Lời
khẩn nguyện thứ nhất
: ƯỚC GÌ DANH CHA HIỂN THÁNH.
Đó thực sự là lời cầu chúc. Bình luận bản
văn của Luca :
Lạy
Cha,
Ước
gì Danh Cha hiển thánh,
Nước
Cha trị đến.
Thánh Luca muốn đem câu Ước
gì Danh Cha hiển thánh kéo liền với tiếng Lạy Cha. Do đó câu Nước
cha trị đến là một lời xin độc nhất, còn câu Danh Cha hiển thánh là
lời cầu chúc, cùng với tiếng Lạy Cha. Theo những cổ truyền của người Do Thái,
lời cầu chúc ấy đáng lẽ thực sự là lời chúc tụng thông thường như câu Benedictus Dominus… (Chúc tụng Thiên
Chúa của Israel, Đấng đã cứu thoát dân Người…) Đó là lời ca ngợi (Doxologie),
lời tán dương Thiên Chúa. Đó là một lời quả quyết tán dương nói lên một tư
cách, một đặc tính của Thiên Chúa mà mình đã nhận chân. Nên đáng lẽ câu Lc 11:2
phải là : Lạy Cha, Cha thánh chừng nào ! như trong nhiều Thánh vịnh : Quam bonus est Dominus (Ôi, Chúa tốt
lành chừng nào). Nhưng Chúa Yêsu đã đảo ngược lại, không còn lời quả quyết bằng
một tước hiệu mà trở nên một lời cầu chúc như Luca đã viết.
Về hành văn, kiểu hành văn của câu Danh
Cha hiển thánh thực sự y hệt như lời xin cho Nước Cha trị đến, và muốn
hoàn toàn tách biệt hẳn với ba lời xin sau đó về người ta. Mattheu đã viết
thành một tiết riêng ba lời xin về Thiên Chúa, làm cho ba lời xin ấy thành một
điệp khúc, đi song song với nhau :
Danh
Cha hiển thánh.
Nước
Cha trị đến.
Ý
Cha thành sự.
Đó là kiểu mà Mattheu đã dùng để dung hòa
với kiểu cầu nguyện thông thường của người Do Thái, bởi Mattheu đã nới rộng lời
kêu trước tiên đến Cha : Lạy Cha chúng tôi, Đấng ngự trên trời,
là một lời long trọng có vẻ phụng vụ. Vì thế, không thể kéo câu Danh
Cha hiển thánh vào cùng tiếng Cha ở trên được nữa. Luca thì tự nhiên là
kéo vào tiếng Cha được, và tách rời hẳn với lời xin cho Nước Cha trị đến, là một
lời xin độc lập, riêng biệt. Nên về Thiên Chúa chỉ có một lời xin độc nhất ấy
thôi. Tuy nhiên, vì không thể tán tụng
Thiên Chúa được như người ta, Luca đã viết thành lời cầu chúc cho Thiên
Chúa Ước
gì Danh Cha hiển thánh. Lời nầy thay cho lời tán dương Thiên Chúa. Lời cầu
chúc thứ nhất nầy chống đỡ mọi lời nguyện ước và cầu xin, là ưu tư chủ yếu của
Chúa Yêsu, là lời ngây ngất chiêm ngưỡng Cha, là sự tế nhận trong hiện sinh
thật của Chúa Kitô về Cha Ngài. Vậy là hồn của tất cả Kinh Lạy Cha ở lời nầy.
Ước gì Danh Cha hiển thánh.
Tiếng Thánh nầy nầy so với lời cầu nguyện
của người Do Thái thì bao giờ cũng mở ra bằng lời ngợi khen. Chúa Yêsu cũng có
một vài câu kinh như vậy : Lạy Cha là Chúa trời đất, Con xin ngợi khen
Cha (Mt11:25). Vậy câu Ước gì Danh Cha hiển thánh không hẳn
là lời ngợi khen, chỉ có sự ngợi khen mà không hẳn là ngợi khen, vì là một lời
cầu chúc. Điều đó cho thấy Đấng nói như thế không thể yên
chuyện được với Thiên Chúa bằng một lời ngợi khen. Vậy để Thiên Chúa
tỏ sự thánh, thánh Danh của Người ra.
Danh Thiên Chúa là gì và Thánh là gì ?
Chúa Yêsu đã để cho Thiên Chúa tự ý tỏ vinh
quang của Ngài ra, tức là một con người mặc lấy ưu tư của Thiên Chúa. Ngài
không dùng chữ chúc tụng như Đức Mẹ nói trong kinh Magnificat : Hồn tôi chúc tụng Chúa, tôn dương
Chúa (Lc 1:46), hay như trong ca vãn Benedictus
: Chúc
tụng Thiên Chúa Israel. Chúa Yêsu đã dùng lời cầu xin đơn giản đặc biệt
chứ không dài dòng như kinh Magnificat và ca vãn Benedictus. Đứng trước mặt
Cha, thái độ của Chúa Yêsu là phó thác và lãnh nhận lấy mọi sự nơi Cha. Thế nên
tự nhiên, nếu muốn một điều gì cho mình hay cho Cha đi nữa, cũng chỉ có thể là
ước nguyện và cầu xin, hơn là trịnh trọng đọc một chúc văn trước mặt Cha. Lời
tán tụng của chúng ta thường trịnh trọng như đứng trước mặt Thiên Chúa dể đọc
một chúc văn nào đó. Chúa Yêsu, với thái độ tất cả là Con, chỉ có thể phó mặc
cho Cha. Chúa Yêsu không lải nhải như dân ngoại. Ngài đi đến cùng tột vì ước
nguyện của Ngài như thể một chớp lòa, choáng tất cả tâm hồn của Ngài, lồng vào
ý định của Thiên Chúa. Thế nên lời cầu xin của Ngài ngắn gọn đến tuyệt đỉnh,
không còn có thể thêm hay bớt đi một chữ nào nữa. Lời cầu xin ấy không tạo nên
một công thức, cho bằng một phản ứng như một chớp lòa của tâm hồn Ngài khi Ngài
gặp gỡ Cha Ngài. Kẻ
cầu nguyện đến cùng cũng phải như Chúa Yêsu !
Vậy, qui tất cả đời mình vào Thiên Chúa đến
cùng tột, thì có lời xin đầy tin cậy. Nhưng lời xin ấy lại là lời xin cho Hiển
thánh Danh Cha, nghĩa là không bao giờ quay về mình, mà quay về sự
thánh của Cha. Không quay về tư lợi của mình, về ưu tư riêng của mình. Mọi ưu
tư được trút cả vào Cha.
Chúng ta để ý, những lời cầu nguyện của
Chúa Yêsu hết thảy đều là những lời xin. Đó là phản ứng bên phía loài người của
chính Con Thiên Chúa trong Ba Ngôi : Con là chịu lấy do bởi Cha.
Trong Tin Mừng có một vài lời Chúa Yêsu
chúc tụng tạ ơn Cha Ngài thật, như trong Mt 11:25, Yn 11:41 : lạy
Cha, Con tạ ơn Cha vì Cha đã nhậm lời Con. Nhưng chúng ta phải nói
rằng, câu của Yn 11:41 nầy là một lời cầu xin theo thần học của thánh Yoan, và
lời lẽ ấy là lời lẽ của Yoan để nói lên tâm hồn Chúa Yêsu. Vậy câu nầy cũng là
câu giải thích tâm hồn Ngài chứ không đúc lại được chính lời lẽ Ngài.
Còn một lời ta ơn dài dòng khác trong Lc
18:11, nhưng là của Biệt phái, chứ không phải của Chúa Yesu : Người Biệt phái đứng sững và cầu nguyện nơi mình
thế nầy : Lạy Thiên Chúa, tôi đội ơn Người, vì tôi không phải như người khác,
gian tham, bất lương, ngoại tình, hay như tên thu thuế kia…Người
Biệt phái đứng tạ ơn Thiên Chúa, nhưng tạ ơn Thiên Chúa chính là khoe chính
mình, tự tín vào mình. Thực sự ông ấy chỉ nghĩ đến mình và thấy mình mà thôi,
chứ không thấy Thiên Chúa.
Vậy, lời cầu xin của Chúa Yêsu là lời phó thác tuyệt đối
cho Cha. Đó là lời ngợi khen đích thực, gồm cả tạ ơn nữa. Lời nguyện ước cho vinh quang Cha như thế
trở nên một lời cầu chúc đệ nhất, và hầu như tuyệt đối của Chúa Yêsu. Vì đứng
trước mặt Thiên Chúa, Ngài là Thiên Chúa, thì lời cầu xin chỉ có thể là lời cầu
chúc, chứ không thể ra lệnh cho Người được. Lời cầu xin ấy như là lời cầu xin
đã được nhận thật ! Và Chúa Yêsu cho thấy kẻ cầu xin phải đi vào tâm hồn mình
như tâm hồn của Ngài, là được nhấc bổng vào biến cố lạ lùng, là Thiên Chúa mặc
khải chính mình trong vinh quang của Người. Bởi vinh quang Thiên Chúa tỏ rạng
ra trước con mắt Đức Tin của mình,nên mình như thể thực sự bị chói lòa, chói
lòa vinh quang, nên không còn sự gì khác nữa mà chỉ có thể ước nguyện vinh
quang ấy đi đến cùng tột của ý định Cha mình. Thế thôi ! Vậy, vinh quang của
Thiên Chúa thì chỉ có Thiên Chúa thực hiện được. Môn đồ thông cảm đi vào, bằng
sự kêu khấn cho sự hoàn thành trong hiện tại. Hiện tại đã có, nhưng cầu khẩn
cho sự đến sự hoàn thành cuối cùng, chứ không phải đặt điều kiện cho Thiên Chúa.
Bởi đã có biến cố mặc khải về vinh quang Thiên Chúa và mình nhờ đức tin đã được
kéo vào, thì tất cả tâm hồn được kéo vào vinh quang ấy, và ước nguyện thấy được
vinh quang ấy, đi đến chóp đỉnh, cùng tận của điều Thiên Chúa đã mặc khải cho
mình bằng 2 nghĩa là Danh và Thánh (khó dịch).
Danh Thiên Chúa không phải là tiếng Cha, mà
chính là Thiên Chúa. Chúng ta đứng trước một Thiên Chúa có tên, có Danh, nên
chúng ta được đặt trong một đối thoại với một bản ngã đứng trước mặt chúng ta,
một đối ngã với chúng ta, chứ không phải như đứng trước một người vô danh hay
một yếu tố quyền năng thật, nhưng vô ngã, không có bản tính của một con người
riêng biệt, tự chủ. Nhiều khi chúng ta cho rằng, sự tuyệt đối là một mãnh lực
vô ngã, hay là một người không rõ. Nên khi nói đến tuyệt đối, bè Khác
kỷ (stoïcien) cho đó là năng lực thầm kín, nhưng cho tất cả vạn
vật. Từ thần linh cho đến vạn vật đều thấu nhập mãnh lực đó, một mãnh lực không
có bản ngã. Điều đó có thể trở nên một quan niệm phiếm thần (panthéisme)..
Chúng ta thấy trước tiên là chúng ta đứng
trước mặt một Thiên Chúa có tên, một vị Thần Linh có tên, có bản ngã, đối ngã
với mình. Thiên Chúa tỏ tên người ra. Thiên Chúa tự giới thiệu như khi người ta
gặp gỡ nhau, giới thiệu nhau, để có thể nói chuyện với nhau dễ dàng. Thiên Chúa
mặc khải tên của Người ra để bắt đầu việc chính Người sáng kiến đối thoại.
Chính Người sáng kiến việc hiệp thông. Đó là giao ước.
Trước tiên, người ta đã kêu Thiên Chúa bằng
chính tiếng gọi Thiên Chúa : Thiên Chúa Yahvê. Đặc biệt, Thần của giao ước là
Yahvê. Sau thời lưu đày, người ta hầu như không dùng Danh Yahvê nữa, người ta
tránh Danh Thiên Chúa, đến nỗi vào thời Chúa Yêsu, người ta không còn biết kêu
Yahvê là thế nào nữa, nên chỉ có vị thượng tế mỗi năm một lần, được đọc chính
Danh Yahvê trong nơi cực thánh mà thôi. Vậy để thay thế, người ta đã dùng chữ Danh để chỉ Thiên Chúa. Danh có nghĩa là Tên, Tên chỉ chỉ chính con người diễn tả ra, tỏ cho mình biết. Danh
cũng giống tiếng Vinh Quang đã được
dùng trong Kinh Thánh.
Khi chúng ta nói Danh Cha hiển thánh, có
nghĩa là chính mình Cha được hiển thánh, được rạng danh. Danh là Thiên Chúa như
chúng ta được mặc khải. Sự thánh của Danh
là gì ? Là sự thánh của chính mình Thiên Chúa, của bản ngã Thiên Chúa như chính
Người mạc khải cho chúng ta biết về Người.
Chữ Thánh không phải là sự thánh thiện luân
lý như một nhân đức, nhưng là sự siêu việt của Thiên Chúa. Không
phải là thánh thiện, nghĩa là Chúa ăn ở theo đúng luân lý, nhưng người là Đấng
siêu việt toàn diện. Chữ Thánh nầy
trái nghĩa với chữ Trần tục. Thánh
là hoàn toàn tách khỏi cái giới trần tục. Thiên Chúa ở trong ánh sáng vô phương
đạt đáo (inaccessible), không có gì đụng chạm được đến Người. Người là Đấng vô
song, hoàn toàn siêu việt.
Chữ hiển thánh gần giống như tiếng Đức Mẹ
nói : Magnificat – có nghĩa là tôn dương, đặt nơi mút cùng, cao cả
nhất. Ước nguyện hồn tôi đặt Chúa lên chỗ cao cả nhất, hồn tôi tôn dương Chúa,
hồn tôi nhận biết Người là cao cả trên hết mọi sự. Magnificat = Magnum facere.
Vậy hiển thánh cũng như ngợi khen, tán
dương, tôn dương, nhưng làm thế nào để Thiên Chúa được nhận biết là Đấng hoàn
toàn siêu việt, nghĩa là Thiên Chúa là Thiên Chúa, không có gì so sánh được với
Ngài.
Hiển thánh Danh Chúa là nhìn nhận giá trị
cao cả, địa vị cao cả, siêu tuyệt của Thiên Chúa. Nhìn nhận và tôn trọng Người như Người
đáng được tôn trọng. Ưu tư độc nhất của Chúa Yêsu là Thiên Chúa phải được nhìn
nhận một cách trang nghiêm như phải được nhìn nhận. Tức cho Thiên Chúa điều
thuộc về Thiên Chúa như Chúa Yêsu đã trả lời cho người hỏi Ngài về đồng tiền
thuế : Hãy trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa (Mt 22: 21) và
xét cho cùng, thì đó là : Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng ngươi, hết
linh hồn ngươi và hết trí khôn ngươi (Mt 22:37).
Ước gì Danh Cha hiển thánh là một mệnh đề
thụ động, như thấy rõ hơn trong tiếng La tinh Sanctificetur nomen tuum,
đem ngay về chất thánh của Thiên Chúa hoàn toàn là chất thánh, là thánh. Nhận
Thiên Chúa là hoàn toàn thánh và chú mục vào đó, vào sự hiển thánh của Thiên
Chúa mà thôi. Vậy đã được lòng tin ra trước mặt Thiên Chúa như thế, như thể bị
choáng ngợp trước sự cao cả vĩ đại của Thiên Chúa như thế, thì chỉ có thể nói
lên một lời cảm thán, gồm cả ước nguyện và cầu chúc nữa. Sự cầu chúc ấy ngầm
hiểu rằng sự thánh ấy chưa được thể hiện như đáng được thể hiện. Vì thế đã trở
nên lời cầu chúc. Do đó, có một sự so sánh ngấm ngầm ở dưới, so sánh với tình
trạng hiện tại mà Thiên Chúa không được người ta yêu mến hết lòng, hay không
được tôn kính như đáng được tôn kính. Do đó, người nào bị choáng ngợp bởi sự
thánh của Thiên Chúa, chỉ có thể cầu chúc được điều đó. Lời cầu chúc ấy ước ao
cho vinh quang Thiên Chúa tỏ rạng và ước muốn một cách tinh tuyền, không nghĩ
thêm một điều gì khác, vì tâm hồn như thể say thật trong sự thánh của Thiên
Chúa. Vì thế, điều quan tâm tuyệt đối chính là vinh quang của Thiên Chúa. Như vậy,
khi môn đồ đã được Chúa Kitô khai tâm vào trong mặc khải của Ngài, thì ngay từ
đầu phải nói lên ước nguyện của mình, mối bận tâm thúc bách nhất của mình :
Thiên Chúa phải được nhìn nhận đương nhiên là Thiên Chúa. Đó chính là thâm tâm
của Chúa và tất cả đời của Ngài.
Ai sẽ làm cho Thiên Chúa được hiển thánh,
và khi nào Người sẽ được hiển thánh như vậy? Mệnh để Sanctificetur nomen tuum
thể thụ động bao giờ cũng chỉ rằng, chính Thiên Chúa đóng vai trò chủ động. Ai
làm cho Thiên Chúa được vinh danh ? Chỉ có Thiên Chúa làm ! Ngài là chính chủ
từ ngấm ngầm ở dưới. Khi nào được vinh danh ? Tất cả tâm địa của người cầu xin
đều hướng về Cánh chung, lần cuối cùng Thiên Chúa làm rạng danh mà không bao
giờ còn che khuất được sự vinh hiển của Người nữa, sự thánh của Người nữa. Vậy
là sự hiển thánh cánh chung của Người trong hoạt động cứu thoát, trong viên
thành cánh chung. Như thế, chủ từ chỉ có thể là Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa
hiển thánh Danh Người. Vậy, Thiên Chúa sẽ hiển thánh chung kết. Đó là tất cả
điều chúng ta khẩn nguyện. Hiển thánh chung kết cách nào ? Tất cả loài người
đều tôn vinh và nhận Thiên Chúa là Thiên Chúa trong tất cả sinh hoạt của mình.
Vậy, khi hết cả mọi người nhận Thiên Chúa là Thiên Chúa trong tất cả sinh hoạt
của mình, thì đó là phép lạ Cánh chung của Thiên Chúa.
Về phía người ta thì tự nhiên, trong lúc
cầu kinh, sẽ lồng chính mình vào ước nguyện ấy. Lồng vào ước nguyện ấy càng
khớp chừng nào là bởi tất cả sinh hoạt của mình cũng ở trong việc lấy Thiên
Chúa là tất cả cho sinh hoạt của mình. Kẻ cầu kinh chân thành phải thế : Lồng
tất cả sinh hoạt của mình vào sinh hoạt của Thiên Chúa.
Về phía người cầu kinh phải làm thế nào để
lời cầu kinh ấy nên hiện thực, chứ không phải chỉ là một công thức. Vậy sự cầu
chúc ấy tỏ ra một sự ước nguyện, bằng một sự ước nguyện. Vậy không chỉ là gọi
đến sự thực hiện Cánh chung cuối cùng của Thiên Chúa, mà gọi đến điều quan tâm
sâu thẳm trong tất cả sứ vụ Chúa Yêsu là đòi người ta nhận Thiên Chúa là Thiên
Chúa. Phải là sự quan tâm rất thực, và chân thực nơi lòng mình khiến cho có sự
ước nguyện thấy vinh quang Thiên Chúa như thế, trở nên một thực tại lịch sử.
Điều đó sẽ dẫn đến lời cầu nguyện Nước Cha trị đến. Nhưng tất cả đó chỉ là hậu
kết của Ý niệm Chúa Yêsu về Thiên Chúa trong thực tại siêu việt, siêu lịch sử
của Thiên Chúa và gián tiếp cho những kẻ cầu kinh. Ai là con cái của Nước trời
? Con cái của Nước trời là những kẻ đã lấy Thiên Chúa là tất cả cho mình.
Lời cầu nguyện ấy trở nên một cái gì sâu
thẳm nhất trong đời một kẻ tin.
No comments:
Post a Comment