên-bố ở sách Huấn Ca vào đầu thế-kỷ thứ 2 trước Công-nguyên, là: chỉ những ai có lòng đạo đức đầy thương-xót mới đáng được mang hình-dung-từ này, như sau:

                        “Đối với trẻ mồ côi, con hãy xử như một người cha,
và với mẹ của chúng, hãy xử như một người chồng;
được vậy, con sẽ nên như người con của Đấng Tối Cao,
và Người sẽ thương con hơn cả mẹ của con nữa.”
(Huấn Ca 4: 10)


Thêm nữa, theo ý của tác-giả, thì sách Hậu Khởi Nguyên được viết vào giữa thế-kỷ thứ 2 trước Công nguyên, mọi người Do-thái được hiểu là “con của Thiên-Chúa hằng sống” do bởi họ đã chịu cắt-bì và lòng họ tràn đầy thần-linh thánh-hoá.” Hậu Khởi nguyên)

Cùng thời ấy, danh xưng “Con Thiên-Chúa” lại đã trở-thành tên gọi của Đấng Thiên-Sai thuộc hoàng-tộc mà mọi người vẫn đợi trông. Từ thế-kỷ thứ 6 trước Công nguyên và các thế kỷ sau đó, hậu-duệ vua Đavít không còn cai-trị đất nước Do-thái nữa,và những người theo Do-thái-giáo lúc ấy lại thuộc quyền cai-quản của người Babylon, Ba-Tư, Hy-Lạp và cuối cùng mới thuộc quyền thống-trị của người La Mã.

Thế nên, lời khi trước dành cho vua/quan đang trị-vì khi ấy được giải-thích lại là chỉ áp-dụng cho người con trai cuối cùng trong giòng họ Đavít, mà thôi. Chẳng hạn như câu trích-dẫn từ sách Samuel quyền thứ 2 đoạn 7 câu 14, trong đó có viết:

“Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. Khi nó phạm lỗi, Ta sẽ sửa phạt nó bằng roi của người phàm, bằng đòn của con người. Tình thương của Ta sẽ không rời khỏi nó, như Ta đã cho rời khỏi Saun, kẻ Ta đã bắt rời khỏi mặt ngươi.”    

Điều này có nghĩa như một cam-kết lúc đầu với người kế vị Đavít, tức vua Salômôn đã tìm thấy ở Cảo Bản Biển Chết cốt qui về vua/quan cuối cùng của Do-thái, như sách Tin Mừng Q có ghi chú “Ngài là giòng nhánh Đavít, tức Đấng sẽ xuất-hiện từ Zion và thời cuối hết” (4Q174).

Lại có văn-bản Qumran khác bao gồm một đoạn viết được bảo-tồn không tốt cho lắm nhưng cũng sử-dụng ẩn-dụ Thiên-Chúa “là Cha” Đấng Thiên-Sai (Xem 1QSa2: 11-12) (*2)

Thành thử, tùy từng bối-cảnh, cụm-từ “Con Thên-Chúa” có thể sử-dụng để định-danh/định-vị bất cứ người nào theo Do-thái-giáo, gồm cả những người sùng đạo, chỉ-định vị vua nào đó trong lịch-sử hoặc Đấng Thiên-Sai-từ-trời trong tương-lai, mai ngày. Khi tất cả được gộp chung để xem xét, thì mọi việc định-danh/định-hình đều diễn-bày một yếu-tố cũng rất chung, rằng: tất cả đều là lối nói trong các bài diễn-thuyết, hết.

Tuyệt nhiên, không có tác-giả Kinh-thánh nào hoặc văn-bản nào thuộc thời-kỳ hậu Kinh thánh lại diễn-tả bằng nghĩa đen, một con người bằng xương bằng thịt lại là thần-linh như Đức GIêsu, được. Không nền văn-minh/văn-hoá đạo-giáo nào theo Do-thái-giáo lại đồng-thuận cho phép thích-ứng ý-niệm của người Hy-Lạp nói về “Con Thiên-Chúa” và về “con-người-đồng-thời-là-thần-linh”, bao giờ.

Với đế-quốc La Mã, việc định-danh/định-hình thấy rất thường ở tự-vựng chỉ về việc phụng-thờ vị vua/quan được coi như thần-linh và việc mô-tả các nhân-vật nổi danh chuyên lôi cuốn học-trò/người nghe trong văn-minh Hy-Lạp thời cổ-đại, nhưng vẫn là điều cấm-kỵ đối với Do-thái-giáo. Quan-niệm này, kết-hợp với hình-ảnh các trẻ con sinh ra từ những giao-thoa giữa thần-linh Olympia với người phụ-nữ ở dưới thế, được biết đến từ các truyện huyền-thoại thời kim/cổ, nhưng lại loại-bỏ yếu-tố ngoại-giáo, có thể ở tiềm-thức con người cũng đóng góp một phần nào đó ở Đạo Chúa thời về sau, trong việc thiết-lập vài-trò người con rất thánh-thiêng của Đức Giêsu bên trong thế-giới suy-tư của văn-minh Hy-Lạp.

Dưới ánh-sáng soi dọi của các nhận-xét như thế, những gì làm nên “Con Thiên-Chúa” sẽ có nghĩa khi áp-dụng cho Đức Giêsu là do bạn bè thân-thương ở Tin Mừng Thứ Tư bộc-bạch, mà thôi chăng? Ta có thể đoan-chắc được rằng điều này mang nhiều ý-nghĩa hơn là chỉ nói về một số người theo Do-thái-giáo. Nói đúng hơn, điều đó tương-đương với danh-tánh của Đấng Thiên-Sai”. Chỉ có một qui-tắc rất bất-thường, tức: hiểu theo nghĩa đen, hoặc diễn-giải thành-ngữ “Con Thiên-Chúa” gặp ở môi miệng giới-chức Do-thái-giáo khi họ kiếm tìm một án-lệnh để kết tội chống lại Đức Giêsu, mà thôi.

Đứng trước mặt quan toàn-quyền người La Mã, họ những muốn đưa ra một khẳng-định rằng câu này hàm-ngụ một lộng-ngôn/báng-bổ. Hệt như Tin Mừng Thứ Tư đoạn 19 câu 7 có nói:

“Người Do-thái đáp lại: "Chúng tôi có Lề Luật; và chiếu theo Lề Luật, thì nó phải chết, vì nó đã xưng mình là Con Thiên Chúa."            

Lời cáo-buộc ở trên không dựa trên nền-tảng nào hết nếu ta qui về lập-trườg truyền-thống của Do-thái-giáo khi sử-dụng thành-ngữ này. Và rõ ràng là, có nói thế thì đối với Philatô cũng chẳng đem lại cho ông ta một ý-nghĩa gì đáng kể. Với ông ta, đây chắc chắn là một tranh-cãi giữa các người Do-thái-giáo về một số câu nói vô nghĩa-lý về chuyện dị-đoan mê-tín của họ mà ra, thôi. 
   
                                                (còn tiếp)
Gs Geza Vermes biên soạn
Mai Tá lược dịch

No comments: