Friday, 2 October 2015

Gs Geza Vermes: Đức Giêsu Đấng Thiên-Sai từ trời gởi tới (bài 6)



Chương 2
Đức Giêsu của ông Gioan
Là Đấng Thiên Sai
hay Khách Lạ từ trời
(Bài 6)


3.   Đức Giêsu, Đấng Thiên-Sai                     


Theo phán-đoán của tác-giả Gioan Tin Mừng, thì: nếu Đức Giêsu được ai đó gọi là “Bậc-Thày-Dạy” hay “Ngôn-Sứ” như thế là: người ấy đã giảm-hạ phẩm-cách Ngài xuống cũng rất nhiều. Bởi thế nên, nay ta lại cũng trông đợi một chỉnh-sửa đầy phấn-khởi cùng với ý-tưởng/lập-trường cho rằng: Ngài là Đấng Thiên-Sai từ trời gởi đến.   

Ở Tân-Ước, danh-xưng “Đấng Được Xức Dầu”  -tiếng Do-thái gọi là Mashiah, trong khi đó tiếng Aram là: Meshiha, và tiếng Hy-Lạp là Christos. Tất cả, đều là tên tục vẫn được người thời xưa sử-dụng để nói lên chức-năng/vai-trò của Đức Giêsu. Tuy gọi thế, thông thường: người đọc sẽ ngỡ-ngàng hơn khi biết rằng: ý-nghĩa cụm-từ này ít khi chỉ-định điều gì cho rõ-rệt, chí ít là vào thời Đức Giêsu sống, chứ không như người ngày nay hằng suy-tưởng. Thành-ngữ này, thật ra không chỉ mỗi áp-dụng cho Đức Vua-Thiên-Sai mà thôi, nhưng còn ám-chỉ cả Vị Tư-tế Mêsia nữa, hệt như Cảo Bản Biển Chết cũng như thư của tác-giả Phaolô gửi giáo-đoàn Do-thái, từng cho biết.

Đàng khác, người Do-thái-giáo nói chung, thường hiểu sai sự việc mà mọi người hằng đợi trông Đấng Thiên-Sai từ trời gởi tới sẽ đến nơi nào? Ngài có vai-trò gì đặc-biệt không? Tín-hữu theo Đạo Chúa nếu ít hiểu-biết về lịch-sử Đạo của người theo Do-thái-giáo, sẽ quan-niệm/nhận-định Đấng Thiên-Sai như nhân-vật chính trong nền thần-học Do-thái-giáo vào thời Đức Giêsu, tức: vẫn  coi Ngài như Đấng Bậc khống-chế hết mọi chuyện của Do-thái-giáo, vào lúc đó.

Trên thực-tế, sự việc dân chúng nóng lòng đợi chờ Đấng Thiên-Sai từ trời tới, lại không lan-truyền sang nhiều nơi/nhiều chốn, và cũng không xác-nhận gì nhiều ở văn-chương Do-thái-giáo, cả. Đúng ra thì, đa số các biến-động không ngờ trước về chính-trị, lại đã xảy ra trong khoảng 2 thế-kỷ trước Công nguyên và ở thế-kỷ đầu đời, mà thôi.

Chủ-đề “Đấng Thiên-Sai-từ-trời-tới”, được mọi người quan-tâm, lại qui về chiến-thắng rộn-ràng/ầm-ĩ của một Đức Vua trong lai thời, tức: Đấng-xức-dầu thuộc giòng-tộc Đavít, tức: Vua/Quan từng tìm giải-pháp tái-lập chủ-quyền, mang độc-lập về cho người Do-thái, sau khi đức vua chấm-dứt thế-lực thù-địch của ngoại-bang đô-hộ đất nước này hàng thế-kỷ. Và, người dân khắp nơi, ai cũng quyết-tâm lật-đổ bạo-quyền là đế-quốc La Mã đầy ngạo-mạn.

Sự việc mọi người trông-đợi Vị Vua Thiên-Sai-từ-trời-tới, là vấn-đề sinh-tồn được kể nhiều ở Tân-Ước. Trong sách này, Đức Giêsu được tác-giả Tin-Mừng nối-kết với triều-đại Do-thái vào thời trước, cốt để nói lên tư-cách Thiên-Sai của Ngài đặc-biệt ở Tin Mừng Nhất Lãm. Chí ít, là chương/đoạn trong đó tác-giả tập-trung nhấn-mạnh đến gia-phả của Ngài trở ngược về đời vua/quan Đavít như ta thấy ghi ở trình-thuật Mát-thêu chương 1 và Luca chương 3.

Ngoài việc này ra, trình-thuật Mát-thêu đoạn 9 câu 2 và Mác-cô đoạn 10 câu 47-48 cũng như Luca đoạn 18 câu 38-39, các tác-giả còn ghi rõ sự thể: mọi người vẫn coi Ngài là “Con Vua Đavít”, thế mới lạ. Tuy là thế, nhưng ở thời-điểm Tin Mừng Thứ Tư được viết lên, nền thần-học của Đạo-giáo tuy đượm đầy tính-chất Đavít, lại vẫn im hơi lặng tiếng, chẳng nói gì nhiều. Thế nên, khi Vị Vua Thiên-Sai được mô-tả như thế, thì việc áp-đặt hình-ảnh này lên bản-vị Đức Giêsu lại bị người ngoài cuộc chối-bỏ, cách kịch-liệt.

Bởi thế nên, tác-giả Gioan Tin Mừng lại đã khiến người Do-thái-giáo vốn chống-đối  sự việc này rõ-ràng đã khẳng-định, có thể, Đức Giêsu không là Đấng Thiên-Sai thuộc giòng-tộc Đavít chút nào hết, bởi họ tin rằng: Ngài đích-thực là người Galilê chứ không sinh-hạ tại thôn làng Bêlem bé nhỏ, bao giờ cả. Theo truyền-thống tiên-tổ, thì: nếu Đức Kitô đích-thực thuộc hoàng-tộc thì Ngài không thể nào sinh ra từ một thôn làng nhỏ bé như thế được, hệt như trình-thuật đoạn 7 câu 40-42 từng nhấn mạnh.

Nhiều vị lại cũng phản-bác, không thừa-nhận chức-năng/thân-phận Thiên-Sai của Ngài, bằng cách bảo rằng: Ngài có được chức-năng ấy là do niềm tin-tưởng của mọi người vào nguồn-gốc bí-ẩn của Ngài, thôi. Khi xưa, mọi người đều nghĩ: Ngài phải xuất-hiện trên đời một cách đột-ngột tựa như Kinh Sách từng viết: không ai biết được Ngài từ đâu đến.      

Dưới mắt người Do-thái-giáo, Đức Giêsu không thích-hợp với vai-trò mà Đấng Thiên-Sai-từ-trời-gởi-tới vẫn đòi-hỏi, như Tin Mừng Thứ Tư đoạn 7 câu 26-27, từng ghi chép như:

“Kìa, ông ta ăn nói công-khai mà họ chẳng bảo gì cả. Phải chăng các nhà hữu-trách đã thực sự nhìn-nhận ông là Đấng Kitô? Ông ấy, chúng ta biết ông xuất-thân từ đâu rồi; còn Đấng Kitô, khi Người đến thì chẳng ai biết Người xuất-thân từ đâu cả."

Đổi lại, tác-giả Gioan lại đưa ra ý-kiến đầy ngờ-vực này vào việc nhận-thức chứng-cứ tích-cực, tạo cho mọi người ấn-tượng nên mới nghĩ: Đức Giêsu, với tư-cách là Đấng Thiên-Sai từ trời tới, chắc chắn cũng đã truyền cho những người dấn bước theo chân Ngài, cung-cách đích-thực như thế, mới phải lẽ. Ở Tin Mừng Thứ Tư, ông Gioan đã ghi là tư-cách Thiên-Sai của Ngài không có gì bí-ẩn do ông tạo, bởi lẽ sự việc này đã được ghi ở Tin Mừng Nhất Lãm, trước đó rồi.

Ở thời-khắc Ngài xuất-hiện trước công chúng lần đầu tiên, ai có mắt để nhìn cũng đều nhận biết Ngài là ai rồi. Sự việc này thấy rõ lúc ông Gioan Tẩy Giả nhận ra chuyện này, khi ông diện-kiến Đấng Thiên Sai từ trời tới như đoạn 1 câu 32 đã có ghi. Riêng ông Anrê là vị tông-đồ tương-lai của Ngài, lại đã báo cho anh mình là ông Simôn Phêrô biết chính ông đã gặp Đấng Thiên-Sai như ở đoạn 1 câu 41, cũng ghi rõ.

Nhận-thức chớp-nhoáng trong khoảnh-khắc, đã được tác-giả Gioan Tin Mừng chấp-nhận cách dễ-dàng về một phần diện-mạo của Đức Giêsu. Thêm vào đó, truyện kể về người nữ-phụ thành Samaritanô lại cũng đoán già đoán non về chân-tướng Mêsia của Ngài qua câu nói đơn-thuần, như đã ghi ở đoạn 4 câu 25-26, rằng:

“Người phụ nữ thưa:
‘Tôi biết Đấng Mêsia, gọi là Đức Kitô, sẽ đến. Khi Người đến, Người sẽ loan báo cho chúng tôi mọi sự." Đức Giêsu nói: "Đấng ấy chính là tôi, người đang nói với chị đây."        

Xem thế thì, trình-thuật Tin Mừng của ông Gioan đã thiếu mất tính bí-nhiệm nói về Đấng Thiên-Sai-từ-trời-gởi-tới, thế nên điều này cắt-nghĩa được động-thái của Đức Giêsu từng lấy làm khó chịu khi có người cứ làm phiền Ngài bằng các câu hỏi liên tục. Bởi thế nên, khi đáp trả câu nói ở đoạn 11 câu 24-25, tác-giả Gioan lại đã ghi:

“Người Do-thái vây quanh Đức Giê-su và nói: ‘Ông còn để lòng trí chúng tôi phải thắc mắc cho đến bao giờ? Nếu ông là Đấng Kitô, thì xin nói công-khai cho chúng tôi biết.’ Đức Giêsu đáp: "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông không tin. Những việc tôi làm nhân danh Cha tôi, những việc đó làm chứng cho tôi.”


Không chỉ mỗi bạn-bè Ngài mới được nói cho mọi người biết: Đức Giêsu là Đức Kitô được Thiên-Chúa gửi đến như Ngài từng hứa ban. Thế nhưng, theo tác-giả Gioan Tin Mừng, thì: đám đông người Do-thái-giáo đều hiểu như thế hết. Việc này, trước tiên là kể về thứ tinh-hoa lạ-lùng phát tiết nơi Đức Giêsu. Ta còn được bảo: theo cách tư-riêng đặc-biệt, thì sự việc ông Lazarô trỗi-dậy từ cõi chết, đã làm gia-tăng số người dấn bước theo chân Đức Giêsu như đoạn 11 câu 45, còn nói rõ.   

Ngay sự việc nhiều người có thiện-cảm với Đức Giêsu cũng đã tạo nhiều đồn-đoán, những bảo rằng: chức-năng chính-thức của Ngài với tư-cách là Đấng Thiên-Sai có thể xảy đến, rất tức thời. Động-thái bất-ưng do tự các vị thượng-tế từng ngăn không cho Ngài hoạt-động lại được giải-thích như dấu-hiệu cho thấy: ngay như họ cũng đã phân-chia làm hai lập-trường khác hẳn nhau khi họ nói về Ngài; điều này, được ghi rõ ở đoạn 7 câu 26. Lại nữa, mọi người vẫn được bảo cho biết, là: giới-chức quan-quyền Do-thái-giáo đã bố-trí chức-sắc hoặc tay chân bộ hạ đi khắp nơi để bắt giữ Ngài cho bằng được, lại cũng không dám đặt tay lên thân mình Ngài, là bởi vì, như họ nói:

“Người Pharisêu nghe dân chúng bàn tán với nhau về Người như thế, nên họ và các thượng tế sai vệ binh đi bắt Người.” và: “Các vệ binh trả lời: "Xưa nay chưa hề đã có ai nói năng như người ấy!"

Theo quan-niệm tác-giả trình-thuật, thì: giới-chức cầm-quyền ở Giêrusalem đã kiêng không áp-dụng phương-pháp nặng tay với Ngài vì Đức Giêsu khi ấy quá nổi tiếng, hệt như đoạn 12 câu 19 có ghi rõ:

“Một đám đông người Do-thái biết Đức Giêsu đang ở đó. Họ tuôn đến, không phải chỉ vì Đức Giêsu, nhưng còn để nhìn thấy anh Lazarô, kẻ đã được Người cho sống lại từ cõi chết.”

Tuy có thế, tác-giả Gioan cũng từng khổ sở khi phải nhấn mạnh rằng: thành-công của Đức Giêsu đã bị các quan-quyền ở trên cao mạnh mẽ chống-đối. Không chỉ mỗi vị thượng-tế và nhóm Pharisêu/Biệt-Pháo mới tính chuyện ra tay trừng-phạt những người nào có thiện-cảm với Đức Giêsu đều sẽ bị đào-thải ra khỏi đời sống cộng-đoàn như đoạn 9 câu 22 còn ghi rõ như sau (*1):


“Cha mẹ anh nói thế vì sợ người Do-thái. Thật vậy, người Do-thái đã đồng lòng trục xuất khỏi hội đường kẻ nào dám tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô.”


Thế nhưng, họ cũng đã sẵn-sàng đi quá xa đến độ hoạch-định cuộc mưu-sát Đức Giêsu với lý-do là vì lợi-ích quốc-gia, như đoạn 11 câu 47-48, đã còn chép:

"Vậy các thượng tế và các người Pharisêu triệu tập Thượng Hội Đồng và nói: "Chúng ta phải làm gì đây? Người này làm nhiều dấu lạ. Nếu chúng ta cứ để ông ấy tiếp tục, mọi người sẽ tin vào ông ấy, rồi người Rôma sẽ đến phá huỷ cả nơi thánh của ta lẫn dân tộc ta."


Vì thế nên, tác-giả Gioan mời để vị thượng-tế phát-biểu:

“Các ông cũng chẳng nghĩ đến điều lợi cho các ông là: thà một người chết thay cho dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt."


Thành thử, tác-giả trình-thuật đây đã thành-công trong việc dàn-dựng nên ấn-tượng về mối thiện-cảm lớn lao dành cho Đức Giêsu bằng việc kết tội, một cách tượng-trưng, cho toàn thể dân chúng theo Do-thái-giáo đặt lên vai của các phát-ngôn-viên chính-thức của họ. 

                                                                                    (còn tiếp)

Gs Geza Vermes biên soạn
Mai Tá lược dịch

                         

        

                           



                  

No comments: