Chương 2
Đức Giêsu của ông
Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 8)
6. Giêsu, Đức Chúa
Với
Tin Mừng Thứ Tư, danh-xưng “Chúa” (tiếng
Hy-Lạp gọi là Kuros) được sử-dụng rất
thông thường để tô-điểm diện-mạo Đức Giêsu. Danh-xưng này, được dùng đi dùng lại
ở trình-thuật hơn 30 lần, tựa hồ các văn-bản cùng một chiều-hướng trong
văn-chương Do-thái-giáo vào buổi giao-thời, giữa Cựu-Ước và Tân-Ước. Nó cho thấy
tính đa-dạng, phổ-biến, nhiều ý-nghĩa.
Theo
nghĩa chữ của tự-vựng, thì danh-xưng “Chúa”
là phương-cách lịch-duyệt để ta giao-tế/đối-thoại với mọi người, cũng tương-tự
như chữ “Ngài” ở tiếng Anh. Với Tin Mừng
Thứ Tư, danh-xưng này được nhiều người dùng đến, ngay như tác-giả đây cũng thường
làm thế khi ông hướng thẳng về Đức Giêsu. Lối diễn-đạt như thế, có thể áp-dụng cho
bất cứ ai cùng một vị-thế hoặc chức-năng. Chẳng hạn như, nhóm người Do-thái-giáo
sống chung đụng với kiều-bào Hy-Lạp, vẫn thường gọi ông Phillíphê tông-đồ là “Chúa” ngay tại Giêrusalem, như đoạn 12
câu 21 từng ghi lại.
Lại
nữa, bà Maria Magđalêna khi trực chỉ phía người làm vườn ở vùng đất chôn-cất Đức
Giêsu, bà đối-thoại thẳng với Đấng đã trỗi-dậy là Đức Kitô mà không biết, nên mới
kêu rêu rằng: “Người ta lấy mất Chúa tôi
rồi và tôi không biết họ để Ngài ở đâu!" (Ga 20: 13).
Nối-kết
với chuyện Đức Giêsu, danh xưng “Chúa” cũng
được người xa lạ dùng đến, như truyện nữ-phụ thành Samaritanô ở Tin Mừng hoặc
truyện kể về chức-sắc hoàng-gia ở đoạn 4 câu 11, cũng như đoạn 4 câu 49, cả khi
tác giả nói về “chúng-dân” bình thường ở đoạn 6 câu 34, cũng đều thế.
Ở
đoạn khác, các tông-đồ cũng gọi Đức Giêsu bằng danh-xưng “Chúa tôi” khi các ông khẩn-cầu Ngài làm việc gì đó, tức có nghĩa:
danh-xưng này còn được dùng để tỏ-bày sự tôn-kính, như khi các ông gọi: “Ngài” hoặc “Thày”, là gọi đấng bậc từng khuyên-răn/dạy-dỗ mình rất nhiều điều.
Thật vậy, còn nhớ: có lần ở Tin Mừng này, Đức Giêsu cũng tự gọi Ngài là: “Chúa”, hiểu theo nghĩa “Thày dạy”
hoặc “Bậc Thày” như đoạn 13 câu 13-14,
và đoạn 15 câu 15 và câu 20 từng ghi chép.
“Đức Chúa”, là danh-xưng để gọi
Đức Giêsu, khi người xưng-hô muốn diễn-tả Ngài là Đấng được phú-ban nhiều nghĩa
thiêng-liêng cao-cả như ở truyện kể sau ngày Ngài trỗi-dậy. Đằng khác, đoạn 20
câu 18 và đoạn 21 câu 7 có ghi rõ: “Tôi
đã thấy Chúa" và “Vừa nghe nói ‘Chúa
đó!’, ông Simôn Phêrô vội khoác áo vào, vì ông mình trần.”
Thật
thế, trong bầu khí sôi-sục đầy năng-lượng ở Tin Mừng Thứ Tư, danh xưng “Chúa” đã mau chóng được nâng-cấp tên gọi
“Ngài” với nghĩa cao-siêu/ưu-việt hơn
nhiều, nhưng ít có người nhận ra chuyện này. Ở tình-huống ít người để ý, dù chỉ
xảy ra một lần một trong toàn-bộ Tin Mừng Thứ Tư, các tông-đồ thấy phấn-khởi về
mặt thiêng-liêng, nên các ông lại sử-dụng danh xưng “Chúa tôi” cả với “Thiên-Chúa”,
nữa. Ngay đến đấng bậc bán-tín-bán-nghi là Tôma tông-đồ, khi sờ-chạm thân mình Đức
Giêsu sau ngày Ngài trỗi-dậy, ông lại cũng buột miệng kêu lên một tiếng bất ngờ
như đoạn 20 câu 28, có ghi rằng: “Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!”
Vấn-đề
là: nói thế và viết thế, phải chăng là để bảo: tác-giả Gioan Tin Mừng chỉ buột
miệng nói thế thôi, không? Câu trả lời, là: Không! Đây, có thể là do tiềm-thức của
ông còn lắng đọng tính tốt bụng khi tỏ-bày lập-trường thần-học của mình, tức: câu
nói được lập lại cách khéo-léo giống như đoạn đầu Tin Mừng ông có viết: Đức
Giêsu là “Lời”. Nói thế, tức là: ông
đã định-danh/định-vị Đức Giêsu là “Thiên-Chúa”
sống động, rồi.
Người
theo Do-thái-giáo có thói quen sử-dụng danh-xưng “Chúa” để thể-hiện một đổi thay đang diễn-tiến. Ai cũng biết, khi người
Do-thái-giáo muốn định-danh/định-vị như thế là cốt để mọi người hiểu rằng: ông
muốn định-hình Ngài là Thiên-Chúa, theo ngôn-từ đạo-hạnh.
Có
một danh-xưng khác, lại cũng diễn-tả bậc thần-linh/thánh-hóa, như cụm-từ ‘Đấng thánh
vô cùng’, rất khó phát-âm thành tiếng như: “YHWH”
(“Giêhôva”). Bên tiếng Aram, lại có cụm-từ
“Adon” (tức: “Chúa”) và “Adonay” (tức: “Chúa tôi”) hoặc một
danh-từ khác cũng gọi “Mar” (là: “Đức Chúa”), trong khi tiếng Hy-Lạp lại dịch thành “Kuros”, tức có nghĩa: chỉ mỗi “Chúa”, mà thôi.
Mọi
người, ai cũng quyết-đoán rằng: người theo Do-thái-giáo, dù có nói tiếng gì đi
nữa, họ cũng chẳng thấy khó-khăn khi phân-biệt “Đức Chúa” với người thường. Trở-ngại lớn với người Đạo Chúa, tức:
các vị khi trước từng là dân ngoại, nay hồi-hướng trở về, đã Hy-Lạp-hóa cách
nào đó như các thành-viên cộng-đoàn của ông Gioan từng có bước nhảy vọt rất cao,
ở mức đáng kể.
7. Giêsu, Chiên Thiên-Chúa
Ở
Tin Mừng Thứ Tư, tác-giả Gioan lại đem cụm-từ “Chiên Thiên-Chúa”, một đặc-trưng/đặc-thù do ông tạo, đưa vào trình-thuật
của mình, hầu đóng góp vào việc điểm-tô diện-mạo Đức Giêsu theo kiểu riêng của
ông. Một câu nói, được ông áp-đặt vào miệng ông Gioan Tẩy Giả những hai lần, là
chuyện khá bất-thường như ta vẫn thấy ở Tin Mừng khi ông viết về việc tẩy rửa Đức
Giêsu cho sạch sẽ. Sự việc do ông Gioan Tẩy Giả nghĩ ra, lại được đề-cập một cách
ngẫu-nhiên như có ghi ở đoạn 1 câu 26, 33 và đoạn 3 câu 23. Nhưng, câu văn này lại
không đả động gì đến chuyện Đức Giêsu được ông Gioan Tẩy-Giả “tẩy sạch” ở sông Giođan,
hết.
Theo
tác-giả Tin Mừng Thứ Tư, thì: công-tác “tẩy sạch” trên sông Gio-đan của ông
Gioan Tẩy Giả lại mang ý-hướng thần-thiêng cốt ý công-khai giới-thiệu Đức Giêsu
cho người Do-thái-giáo biết được: Ngài là “Chiên
Thiên-Chúa”, Đấng “cất bỏ mọi lỗi/tội
trần-gian” như đã ghi lại ở đoạn 1 câu 29.
Ẩn-dụ
“Chiên Thiên-Chúa” –dịch từ tự-vựng ‘Amonos’ tiếng Aram, là đặc-trưng/đặc-thù
của tác-giả Gioan Tin Mừng, vì chỉ mình ông mới viết như thế, thôi. Nói cho
ngay, Sách Khải-Huyền cũng sử-dụng cụm-từ “Chiên
Con” rất nhiều lần, nhưng trong
sách đó, tác-giả lại sử-dụng danh-từ khác, tiếng Hy-Lạp gọi là: ‘Arnion’. Và ở sách ấy, tác-giả lại cũng
không sử-dụng cụm-từ ‘Chiên Thiên-Chúa’ bao
giờ hết.
Biểu-tượng
trực-tiếp mang tính đạo nối-kết với ảnh-hình về loài thú khi xưa được dùng làm
vật tế-thần tại đền thờ Giêrusalem, cốt để chuộc-bù mọi lỗi/tội của ai đó,
trong Đạo. Trong khi đó, việc phụng-thờ theo cách cũ/xưa của Môsê, lại vẫn tiếp-tục
thực-hiện ở đền thờ mãi đến năm 70 sau Công Nguyên, mới thôi. Dân con làm việc
này, vẫn hy-vọng được thần-linh tha-thứ các lỗi/tội của mình, bằng sự việc thày
tư-tế cử-hành nghi-tiết giết vật tế-thần để lấy máu, đốt xác nó rồi vứt bỏ.
Cũng
hệt thế, máu đào loài thú dùng trong hiến-tế, vẫn tuôn-trào vào lễ Vượt Qua, được
mọi người tin-tưởng là: nhờ vào đó, họ mới có được sức mạnh chuộc-bù tội/lỗi hầu
gìn-giữ dân con Do-thái sống ở Ai Cập, thời Môsê.
Thành
thử, khi áp-dụng danh-xưng “Chiên Thiên-Chúa”
với Đức Giêsu, tác-giả Gioan Tin Mừng lại đã khôn khéo tóm gọn bằng biểu-tượng
giản-đơn/trọn gói cho thần-học Đạo Chúa về sau khi đề-cập về việc Đức Giêsu cứu-chuộc
mọi lỗi/tội trần-gian bằng cái chết hy-sinh đầy quang-vinh của Ngài.
Muốn
nắm vững ý-nghĩa chính-đáng của ngôn-từ, điều cần-thiết nhất mọi người phải nhận
ra, là: ngoại trừ ngôn-ngữ hùng-biện được để qua một bên, tác-giả Gioan Tin Mừng
đã đặc-biệt giữ im-lặng, không đả động gì đến chủ-đề “Cứu-chuộc lỗi/tội trần-gian”,
hết. Rõ ràng là: bằng việc chọn cho mình tiến-trình diễn-tiến theo thời-gian-tính
về sự-kiện Đóng-đinh-thập-giá như ta từng biết ở trang trước, tác-giả Gioan Tin
Mừng đã chuyển-đổi dung-mạo Đức Giêsu thành “Chiên Vượt Qua”, Đấng cứu-chuộc
lỗi/tội của gian-trần. Đức Kitô của ông Gioan đã trút hơi thở cuối cùng trên thập-tự
vào chiều hôm trước Lễ Vượt Qua, đã được tác-giả Tin Mừng Thứ Tư ghi ở đoạn 19
câu 14 và 31. Và từ đó, cái chết của Ngài lại đã trùng-hợp với việc hạ-thủ
chiên con Lễ Vượt Qua, ngay tại khuôn viên Đền thờ Giêrusalem, đúng là thế.
Muốn
am-tường biểu-tượng Vượt Qua nơi cụm-từ “Chiên
Thiên-Chúa”, ta cũng nên hồi-tưởng sách Xuất-Hành đoạn 1 câu 15 từng diễn-giải
ý-nghĩa tiếng Aram cổ-đại, theo đó vua Pharaô Ai-Cập từng có quyết-định tàn-bạo
là: đã ra lệnh giết chết các bé trai Do-thái sống ở Ai-Cập, vì ông nằm mộng thấy
thần-linh của mình dạy làm thế.
Trong
giấc mộng, vua Pharaô thấy chiên-con nằm trên một đĩa cân, đã kéo lệch đĩa bên
kia đựng toàn-bộ dân Ai-cập ở trên đó. Người giải-đoán giấc mộng của nhà vua khi
đó đã giải-thích cho vua hiểu: bé trai Do-thái là trẻ Môsê sắp chào đời, sẽ kịp
thời triệt-hạ toàn-bộ nước Ai-Cập và giải-thoát dân con Do-thái cũng rất sớm. Thế
nên, cụm-từ “Chiên Thiên-Chúa” lại đã
tiêu-biểu cho hai đấng cứu-tinh dân-tộc, là: tổ-phụ Môsê và Đức Giêsu.
Ẩn-dụ
“Chiên Thiên-Chúa”, lại cũng mang ý-nghĩa
của biểu-trưng khác nữa, là: việc hiến-tế Isaác làm “Chiên con” của Abraham, kể ở sách Sáng Thế Ký ở chương 22 cũng giống
hệt như thế. Truyền-thống trong Đạo Chúa, ngược giòng về thời Tân-Ước, đã triển-khai
rộng-rãi ở các bài viết cũng như sách/vở được nhiều bậc tổ-phụ trong Hội-thánh
nói về việc cột/buộc tay chân Isaác, mà theo một số nguồn-văn Do-thái-giáo thời
cổ-đại, lại hiểu là đã xảy ra đúng vào Lễ Vượt Qua. Điều này, tượng-trưng cho
cái chết của Đức Giêsu trên thập-giá. Ta sẽ trở lại vấn-đề này, khi phối-hợp với
chân-dung Đức Giêsu do Phaolô tông đồ tô-vẽ hiểu như Đấng Cứu Chuộc trần-gian, ở
các trang kế tiếp.
Các
nghiên-cứu/khảo-sát về danh-xưng Đức Giêsu ở Tin Mừng Thứ Tư, được sử-dụng vì mục-đích
kép đôi.
Theo
ý-kiến bạn bè cũng như kẻ thù-địch Đức Giêsu diễn-tả ở các truyền-thống Tin Mừng
có trước đó, thì danh-xưng chỉ về Ngài, giúp ta có cảm-giác về các động-thái thường
tình của người Palestin đối với bậc thày trong đạo không hệ-thống cốt để chống
lại hàng tư-tế cũng như Lêvi, trong đó gom gộp cả Đấng Thiên Sai, nữa. Tuy
nhiên, ngay lập-trường này nếu đem so với Tin Mừng Nhất Lãm, thì danh-xưng được
tác-giả Gioan Tin Mừng từng chọn-lựa, lại vẫn xác-chứng một ý-nghĩa cao hơn.
Ý-niệm “Tiên-tri”, từng được trau-chuốt/giũa gọt, lại đã tập-trung đặt lên trên
vị phát-ngôn-nhân cuối cùng của Thiên-Chúa. Danh-xưng “Đấng Thiên-Sai”, cũng đã trải dài một đổi-thay, những hai lần.
Một
mặt, theo ý-nghĩa không được rõ nét cho lắm, thì: chẳng ai biết Ngài xuất hiện từ
đâu và việc nối-kết Ngài với giòng-dõi vua Đavít khi ấy cũng lơi-lỏng dần. Mặt
khác, tác-giả Gioan Tin Mừng, lại đã tô-vẽ diện-mạo Đức Giêsu là Đấng từng công-nhận
cách dễ dàng mở rằng: Ngài là Đấng Thiên-Sai và công-nhận điều ấy cách uyển-chuyển
tùy xác-tín của mỗi người. Thế nhưng trên thực-tế, tất cả mọi người theo Do-thái-giáo
ở Palestin đều coi Ngài đúng là thế.
Tác-giả
Gioan Tin Mừng, cũng sử-dụng chất-liệu truyền-thống trong việc điểm-tô diện-mạo
Đức Giêsu, là để cung-cấp lai-lịch nào đó khiến ông có thể đem tư-tưởng thần-học
đã khai-triển để mọi người có thể chấp-nhận cách dễ-dàng, nhẹ nhõm. Khái-niệm đầy
biện-giải của ông lần đầu xuất-hiện như một bài diễn-thuyết, trong đó mỗi tự-vựng
ông dùng, đều chỉ về Đức Giêsu. Chủ-đề chính do ông đề-cập, là thần-học về “Con Người” và thuyết thần-bí về
tương-quan “Cha-Con”. Chủ-đề ấy, được
chính tác giả Gioan Tin Mừng dùng để tô-vẽ Lời Thiên-Chúa hằng sống đã nhập-thể;
và ngang qua qua đó, mọi sự được tạo-thành. Và, Ngài đến để tỏ-lộ Thiên-Chúa
Cha, Đấng không ai có thể nhìn thấy bằng mắt thịt trần-gian được.
(còn
tiếp)
Gs Geza Vermes
biên-soạn
Mai
Tá lược dịch
No comments:
Post a Comment